Đàm luận Phật Pháp
- 160 -
Con đường thẳng tới chứng ngộ - Chương 9
QUÁN PHÁP: 5 TRIỀN CÁI
BỐN PHÁP LẬP
NIỆM * Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), tại thị
trấn Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) của người Kuru. Rồi Thế Tôn gọi
các tỳ-khưu: – Này các tỳ-khưu. Các tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn: – Bạch
Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau: [CON ĐƯỜNG NHẤT HƯỚNG, TRỰC TIẾP] [ĐỊNH NGHĨA] [QUÁN HƠI THỞ] Thở vô dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị
ấy biết rõ: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi
thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra ngắn”.
“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân,
tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Như người thợ quay thiện xảo, hay học trò của người ấy, khi quay
vòng dài, biết rõ: “Tôi quay vòng dài”; hay khi quay vòng ngắn, biết
rõ: “Tôi quay vòng ngắn”. Cũng vậy, tỳ-khưu thở vô dài, biết rõ:
“Tôi thở vô dài”;... “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
[ĐIỆP KHÚC] [CÁC OAI NGHI] [ĐIỆP KHÚC] [CÁC SINH HOẠT] [ĐIỆP KHÚC] [CÁC BỘ PHẬN CƠ THỀ] Cũng như một bao chứa mở hai đầu đựng đầy các loại hạt như gạo
đỏ, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo trắng. Một người có mắt, đổ các
hột ấy ra và quán sát: “Ðây là gạo đỏ, đây là lúa, đây là đậu xanh,
đây là đậu lớn, đây là mè, đây là gạo trắng”. Cũng vậy, tỳ-khưu quán
sát thân này ... chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau, như sau:
“Ðây là tóc, lông, ... nước tiểu”. [ĐIỆP KHÚC] [CÁC PHẦN TỬ] Như một người đồ tể thiện xảo, hay học trò của người ấy, giết một
con bò rồi ngồi cắt chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này
các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi
nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại,
hỏa đại và phong đại”. [ĐIỆP KHÚC] [TỬ THI SÌNH THỐI] [ĐIỆP KHÚC] [CÁC CẢM THỌ] Hay khi cảm giác lạc thọ trần tục, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ
trần tục”; hay khi cảm giác lạc thọ xuất tục, biết rõ: “Tôi cảm giác
lạc thọ xuất tục”. Hay khi cảm giác khổ thọ trần tục, biết rõ: “Tôi
cảm giác khổ thọ trần tục”; hay khi cảm giác khổ thọ xuất tục, biết
rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ xuất tục”. Hay khi cảm giác bất khổ bất
lạc thọ trần tục, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ trần
tục”; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ xuất tục, biết rõ: “Tôi
cảm giác bất khổ bất lạc thọ xuất tục”. [ĐIỆP KHÚC] [TÂM] [ĐIỆP KHÚC] [CÁC TRIỀN CÁI] Ở đây, khi trong tâm có tham dục, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi
có tham dục”; hay trong tâm không có tham dục, biết rõ: “Trong tâm
tôi không có tham dục”. Và vị ấy biết rõ như thế nào tham dục chưa
sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào tham dục đã sinh, nay được
đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với tham dục đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Khi trong tâm có sân hận, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có sân
hận”; hay trong tâm không có sân hận, biết rõ: “Trong tâm tôi không
có sân hận”. Và vị ấy biết rõ như thế nào sân hận chưa sinh, nay
sinh khởi; biết rõ như thế nào sân hận đã sinh, nay được đoạn diệt;
và biết rõ như thế nào với sân hận đã được đoạn diệt, trong tương
lai không sinh khởi nữa. Khi trong tâm có hôn trầm thụy miên, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm
tôi có hôn trầm thụy miên”; hay trong tâm không có hôn trầm thụy
miên, biết rõ: “Trong tâm tôi không có hôn trầm thụy miên”. Và vị ấy
biết rõ như thế nào hôn trầm thụy miên chưa sinh, nay sinh khởi;
biết rõ như thế nào hôn trầm thụy miên đã sinh, nay được đoạn diệt;
và biết rõ như thế nào với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Khi trong tâm có trạo hối, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có
trạo hối”; hay trong tâm không có trạo hối, biết rõ: “Trong tâm tôi
không có trạo hối”. Và vị ấy biết rõ như thế nào trạo hối chưa sinh,
nay sinh khởi; biết rõ như thế nào trạo hối đã sinh, nay được đoạn
diệt; và biết rõ như thế nào với trạo hối đã được đoạn diệt, trong
tương lai không sinh khởi nữa. Khi trong tâm có nghi ngờ, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có
nghi ngờ”; hay trong tâm không có nghi ngờ, biết rõ: “Trong tâm tôi
không có nghi ngờ”. Và vị ấy biết rõ như thế nào nghi ngờ chưa sinh,
nay sinh khởi; biết rõ như thế nào nghi ngờ đã sinh, nay được đoạn
diệt; và biết rõ như thế nào với nghi ngờ đã được đoạn diệt, trong
tương lai không sinh khởi nữa. [ĐIỆP KHÚC] [CÁC UẨN] [ĐIỆP KHÚC] [CÁC XỨ] Ở đây, tỳ-khưu biết rõ con mắt và biết rõ các sắc. Vị ấy biết rõ
kiết sử sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử
chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay
được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn
diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa. Tỳ-khưu biết rõ tai và biết rõ các âm thanh. Vị ấy biết rõ kiết
sử sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử chưa
sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay được
đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Tỳ-khưu biết rõ mũi và biết rõ các mùi hương. Vị ấy biết rõ kiết
sử sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử chưa
sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay được
đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Tỳ khưu biết rõ lưỡi và biết rõ các vị nếm. Vị ấy biết rõ kiết sử
sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử chưa
sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay được
đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Tỳ-khưu biết rõ thân và biết rõ các chạm xúc. Vị ấy biết rõ kiết
sử sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử chưa
sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay được
đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn diệt,
trong tương lai không sinh khởi nữa. Tỳ-khưu biết rõ ý và biết rõ các đối tượng của ý. Vị ấy biết rõ
kiết sử sinh khởi do duyên hai pháp này; biết rõ như thế nào kiết sử
chưa sinh, nay sinh khởi; biết rõ như thế nào kiết sử đã sinh, nay
được đoạn diệt; và biết rõ như thế nào với kiết sử đã được đoạn
diệt, trong tương lai không sinh khởi nữa. [ĐIỆP KHÚC] [CÁC GIÁC CHI] Ở đây, khi trong tâm có niệm giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong
tâm tôi có niệm giác chi”; hay trong tâm không có niệm giác chi,
biết rõ: “Trong tâm tôi không có niệm giác chi”. Vị ấy biết rõ như
thế nào niệm giác chi chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ như thế
nào niệm giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành. Khi trong tâm có trạch pháp giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm
tôi có trạch pháp giác chi”; hay trong tâm không có trạch pháp giác
chi, biết rõ: “Trong tâm tôi không có trạch pháp giác chi”. Vị ấy
biết rõ như thế nào trạch pháp giác chi chưa sinh, nay sinh khởi; và
biết rõ như thế nào trạch pháp giác chi đã sinh, nay được tu tập
viên thành. Khi trong tâm có tinh tấn giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm
tôi có tinh tấn giác chi”; hay trong tâm không có tinh tấn giác chi,
biết rõ: “Trong tâm tôi không có tinh tấn giác chi”. Vị ấy biết rõ
như thế nào tinh tấn giác chi chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ
như thế nào tinh tấn giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành.
Khi trong tâm có khinh an giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm
tôi có khinh an giác chi”; hay trong tâm không có khinh an giác chi,
biết rõ: “Trong tâm tôi không có khinh an giác chi”. Vị ấy biết rõ
như thế nào khinh an giác chi chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ
như thế nào khinh an giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành.
Khi trong tâm có hỷ giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có
hỷ giác chi”; hay trong tâm không có hỷ giác chi, biết rõ: “Trong
tâm tôi không có hỷ giác chi”. Vị ấy biết rõ như thế nào hỷ giác chi
chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ như thế nào hỷ giác chi đã
sinh, nay được tu tập viên thành. Khi trong tâm có định giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi
có định giác chi”; hay trong tâm không có định giác chi, biết rõ:
“Trong tâm tôi không có định giác chi”. Vị ấy biết rõ như thế nào
định giác chi chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ như thế nào định
giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành. Khi trong tâm có xả giác chi, tỳ-khưu biết rõ: “Trong tâm tôi có
xả giác chi”; hay trong tâm không có xả giác chi, biết rõ: “Trong
tâm tôi không có xả giác chi”. Vị ấy biết rõ như thế nào xả giác chi
chưa sinh, nay sinh khởi; và biết rõ như thế nào xả giác chi đã
sinh, nay được tu tập viên thành. [ĐIỆP KHÚC] [CÁC THÁNH ĐẾ] Ở đây, tỳ-khưu biết rõ như thật: “Ðây là khổ”; biết rõ như thật:
“Ðây là nguồn gốc của khổ”; biết rõ như thật: “Ðây là sự đoạn diệt
khổ”; biết rõ như thật: “Ðây là con đường đưa đến đoạn diệt khổ”.
[ĐIỆP KHÚC] [TIÊN ĐOÁN] Này các tỳ-khưu, không cần gì đến bảy năm, vị nào tu tập bốn pháp
lập niệm này như vậy trong sáu năm,... trong năm năm,... trong bốn
năm,... trong ba năm,... trong hai năm,... trong một năm, vị ấy có
thể chứng một trong hai quả sau đây: chứng chánh trí ngay trong hiện
tại, hay nếu còn chút dư tàn bám thủ thì chứng quả bất lai. Này các tỳ-khưu, không cần gì nửa tháng, vị nào tu tập bốn pháp
lập niệm này như vậy trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong
hai quả sau đây: chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn
chút dư tàn bám thủ thì chứng quả bất lai. [CON ĐƯỜNG NHẤT HƯỚNG, TRỰC TIẾP] Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các tỳ-khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời
dạy của Thế Tôn. --(MN 10, Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta)
* * * [
Home ] 18-03-2018
Tham khảo:
Ba bài tham luận về NIỆM trong kinh điển
nguyên thủy -- theo tôi -- trình bày nghiêm túc, có dẫn chứng đầy
đủ:
(Niệm thật sự nghĩa là gì?)
http://budsas.net/sach/en142.pdf
(Về vài định nghĩa của Niệm)
http://budsas.net/sach/en143.pdf
(Niệm trong Phật giáo Sơ kỳ)
http://budsas.net/sach/en144.pdf
Kinh Lập Niệm
Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10
– Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa
chúng sinh, vượt khỏi sầu não và khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng
ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.
Thế nào là bốn? Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán thân như thân,
nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ như
các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống
quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán pháp như các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự
tham ưu ở đời.
Và này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân? Ở
đây, tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà
trống và ngồi xuống. Sau khi xếp tréo chân, lưng thẳng và an trú
niệm trước mặt, vị ấy thở vô với ghi nhận rõ ràng, vị ấy thở ra với
ghi nhận rõ ràng.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán
thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và
bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong thân; hay sống
quán tính diệt tận trong thân; hay sống quán tính sinh và diệt trong
thân. Hay niệm “có thân đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần
thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không
bám chấp điều gì trên đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán thân như
thân.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đi, biết rõ: “Tôi đi”; hay đứng,
biết rõ: “Tôi đứng”; hay ngồi, biết rõ: “Tôi ngồi”; hay nằm, biết
rõ: “Tôi nằm”. Thân thể ở oai nghi như thế nào, vị ấy biết rõ thân
như thế ấy.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thân … sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thân như thân.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu khi bước tới bước lui, biết rõ
việc mình đang làm; khi nhìn tới nhìn lui, biết rõ việc mình đang
làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mặc
và mang y, mang bát, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai,
nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ
việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức dậy, nói, giữ im
lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thân … sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thân như thân.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, từ bàn chân trở
lên, từ đỉnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất
tịnh khác nhau, như sau: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt,
gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột,
màng ruột, thức ăn trong dạ dầy, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi,
mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, và
nước tiểu”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thân … sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thân như thân.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí
hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa
đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thân … sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thân như thân.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, như thể khi thấy một tử thi bị quăng bỏ
trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày đã chết, trương phồng
lên, xanh đen lại, rữa nát, … bị các loài quạ ăn, hay bị các loài
diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị
các loài giả can ăn, hay bị các loài giòi bọ ăn, … bộ xương còn dính
thịt và máu, được các đường gân cột lại, ... bộ xương không còn dính
thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại, ... với bộ
xương không còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại,
... chỉ còn các khúc xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này
chỗ kia, … xương trắng màu vỏ ốc, ... xương chất đống đã hơn một
năm, ... xương đã mục nát thành bột, tỳ-khưu quán thân ấy như sau:
“Thân này là như vậy, bản chất là như vậy, là điều tất yếu không
ngoại lệ”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thân … sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thân như thân.
Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ? Ở
đây tỳ-khưu khi cảm giác lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ”;
khi cảm giác khổ thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác
bất khổ bất lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thọ như các thọ bên trong … bên ngoài
… bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong thọ … sinh và diệt trong thọ. Hay niệm “có thọ đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ.
Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm? Ở
đây, tỳ-khưu với tâm có tham, biết rõ: “Tâm có tham”; hay với tâm
không tham, biết rõ: “Tâm không tham”. Hay với tâm có sân, biết rõ:
“Tâm có sân”; hay với tâm không sân, biết rõ: “Tâm không sân”. Hay
với tâm có si, biết rõ: “Tâm có si”; hay với tâm không si, biết rõ:
“Tâm không si”. Hay với tâm thu hẹp, biết rõ: “Tâm thu hẹp”. Hay với
tâm tán loạn, biết rõ: “Tâm tán loạn”. Hay với tâm quảng đại, biết
rõ: “Tâm quảng đại”; hay với tâm không quảng đại, biết rõ: “Tâm
không quảng đại”. Hay
với tâm vô thượng, biết rõ: “Tâm vô thượng”; hay với tâm hạ liệt,
biết rõ: “Tâm hạ liệt”. Hay với tâm có định,
biết rõ: “Tâm có định”; hay với tâm không định, biết rõ: “Tâm không
định”. Hay với tâm giải thoát, biết rõ: “Tâm giải thoát”; hay với
tâm không giải thoát, biết rõ: “Tâm không giải thoát”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán tâm như tâm bên trong … bên ngoài …
bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi … diệt
tận trong tâm … sinh và diệt trong tâm. Hay niệm “có tâm đây”được
thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy
đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy
là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm.
Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp? Ở
đây, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái. Và
thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền
cái?
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên
ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi …
diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp
đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và
ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên
đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm
triền cái.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối
với năm thủ uẩn. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp
đối với năm thủ uẩn? Ở đây, tỳ-khưu suy tư: “Ðây là sắc, đây là sắc
sinh khởi, đây là sắc tàn diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sinh khởi,
đây là thọ tàn diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng sinh khởi; đây là
tưởng tàn diệt. Ðây là hành, đây là hành sinh khởi, đây là hành tàn
diệt. Ðây là thức, đây là thức sinh khởi, đây là thức tàn diệt”.
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên
ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi …
diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp
đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và
ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên
đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm uẩn.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối
với sáu nội xứ và ngoại xứ. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như
các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ?
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên
ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi …
diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp
đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và
ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên
đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội
xứ và ngoại xứ.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối
với bảy giác chi. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp
đối với bảy giác chi?
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên
ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi …
diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp
đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và
ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên
đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác
chi.
Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị ấy sống quán pháp như các pháp đối với
bốn thánh đế. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối
với bốn thánh đế?
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong … bên
ngoài … bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi …
diệt tận trong pháp … sinh và diệt trong pháp. Hay niệm “có pháp
đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và
ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên
đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bốn
thánh đế.
Này các tỳ-khưu, vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong
bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: chứng chánh
trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn chút dư tàn bám thủ thì chứng
quả bất lai.
Này các tỳ-khưu, không cần gì đến một năm, vị nào tu tập bốn pháp
lập niệm này như vậy trong bảy tháng,... trong sáu tháng,... trong
năm tháng,... trong bốn tháng,... trong ba tháng,... trong hai
tháng,... trong một tháng,... trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng
một trong hai quả sau đây: chứng chánh trí ngay trong hiện tại, hay
nếu còn chút dư tàn bám thủ thì chứng quả bất lai.
Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng
sinh, vượt khỏi sầu não và khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ
Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.