Đàm luận Phật Pháp

- 130 -

Tỉnh thức đối diện với bệnh tật và cái chết
LỜI BẠT

Gs Aming Tu (Đỗ Chính Dân) 

 

1-contents.jpg
1-contents.jpg
1195 * 857
2-authors.jpg
2-authors.jpg
1403 * 722
3-a_tu.jpg
3-a_tu.jpg
1435 * 670

 

Về cuốn sách "Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts", Bhikkhu Anālayo (2017).
[Tỉnh thức đối diện với bệnh tật và tử vong: Lời khuyên từ bi từ các kinh văn Phật giáo Sơ kỳ]

TỲ-KHƯU ANĀLAYO & GIÁO SƯ AMING TU

Giáo sư Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân, Du Zhengmin) là một sáng lập viên của hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association, Hiệp hội Kinh văn Điện tử Phật giáo Trung Hoa) và đã từng là Giám đốc Điều hành của Hội. Ông là giáo sư Tin học và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong dự án số hóa Tam tạng Kinh điển tiếng Hán. Năm 2005, ông bị bệnh và được chẩn đoán là bị bệnh ung thư gan, phải vào bệnh viện 10 ngày và trải qua một cơn đau đớn rất khắc nghiệt.

Sau khi rời bệnh viện, ông tìm đọc các bản kinh trong Hán tạng và tạng Pali có ghi lại các lời dạy của Đức Phật và các vị đại đệ tử để đối phó với các cơn đau, bệnh tật và cái chết. Ông suy ngẫm và thực hành theo đó, và nhờ vậy, đã giúp ông rất nhiều để chịu đựng các cơn đau và viễn ảnh của cái chết không thể tránh được.

Ông thảo luận các vấn đề nầy với Tỳ-khưu Anālayo – lúc ấy, Sư đang nghiên cứu và dịch các bản kinh A-hàm – và ông đề nghị Sư khai triển thành một cuốn sách với nội dung về các phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết, dựa theo các bản kinh của Phật giáo Sơ kỳ – các bộ A-hàm trong Hán tạng và Nikāya trong tạng Pāli, cùng với những hướng dẫn thực tế để hành thiền, giúp hành giả có đủ nghị lực, sự hiểu biết và tỉnh thức để trực diện với các vấn đề tất yếu đó của kiếp người.

Cuốn sách được xuất bản vào đầu năm 2017 và được nhiều vị thiền sư và học giả khen ngợi, tán thán. Một điều buồn là Gs Aming Tu không thấy được ấn bản chính thức của cuốn sách nầy. Ông qua đời vào tháng 11 năm 2016.

--ooOoo--

 

GIỚI THIỆU
Tỳ-khưu Ānalayo

Nguồn cảm hứng để biên soạn cuốn sách này là từ người bạn đạo và đồng nghiệp Aming Tu (Đỗ Chính Dân) ở Cổ Pháp Sơn (鼓法山 Dharma Drum Mountain), Đài Loan. Là một giáo sư về Tin học Phật giáo và một hành giả thiền môn Đông độ, Aming Tu đã tìm thấy các bài kinh giảng về bệnh tật và cái chết trong các bộ A-hàm Hán tạng là một nguồn lực hỗ trợ to lớn khi phải chịu đựng sự suy thoái cơ thể của ông vì bệnh ung thư. Nhận thức được lợi ích ông có được từ những bài kinh nầy, ông ước muốn các lời giảng dạy đó được dịch và giải thích để phổ biến rộng rãi đến mọi người. Khi ông chia sẻ ý tưởng đó với tôi, tôi rất hoan hỷ làm theo và cuốn sách nầy là kết quả của kế hoạch mà chúng tôi cùng thực hiện. Trong Lời Bạt của cuốn sách, Aming Tu chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mô tả cách ông tìm thấy từ các bài kinh trong bộ A-hàm Hán tạng đã giúp ông đối diện với bệnh tật và cái chết.

--ooOoo--

 

LỜI BẠT
Aming Tu (杜正民 - Đỗ Chính Dân)

Lần đầu tiên khi tôi được chẩn đoán là bị bệnh ung thư và phải nhập viện, tôi bị sốc khi phát hiện ra rằng, trong số hàng ngàn cuốn sách mà tôi đã sưu tập, tôi không tìm thấy được một cuốn sách nào mà tôi có thể mang theo với tôi, mặc dù đã từng đọc vô số sách trong đời, không có một cuốn nào có thể đi cùng tôi trong cuộc hành trình cuối đời nầy.

Lần đầu tiên khi tôi được chẩn đoán là bị bệnh ung thư và phải nhập viện, tôi bị sốc khi phát hiện ra rằng, trong số hàng ngàn cuốn sách mà tôi đã sưu tập, tôi không tìm thấy được một cuốn sách nào mà tôi có thể mang theo với tôi, vì mặc dù đã từng đọc vô số sách trong đời, không có một cuốn nào có thể đi cùng tôi trong cuộc hành trình cuối đời nầy.

QUÀ TẶNG BẤT NGỜ

Vào cuối năm 2005, tôi đưa mẹ tôi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Trong khi chờ đợi, tôi dùng cơ hội nầy để tiện thể xin kiểm tra luôn cho tôi. Ngay sau khi khám siêu âm, bác sĩ thấy có vấn đề trong lá gan. Ông lập tức đưa tôi vào phòng chụp hình cộng hưởng từ trường (MRI) và thu xếp cho tôi nhập viện. Tôi nhớ ngày tôi được chẩn đoán bị bệnh ung thư, tôi đi bộ đến núi Dương Minh (陽明山, Yangmingshan) như tôi vẫn thường làm, để ngắm hoa và ăn các loại rau cải địa phương; tôi vẫn thưởng thức một buổi trưa thanh thản, không cảm thấy buồn rầu. Sau đó, tôi nhanh chóng viết chúc thư và kết thúc mọi công việc để sửa soạn cho mười ngày nằm viện.

Nằm ở bệnh viện cũng giống như đi tĩnh tâm; mình sống với chính mình và trải nghiệm với sự sống và chết. Tôi sẽ đi du lịch mười ngày với thân và tâm. Mang theo một túi xách nhỏ, tôi bước vào phòng bệnh viện và bắt đầu gặp gỡ với cuộc sống và bệnh tật của tôi. Từ cái nhìn nầy, đây là một cơ hội quý báu, tôi không còn có thể dùng sự bận rộn công việc như là một cái cớ để trốn tránh. Cuộc tĩnh tâm mười ngày nầy là một dịp may vô giá để tôi lắng đọng và kết nối trở lại với thân và tâm của tôi.

THÂN VÀ TÂM TRONG MƯỜI NGÀY NHẬP VIỆN TĨNH TÂM

Bởi vì đây là lần đầu tiên tôi nhập viện, mọi việc đều mới lạ cho tôi, và các trải nghiệm ở đó hoàn toàn khác hẵn những gì quen thuộc hàng ngày. Mắt chỉ thấy người ta, sự kiện và những thứ liên quan đến bệnh tật; tai chỉ nghe những tiếng rên rỉ, than thở buồn rầu; mũi chỉ ngửi được mùi thuốc và mùi bệnh; lưỡi chỉ nếm các chất đắng và vô vị; và thân chỉ tiếp xúc với các bề mặt lạnh lẽo của thiết bị y tế hoặc cảm giác đâm chích của các mũi kim. Trải nghiệm tinh thần và thể xác của năm uẩn cấu tạo thân nầy – sắc, thọ, tưởng, hành, thức – cũng rất lạ lùng và khó chịu.

Tôi chịu nhiều thống khổ trong thời gian đó, nhưng thử thách khổ sở nhất là cơn đau thể xác. Cơn đau nầy không cho tôi ngồi, nằm, hay ngủ và có khi làm tôi khó thở. Cảm giác nghẹt thở khi bị cơn đau khốc liệt hoành hành, không có chữ nghĩa nào có thể dùng để diễn tả cho bác sĩ hiểu. Sự đau đớn như thế nầy có lẽ tương tự như cơn đau mà ngài Khemaka đã diễn tả trong Tạp A-hàm: “Cơn đau nầy như thể người đồ tể dùng con dao bén rạch bụng một con bò còn sống để moi lấy nội tạng của nó. Làm sao con bò có thể chịu được những cơn đau nơi bụng như thế? Bụng của tôi bây giờ đang chịu đau đớn hơn cả bụng bò.” Khi tôi đọc đoạn kinh nầy, tôi đã bị sốc vì không ngờ đoạn kinh đã diễn tả chính xác và sinh động về trạng thái đau đớn của tôi.

CƠN ĐAU LÀ MỘT CÔNG ÁN

Kiểu đau không chịu nổi nầy khiến tôi tự hỏi: Có loại giảng dạy nào có thể giúp tôi vượt qua khổ đau mãnh liệt nầy? Ngoài cơn đau thể xác, tôi còn phải tìm cách đối diện với cảm giác bấp bênh bất định của cơn bệnh. Trên báo chí, ung thư thường được cho là sẽ đưa đến cái chết không thể tránh khỏi; và do đó, vấn đề về cái chết thường xuất hiện trong tâm trí tôi, mang theo nhiều âu lo. Có thể nói rằng cảm giác về đau và sự bất lực không thể nào được hiểu rõ bởi người quan sát mà chỉ biết đồng cảm.

Trong tình huống nầy, khi tôi tìm cách đối diện với cơn đau và cái chết, tôi bắt đầy suy ngẫm sâu xa hơn: Những lời dạy nào của Đức Phật mà tôi có thể nương tựa và được hướng dẫn cho phần còn lại của đời tôi? Đức Phật đã hướng dẫn người bệnh và người sắp chết như thế nào? Ngài dạy họ phải đối diện cái chết như thế nào? Những câu hỏi đó xoay vần trong tâm trí tôi như thể là một “thoại đầu” – một từ hay một câu để quán soi trong Thiền tông Đông độ, cũng thường được gọi là “công án”.

TÌM KIẾM CẢM HỨNG TỪ KINH ĐIỂN

Sau khi rời bệnh viện, tôi bắt đầu khảo sát các bài kinh để tìm một phương pháp thực hành thích hợp cho người bệnh và người sắp chết. Cuối cùng, tôi tìm thấy một nhóm các bài kinh trong Tạp A-hàm ghi lại các lời giảng dạy của Đức Phật cho các vị đệ tử về các phương cách thực hành để đối diện với bệnh tật, đau đớn và cái chết. Những kinh văn nầy ghi lại phương cách Đức Phật dạy các đệ tử khi lâm trọng bệnh – bao gồm các vị trưởng lão và sa-di, cũng như các cư sĩ già lẫn trẻ.

Khi tôi bắt đầu đọc các bài kinh đó, tôi rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng mặc dù các bài kinh đó có vẻ đáp ứng ngẫu nhiên về các tình huống đặc biệt, chúng ta có thể tìm thấy trong các bài kinh nầy một sự trình bày súc tích, gọn gàng, đơn giản, có hệ thống về sự thực hành và khuôn khổ các khái niệm. Càng đọc và phân tích nội dung các bài kinh, tôi càng hoan hỷ và tràn ngập niềm vui thích.

Khi tôi đọc so sánh các bài kinh Pāli tương ứng, tôi cũng thấy nghiên cứu đối chiếu như thế nâng cao tầm hiểu biết về sự giảng dạy của Đức Phật và giúp tôi xác định cốt lõi thông điệp của Ngài. Sự nghiên cứu đó giúp tôi có thể diễn tả cấu trúc tổng thể của giáo pháp cũng như xác định các giai đoạn tuần tự của thực tập, cho thấy bộ sưu tập các bài kinh là một nguồn quý giá để thực hành.

Trong những năm sau, khi phải nhập và xuất viện nhiều lần, các bài kinh nầy không những là bạn đồng hành quý báu để tôi đối mặt cơn bệnh mà tôi còn chia sẻ các bài đó đến những người chung quanh, ở trong lớp học với các sinh viện hay trong những lúc nói chuyện ngẫu nhiên với bạn bè. Tuy thế, có lẽ vì đa số chúng ta xem cái chết rất xa vời, những người tôi tiếp xúc đã không dành thì giờ để tìm hiểu sâu xa các bài kinh đó. Tôi cảm thấy như thể tôi đã thất bại không giúp được họ hiểu được tầm quan trọng của các lời giảng dạy nầy. Vì lý do đó, tôi quyết định sắp xếp các kinh văn thành một tập sách với hy vọng rằng, cùng với các cố gắng sơ bộ của tôi để phân tích và phân loại nội dung các bài kinh trong tay, tôi sẽ dễ dàng chia sẻ những lời dạy của Đức Phật đến những người ấy.

CÂU CHUYỆN CỦA ÔNG CẤP CÔ ĐỘC

Trong các bài kinh trong bộ sưu tập mà tôi đọc được, câu chuyện cảm động nhất là câu chuyện về ông Cấp Cô Độc. Ngài Ānanda và Sāriputta (Xá-lợi-phất) đến thăm ông khi nghe tin ông lâm bệnh nặng. Khi hai vị trưởng lão hỏi ông Cấp Cô Độc cảm thấy thế nào, vị gia chủ đáp: “Cơn đau bây giờ lên đến cực độ, con cảm thấy càng lúc càng gia tăng, không suy giảm.” Tiếp đó, ngài Sāriputta hướng dẫn giúp ông trực diện với cơn đau và cái chết. Sau khi nghe xong, ông Cấp Cô Độc rơi nước mắt; phản ứng đầy cảm xúc nầy được kích hoạt từ giáo pháp tuyệt vời do ngài Sāriputta giảng dạy. Thật vậy, ông Cấp Cô Độc đã thực hành Pháp hơn hai mươi năm và do đó, đã có thể can đảm đối phó với cơn đau càng lúc càng gia tăng. Tôi thật sự xúc động khi đọc đoạn kinh văn nầy. Nó cũng khiến tôi suy nghĩ: “Tôi đã học giáo pháp nhiều năm rồi, nhưng thật sự đã học được gì?”

Trong suốt hai mươi đến ba mươi năm nghiên cứu giáo lý, lĩnh vực nghiên cứu chính yếu của tôi là học các kinh văn và số hóa kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, cơn bệnh nầy đã đưa tôi trở về một câu hỏi căn bản: Cốt lõi của Phật pháp là gì? Có phải chăng vì thấy cảnh già, bệnh, chết mà Thái tử Sĩ-đạt-đa đã rời bỏ cung điện để đi tìm sự tự do thoát khỏi những hoạn khổ nầy?

Chỉ lúc đó, tôi mới thực sự hiểu được hai đoạn kinh văn sau đây: “Có ba sự kiện mà toàn thể thế gian không thích nghĩ đến. Ba sự kiện ấy là gì? Đó là già, bệnh và chết.” “Chính vì có ba sự kiện trên đời người ta không thích nghĩ đến – đó là già, bệnh và chết, mà chư Phật, chư Như Lai xuất hiện trên thế gian và thế gian được biết đến giáo pháp đã được chư Phật, chư Như Lai thực chứng và truyền dạy cho chúng sinh.” Tôi hiểu sự tu tập và thực chứng nầy thật sự là cốt lõi của Phật Pháp. Một cách nào đó, bệnh tật nầy đã cho phép tôi tái khám phá lời dạy của Đức Phật.

CÁC BÀI KINH LÀ NHỮNG HỒ SƠ Y KHOA

Lần đầu tiên tôi đọc các bài kinh giảng về bệnh tật, tôi cảm nhận mỗi bài kinh ngắn giống như hồ sơ bệnh lý thu gọn về “sự chữa trị” của bệnh nhân đang nhận giáo pháp. Trong thời gian nằm ở bệnh viện, tôi học được chút ít về cách các bác sĩ điền vào các mẫu thông tin về bệnh nhân để giúp tôi hiểu được tờ thông tin lịch sử y khoa của tôi. Tôi học được rằng các bác sĩ thường dùng khuôn mẫu SOAP khi tạo hồ sơ bệnh án cho mỗi bệnh nhân. SOAP là viết tắt của Subjective (chủ quan), Objective (khách quan), Assessment (thẩm định) và Plan (kế hoạch).

Về sau, tôi đã sử dụng mô hình SOAP nầy và tạo ra “mẫu đơn thông tin bệnh nhân” cho mỗi bài kinh về bệnh tật, với thông tin về bệnh nhân, thời gian và địa điểm thăm viếng của vị đạo sư, mô tả chủ quan về chứng bệnh của bệnh nhân, các triệu chứng quan sát được, toa thuốc trị bệnh, tiên lượng, v.v. Dùng phương pháp nầy để phân tích bài kinh giúp tôi xác định một bộ đầy đủ các pháp thực hành.

Theo kinh nghiệm của tôi, loại mô hình SOAP nầy, gần giống cấu trúc của Tứ Thánh Đế trong bài kinh mô tả Đức Phật như là một y sĩ, đặc biệt phù hợp với con người thời hiện đại. Bằng cách trình bày nội dung các bài kinh như thế, người bệnh, các bác sĩ và những người chăm sóc bệnh nhân có thể hiểu các kinh văn nầy qua một phương cách mới, giúp họ có cái nhìn tươi mới hơn về bệnh tật và cái chết. Sau khi sắp xếp, so sánh và phân tích nội dung của bộ sưu tập, tôi lập ra danh sách của những người sau đây có thể nhận được lợi lạc từ các lời dạy đó:

• Bệnh nhân có thể dựa vào các bài kinh cho việc thực hành riêng của mình cũng như để tụng đọc;
• Bác sĩ, người chăm sóc bệnh nhân và tu sĩ có thể dùng các bài kinh đó như là một cuốn sách tham khảo bổ sung khi tương tác với bệnh nhân;
• Những ai còn khỏe mạnh có thể dùng các bài kinh đó như là những hướng dẫn hay khai triển dẫn nhập để thực hành hàng ngày, sửa soạn sẵn sàng đối diện với bệnh tật và cái chết.

Tóm lại, tôi tin rằng tuyển tập các bài kinh trong cuốn sách nầy đặc biệt thích hợp cho những ai có cuộc sống bận rộn và không có thì giờ để nghiên cứu sâu rộng tất cả các bài kinh. Như thế, bộ sưu tập nầy là tập sách đọc dẫn nhập rất tốt, cung cấp sự hướng dẫn quý giá để hành thiền như được trình bày trong đó.

Ý NGHĨ CUỐI CÙNG

“Hôm nay là ngày cuối cùng trong đời tôi.” Từ khi bắt đầu bị bệnh, tôi dùng câu nói nầy như là một nguyên tắc hướng dẫn đời tôi. Tôi xem mỗi lớp học, mỗi cuộc hội họp, mỗi cuộc gặp gỡ và mỗi cuộc đàm thoại như là một buổi chia tay. Với thái độ đó, tâm trí tôi tràn ngập lòng biết ơn và trân quý sâu sắc từng khoảnh khắc. Mỗi buổi sáng giống như sự bắt đầu đời sống mới: “Hôm nay là ngày đầu tiên của đời tôi.”

Đọc các bài kinh về bệnh tật sau một cuộc chạm trán gần với cái chết, tôi cảm thấy thật sự rất đáng tiếc rằng kho tàng quý báu đó từ lâu đã bị chôn sâu trong kinh điển Phật giáo. Rất ít người để ý đến các bài kinh đó và ít người hơn nữa đã thật sự sử dụng các bài kinh đó để làm hướng dẫn cho việc tu tập.Tôi tri ân ngài Tỳ-khưu Anālayo đã tận tâm phiên dịch tuyển tập các bài kinh và viết kèm theo những lời giải thích. Tôi rất hoan hỷ khi cầm được cuốn sách nầy trong tay, một cuốn sách có thể đi cùng với tôi trong cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời nầy.

Aming Tu (Đỗ Chính Dân)

* * *

 

MN 143
Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc
(Anāthapiṇḍikovāda sutta)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana, (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc gọi một người:

– Hãy đến đây, này Bạn. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: "Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi đi đến Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc"."

– Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp cư sĩ Cấp Cô Ðộc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi người ấy đi đến Tôn giả Sāriputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sāriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sāriputta:

– Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sāriputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sāriputta vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc".

Tôn giả Sāriputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sāriputta đắp y, cầm y bát, cùng với Tôn giả Ānanda là thị giả, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi đến liền ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sāriputta nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc.

– Này Cư sĩ, ta mong rằng Ông có thể kham nhẫn; Ta mong rằng Ông có thể chịu đựng. Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng.

– Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, con cảm thấy bị đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sāriputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sāriputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con. Thưa Tôn giả Sāriputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những thống khổ của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu.

– Do vậy, này Cư sĩ hãy học tập như sau: " Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ mũi... y cứ vào mũi... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ lưỡi... y cứ vào lưỡi.... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ thân... y cứ vào thân... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ ý... y cứ vào ý... hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ hình dạng, và tôi sẽ không có thức y cứ vào hình dạng". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ tiếng... y cứ vào tiếng... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ hương... y cứ vào hương... hãy học tập như vậy. Do vậy.... không chấp thủ vị... y cứ vào vị... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ xúc... y cứ vào xúc... hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức... Tôi sẽ không chấp thủ thân thức... Tôi sẽ không chấp thủ ý thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc.. Tôi sẽ không chấp thủ ý xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhãn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhãn xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ý xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ý xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới... Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới... Tôi sẽ không chấp thủ phong giới... Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới... Tôi sẽ không chấp thủ thức giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ... Tôi sẽ không chấp thủ tưởng... Tôi sẽ không chấp thủ hành... Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ānanda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:

– Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

– Thưa Tôn giả Ānanda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu con đã từng gần gũi các vị tỳ-khưu tu tập ý lực, con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

– Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

– Vậy thưa Tôn giả Sāriputta, hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sāriputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng nếu được nghe, họ có thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Ānanda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Cô Ðộc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Ānanda ra đi không bao lâu, thân hoại mạng chung, và sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi Tusita (Ðâu-suất thiên).

Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc, khi đêm đã gần mãn, sau khi chói sáng toàn cảnh Jetavana (Kỳ-đà-Lâm) với dung sắc thù thắng đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói lên với Thế Tôn bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sāriputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận tỳ-khưu nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói như vậy. Bậc Ðạo sư tán đồng. Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta." Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn, khi đêm ấy đã mãn, gọi các tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu, đêm nay, một vị Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, chiếu sáng toàn cảnh Jetavana với dung sắc thù thắng đã đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy nói lên với Ta bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sāriputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận tỳ-khưu nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Nói vậy xong, này các tỳ-khưu, vị Thiên tử ấy suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta", sau khi đảnh lễ thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Cô Ðộc chăng? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc có lòng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sāriputta.

– Lành thay, lành thay, Ānanda! Những gì có thể thành đạt được bởi suy tư đã được đạt đến, này Ānanda. Chính Cấp Cô Ðộc là vị Thiên tử ấy, không một ai khác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

* * *

 

Tăng nhất A-hàm, EA 51.8
Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc
(Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch)

Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ trưởng Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh. Xá-lợi-phất, bằng thiên nhãn thanh tịnh không bợn dơ, thấy trưởng giả Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh, bèn nói với A-nan:

“Thầy cùng tôi đi đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc.”

A nan đáp:

“Nên biết bây giờ là đúng lúc.”

Lúc bấy giờ, đến giờ, A-nan khoác y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực; lần hồi đi đến nhà trưởng giả Cấp Cô Độc, ngồi lên chỗ ngồi. Khi ấy Xá-lợi-phất đang ở trên chỗ ngồi, nói với trưởng giả Cấp Cô Độc:

“Bệnh của ông nay có thêm bớt gì không? Có thấy đau nhức bớt dần mà không tăng thêm nặng không?”

Trưởng gỉa đáp:

“Bệnh của con giờ rất ít hy vọng. Chỉ cảm thấy tăng chứ không cảm thấy giảm.”

Xá-lợi-phất nói:

“Bây giờ Trưởng giả hãy nhớ tưởng Phật, rằng Như Lai là bậc Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn.

Ông cũng hãy nhớ tưởng Pháp, rằng Pháp của Như Lai rất sâu thẳm, đáng tôn, đáng quý, không gì sánh bằng, là điều mà Hiền Thánh tu hành.

Ông cũng hãy nhớ tưởng Tăng, rằng Thánh chúng của Như Lai hòa thuận trên dưới, không tranh tụng, thành tựu pháp tùy pháp. Thánh chúng ấy thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến. Tăng ấy gồm bốn đôi tám hạng. Đấy gọi là Thánh chúng của Như Lai đáng tôn, đáng quý, là ruộng phước vô thượng của thế gian.

“Này Trưởng giả, nếu ai tu hành niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ kheo, phước đức ấy không thể tính kể, đạt đến chỗ cam lộ diệt tận.

“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, niệm Tam tôn Phật, Pháp, Thánh chúng, mà đọa vào ba nẻo dữ, không có trường hợp ấy. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu niệm Tam tôn chắc chắn đi đến cõi lành, sanh lên trời, trong loài người.

“Rồi sau đó, này Trưởng giả, không khởi nơi sắc, cũng không y sắc mà khởi nơi thức, không khởi nơi thanh, cũng không y thanh mà khởi nơi thức; không khởi hương, cũng không y hương mà khởi nơi thức; không khởi nơi vị, cũng không y vị mà khởi nơi thức; không khởi nơi xúc trơn mịn, cũng không y xúc trơn mịn mà khởi nơi thức; không khởi nơi ý, cũng không y ý mà khởi nơi thức.

Không khởi đời này, đời sau; cũng không y đời này, đời sau mà khởi nơi thức. Không khởi nơi ái, cũng không y ái mà khởi nơi thức. Vì sao vậy? Duyên ái mà có thủ; duyên thủ mà có hữu; duyên hữu mà có sanh, chết, sầu ưu khổ não không thể kể hết.



Translation by Bhikkhu Anālayo

Thus have I heard. At one time the Buddha was staying at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. At that time the householder Anāthapiṇḍika’s body had become seriously sick.

Then, with his purified divine eye that is free from contaminations, Sāriputta saw that the
householder Anāthapiṇḍika’s body had become seriously sick. He looked for Ānanda and told him: “Come with me to enquire about the householder Anāthapiṇḍika’s [condition].” Then Ānanda replied: “You know that this is the right time.”

Then, when the time had come, [Sāriputta] and Ānanda put on their robes, took their bowls, and entered Sāvatthī to beg for food, gradually approaching the house of the householder Anāthapiṇḍika. They in turn sat down. Then, being seated, Sāriputta said to the householder Anāthapiṇḍika:

“Is your disease now increasing or decreasing? Do you experience gradually becoming free from the pain of the disease, without it increasing in severity?”

The householder Anāthapiṇḍika replied: “My affliction is now extreme and there is little to rely on. I experience an increase, I do not experience a decrease.”

Sāriputta replied: “Now householder, you should recollect the Buddha, that is, the Tathāgata, who is an arahant, fully awakened, endowed with knowledge and conduct, well- gone, knower of the worlds, an unsurpassable person, a charioteer of the path of Dharma, a teacher of devas and men, called a Buddha, a Blessed One.

“You should also recall and recollect the Dharma, the Tathāgata’s Dharma which is extremely profound, to be respected and to be praised, beyond comparison, and cultivated by noble ones.

“You should also recollect the Community, the Community of the Tathāgata, where seniors and juniors are harmonious and do not quarrel, the noble Community that is accomplished in all qualities, being accomplished in virtue, accomplished in concentration, accomplished in wisdom, accomplished in liberation, accomplished in knowledge and vision of liberation, namely the Community of the four pairs and the eight persons. This is called the noble Community of the Tathāgata that is to be respected and to be praised, it is a supreme field of merit in the world.

“Householder, if you cultivate recollection of the Buddha, recollection of the Dharma, and recollection of the noble Community, your merit will be beyond calculation, [enabling] the gaining of the deathless taste of the sphere of cessation.

“If a clansman or clanswoman has recollected these three, which are worthy of respect, the Buddha, the Dharma, and the noble Community, it is certainly impossible that they could fall into the three evil destinies. If a clansman or clanswoman cultivates recollection of these three, which are worthy of respect, they will certainly afterwards ascend to a good realm among devas or men.

“Householder do not cling to forms and do not cling to consciousness in dependence on forms, do not cling to sounds and do not cling to consciousness in dependence on sounds, do not cling to odours and do not cling to consciousness in dependence on odours, do not cling to tastes and do not cling to consciousness in dependence on tastes, do not cling to tangibles and do not cling to consciousness in dependence on tangibles, do not cling to mental [objects] and do not cling to consciousness in dependence on mental [objects].

“Do not cling to this world or the next world, and do not cling to consciousness in dependence on this world or the next world. Do not cling to craving and do not cling to consciousness in dependence on craving. The reason is that in dependence on craving there is clinging, in dependence on clinging there is becoming, in dependence on becoming there is birth, and in dependence on birth there is death, worry, grief, pain, and vexation beyond calculation.”

* * *

[ Home ]

17-07-2017