Đàm luận Phật Pháp
- 116 -

Bát chi Thánh Đạo, Con đường duy nhất

01-tomtat.jpg
01-tomtat.jpg
1127 * 883
02-tuongquan.jpg
02-tuongquan.jpg
1023 * 783
03-maha.jpg
03-maha.jpg
1254 * 780
04-def.jpg
04-def.jpg
1324 * 675
05-chuyenpl.jpg
05-chuyenpl.jpg
1144 * 800
06-37bode.jpg
06-37bode.jpg
1288 * 883
07-batchidao.jpg
07-batchidao.jpg
1438 * 884
08-coxe.jpg
08-coxe.jpg
1339 * 911
09-sieuxalo.jpg
09-sieuxalo.jpg
1152 * 720

 

Đoạn kinh đầu tiên trong bài pháp đầu tiên (kinh Chuyển Pháp Luân, SN 56.11)

– Có hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục (kāmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và thế nào là con đường Trung đạo, này các tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

– SN 56.11

 

Lời dặn dò đến vị đệ tử cuối cùng:

– Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát chi Thánh đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu-đà-hoàn), không đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư-đà-hàm), không đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A-na-hàm), không đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sinh, A-la-hán).

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát chi Thánh đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu-đà-hoàn), sẽ đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư-đà-hàm), sẽ đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A-na-hàm), sẽ đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sinh, A-la-hán).

Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát chi Thánh đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu-đà-hoàn), đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư-đà-hàm), đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A-na-hàm), đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sinh, A-la-hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa-môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa-môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A-la-hán giải thoát.

– Đại kinh Bát-niết-bàn, DN 16

 

Bát chi Thánh đạo là Con đường của chư Phật:

–“…ta đã tìm lại con đường cũ xa xưa, một con đường mà các Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thời kỳ trước. Con đường cũ xa xưa đó là gì? Đó là Con Đường Tám Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Ta đã đi theo con đường ấy.”

– SN 12.65

Bát chi Thánh đạo là Pháp thừa (Dhammayāna):

–"Này Ananda, Con Đường Tám Chánh nầy là đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp, là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si."

– SN 45.4

Con đường duy nhất:
273. "Tám chánh, đường thù thắng,
Bốn câu, lý thù thắng.
Ly tham, pháp thù thắng,
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn, người thù thắng."
274. "Ðường này, không đường khác
Ðưa đến kiến thanh tịnh.
Nếu ngươi theo đường này,
Ma quân sẽ mê loạn."

Pháp cú

Tóm tắt Chánh pháp, 37 chi đưa đến giác ngộ:

Tại Vesālī, Đức Phật dạy các tỳ-khưu:

- Này các tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người. Này các tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người?

Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác chi, Tám chi Thánh đạo. Này các tỳ-khưu, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loài người.

– Đại kinh Bát-niết-bàn, DN 16

 

Giới thiệu: Trong bài kinh, Đức Phật tuyên bố Bát chi Thánh đạo là Pháp thừa (Dhammayāna), cỗ xe tối thượng.

Tương ưng bộ
45.Tương ưng Đạo
4. Bà-la-môn

Nhân duyên ở Savatthī. Tôn giả Ānanda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthī để khất thực. Rồi Tôn giả Ānanda thấy bà-la-môn Jaṇussoṇi đi xe ra khỏi Savatthī, cỗ xe toàn ngựa trắng kéo. Trắng là những con ngựa kéo xe. Trắng là những đồ trang sức. Trắng là cỗ xe. Trắng là những bộ phận tùy thuộc (parivāro). Trắng là những sợi dây cương. Trắng là cây gậy thúc ngựa. Trắng là cái lọng. Trắng là cái khăn đội. Trắng là những quần áo. Trắng là giày mang. Và được quạt với cái quạt trắng. Quần chúng thấy vậy, liền nói: "Thật là cỗ xe thù thắng. Thật là cỗ xe thù thắng về dung sắc!"

Rồi Tôn giả Ānanda đi khất thực ở Savatthī xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát và đi vào Savatthī để khất thực. Bạch Thế Tôn, con thấy bà-la-môn Jaṇussoṇi đi xe ra khỏi Savatthī, cỗ xe toàn ngựa trắng kéo. Trắng là những con ngựa kéo xe ... “Thật là cỗ xe thù thắng. Thật là cỗ xe thù thắng về dung sắc!” Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể nói lên cỗ xe thù thắng trong Pháp và Luật này?

Thế Tôn nói:

– Có thể được, này Ānanda. Thánh đạo Tám ngành, này Ānanda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp này. Vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận.

Chánh tri kiến, này Ānanda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si; Chánh tư duy … Chánh ngữ ... Chánh nghiệp ... Chánh mạng ... Chánh tinh tấn ... Chánh niệm ... Chánh định, này Ānanda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.

Này Ānanda, chính với pháp môn này, các ông cần phải hiểu như sau: Cỗ xe thù thắng, cỗ xe Pháp (Dhammayāna), vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Ai được tín, trí tuệ,
Thường xuyên liên kết lại,
Lấy hổ thẹn làm cán,
Lấy ý làm ách xe.
Niệm là người đánh xe.

Biết hộ trì, phòng hộ,
Cỗ xe lấy giới luật
Làm vật dụng cho xe.
Thiền là trục bánh xe,
Tinh tấn là bánh xe,
Xả là định thường hằng,
Vô dục là nệm xe.

Vô sân và vô hại,
Viễn ly là binh khí,
Nhẫn nhục là áo giáp,
An ổn khỏi khổ ách,
Làm mục đích đạt đến,
Cỗ xe được chuyển vận.

Pháp này tự ngã làm,
Trở thành thuộc tự ngã,
Là cỗ xe thù thắng,
Vô thượng, không sánh bằng.
Ngồi trên cỗ xe ấy,
Bậc Trí thoát ly đời,
Chắc chắn, không sai chạy,
Họ đạt được chiến thắng.

– Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
(Bình Anson hiệu đính, 16/12/2016)


Saṃyutta Nikāya 45
Connected Discourses on the Path
4. The Brahmin

At Savatthī. Then, in the morning, the Venerable Ānanda dressed and, taking bowl and robe, entered Savatthī for alms. The Venerable Ānanda saw the brahmin Jaṇussoṇi departing from Savatthī in an all-white chariot drawn by mares. The horses yoked to it were white, its ornaments were white, the chariot was white, its upholstery was white, the reins, goad, and canopy were white, his turban, clothes, and sandals were white, and he was being fanned by a white chowry. People, having seen this, said: “Divine indeed, sir, is the vehicle! It appears to be a divine vehicle indeed, sir!”

Then, when the Venerable Ānanda had walked for alms in Savatthī and returned from his alms round, after his meal he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

“Here, venerable sir, in the morning I dressed and, taking bowl and robe, entered Savatthī for alms. I saw the brahmin Jaṇussoṇi departing from Savatthī in an all-white chariot drawn by mares…. People, having seen this, said: ‘Divine indeed, sir, is the vehicle! It appears to be a divine vehicle indeed, sir!’ Is it possible, venerable sir, to point out a divine vehicle in this Dhamma and Discipline?”

“It is possible, Ānanda,” the Blessed One said. “This is a designation for this Noble Eightfold Path: ‘the divine vehicle’ and ‘the vehicle of Dhamma’ and ‘the unsurpassed victory in battle.’

“Right view, Ānanda, when developed and cultivated, has as its final goal the removal of lust, the removal of hatred, the removal of delusion. Right intention … Right concentration, when developed and cultivated, has as its final goal the removal of lust, the removal of hatred, the removal of delusion.

“In this way, Ānanda, it may be understood how this is a designation for this Noble Eightfold Path: ‘the divine vehicle’ and ‘the vehicle of Dhamma’ and ‘the unsurpassed victory in battle.’”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:

“Its qualities of faith and wisdom
Are always yoked evenly together.
Shame is its pole, mind its yoke-tie,
Mindfulness the watchful charioteer.

“The chariot’s ornament is virtue,
Its axle jhana, energy its wheels;
Equanimity keeps the burden balanced,
Desirelessness serves as upholstery.

“Good will, harmlessness, and seclusion:
These are the chariot’s weaponry,
Forbearance its armour and shield,
As it rolls towards security from bondage.

“This divine vehicle unsurpassed
Originates from within oneself.
The wise depart from the world in it,
Inevitably winning the victory.”

– Translated by Bhikkhu Bodhi

*

 

SIÊU XA LỘ GIÁC NGỘ
Con Đường Giác Ngộ: Vài Suy Nghĩ Tản Mạn

Bình Anson

Trong sách báo Phật giáo, chúng ta thường thấy cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ tính đa dạng, đa phái của đạo Phật. Thật ra, trong kinh điển nguyên thủy không có cụm từ nầy, mà chỉ có câu kệ do Ngài Ānanda nói ra trong kỳ kết tập kinh điển lần đầu tiên: "Trong 84 ngàn đoạn pháp, tôi được nghe đức Phật giảng 82 ngàn đoạn, còn 2 ngàn đoạn kia là do các vị tỳ-khưu khác thuật lại cho tôi nghe" (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1025).

Bây giờ, người ta thường dùng cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ các pháp môn, các truyền thống khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào rồi cũng đưa đến mục đích cuối cùng của quả giác ngộ. Một vị tu sĩ tên tuổi ở Việt Nam có viết rằng giác ngộ là đỉnh núi, và có nhiều đường để lên núi, và cuối cùng rồi thì đường nào cũng lên đến đỉnh – mặc dù trên thực tế, vị ấy thường đề cao pháp môn tu của mình là tối thượng.

Riêng cá nhân tôi, qua hiểu biết và kinh nghiệm thực tế với cách hành trì của vài pháp môn đương thời, thì lại không nghĩ như thế. Theo tôi, chỉ có một siêu xa lộ duy nhất đưa ta đến giác ngộ, và siêu xa lộ đó đi xuyên qua 3 trạm: Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và trạm cuối là A-la-hán. Siêu xa lộ đó là “Con Đường Tám Chánh” (Bát chi thánh đạo, Bát chánh đạo), được phân tích tỉ mỉ, rõ ràng trong giáo lý nguyên thủy của Đức Phật.

Con đường đó là con đường mà tất cả các vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác đều đã đi qua, và Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã tìm lại, vạch ra cho tất cả chúng ta:

"...Ta đã tìm lại con đường cũ xa xưa, một con đường mà các Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thời kỳ trước. Con đường cũ xa xưa đó là gì? Đó là Con Đường Tám Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Ta đã đi theo con đường ấy.

Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về già và chết, tri kiến về nguyên nhân của già và chết, tri kiến về đoạn diệt già và chết, tri kiến về con đường đoạn diệt già và chết, ... sinh ... hữu ... chấp thủ ... tham ái ... thọ ... xúc ... sáu xứ ... danh sắc ... thức ... nghiệp hành, tri kiến về nguyên nhân của nghiệp hành, tri kiến về đoạn diệt nghiệp hành, tri kiến về con đường đoạn diệt nghiệp hành.

Tri kiến được như thế, ta đã truyền dạy lại cho các nam và nữ tu sĩ, nam và nữ cư sĩ, để đời sống thánh thiện nầy được trở nên hùng mạnh, huy hoàng, quảng bá sâu rộng cho chư thiên và loài người." – SN.65

Có người nhờ phước duyên nhiều đời nên có nhà ở ngay cạnh siêu xa lộ. Từ đó họ đi vào xa lộ và đi một mạch đến đích, có thể nhanh, có thể chậm, tùy theo sự tinh tấn và nghiệp duyên của họ.

Có người – do duyên nghiệp từ các kiếp trước, có nhà ở làng mạc xa xôi, nên phải đi xuyên qua nhiều con đường làng, và đó là 84 ngàn con đường làng – nếu chúng ta vẫn còn thích dùng cụm từ "84 ngàn ...", rồi cuối cùng nếu đầy đủ tinh tấn và phước duyên, sẽ tìm thấy siêu xa lộ để mà đi. Có khi họ lại tưởng những con đường làng đó là con đường chính, và cứ lẩn quẩn, loanh quanh trong đó.

Có người tuy có nhà ở cạnh xa lộ, lại thích đi vào những con đường làng để nhìn ngắm phong cảnh, nên cũng mãi mê đi loanh quanh, mà quên đi con đường chính ở ngay cạnh nhà mình. Có người đã thấy được xa lộ nhưng vẫn còn nghi ngờ, cho rằng đó là con đường quá xưa cũ, có thể còn có một con đường khác, mới hơn, ngắn hơn, nhanh hơn, dễ hơn. Có người đi trên xa lộ chưa thấy tới đâu nên nhàm chán, mất lòng tin, rẻ vào các đường làng hai bên để vui hưởng những cảnh sắc muôn màu muôn vẻ. Có người đi trên xa lộ, vừa gặp một túp lều nào đó lại cho là đã đến đích, tự hào tự mãn, và không chịu tinh tấn thêm nữa, v.v. Mỗi người có một cảnh ngộ riêng, dường như không ai giống ai.

Thôi thì đây là chỉ là những suy nghĩ tản mạn của một phàm nhân cư sĩ trong ngày cuối tuần. Tất nhiên sẽ có người không đồng ý và có những lý giải khác để biện minh cho con đường của mình. Dù sao, Phật Pháp là mời người trí đến xem và chứng nghiệm, và mỗi người phải tự thắp đuốc mà đi.

– Bình Anson, Perth, 2002
(update: 24-07-2015)

*

[ Home ]

18-12-2016