Đàm luận Phật Pháp
- 115 -

Satipatthana (10) - Kết luận

 

01-book.jpg
01-book.jpg
1010 * 850
02-pali-aham.jpg
02-pali-aham.jpg
1121 * 828
03-tomtat.jpg
03-tomtat.jpg
1127 * 883
04-def.jpg
04-def.jpg
1324 * 675
05-sati.jpg
05-sati.jpg
1204 * 800
06-diepkhuc.jpg
06-diepkhuc.jpg
1435 * 696
07-4de.jpg
07-4de.jpg
1404 * 873
08-maha.jpg
08-maha.jpg
1266 * 769
09-tuongquan.jpg
09-tuongquan.jpg
1023 * 783
10-dactinh.jpg
10-dactinh.jpg
1225 * 894
11-cotloi.jpg
11-cotloi.jpg
1250 * 826

 

Quán tứ thánh đế
Đại kinh Lập niệm (DA 22)

(...)

17. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị ấy sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh Đế. Thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh Đế? Ở đây, tỳ-khưu biết rõ như thật: "Ðây là khổ"; biết rõ như thật: "Ðây là khổ tập"; biết rõ như thật: "Ðây là khổ diệt"; biết rõ như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

(Khổ đế)
18. Và này các tỳ-khưu, thế nào Khổ Thánh đế? Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, gần gũi người không yêu thích là khổ; xa lìa người yêu thích là khổ; cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

Này các tỳ-khưu thế nào là sinh? Mỗi mỗi hạng chúng sinh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sinh, xuất thành, tái sinh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. này các tỳ-khưu, như vậy gọi là sinh.

Này các tỳ-khưu, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sinh trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại, này các tỳ-khưu, như vậy là già.

Này các tỳ-khưu, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sinh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là chết.

Này các tỳ-khưu, thế nào gọi là sầu (sorrow)? Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là sầu.

Này các tỳ-khưu, thế nào là bi (lamentation)? Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là bi.

Này các tỳ-khưu, thế nào là khổ (pain)? Sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là khổ.

Này các tỳ-khưu, thế nào là ưu (sadness)? Sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là ưu.

Này các tỳ-khưu, thế nào là não (distress)? Với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy, nầy các tỳ-khưu, như vậy gọi là não.

Này các tỳ-khưu, thế nào là oán tăng hội khổ? Ở đây, bất cứ người nào phải sở hữu những loại sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không mong muốn, không thích, không dễ chịu; hay phải gần gũi, chung sống với những người có ý xấu, có ý muốn hại, cảm thấy khó chịu, bất an, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là oán tăng hội khổ.

Này các tỳ-khưu, thế nào là ái biệt ly khổ? Ở đây, bất cứ người nào phải xa lìa những loại sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mong muốn, thích thú, dễ chịu; hay phải xa lìa những người có ý tốt, có ý muốn giúp đỡ, cảm thấy dễ chịu, an toàn, này các tỳ-khưu, như vậy gọi là ái biệt ly khổ.

Này các tỳ-khưu, thế nào là cầu bất đắc khổ? Chúng sinh bị sinh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sinh chi phối, mong rằng ta khỏi phải sinh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Chúng sinh bị già chi phối... chúng sinh bị bệnh chi phối... chúng sinh bị chết chi phối... chúng sinh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, mong rằng ta khỏi phải chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các tỳ-khưu, như thế nào là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ? Đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Như vậy tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này các tỳ-khưu, như vậy là Khổ Thánh đế.

(Tập đế)
19. Này các tỳ-khưu, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái (craving) đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, bất cứ cái gì thân ái (agreeable), khả ái (pleasurable) là có tham ái sinh khởi và an trú.

Ở đời, cái gì là thân ái, khả ái? Mắt… tai… mũi… lưỡi… thân… ý… là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, các sắc... thanh... hương... vị... xúc... pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, nhãn thức (consciousness)... nhĩ thức... tỷ thức... thiệt thức... thân thức... ý thức là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, nhãn xúc (contact)... nhĩ xúc... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc... ý xúc là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, thọ (feeling) sinh ra do nhãn xúc... nhĩ xúc... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc... ý xúc là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, tưởng (perception) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, hành (volition) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, ái (craving) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, tầm (thinking) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời, tứ (pondering) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Này các tỳ-khưu, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

(Diệt đế)
20. Này các tỳ-khưu, thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly và dứt bỏ, sự giải thoát, không còn dính mắc vào tham ái ấy.

Này các tỳ-khưu, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời, bất cứ cái gì thân ái, khả ái, khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, cái gì là thân ái, khả ái? Mắt… tai… mũi… lưỡi… thân… ý… là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, các sắc... thanh... hương... vị... xúc... pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, nhãn thức (consciousness)... nhĩ thức... tỷ thức... thiệt thức... thân thức... ý thức là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, nhãn xúc (contact)... nhĩ xúc... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc... ý xúc là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, thọ (feeling) sinh ra do nhãn xúc... nhĩ xúc... tỷ xúc... thiệt xúc... thân xúc... ý xúc là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, tưởng (perception) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, hành (volition) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, ái (craving) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, tầm (thinking) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời, tứ (pondering) về sắc... về thanh... về hương... về vị... về xúc... về pháp là thân ái, khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Này các tỳ-khưu, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

(Đạo đế)
21. Này các tỳ-khưu, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh tri kiến? Này các tỳ-khưu, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại. Như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các tỳ-khưu thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Như vậy gọi là Chánh ngữ.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sinh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh mạng? Này các tỳ-khưu, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh tinh tấn? Ở đây, tỳ-khưu, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sinh, khởi lên ý muốn không cho sinh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sinh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sinh, khởi lên ý muốn khiến cho sinh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sinh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh niệm? Ở đây, tỳ-khưu quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; quán các thọ... quán tâm... quán các pháp như các pháp, nhiệt tam, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời. Như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các tỳ-khưu, thế nào là Chánh định? Ở đây, tỳ-khưu ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, với tầm, với tứ. Tỳ-khưu ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ-khưu ấy ly hỷ trú xả, niệm và tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Tỳ-khưu ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Chánh định.

Này các tỳ-khưu, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.

(Điệp khúc)
Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tính sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh Đế.

(…)

 

BỐN THÁNH ĐẾ (KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO)
Bhikkhu Analayo, Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization, pp 248-249

… Áp dụng ở mức thế tục, quán niệm về bốn thánh đế có thể được áp dụng để quán tiến trình chấp thủ (upādāna) để tồn tại xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, như, ví dụ, khi những kỳ vọng của ta không được thỏa mãn, khi vị thế của ta đang bị đe dọa, hoặc khi mọi thứ xảy ra không như ta mong muốn. Nhiệm vụ ở đây là ghi nhận tiến trình cơ bản của tham ái (taṇhā) dẫn đến tích tụ chấp thủ và kỳ vọng, và ghi nhận hậu quả của tham ái ấy biểu hiện trong một số dạng thức của khổ (dukkha). Sự hiểu biết này là cơ sở cần thiết cho việc buông bỏ tham ái (taṇhāya paṭinissagga). Với buông bỏ như vậy, chấp thủ và khổ (dukkha) có thể được khắc phục, ít nhất là tạm thời. Tiếp tục thực hành như thế, dần dần ta sẽ có khả năng "bước những bước thăng bằng, trên đường không thăng bằng – fare evenly amidst the uneven" (SN 1:18).

Đề mục tứ thánh đế, được liệt kê như việc hành thiền cuối cùng trong bài kinh Satipaṭṭhāna (Lập niệm), không chỉ tạo thành kết luận của chuỗi thực hành quán niệm, đề mục đó cũng có liên quan đến mỗi đề mục quán pháp khác. Các Chú giải còn đi xa hơn, liên kết mỗi đề mục quán niệm trong kinh Satipaṭṭhāna với khung hình tứ thánh đế. Thật ra, sự thành công của bất kỳ pháp quán niệm là chứng đạt Niết-bàn, tương ứng với biết thánh đế thứ ba "như thật" (Diệt đế). Tuy nhiên, sự hiểu biết đầy đủ về thánh đế thứ ba hàm ý một sự thẩm thấu tất cả bốn thánh đế, vì mỗi thánh đế chỉ là một khía cạnh khác nhau của cùng một việc thực chứng. Do đó, bốn thánh đế thực sự là đỉnh điểm của bất kỳ pháp quán niệm nào như là con đường trực tiếp đưa đến thực chứng Niết-bàn.

– Bình Anson lược dịch, 11-2016

 

Trích: Những lời Phật dạy
Tỳ-khưu Bodhi, Bình Anson dịch (2016)

(...) Bài kinh giảng thường được xem bao gồm những hướng dẫn hành thiền đầy đủ nhất là Kinh Lập Niệm hay Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta). Có hai phiên bản bài kinh này, phiên bản dài trong Trường bộ, phiên bản trung bình ở Trung Bộ. Bản dài khác với bản trung bình ở phần phân tích mở rộng về Tứ Thánh Đế, có lẽ nguyên thủy là một chú giải sơ bộ được đưa vào bài kinh. Bản trung bình được đưa vào cuốn sách nầy. Toàn bộ một chương trong Tương ưng bộ – chương Tương ưng Lập niệm (Satipaṭṭhāna-saṃyutta), cũng dành cho hệ thống hành thiền này.

Bài kinh Lập Niệm không đề nghị một đề mục hành thiền duy nhất hay một pháp hành thiền duy nhất. Mục đích của bài kinh là giải thích làm thế nào để thiết lập một chế độ chiêm niệm cần thiết để thực chứng Niết-bàn. Khung tâm thức thích hợp được thiết lập, như ngụ ý trong tựa bài kinh, được gọi là “thành lập niệm”. Từ “satipaṭṭhāna” có lẽ nên hiểu như là một hợp từ của “sati”, niệm hay tỉnh thức và “upaṭṭhāna”, thành lập. Vì thế “thành lập niệm” có lẽ là cách dịch tốt nhất nắm bắt được ý nghĩa nguyên thủy.

Theo công thức tiêu chuẩn kèm theo mỗi bài tập, mỗi “satipaṭṭhāna” là một phương thức trú xứ (viharati). Phương thức trú xứ này có liên quan đến việc quan sát các đối tượng trong một khung tâm thức thích hợp. Khung tâm thức đó gồm có ba phẩm chất tích cực: nhiệt tâm (tinh cần, ātāpa), niệm (sati) và tỉnh giác (hiểu biết rõ ràng, sampajañña). Từ “sati” nguyên thủy có nghĩa là trí nhớ, nhưng trong ngữ cảnh này có nghĩa là ghi nhớ hiện tại, một sự nhận thức bền vững về những gì đang xảy ra cho ta và trong ta trong mỗi lần trực nghiệm. Niệm, trong những giai đoạn đầu tiên, có liên quan đến giữ tâm quán sát liên tục vào đối tượng, có nghĩa liên tục giữ đối tượng trong tâm. Niệm ngăn ngừa tâm tuột đi, lang thang đến nơi khác qua những ý tưởng ngẫu nhiên, tạo thành hý luận và quên lãng. Niệm thường được xem xảy ra kết hợp chặt chẽ với “tỉnh giác”, một sự hiểu biết ràng về những gì hành giả đang trực nghiệm.

Công thức mở đầu của bài kinh nói rằng hành giả tham gia vào việc thực hành này sau khi “đã chế ngự tham dục và ưu sầu trên đời” (vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ). Cụm từ “đã chế ngự” không nhất thiết phải hiểu rằng hành giả trước tiên phải vượt qua ham muốn và ưu sầu – theo Chú giải, có nghĩa là dục tham và sân hận và từ đó đại diện cho năm triền cái – trước khi hành giả thực hành lập niệm. Cụm từ đó có thể hiểu là chính sự thực hành là phương tiện để chế ngự tham dục và ưu sầu. Như thế, trong khi chế ngự các ảnh hưởng ngăn che của tham lam và sân hận, hành giả làm khơi dậy các phẩm chất tích cực của nhiệt tâm, niệm và tỉnh giác và quán soi bốn lĩnh vực đối tượng: Cơ thể, các cảm thọ, các trạng thái tâm và các hiện tượng (thân, thọ, tâm, pháp).

Đây là bốn lĩnh vực đối tượng phân chia việc quan sát tỉnh thức thành bốn sự thành lập niệm.

Bốn lĩnh vực đối tượng này chia phần mô tả kinh Lập Niệm thành bốn đoạn chính. Hai trong số đoạn này, đoạn đầu và đoạn cuối, có nhiều phân đoạn. Khi tổng cộng các phân đoạn, chúng ta có được hai mươi mốt (21) đề mục hành thiền. Nhiều đề mục này có thể dùng để phát triển an chỉ (samatha), nhưng toàn thể hệ thống lập niệm dường như đặc biệt được thiết kế để phát triển minh quán (vipassanā). Những đoạn chính trong cách phân chia này như sau:

1. Quán thân (kāyānupassanā). Gồm có mười bốn đề mục: quán niệm hơi thở (1); quán bốn oai nghi (2); quán thân hành (3); quán thân ô trược (qua quan sát các bộ phận của cơ thể) (4); quán tứ đại (5); và chín đề mục quán tử thi (6-14) – những pháp quán tử thi qua các giai đoạn hư thối.

2. Quán thọ (vedanānupassanā). Cảm thọ chia làm ba loại chính – lạc, khổ, không khổ không lạc – và mỗi loại thọ được phân biệt thêm về cảm thọ nơi thân xác hay ở tâm. Tuy nhiên, bởi vì chúng chỉ là cảm thọ, quán thọ được xem chung là một đề mục (15).

3. Quán tâm (cittānupassanā). Đây là một đề mục về tâm, phân biệt thành tám đôi trạng thái tâm đối nghịch (16).

4. Quán pháp (dhammānupassanā). Từ “pháp” (dhammā) ở đây có lẽ để chỉ các hiện tượng, được phân thành năm loại theo lời dạy của Đức Phật, là Giáo Pháp (Dhamma, Pháp). Như thế, “quán pháp” có ý nghĩa kép, là các pháp (dhammas, hiện tượng) được quán bằng Giáo Pháp (Dhamma). Năm phân hạng là: năm triền cái (17), năm uẩn (18), sáu nội xứ và sáu ngoại xứ (19), bảy giác chi (20) và Tứ Thánh Đế (21).

Mặc dù không nói rõ trong bài kinh, một chuỗi tăng tiến dường như ngụ ý bằng các điều khoản mô tả mỗi pháp quán. Trong quán niệm hơi thở, hành giả tiến dần đến các mức độ an định vi tế; trong pháp quán thọ, hành giả tiến đến các cảm thọ phi cơ thể không lạc không khổ; trong pháp quán tâm, hành giả tiến đến trạng thái tâm tập trung và giải thoát. Những điều này cho thấy các diễn tiến trong ba pháp quán này giúp tăng cường mức định tâm. Trong pháp thứ tư – quán các pháp, tầm quan trọng chuyển hướng đến minh sát. Hành giả bắt đầu bằng cách quan sát và chế ngự năm triền cái. Chế ngự năm triền cái đánh dấu thành công trong định tâm. Với tâm định, hành giả quán năm uẫn và sáu xứ. Khi quán niệm có đà phát triển, bảy giác chi hiện rõ ra và phát triển bảy giác chi đưa đến đỉnh điểm về tri kiến Tứ Thánh Đế. Tri kiến Tứ Thánh Đế giải phóng tâm khỏi các lậu hoặc và như thế, đưa đến chứng đắc Niết-bàn. Do đó, hệ thống hành thiền này hoàn tất con đường trực tiếp hướng đến thực chứng Niết-bàn, như Đức Phật đã giảng dạy.

Mỗi bài tập quán niệm chính được bổ sung bằng một đoạn phụ trợ, một “điệp khúc” với bốn phân đoạn:

- Phân đoạn thứ nhất cho biết hành giả quán đề mục bên trong (bên trong kinh nghiệm của chính mình), bên ngoài (suy ngẫm như thể xảy ra với kinh nghiệm của người khác) và cả hai. Việc này đảm bảo hành giả có được một cái nhìn cân bằng và đầy đủ về đối tượng.

- Phân đoạn thứ hai cho biết hành giả quán đề mục vốn được sinh khởi, bị đoạn diệt, được sinh khởi lẫn bị đoạn diệt. Điều này soi sáng tính chất vô thường và từ đó, đưa đến tuệ minh về ba đặc tướng: vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anattā).

- Phân đoạn thứ ba dạy hành giả đơn thuần ghi nhận đối tượng với mức độ cần thiết cho niệm vững bền và tri kiến.

- Phân đoạn thứ tư chỉ rõ hành giả an trú vào trạng thái tâm hoàn toàn xả ly, không dính chấp vào bất cứ việc gì trên đời.

 

KINH LẬP NIỆM (MN 10)

(Satipaṭṭhana Sutta, Kinh Niệm xứ, Trung bộ 10)

 

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu.

Các Tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn.

2. Thế Tôn thuyết như sau:

– Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

3. Thế nào là bốn? Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ như các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp như các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời.

 

(Quán thân)...

(Quán thọ)...

(Quán tâm)...

 

(Quán pháp)

[1. Năm triền cái]

36. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp trên các pháp? Ở đây, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái. Và này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái? Này các tỳ-khưu, ở đây, tỳ-khưu trong tâm có ái dục, biết: “Trong tâm tôi có ái dục;” hay trong tâm không có ái dục, biết: “Trong tâm tôi không có ái dục”. Và với ái dục chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với ái dục đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết như vậy.

Hay trong tâm có sân hận... Hay trong tâm có hôn trầm thụy miên... Hay trong tâm có trạo hối... Hay trong tâm có nghi, biết: “Trong tâm tôi có nghi;” hay trong tâm không có nghi, biết: “Trong tâm tôi không có nghi”. Và với nghi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với nghi đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết như vậy.

37. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái.

[2. Năm uẩn]

38. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm thủ uẩn. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm thủ uẩn? Ở đây, tỳ-khưu biết: “Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt”.

39. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm uẩn.

[3. Sáu xứ]

40. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ? Ở đây, tỳ-khưu biết con mắt và biết các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết như vậy.

Tỳ-khưu biết tai và biết các tiếng... biết mũi và biết các hương... biết lưỡi và biết các vị... biết thân và biết các xúc, biết ý và biết các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết như vậy.

41. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ.

[4. Bảy giác chi]

42. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi? Ở đây, tỳ-khưu trong tâm có niệm giác chi, biết: “Trong tâm tôi có niệm giác chi;” hay trong tâm không có niệm giác chi, biết: “Trong tâm tôi không có niệm giác chi”. Và với niệm giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với niệm giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành, vị ấy biết như vậy.

Hay tỳ-khưu trong tâm có trạch pháp giác chi... có tinh tấn giác chi... có hỷ giác chi... có khinh an giác chi... có định giác chi... có xả giác chi, biết: “Trong tâm tôi có xả giác chi;” hay trong tâm không có xả giác chi, biết: “Trong tâm tôi không có xả giác chi”. Và với xả giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết như vậy; và với xả giác chi đã sinh nay được tu tập viên thành, vị ấy biết như vậy.

43. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi.

[5. Bốn Thánh Đế]

44. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị ấy sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh đế. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh đế? Ở đây, tỳ-khưu biết như thật: “Ðây là Khổ;” biết như thật: “Ðây là Khổ tập;” biết như thật: “Ðây là Khổ diệt;” biết như thật: “Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt”.

45. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh Đế.

 

(Kết luận)

46. Này các tỳ-khưu, vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong sáu năm,... trong năm năm,... trong bốn năm,... trong ba năm,... trong hai năm,... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy tháng,... trong sáu tháng,... trong năm tháng,... trong bốn tháng,... trong ba tháng,... trong hai tháng,... trong một tháng,... trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

46. Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các tỳ-khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

(MN 10, Kinh Lập niệm/Niệm xứ)

 

 

SATIPAṬṬHĀNA  SUTTA
Translated by Bhikkhu Ānalayo (2003)

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country  at  a  town   of  the   Kurus   named  Kammāsadhamma. There   he addressed the monks  thus:  “Monks.” “Venerable sir,” they  replied. The Blessed One  said this:

[DIRECT  PATH]
“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.

[DEFINITION]
“What are the four? Here, monks,  in regard to the body a monk  abides con- templating the body, diligent, clearly knowing, and  mindful, free from de- sires and  discontent in regard to the world.  In regard to feelings  he abides contemplating feelings,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free from desires  and  discontent in regard to the  world.  In regard to the  mind  he abides  contemplating the  mind,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free  from  desires   and   discontent  in  regard to  the  world.   In  regard to dhammas he abides  contemplating dhammas, diligent, clearly knowing, and mindful, free from desires  and  discontent in regard to the world.

(...)

[HINDRANCES]
“And how,  monks,  does he in regard to dhammas abide  contemplating dhammas? Here  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five hindrances. And how  does he in regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms  of the five hindrances?

“If sensual desire  is present in him, he knows ‘there  is sensual desire  in me’; if sensual desire is not present in him, he knows ‘there is no sensual desire in me’; and he knows how unarisen sensual desire can arise, how arisen sensual desire  can be removed, and  how  a future arising  of the  removed sensual desire  can be prevented.

“If aversion is present in him, he knows ‘there is aversion in me’; if aversion is not  present in him,  he knows ‘there  is no aversion in me’; and  he knows how  unarisen aversion can  arise,  how  arisen  aversion can  be  re- moved, and how a future arising of the removed aversion can be prevented. “If sloth-and-torpor is  present in  him,  he  knows ‘there  is  sloth-and- torpor in me’; if sloth-and-torpor is not present in him, he knows ‘there is no sloth-and-torpor in me’; and  he knows how  unarisen sloth-and-torpor can arise, how  arisen  sloth-and-torpor can be removed, and  how  a future arising of the removed sloth-and-torpor can be prevented.

“If restlessness-and-worry is present in him, he knows ‘there  is restlessness-and-worry in me’; if restlessness-and-worry is not present in him, he knows ‘there  is no restlessness-and-worry in me’; and  he knows how  un- arisen restlessness-and-worry can arise, how arisen restlessness-and-worry can  be  removed, and  how  a future arising  of the  removed restlessness- and-worry can be prevented.

“If doubt is present in him, he knows ‘there is doubt in me’; if doubt is not present in him,  he  knows ‘there  is no  doubt in me’; and  he  knows how unarisen doubt can  arise,  how  arisen  doubt can  be removed, and  how  a future arising  of the removed doubt can be prevented.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five hindrances.

[AGGREGATES]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the  five  aggregates of clinging.  And  how  does  he  in  regard to dhammas abide  contemplating dhammas in terms  of the  five aggregates of clinging?

Here  he knows, ‘such is material form, such  its arising,  such  its passing away;  such is feeling, such its arising,  such its passing away;  such is cogni- tion,  such  its arising,  such  its passing away;  such  are volitions,  such  their arising,  such  their  passing away;  such  is consciousness, such  its arising, such its passing away.’

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five aggregates of clinging.

[SENSE-SPHERES]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms of the six internal and external sense-spheres. And how does he in re- gard  to dhammas abide  contemplating dhammas in terms  of the  six internal and  external sense-spheres?

“Here  he knows the  eye, he knows forms,  and  he knows the  fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the ear, he knows sounds, and  he knows the fetter that arises dependent on  both,  and  he also knows how  an  unarisen fetter  can arise, how  an  arisen  fetter  can be removed, and  how  a future arising  of the  re- moved fetter can be prevented.

“He knows the nose, he knows odours, and he knows the fetter that arises dependent on  both,  and  he also knows how  an  unarisen fetter  can arise, how  an  arisen  fetter  can be removed, and  how  a future arising  of the  re- moved fetter can be prevented.

“He knows the tongue, he knows flavours,  and  he knows the fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the  body,  he knows tangibles, and  he knows the  fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the  mind,  he knows mind-objects, and  he knows the  fetter that  arises dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the six internal and  external sense-spheres.

[AWAKENING  FACTORS]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms   of  the  seven   awakening factors.  And  how   does  he  in  regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms of the seven  awakening factors?

“Here,  if the  mindfulness awakening factor is present in him, he knows ‘there is the mindfulness awakening factor in me’; if the mindfulness awak- ening  factor is not present in him, he knows ‘there is no mindfulness awak- ening  factor  in me’; he  knows how  the  unarisen mindfulness awakening factor  can arise, and  how  the  arisen  mindfulness awakening factor  can be perfected by development.

“If the  investigation-of-dhammas awakening  factor  is present in him,  he knows ‘there is the investigation-of-dhammas awakening factor in me’; if the investigation-of-dhammas awakening factor is not present in him, he knows ‘there  is no  investigation-of-dhammas awakening  factor  in me’; he  knows how the unarisen investigation-of-dhammas awakening factor can arise, and how the arisen investigation-of-dhammas awakening factor can be perfected by development.

“If the energy awakening factor is present in him, he knows ‘there is the energy awakening factor in me’; if the energy awakening factor is not pres- ent in him, he knows ‘there is no energy awakening factor in me’; he knows how  the  unarisen energy awakening factor  can arise, and  how  the  arisen energy awakening factor can be perfected by development.

“If the joy awakening factor is present in him, he knows ‘there is the joy awakening factor in me’; if the joy awakening factor is not present in him, he  knows ‘there  is no  joy  awakening factor  in  me’; he  knows how  the unarisen joy awakening factor can arise, and how the arisen joy awakening factor can be perfected by development.

“If the tranquillity awakening factor is present in him, he knows ‘there is the tranquillity awakening factor in me’; if the tranquillity awakening factor is not present in him, he knows ‘there is no tranquillity awakening factor in me’; he  knows how  the  unarisen tranquillity awakening factor  can  arise, and  how  the arisen  tranquillity awakening factor can be perfected by development.

“If the concentration awakening factor is present in him, he knows ‘there is the concentration awakening factor in me’; if the concentration awaken- ing factor is not present in him, he knows ‘there is no concentration awak- ening  factor in me’; he knows how  the unarisen concentration awakening factor can arise, and  how the arisen  concentration awakening factor can be perfected by development.

“If the equanimity awakening factor is present in him, he knows ‘there is the equanimity awakening factor in me’; if the equanimity awakening fac- tor is not present in him, he knows ‘there is no equanimity awakening factor in me’; he knows how the unarisen equanimity awakening factor can arise, and  how the arisen  equanimity awakening factor can be perfected by development.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the seven  awakening factors.

[NOBLE  TRUTHS]
"Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms of the four noble truths. And how does he in regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms  of the four noble truths?

“Here he knows as it really is, ‘this is dukkha‘; he knows as it really is, ‘this is the  arising  of dukkha‘; he  knows as it really  is, ‘this is the  cessation  of dukkha‘; he knows as it really is, ‘this is the way leading to the cessation  of dukkha.’

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the four noble truths.

[PREDICTION]
“Monks, if anyone should develop these four satipaṭṭhānas in such a way for seven years, one of two fruits could be expected for him: either  final knowl- edge here and now, or, if there  is a trace of clinging left, non- returning. Let alone  seven  years  … six years  … five years  … four years  … three  years  … two years … one year … seven months … six months … five months … four months … three  months … two months … one month … half a month … if anyone should develop these  four  satipaṭṭhānas  in  such  a way  for seven days,  one  of two  fruits  could  be expected for him:  either  final knowledge here and  now, or, if there  is a trace of clinging  left, non-returning. So it was with  reference to this that  it was said:

[DIRECT  PATH]
“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.”

That   is  what   the   Blessed  One   said.  The  monks   were   satisfied   and delighted in the Blessed One’s words.

* * *

 

KINH NIỆM XỨ
Trung A-hàm 98
Tuệ sỹ dịch

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật trú tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-khưu:

“Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ đều đoạn trừ năm triền cái, tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở vị lai cũng đều đoạn trừ năm triền cái là thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ.

“Ta nay trong hiện tại, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng đều đoạn trừ năm triền cái làm tâm ô uế, tuệ yếu kém. Ta cũng lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

“Bốn niệm xứ là những gì? Đó là, quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm và quán pháp như pháp.

[Quán thân] ...

[Quán thọ] ...

[Quán tâm] ...

[Quán pháp]
“Thế nào gọi là niệm xứ quán pháp như pháp? Khi con mắt duyên sắc, sanh nội kết, nếu Tỳ-khưu bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết; bên trong thật không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết. Nội kết chưa sanh, bây giờ sanh, biết đúng như thật. Nội kết đã sanh và được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Với tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng giống như vậy. Khi ý duyên pháp, sanh nội kết, nếu Tỳ-khưu bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết, bên trong không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết, nội kết chưa sanh bây giờ sanh; biết đúng như thật nội kết đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Tỳ-khưu như vậy quán pháp nơi nội pháp, quán pháp nơi ngoại pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ- kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán sáu xứ bên trong.

“Lại nữa, Tỳ-khưu quán pháp như pháp; Tỳ-khưu bên trong thật có ái dục thì biết đúng như thật là đang có ái dục, bên trong thật không có ái dục thì biết đúng như thật là không có ái dục. Ái dục chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật. Ái dục đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Với sân nhuế, thùy miên, điệu hối và nghi cũng giống như vậy. Bên trong thật có nghi, biết đúng như thật là đang có nghi; bên trong thật không có nghi, biết đúng như thật là không có nghi. Nghi chưa sanh, nay đã sanh, biết đúng như thật. Nghi đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Tỳ-khưu như vậy quán pháp nơi nội pháp, quán pháp nơi ngoại pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-khưu quán pháp như pháp, nghĩa là quán năm triền cái.

“Lại nữa, Tỳ-khưu quán pháp như pháp; Tỳ-khưu bên trong thật có niệm giác chi thì biết đúng như thật là có niệm giác chi; bên trong thật không có niệm giác chi thì biết đúng như thật là không có niệm giác chi. Niệm giác chi chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật. Niệm giác chi đã sanh thì ghi nhớ không quên, bất thối, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Với trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả cũng giống như vậy. Bên trong thật có xả giác chi thì biết đúng như thật là đang có xả giác chi, bên trong thật không có xả giác chi thì biết đúng như thật là không có xả giác chi. Xả giác chi chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật, xả giác chi đã sanh thì ghi nhớ không quên, bất thối, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Tỳ-khưu như vậy quán nội pháp đúng như pháp, quán ngoại pháp đúng như pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt như vậy gọi là Tỳ-khưu quán pháp như pháp, nghĩa là quán Bảy giác chi.

“Nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni từng chi tiết quán pháp như pháp như vậy, đó gọi là niệm xứ quán pháp như pháp.

[Kết luận]
“Nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni nào trụ Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy năm, nhất định sẽ chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai hay một năm, nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni nào lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy tháng cũng sẽ nhất định chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai hay một tháng, nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni nào lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy ngày bảy đêm cũng sẽ nhất định chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy ngày đêm, sáu, năm, bốn, ba, hay hai ngày hai đêm, mà chỉ cần trong một ngày một đêm, nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni nào luôn luôn trong từng khoảnh khắc lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì nếu buổi sáng thực hành như vậy, nhất định buổi tối liền được thăng tấn. Nếu buổi tối thực hành như vậy, nhất định sáng hôm sau sẽ được thăng tấn.”

Phật thuyết giảng như thế, các Tỳ-khưu ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

*

 

Tăng nhất A-hàm 12.1
PHẨM NHẬP ĐẠO, KINH SỐ 1
Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-khưu:

“Có một lối vào đạo, làm thanh tịnh các hành của chúng sanh, trừ bỏ sầu ưu, không còn mọi bức não, được trí tuệ lớn, thành tựu sự chứng đắc Niết-bàn. Đó là hãy diệt trừ năm triền cái, tư duy bốn niệm xứ.

“Thế nào là một lối vào? Tâm chuyên nhất, đó là một lối vào. Thế nào là đạo? Tám phẩm đạo Hiền thánh: 1. chánh kiến, 2. chánh tư duy, 3. chánh nghiệp, 4. chánh mạng, 5. chánh tinh tấn, 6. chánh ngữ, 7. chánh niệm, 8. chánh định. Đó gọi là đạo. Đó gọi là một lối vào đạo.

“Thế nào là hãy diệt trừ năm triền cái? Tham dục cái, sân nhuế cái, trạo cử cái, thùy miên cái, nghi cái. Đó gọi là năm triền cái phải diệt.

“Thế nào là tư duy bốn niệm xứ? Ở đây, này Tỳ-khưu, quán thân nơi nội thân trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu; quán thân nơi ngoại thân, trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu; quán thân nơi nội ngoại thân, thân trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu. Quán thọ nơi nội thọ, quán thọ nơi ngoại thọ, quán thọ nơi nội ngoại thọ mà tự an trú. Quán nội tâm, quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm tâm mà tự an trú. Quán nội pháp, quán ngoại pháp, quán nội ngoại pháp mà tự an trú.

[Quán thân] ...

[Quán thọ] ...

[Quán tâm] ...

[Quán pháp]
“Thế nào là Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp? Ở đây, Tỳ-khưu tu niệm giác chi, y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác. Tu trạch pháp giác chi, tu tinh tấn giác chi, tu hỷ giác chi, tu khinh an giác chi, tu định giác chi, tu xả giác chi, y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác. Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-khưu đã giải thoát khỏi ái dục, trừ pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ và lạc do viễn ly sinh, chứng nhập và an trú sơ thiền. Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-khưu xả tầm và tứ, nội tâm tịch tĩnh, chuyên nhất ý, không tầm, không tứ, có hỷ lạc do định sinh, chứng nhập và an trú nhị thiền. Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-khưu ly hỷ, an trú xả, hằng tự giác tri, thân có tri giác lạc, điều mà các hiền thánh nói là xả, niệm, an trú lạc, chứng nhập và an trú tam thiền. Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-khưu xả tâm lạc khổ, ưu và hỷ từ trước đã trừ, không lạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh, an trú nơi tứ thiền. Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

[Kết luận]
“Vị ấy, hành pháp tập, hành pháp diệt tận, cùng hành pháp tập diệt mà tự an trú, liền được niệm xứ nơi pháp mà hiện ra trước, có thể biết, có thể thấy, trừ bỏ loạn tưởng, không  nương tựa cái gì, không khởi tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi thì như thật biết rằng, ‘Sinh đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa.’

“Này các Tỳ-khưu, y chỉ trên một lối vào đạo mà chúng sanh được thanh tịnh, xa lìa sầu ưu, lại không có tưởng ưu hỷ, đạt được trí tuệ, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là diệt năm triền cái, tu bốn niệm xứ.”

Các Tỳ-khưu sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

*

[ Home ]

11-12-2016