Đàm luận Phật Pháp
- 109 -

Satipatthana (4) - Quán thọ

 

01-book.jpg
01-book.jpg
1010 * 850
02-quan_tho.jpg
02-quan_tho.jpg
962 * 741
03-def.jpg
03-def.jpg
1324 * 675
04-sati.jpg
04-sati.jpg
1204 * 800
05-diepkhuc.jpg
05-diepkhuc.jpg
1435 * 696
06-108tho.jpg
06-108tho.jpg
1265 * 869
07-kho_lac.jpg
07-kho_lac.jpg
1197 * 736
08-dentist.jpg
08-dentist.jpg
733 * 800

 

KINH LẬP NIỆM (MN 10)
(Satipaṭṭhana Sutta, Kinh Niệm xứ, Trung bộ 10)

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu.

Các Tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn.

2. Thế Tôn thuyết như sau:

– Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

3. Thế nào là bốn? Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ như các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp như các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời.

(Quán thân)

(...)

(Quán thọ)

32. Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ?

Ở đây tỳ-khưu khi cảm giác lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ;” khi cảm giác khổ thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ;” khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”.

Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”.

Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”.

Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất”.

33. Như vậy, vị ấy sống quán thọ như các thọ bên trong; hay sống quán thọ như các thọ bên ngoài; hay sống quán thọ như các thọ bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các thọ, hay sống quán tính diệt tận trong các thọ; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các thọ. Hay nhận thức “có cảm thọ đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ.

(Quán tâm)

34. Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm?

Ở đây, tỳ-khưu với tâm có tham, biết rõ: “Tâm có tham;” hay với tâm không tham, biết rõ: “Tâm không tham”.

Hay với tâm có sân, biết rõ: “Tâm có sân;” hay với tâm không sân, biết rõ: “Tâm không sân”.

Hay với tâm có si, biết rõ: “Tâm có si;” hay với tâm không si, biết rõ: “Tâm không si”.

Hay với tâm thu nhiếp, biết rõ: “Tâm được thu nhiếp”. Hay với tâm tán loạn, biết rõ: “Tâm bị tán loạn”.

Hay với tâm quảng đại, biết rõ: “Tâm được quảng đại;” hay với tâm không quảng đại, biết rõ: “Tâm không được quảng đại”.

Hay với tâm hữu hạn, biết rõ: “Tâm hữu hạn”. Hay với tâm vô thượng, biết rõ: “Tâm vô thượng”.

Hay với tâm có định, biết rõ: “Tâm có định;” hay với tâm không định, biết rõ: “Tâm không định”.

Hay với tâm giải thoát, biết rõ: “Tâm có giải thoát;” hay với tâm không giải thoát, biết rõ: “Tâm không giải thoát”.

35. Như vậy vị ấy sống quán tâm như tâm bên trong; hay sống quán tâm như tâm bên ngoài; hay sống quán tâm như tâm bên trong và bên ngoài. Hay sống quán tính sinh khởi trong tâm; hay sống quán tính diệt tận trong tâm; hay sống quán tánh sinh và diệt trong tâm. Hay nhận thức “có tâm đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm.

(...)

(MN 10, Kinh Lập niệm/Niệm xứ)

 

 

SATIPAṬṬHĀNA  SUTTA
Translated by Bhikkhu Ānalayo (2003)

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country  at  a  town   of  the   Kurus   named  Kammāsadhamma. There   he addressed the monks  thus:  “Monks.” “Venerable sir,” they  replied. The Blessed One  said this:

[DIRECT  PATH]

“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.

[DEFINITION]

“What are the four? Here, monks,  in regard to the body a monk  abides con- templating the body, diligent, clearly knowing, and  mindful, free from de- sires and  discontent in regard to the world.  In regard to feelings  he abides contemplating feelings,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free from desires  and  discontent in regard to the  world.  In regard to the  mind  he abides  contemplating the  mind,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free  from  desires   and   discontent  in  regard to  the  world.   In  regard to dhammas he abides  contemplating dhammas, diligent, clearly knowing, and mindful, free from desires  and  discontent in regard to the world.

[BREATHING]

(...)

[FEELINGS]

“And how, monks, does he in regard to feelings abide contemplating feelings?

“Here, when feeling a pleasant feeling, he knows ‘I feel a pleasant feel ing’; when feeling an unpleasant feeling, he knows ‘I feel an unpleasant feeling’; when feeling a neutral feeling, he knows ‘I feel a neutral feeling.’

“When feeling a worldly pleasant feeling, he knows ‘I feel a worldly pleasant feeling’; when feeling an unworldly pleasant feeling, he knows ‘I feel an unworldly pleasant feeling’;

when feeling a worldly unpleasant feeling, he knows ‘I feel a worldly unpleasant feeling’; when feeling an un- worldly unpleasant feeling, he knows ‘I feel an unworldly unpleasant feeling’;

when feeling a worldly neutral feeling, he knows ‘I feel a worldly neutral feeling’; when feeling an unworldly neutral feeling, he knows ‘I feel an unworldly neutral feeling.’

[Refrain]

“In this way, in regard to feelings he abides contemplating feelings internally … externally … internally and externally. He abides contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in feelings. Mindfulness that ‘there is feeling’ is established in him to the extent necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides independent, not clinging to anything in the world. That is how in regard to feelings he abides contemplating feelings.”

[MIND]

"And how, monks, does he in regard to the mind abide contemplating the mind?

“Here he knows a lustful mind to be ‘lustful’, and a mind without lust to be ‘without lust’;

he knows an angry mind to be ‘angry’, and a mind without anger to be ‘without anger’;

he knows a deluded mind to be ‘deluded’, and a mind without delusion to be ‘without delusion’;

he knows a contracted mind to be ‘contracted’, and a distracted mind to be ‘distracted’;

he knows a great mind to be ‘great’, and a narrow mind to be ‘narrow’;

he knows a surpassable mind to be ‘surpassable’, and an unsurpassable mind to be ‘unsurpassable’;

he knows a concentrated mind to be ‘concentrated’, and an unconcentrated mind to be ‘unconcentrated’;

he knows a liberated mind to be ‘liberated’, and an unliberated mind to be ‘unliberated.’

[Refrain]

“In this way, in regard to the mind he abides contemplating the mind inter- nally … externally … internally and externally. He abides contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in regard to the mind. Mindfulness that ‘there is a mind’ is established in him to the extent necessary for bare knowledge and continuous mindful- ness. And he abides independent, not clinging to anything in the world. That is how in regard to the mind he abides contemplating the mind.”

(...)

 

Trung A-hàm 98
KINH NIỆM XỨ
Tuệ sỹ dịch

(...)

[Quán thân]

(...)

[Quán thọ]

“Thế nào gọi là niệm xứ quán thọ như thọ?

Tỳ-khưu khi thọ nhận cảm giác lạc liền biết đang thọ nhận cảm giác lạc, khi thọ nhận cảm giác khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác khổ, khi thọ nhận cảm giác không lạc không khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác không lạc không khổ.

Khi thân thọ nhận cảm giác lạc, thân thọ nhận cảm giác khổ, thân thọ nhận cảm giác không lạc không khổ;

khi tâm thọ nhận cảm giác lạc, tâm thọ nhận cảm giác khổ, tâm thọ nhận cảm giác không lạc không khổ;

cảm giác lạc khi ăn, cảm giác khổ khi ăn, cảm giác không lạc không khổ khi ăn; cảm giác lạc khi không ăn, cảm giác khổ khi không ăn, cảm giác không lạc không khổ khi không ăn;

cảm giác lạc khi có dục, cảm giác khổ khi có dục, cảm giác không khổ không lạc khi có dục; cảm giác lạc khi không có dục, cảm giác khổ khi không có dục, cảm giác không lạc không khổ khi không có dục.

Tỳ-khưu như vậy, quán thọ nơi nội thọ, quán thọ nơi ngoại thọ, dựng niệm tại thọ, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-khưu quán thọ như thọ. Nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni từng chi tiết quán thọ như thọ như vậy, gọi là niệm xứ quán thọ như thọ.”

[Quán tâm]

“Thế nào gọi là niệm xứ quán tâm như tâm?

Tỳ-khưu có tâm tham dục thì biết đúng như thật có tâm tham dục, có tâm vô dục thì biết đúng như thật là có tâm vô dục.

Khi có sân hay không sân, có si hay không si, có ô uế hay không ô uế, có hợp hay có tan, có thấp hay có cao, có nhỏ hay có lớn; tu hay không tu, định hay không định, giải thoát hay không giải thoát.

Cũng như vậy, có tâm giải thoát thì biết đúng như thật có tâm giải thoát; có tâm không giải thoát thì biết đúng như thật là có tâm không giải thoát.

Tỳ-khưu như vậy, quán tâm nơi nội tâm, quán tâm nơi ngoại tâm , dựng niệm tại tâm, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy là Tỳ-khưu quán tâm như tâm. Nếu Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni từng chi tiết quán tâm như tâm như vậy, đó gọi là niệm xứ quán tâm như tâm.”

(...)

 

Tăng nhất A-hàm 12.1
PHẨM NHẬP ĐẠO, KINH SỐ 1
Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

(...)

[Quán thân]

(...)

[Quán thọ]

“Thế nào là Tỳ-khưu quán thọ nơi nội thọ?

Ở đây, Tỳ-khưu khi có cảm thọ lạc, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ lạc. Khi có cảm thọ khổ, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ khổ. Khi có cảm thọ không lạc không khổ, tự giác tri rằng ta có cảm thọ không lạc không khổ.

Nếu khi được cảm thọ lạc bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc bởi vật dục. Nếu khi được cảm thọ khổ bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ bởi vật dục. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục.

Nếu khi được cảm thọ lạc phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc phi vật dục. Nếu được cảm thọ khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ phi vật dục. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục. Tỳ-khưu bên tự quán nội thọ như vậy.

“Lại nữa, nếu Tỳ-khưu lúc được cảm thọ lạc, lúc ấy không có cảm thọ khổ, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ lạc. Nếu lúc được cảm thọ khổ, lúc ấy không có cảm thọ lạc, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ khổ. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ, lúc đó không có lạc, không có khổ, thì tự giác tri ta đang cảm thọ không lạc không khổ.

“Vị đó quán pháp tập khởi mà tự an trú, cũng quán pháp diệt tận, lại quán pháp tập diệt. Hoặc lại có thọ hiện ở trước mà có thể biết, có thể thấy; vị ấy tư duy nguồn gốc của nó, không nương tựa vào đâu mà tự an trú, không khởi niệm tưởng về thế gian. Ở trong đó cũng không kinh sợ. Do không kinh sợ mà đạt đến Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Tỳ-khưu tự quán nội thọ như vậy, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Tự quán ngoại thọ, quán nội ngoại thọ, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Như vậy Tỳ-khưu nội ngoại quán thọ.

[Quán tâm]

“Thế nào là quán tâm nơi tâm mà tự an trú?

Ở đây, Tỳ-khưu có tâm ái dục, liền tự giác tri có tâm ái dục; không có tâm ái dục cũng tự giác tri không có tâm ái dục.

Có tâm sân nhuế, liền tự giác tri có tâm sân nhuế; không có tâm sân nhuế, cũng tự giác tri không có tâm sân nhuế.

Nếu có tâm ngu si, liền tự giác tri có tâm ngu si; không có tâm ngu si, liền tự giác tri ta không không có tâm ngu si.

Nếu có tâm ái niệm, liền tự giác tri có tâm ái niệm; không có tâm ái niệm, cũng tự giác tri không có tâm ái niệm. Có tâm thọ nhập, thì tự giác tri có tâm thọ nhập; không tâm thọ nhập, thì tự giác tri không tâm thọ nhập.

Nếu có tâm loạn, thì tự giác tri có tâm loạn; không có tâm loạn niệm, cũng tự giác tri không có tâm loạn niệm.

Có tâm tán lạc, liền tự giác tri có tâm tán lạc; không có tâm tán lạc, liền tự giác tri không có tâm tán lạc.

Có tâm phổ biến, liền tự giác tri có tâm phổ biến; không có tâm phổ biến, cũng tự giác tri không có tâm phổ biến.

Có tâm lớn, liền tự giác tri có tâm lớn; không có tâm lớn cũng tự giác tri không có tâm lớn.

Có tâm vô lượng, liền tự giác tri có tâm vô lượng; không có tâm vô lượng, cũng tự giác tri không có tâm vô lượng.

Có tâm tam-muội, liền giác tri có tâm tam-muội; không có tâm tam-muội, cũng giác tri không có tâm tam-muội.

Tâm chưa giải thoát, liền tự giác tri tâm chưa giải thoát; tâm đã giải thoát, cũng tự giác tri tâm đã giải thoát.

“Như vậy, Tỳ-khưu tu niệm xứ với sự quán sát tướng của tâm; quán tập pháp, quán diệt pháp, cùng quán pháp tập diệt; tư duy quán pháp mà tự an trú. Những gì mà có thể biết, có thể thấy, có thể tư duy, không thể tư duy, không nương tựa cái gì, không khởi lên niệm tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi liền được vô dư. Đã được vô dư liền được Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân đời sau nữa.’

“Như vậy, Tỳ-khưu tu tập niệm, tự quán tự nội tâm, trừ bỏ loạn tưởng, không có sầu lo; tu tập niệm, tự quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm, trừ bỏ loạn niệm, không có sầu lo. Như vậy, Tỳ-khưu tu tập niệm xứ quán tướng của tâm nơi tâm.

(...)

 

Ngài Moggallāna và Sāriputta đắc A-la-hán qua quán Thọ

 

Kinh Ngủ gục (AN 7:58)

(Đức Phật dạy ngài Moggallāna những phương cách vượt qua buồn ngủ trong khi hành thiền và thu thúc lục căn. Tiếp theo, ngài Moggallāna hỏi về quán các cảm thọ...)

… Tôn giả Mahāmoggallāna bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào, tóm tắt lại, một Tỳ-khưu được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến cứu cánh mục đích, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi ách nạn, đạt đến cứu cánh phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư thiên và loài người?

– Này Moggallāna, ở đây, Tỳ-khưu được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Này Moggallāna, và Tỳ-khưu được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Vị ấy thắng tri tất cả pháp; do thắng tri tất cả pháp, vị ấy liễu tri tất cả pháp. Do liễu tri tất cả pháp, phàm có cảm thọ gì được cảm giác, lạc, khổ hay không khổ, không lạc, vị ấy trú tùy quán vô thường đối với các cảm thọ ấy. Vị ấy trú tùy quán ly tham. Vị ấy trú tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ. Do vị ấy trú tùy quán vô thường trong các cảm thọ, do vị ấy trú tùy quán ly tham, do vị ấy tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ, nên không chấp thủ một cái gì ở đời; do không chấp thủ nên không lo âu; do không tham đắm nên tự mình nhập Niết-bàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái này nữa". Này Moggallāna, cho đến như vậy, tóm tắt lại, một Tỳ-khưu được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến mục đích cứu cánh, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi các ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư thiên và loài người.

(…)

Theo Chú giải, ngài Moggallāna sau khi nghe giảng, chiêm nghiệm và đắc quả A-la-hán.


Kinh Trường Trảo (MN 74)

(Đức Phật giảng cho Aggivasana (Dīghanakha, Trường Trảo), có ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) đứng phía sau và nghe Ngài giảng…)

… Này Aggivessana, có ba thọ này; lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chỉ cảm giác lạc thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác khổ thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chỉ cảm giác khổ thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác khổ thọ, chỉ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, khổ thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.

Thấy vậy, này Aggivessana, vị đa văn thánh đệ tử yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ, yểm ly bất khổ bất lạc thọ. Do yểm ly, vị ấy không có tham dục. Do không tham dục, vị ấy được giải thoát. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm. Sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa".

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, nhưng không có chấp thủ (từ ngữ ấy).

Lúc bấy giờ Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) đứng sau lưng Thế Tôn và đang quạt Thế Tôn. Rồi Tôn giả Sāriputta suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã thuyết cho chúng ta sự đoạn trừ các pháp ấy nhờ thắng trí. Thiện Thệ đã thuyết cho chúng ta sự từ bỏ các pháp ấy nhờ thắng trí". Khi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như vậy, tâm (của Tôn giả) được giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

[ Home ]

30-10-2016