Đàm luận Phật Pháp
- 107 -

Satipatthana (2) - Dẫn nhập

01-book.jpg
01-book.jpg
1010 * 850
02-map.jpg
02-map.jpg
900 * 600
03-kuru.jpg
03-kuru.jpg
1202 * 900
04-sati.jpg
04-sati.jpg
1363 * 846
05-text.jpg
05-text.jpg
1341 * 952
06-structure.jpg
06-structure.jpg
968 * 1712
07-oneway.jpg
07-oneway.jpg
1324 * 675
08-chanhniem.jpg
08-chanhniem.jpg
1204 * 800
09-diepkhuc.jpg
09-diepkhuc.jpg
1435 * 696
10-niem.jpg
10-niem.jpg
1127 * 900
11-niem_vaitro.jpg
11-niem_vaitro.jpg
1403 * 767

 

Trích: Những lời Phật dạy
Tỳ-khưu Bodhi, Bình Anson dịch (2016)

(...) Bài kinh giảng thường được xem bao gồm những hướng dẫn hành thiền đầy đủ nhất là Kinh Lập Niệm hay Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta). Có hai phiên bản bài kinh này, phiên bản dài trong Trường bộ, phiên bản trung bình ở Trung Bộ. Bản dài khác với bản trung bình ở phần phân tích mở rộng về Tứ Thánh Đế, có lẽ nguyên thủy là một chú giải sơ bộ được đưa vào bài kinh. Bản trung bình được đưa vào cuốn sách nầy. Toàn bộ một chương trong Tương ưng bộ – chương Tương ưng Lập niệm (Satipaṭṭhāna-saṃyutta), cũng dành cho hệ thống hành thiền này.

Bài kinh Lập Niệm không đề nghị một đề mục hành thiền duy nhất hay một pháp hành thiền duy nhất. Mục đích của bài kinh là giải thích làm thế nào để thiết lập một chế độ chiêm niệm cần thiết để thực chứng Niết-bàn. Khung tâm thức thích hợp được thiết lập, như ngụ ý trong tựa bài kinh, được gọi là “thành lập niệm”. Từ “satipaṭṭhāna” có lẽ nên hiểu như là một hợp từ của “sati”, niệm hay tỉnh thức và “upaṭṭhāna”, thành lập. Vì thế “thành lập niệm” có lẽ là cách dịch tốt nhất nắm bắt được ý nghĩa nguyên thủy.

Theo công thức tiêu chuẩn kèm theo mỗi bài tập, mỗi “satipaṭṭhāna” là một phương thức trú xứ (viharati). Phương thức trú xứ này có liên quan đến việc quan sát các đối tượng trong một khung tâm thức thích hợp. Khung tâm thức đó gồm có ba phẩm chất tích cực: nhiệt tâm (tinh cần, ātāpa), niệm (sati) và tỉnh giác (hiểu biết rõ ràng, sampajañña). Từ “sati” nguyên thủy có nghĩa là trí nhớ, nhưng trong ngữ cảnh này có nghĩa là ghi nhớ hiện tại, một sự nhận thức bền vững về những gì đang xảy ra cho ta và trong ta trong mỗi lần trực nghiệm. Niệm, trong những giai đoạn đầu tiên, có liên quan đến giữ tâm quán sát liên tục vào đối tượng, có nghĩa liên tục giữ đối tượng trong tâm. Niệm ngăn ngừa tâm tuột đi, lang thang đến nơi khác qua những ý tưởng ngẫu nhiên, tạo thành hý luận và quên lãng. Niệm thường được xem xảy ra kết hợp chặt chẽ với “tỉnh giác”, một sự hiểu biết rõ ràng về những gì hành giả đang trực nghiệm.

Công thức mở đầu của bài kinh nói rằng hành giả tham gia vào việc thực hành này sau khi “đã chế ngự tham dục và ưu sầu trên đời” (vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ). Cụm từ “đã chế ngự” không nhất thiết phải hiểu rằng hành giả trước tiên phải vượt qua ham muốn và ưu sầu – theo Chú giải, có nghĩa là dục tham và sân hận và từ đó đại diện cho năm triền cái – trước khi hành giả thực hành lập niệm. Cụm từ đó có thể hiểu là chính sự thực hành là phương tiện để chế ngự tham dục và ưu sầu. Như thế, trong khi chế ngự các ảnh hưởng ngăn che của tham lam và sân hận, hành giả làm khơi dậy các phẩm chất tích cực của nhiệt tâm, niệm và tỉnh giác và quán soi bốn lĩnh vực đối tượng: Cơ thể, các cảm thọ, các trạng thái tâm và các hiện tượng (thân, thọ, tâm, pháp).

Đây là bốn lĩnh vực đối tượng phân chia việc quan sát tỉnh thức thành bốn sự thành lập niệm.

Bốn lĩnh vực đối tượng này chia phần mô tả kinh Lập Niệm thành bốn đoạn chính. Hai trong số đoạn này, đoạn đầu và đoạn cuối, có nhiều phân đoạn. Khi tổng cộng các phân đoạn, chúng ta có được hai mươi mốt (21) đề mục hành thiền. Nhiều đề mục này có thể dùng để phát triển an chỉ (samatha), nhưng toàn thể hệ thống lập niệm dường như đặc biệt được thiết kế để phát triển minh quán (vipassanā). Những đoạn chính trong cách phân chia này như sau:

1. Quán thân (kāyānupassanā). Gồm có mười bốn đề mục: quán niệm hơi thở (1); quán bốn oai nghi (2); quán thân hành (3); quán thân ô trược (qua quan sát các bộ phận của cơ thể) (4); quán tứ đại (5); và chín đề mục quán tử thi (6-14) – những pháp quán tử thi qua các giai đoạn hư thối.

2. Quán thọ (vedanānupassanā). Cảm thọ chia làm ba loại chính – lạc, khổ, không khổ không lạc – và mỗi loại thọ được phân biệt thêm về cảm thọ nơi thân xác hay ở tâm. Tuy nhiên, bởi vì chúng chỉ là cảm thọ, quán thọ được xem chung là một đề mục (15).

3. Quán tâm (cittānupassanā). Đây là một đề mục về tâm, phân biệt thành tám đôi trạng thái tâm đối nghịch (16).

4. Quán pháp (dhammānupassanā). Từ “pháp” (dhammā) ở đây có lẽ để chỉ các hiện tượng, được phân thành năm loại theo lời dạy của Đức Phật, là Giáo Pháp (Dhamma, Pháp). Như thế, “quán pháp” có ý nghĩa kép, là các pháp (dhammas, hiện tượng) được quán bằng Giáo Pháp (Dhamma). Năm phân hạng là: năm triền cái (17), năm uẩn (18), sáu nội xứ và sáu ngoại xứ (19), bảy giác chi (20) và Tứ Thánh Đế (21).

Mặc dù không nói rõ trong bài kinh, một chuỗi tăng tiến dường như ngụ ý bằng các điều khoản mô tả mỗi pháp quán. Trong quán niệm hơi thở, hành giả tiến dần đến các mức độ an định vi tế; trong pháp quán thọ, hành giả tiến đến các cảm thọ phi cơ thể không lạc không khổ; trong pháp quán tâm, hành giả tiến đến trạng thái tâm tập trung và giải thoát. Những điều này cho thấy các diễn tiến trong ba pháp quán này giúp tăng cường mức định tâm. Trong pháp thứ tư – quán các pháp, tầm quan trọng chuyển hướng đến minh sát. Hành giả bắt đầu bằng cách quan sát và chế ngự năm triền cái. Chế ngự năm triền cái đánh dấu thành công trong định tâm. Với tâm định, hành giả quán năm uẫn và sáu xứ. Khi quán niệm có đà phát triển, bảy giác chi hiện rõ ra và phát triển bảy giác chi đưa đến đỉnh điểm về tri kiến Tứ Thánh Đế. Tri kiến Tứ Thánh Đế giải phóng tâm khỏi các lậu hoặc và như thế, đưa đến chứng đắc Niết-bàn. Do đó, hệ thống hành thiền này hoàn tất con đường trực tiếp hướng đến thực chứng Niết-bàn, như Đức Phật đã giảng dạy.

Mỗi bài tập quán niệm chính được bổ sung bằng một đoạn phụ trợ, một “điệp khúc” với bốn phân đoạn:

- Phân đoạn thứ nhất cho biết hành giả quán đề mục bên trong (bên trong kinh nghiệm của chính mình), bên ngoài (suy ngẫm như thể xảy ra với kinh nghiệm của người khác) và cả hai. Việc này đảm bảo hành giả có được một cái nhìn cân bằng và đầy đủ về đối tượng.

- Phân đoạn thứ hai cho biết hành giả quán đề mục vốn được sinh khởi, bị đoạn diệt, được sinh khởi lẫn bị đoạn diệt. Điều này soi sáng tính chất vô thường và từ đó, đưa đến tuệ minh về ba đặc tướng: vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anattā).

- Phân đoạn thứ ba dạy hành giả đơn thuần ghi nhận đối tượng với mức độ cần thiết cho niệm vững bền và tri kiến.

- Phân đoạn thứ tư chỉ rõ hành giả an trú vào trạng thái tâm hoàn toàn xả ly, không dính chấp vào bất cứ việc gì trên đời.

 

 

Tỳ-khưu Analayo 

From: Wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo

Bhikkhu Anālayo is a bhikkhu (Buddhist monk), scholar and meditation teacher. He was born in Germany in 1962, and went forth in 1995 in Sri Lanka. He is best known for his comparative studies of early Buddhist texts as preserved by the various early Buddhist traditions.

Monastic life

Bhikkhu Anālayo temporarily ordained in 1990 in Thailand, after a meditation retreat at Wat Suan Mokkh, the monastery established by the influential 20th-century Thai monk Ajahn Buddhadasa. After two years as a bhikkhu, he left the robes and went back to Germany. In 1994 he went to Sri Lanka, where in 1995 he took pabbajja again under Balangoda Ananda Maitreya Thero. He received his upasampada in 2007 in the Sri Lankan Shwegyin Nikaya (belonging to the main Amarapura Nikaya), with Pemasiri Thera of Sumathipala Aranya as his ordination acariya. Bhikkhu Bodhi has been Bhikkhu Anālayo's main teacher.

Scholarly career and activity

Bhikkhu Anālayo completed a Ph.D. thesis on the Satipaṭṭhāna Sutta at the University of Peradeniya in 2000, which was later published as Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization. During the course of that study, he had come to notice the interesting differences between the Pāli and Chinese Buddhist canon versions of this early Buddhist discourse. This led to his undertaking a habilitation research at the University of Marburg, completed in 2007, in which he compared the Majjhima Nikāya discourses with their Chinese, Buddhist Hybrid Sanskrit and Tibetan Buddhist canon counterparts. In 2014 Anālayo then published Perspectives on Satipaṭṭhāna, where he builds on his earlier work by comparing the parallel versions of the Satipaṭṭhāna-sutta and exploring the meditative perspective that emerges when emphasis is given to those instructions that are common ground among the extant canonical versions and thus can reasonably well be expected to be early.

Bhikkhu Anālayo has published extensively on early Buddhism. The textual study of early Buddhist discourses in comparative perspective is the basis of his ongoing interests and academic research. At present he is the chief editor and one of the translators of the first English translation of the Chinese Madhyama-āgama (Taishō 26), and has undertaken an integral English translation of the Chinese Saṃyukta-āgama (Taishō 99), parallel to the Pali Saṃyutta Nikāya collection.

Central to Anālayo’s academic activity remain theoretical and practical aspects of meditation. He has published several articles on insight and absorption meditation and related contemporary meditation traditions to their textual sources.

His comparative studies of early Buddhist texts have also led Anālayo to focus on historical developments of Buddhist thought, and to research the early roots and genesis of the bodhisattva ideal and the beginning of Abhidharma thought.

Bhikkhu Anālayo was a presenter at the International Congress on Buddhist Women's Role in the Sangha. Exploring attitudes towards bhikkhuni (female monastics) in early Buddhist texts and the story of the foundation of the bhikkhuni order has allowed him to be a supporter of bhikkhuni ordination, which is a matter of controversy in the Theravada and Tibetan traditions. Bhikkhu Anālayo is a Professor of the Centre for Buddhist Studies at the University of Hamburg, works as a researcher at Dharma Drum Buddhist College, Taiwan and is a core faculty member at the Barre Center for Buddhist Studies.

 

KINH LẬP NIỆM (MN 10)

(Satipaṭṭhana Sutta, Kinh Niệm xứ, Trung bộ 10)

 

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu.

Các Tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn.

2. Thế Tôn thuyết như sau:

– Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

3. Thế nào là bốn? Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ như các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp như các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời.

 

(Quán thân)

[1. Quán hơi thở]

4. Và này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân? Ở đây, tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi xuống. Sau khi xếp tréo chân, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt, vị ấy thở vô với ghi nhận rõ ràng, vị ấy thở ra với ghi nhận rõ ràng. Thở vô dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vô dài;” hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra dài;” hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vô ngắn;” hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, biết rõ: “Tôi quay dài”, hay khi quay ngắn, biết rõ: “Tôi quay ngắn”. Cũng vậy, tỳ-khưu thở vô dài, biết rõ: “Tôi thở vô dài;”... “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

5. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong thân; hay sống quán tính diệt tận trong thân; hay sống quán tính sinh và diệt trong thân. Hay nhận thức “có thân đây” được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[2. Bốn oai nghi]

6. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đi, biết rõ: “Tôi đi;” hay đứng, biết rõ: “Tôi đứng;” hay ngồi, biết rõ: “Tôi ngồi;” hay nằm, biết rõ: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết rõ thân như thế ấy.

7. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[3. Hiểu biết rõ ràng việc đang làm]

8. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn tới nhìn lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

9. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[4. Thân bất tịnh]

10. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Cũng như một bao chứa, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, tỳ-khưu quán sát thân này... chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông,... nước tiểu”.

11. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[5. Bốn đại]

12. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”. Như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể, giết một con bò, ngồi cắt chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

13. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[6-14. Chín pháp quán tử thi]

14. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

15. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

16. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

17. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

18-24. Này các tỳ-khưu, lại nữa, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại... chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia – ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu – tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

25. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

26-30. Lại nữa này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

31. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

 

(Quán thọ)

32. Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ? Ở đây tỳ-khưu khi cảm giác lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ;” khi cảm giác khổ thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ;” khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất;” hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rõ: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất”.

33. Như vậy, vị ấy sống quán thọ như các thọ bên trong; hay sống quán thọ như các thọ bên ngoài; hay sống quán thọ như các thọ bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các thọ, hay sống quán tính diệt tận trong các thọ; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các thọ. Hay nhận thức “có cảm thọ đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thọ như các thọ.

 

(Quán tâm)

34. Này các tỳ-khưu, như thế nào là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm? Ở đây, tỳ-khưu với tâm có tham, biết rõ: “Tâm có tham;” hay với tâm không tham, biết rõ: “Tâm không tham”. Hay với tâm có sân, biết rõ: “Tâm có sân;” hay với tâm không sân, biết rõ: “Tâm không sân”. Hay với tâm có si, biết rõ: “Tâm có si;” hay với tâm không si, biết rõ: “Tâm không si”. Hay với tâm thu nhiếp, biết rõ: “Tâm được thu nhiếp”. Hay với tâm tán loạn, biết rõ: “Tâm bị tán loạn”. Hay với tâm quảng đại, biết rõ: “Tâm được quảng đại;” hay với tâm không quảng đại, biết rõ: “Tâm không được quảng đại”. Hay với tâm hữu hạn, biết rõ: “Tâm hữu hạn”. Hay với tâm vô thượng, biết rõ: “Tâm vô thượng”. Hay với tâm có định, biết rõ: “Tâm có định;” hay với tâm không định, biết rõ: “Tâm không định”. Hay với tâm giải thoát, biết rõ: “Tâm có giải thoát;” hay với tâm không giải thoát, biết rõ: “Tâm không giải thoát”.

35. Như vậy vị ấy sống quán tâm như tâm bên trong; hay sống quán tâm như tâm bên ngoài; hay sống quán tâm như tâm bên trong và bên ngoài. Hay sống quán tính sinh khởi trong tâm; hay sống quán tính diệt tận trong tâm; hay sống quán tánh sinh và diệt trong tâm. Hay nhận thức “có tâm đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán tâm như tâm.

 

(Quán pháp)

[1. Năm triền cái]

36. Này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp trên các pháp? Ở đây, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái. Và này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái? Này các tỳ-khưu, ở đây, tỳ-khưu trong tâm có ái dục, biết rõ: “Trong tâm tôi có ái dục;” hay trong tâm không có ái dục, biết rõ: “Trong tâm tôi không có ái dục”. Và với ái dục chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với ái dục đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

Hay trong tâm có sân hận... Hay trong tâm có hôn trầm thụy miên... Hay trong tâm có trạo hối... Hay trong tâm có nghi, biết rõ: “Trong tâm tôi có nghi;” hay trong tâm không có nghi, biết rõ: “Trong tâm tôi không có nghi”. Và với nghi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với nghi đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

37. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm triền cái.

[2. Năm uẩn]

38. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm thủ uẩn. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm thủ uẩn? Ở đây, tỳ-khưu suy tư: “Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt”.

39. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với năm uẩn.

[3. Sáu xứ]

40. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ? Ở đây, tỳ-khưu biết rõ con mắt và biết rõ các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

Tỳ-khưu biết rõ tai và biết rõ các tiếng... biết rõ mũi và biết rõ các hương... biết rõ lưỡi và biết rõ các vị... biết rõ thân và biết rõ các xúc, biết rõ ý và biết rõ các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

41. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với sáu nội xứ và ngoại xứ.

[4. Bảy giác chi]

42. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi? Ở đây, tỳ-khưu trong tâm có niệm giác chi, biết rõ: “Trong tâm tôi có niệm giác chi;” hay trong tâm không có niệm giác chi, biết rõ: “Trong tâm tôi không có niệm giác chi”. Và với niệm giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với niệm giác chi đã sinh, nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.

Hay tỳ-khưu trong tâm có trạch pháp giác chi... có tinh tấn giác chi... có hỷ giác chi... có khinh an giác chi... có định giác chi... có xả giác chi, biết rõ: “Trong tâm tôi có xả giác chi;” hay trong tâm không có xả giác chi, biết rõ: “Trong tâm tôi không có xả giác chi”. Và với xả giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với xả giác chi đã sinh nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.

43. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với bảy giác chi.

[5. Bốn Thánh Đế]

44. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị ấy sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh đế. Và thế nào là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh đế? Ở đây, tỳ-khưu như thật biết rõ: “Ðây là Khổ;” như thật biết rõ: “Ðây là Khổ tập;” như thật biết rõ: “Ðây là Khổ diệt;” như thật biết rõ: “Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt”.

45. Như vậy vị ấy sống quán pháp như các pháp bên trong; hay sống quán pháp như các pháp bên ngoài; hay sống quán pháp như các pháp bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong các pháp; hay sống quán tính diệt tận trong các pháp; hay sống quán tánh sinh và diệt trong các pháp. Hay nhận thức “có pháp đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán pháp như các pháp đối với Bốn Thánh Đế.

 

(Kết luận)

46. Này các tỳ-khưu, vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong sáu năm,... trong năm năm,... trong bốn năm,... trong ba năm,... trong hai năm,... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy tháng,... trong sáu tháng,... trong năm tháng,... trong bốn tháng,... trong ba tháng,... trong hai tháng,... trong một tháng,... trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

Này các tỳ-khưu, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập bốn pháp lập niệm này như vậy trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất lai.

46. Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các tỳ-khưu ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

(MN 10, Kinh Lập niệm/Niệm xứ)

 

 

SATIPAṬṬHĀNA  SUTTA
Translated by Bhikkhu Ānalayo (2003)

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country  at  a  town   of  the   Kurus   named  Kammāsadhamma. There   he addressed the monks  thus:  “Monks.” “Venerable sir,” they  replied. The Blessed One  said this:

[DIRECT  PATH]
“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.

[DEFINITION]
“What are the four? Here, monks,  in regard to the body a monk  abides con- templating the body, diligent, clearly knowing, and  mindful, free from de- sires and  discontent in regard to the world.  In regard to feelings  he abides contemplating feelings,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free from desires  and  discontent in regard to the  world.  In regard to the  mind  he abides  contemplating the  mind,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free  from  desires   and   discontent  in  regard to  the  world.   In  regard to dhammas he abides  contemplating dhammas, diligent, clearly knowing, and mindful, free from desires  and  discontent in regard to the world.

[BREATHING]
"And how,  monks,  does  he in regard to the body  abide  contemplating the body? Here, gone to the forest, or to the root of a tree, or to an empty hut, he sits down; having folded  his legs crosswise,  set his body  erect,  and  estab- lished  mindfulness in front of him, mindful he breathes in, mindful he breathes out.

 “Breathing in long, he knows ‘I breathe in long,’ breathing out  long, he knows ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he knows ‘I breathe in short,’ breathing out short,  he knows ‘I breathe out short.’ He trains  thus:  ‘I shall breathe in experiencing the whole  body,’ he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole  body.’ He trains thus: ‘I shall breathe in calming the bodily formation,’ he trains thus: ‘I shall breathe out calming the bodily for- mation.’

 “Just  as  a skilled  turner or  his  apprentice, when making a long  turn, knows ‘I make  a long turn,’  or when making a short  turn knows ‘I make  a short  turn’  so too, breathing in long, he knows ‘I breathe in long,’… (con- tinue  as above).

[Refrain]
“In  this  way,  in  regard to  the  body  he  abides  contemplating the  body internally, or he abides contemplating the body externally, or he abides con- templating the body  both  internally and  externally. Or, he abides  contem- plating the  nature of arising  in the  body,  or he abides  contemplating the nature of passing away in the body, or he abides  contemplating the nature of both arising and passing away in the body. Or, mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to any- thing  in the world.

 “That is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[POSTURES]
“Again, monks,  when walking, he knows ‘I am walking’; when standing, he knows ‘I am standing’; when sitting,  he knows ‘I am sitting’;  when lying down, he knows ‘I am lying down’;  or he knows accordingly however his body  is disposed.

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ACTIVITIES]
“Again, monks, when going forward and returning he acts clearly knowing; when looking  ahead and  looking  away he acts clearly knowing; when flex- ing  and  extending his  limbs  he  acts  clearly  knowing; when wearing his robes and  carrying his outer  robe and  bowl he acts clearly knowing; when eating,  drinking, consuming food,  and  tasting   he  acts  clearly  knowing; when defecating and  urinating he  acts  clearly  knowing; when walking, standing, sitting,  falling asleep,  waking up,  talking,  and  keeping silent  he acts clearly knowing.

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ANATOMICAL  PARTS]
“Again, monks,  he reviews this same body up from the soles of the feet and down from the top of the hair, enclosed by skin, as full of many  kinds of im- purity thus: ‘in this body there  are head-hairs, body-hairs, nails, teeth,  skin, flesh,   sinews,   bones,   bone-marrow,  kidneys,  heart,   liver, diaphragm, spleen, lungs,  bowels,  mesentery, contents of  the  stomach, faeces,  bile, phlegm, pus,  blood,  sweat,  fat, tears,  grease,  spittle,  snot,  oil of the  joints, and  urine.’

“Just as though there  were  a bag  with  an  opening at both  ends  full of many  sorts of grain, such as hill rice, red rice, beans, peas, millet, and  white rice, and a man with good eyes were to open it and review it thus: ‘this is hill rice, this is red rice, these are beans, these are peas, this is millet, this is white rice’; so too he reviews this same body.… (continue as above).

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ELEMENTS]
“Again, monks,  he reviews this same  body,  however it is placed,  however disposed, as consisting of elements thus:  ‘in this body  there  are the  earth element, the water  element, the fire element, and  the air element’. 

“Just as though a skilled butcher or his apprentice had  killed a cow and was seated  at a crossroads with  it cut up into pieces; so too he reviews this same body.… (continue as above).

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[CORPSE  IN  DECAY]
“Again, monks,  as though he were to see a corpse thrown aside in a charnel ground – one, two, or three  days dead,  bloated, livid, and  oozing  matter … being devoured by crows, hawks, vultures, dogs, jackals, or various kinds of worms  … a skeleton with  flesh and  blood,  held  together with  sinews  … a fleshless skeleton smeared with blood, held together with sinews … a skele- ton  without flesh  and  blood,  held  together with  sinews  … disconnected bones  scattered in  all directions … bones  bleached white,  the  colour  of shells … bones  heaped up, more than  a year old … bones  rotten and  crum- bling to dust  – he compares this same body  with  it thus:  ‘this body  too is of the same nature, it will be like that,  it is not exempt from that  fate.’

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[FEELINGS]
“And  how,   monks,   does  he  in  regard to  feelings  abide   contemplating feelings?

“Here,  when feeling  a pleasant feeling,  he knows ‘I feel a pleasant feel- ing’; when feeling  an  unpleasant feeling,  he  knows ‘I feel an  unpleasant feeling’; when feeling a neutral feeling, he knows ‘I feel a neutral feeling.’

“When  feeling  a worldly pleasant feeling,  he  knows ‘I feel  a worldly pleasant feeling’; when feeling  an unworldly pleasant feeling, he knows ‘I feel an unworldly pleasant feeling’; when feeling a worldly unpleasant feel- ing,  he  knows ‘I feel a worldly unpleasant feeling’;  when feeling  an  un- worldly unpleasant feeling,  he knows ‘I feel an unworldly unpleasant feeling’; when feeling  a worldly neutral feeling, he knows ‘I feel a worldly neutral feeling’; when feeling an unworldly neutral feeling, he knows ‘I feel an unworldly neutral feeling.’

[Refrain]
“In this way,  in regard to feelings  he abides  contemplating feelings  inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in feelings. Mindfulness that ‘there is feeling’ is established in him to the ex- tent  necessary for bare  knowledge and  continuous mindfulness. And  he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to feelings he abides  contemplating feelings.

[MIND]

"And how,  monks,  does he in regard to the mind  abide  contemplating the mind?

“Here he knows a lustful  mind  to be ‘lustful’, and  a mind  without lust to be ‘without lust’; he knows an angry mind to be ‘angry’, and a mind without anger to be ‘without anger’; he knows a deluded mind to be ‘deluded’, and a mind  without delusion to  be  ‘without delusion’; he  knows a contracted mind  to be ‘contracted’, and a distracted mind  to be ‘distracted’;  he knows a great  mind  to be ‘great’, and  a narrow mind  to be ‘narrow’;  he  knows a surpassable mind  to  be  ‘surpassable’, and  an  unsurpassable mind  to  be ‘unsurpassable’; he knows a concentrated mind to be ‘concentrated’, and an unconcentrated mind  to be ‘unconcentrated’; he knows a liberated mind  to be ‘liberated’, and  an unliberated mind  to be ‘unliberated.’

[Refrain]
“In this way, in regard to the mind  he abides contemplating the mind  inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in regard to the  mind.  Mindfulness that  ‘there  is a mind’  is established in him  to the  extent  necessary for bare  knowledge and  continuous mindful- ness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to the mind  he abides  contemplating the mind.

[HINDRANCES]
“And how,  monks,  does he in regard to dhammas abide  contemplating dhammas? Here  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five hindrances. And how  does he in regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms  of the five hindrances?

“If sensual desire  is present in him, he knows ‘there  is sensual desire  in me’; if sensual desire is not present in him, he knows ‘there is no sensual de- sire in me’; and he knows how unarisen sensual desire can arise, how arisen sensual desire  can be removed, and  how  a future arising  of the  removed sensual desire  can be prevented.

“If aversion is present in him, he knows ‘there is aversion in me’; if aver- sion is not  present in him,  he knows ‘there  is no aversion in me’; and  he knows how  unarisen aversion can  arise,  how  arisen  aversion can  be  re- moved, and how a future arising of the removed aversion can be prevented. “If sloth-and-torpor is  present in  him,  he  knows ‘there  is  sloth-and- torpor in me’; if sloth-and-torpor is not present in him, he knows ‘there is no sloth-and-torpor in me’; and  he knows how  unarisen sloth-and-torpor can arise, how  arisen  sloth-and-torpor can be removed, and  how  a future arising of the removed sloth-and-torpor can be prevented.

“If restlessness-and-worry is present in him, he knows ‘there  is restless- ness-and-worry in me’; if restlessness-and-worry is not present in him, he knows ‘there  is no restlessness-and-worry in me’; and  he knows how  un- arisen restlessness-and-worry can arise, how arisen restlessness-and-worry can  be  removed, and  how  a future arising  of the  removed restlessness- and-worry can be prevented.

“If doubt is present in him, he knows ‘there is doubt in me’; if doubt is not present in him,  he  knows ‘there  is no  doubt in me’; and  he  knows how unarisen doubt can  arise,  how  arisen  doubt can  be removed, and  how  a future arising  of the removed doubt can be prevented.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five hindrances.

[AGGREGATES]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the  five  aggregates of clinging.  And  how  does  he  in  regard to dhammas abide  contemplating dhammas in terms  of the  five aggregates of clinging?

Here  he knows, ‘such is material form, such  its arising,  such  its passing away;  such is feeling, such its arising,  such its passing away;  such is cogni- tion,  such  its arising,  such  its passing away;  such  are volitions,  such  their arising,  such  their  passing away;  such  is consciousness, such  its arising, such its passing away.’

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the five aggregates of clinging.

[SENSE-SPHERES]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms of the six internal and external sense-spheres. And how does he in re- gard  to dhammas abide  contemplating dhammas in terms  of the  six internal and  external sense-spheres?

“Here  he knows the  eye, he knows forms,  and  he knows the  fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the ear, he knows sounds, and  he knows the fetter that arises dependent on  both,  and  he also knows how  an  unarisen fetter  can arise, how  an  arisen  fetter  can be removed, and  how  a future arising  of the  re- moved fetter can be prevented.

“He knows the nose, he knows odours, and he knows the fetter that arises dependent on  both,  and  he also knows how  an  unarisen fetter  can arise, how  an  arisen  fetter  can be removed, and  how  a future arising  of the  re- moved fetter can be prevented.

“He knows the tongue, he knows flavours,  and  he knows the fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the  body,  he knows tangibles, and  he knows the  fetter  that arises  dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter  can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

“He knows the  mind,  he knows mind-objects, and  he knows the  fetter that  arises dependent on both,  and  he also knows how  an unarisen fetter can arise, how  an arisen  fetter can be removed, and  how  a future arising  of the removed fetter can be prevented.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the six internal and  external sense-spheres.

[AWAKENING  FACTORS]
“Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms   of  the  seven   awakening factors.  And  how   does  he  in  regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms of the seven  awakening factors?

“Here,  if the  mindfulness awakening factor is present in him, he knows ‘there is the mindfulness awakening factor in me’; if the mindfulness awak- ening  factor is not present in him, he knows ‘there is no mindfulness awak- ening  factor  in me’; he  knows how  the  unarisen mindfulness awakening factor  can arise, and  how  the  arisen  mindfulness awakening factor  can be perfected by development.

“If the  investigation-of-dhammas awakening  factor  is present in him,  he knows ‘there is the investigation-of-dhammas awakening factor in me’; if the investigation-of-dhammas awakening factor is not present in him, he knows ‘there  is no  investigation-of-dhammas awakening  factor  in me’; he  knows how the unarisen investigation-of-dhammas awakening factor can arise, and how the arisen investigation-of-dhammas awakening factor can be perfected by development.

“If the energy awakening factor is present in him, he knows ‘there is the energy awakening factor in me’; if the energy awakening factor is not pres- ent in him, he knows ‘there is no energy awakening factor in me’; he knows how  the  unarisen energy awakening factor  can arise, and  how  the  arisen energy awakening factor can be perfected by development.

“If the joy awakening factor is present in him, he knows ‘there is the joy awakening factor in me’; if the joy awakening factor is not present in him, he  knows ‘there  is no  joy  awakening factor  in  me’; he  knows how  the unarisen joy awakening factor can arise, and how the arisen joy awakening factor can be perfected by development.

“If the tranquillity awakening factor is present in him, he knows ‘there is the tranquillity awakening factor in me’; if the tranquillity awakening factor is not present in him, he knows ‘there is no tranquillity awakening factor in me’; he  knows how  the  unarisen tranquillity awakening factor  can  arise, and  how  the arisen  tranquillity awakening factor can be perfected by development.

“If the concentration awakening factor is present in him, he knows ‘there is the concentration awakening factor in me’; if the concentration awaken- ing factor is not present in him, he knows ‘there is no concentration awak- ening  factor in me’; he knows how  the unarisen concentration awakening factor can arise, and  how the arisen  concentration awakening factor can be perfected by development.

“If the equanimity awakening factor is present in him, he knows ‘there is the equanimity awakening factor in me’; if the equanimity awakening fac- tor is not present in him, he knows ‘there is no equanimity awakening factor in me’; he knows how the unarisen equanimity awakening factor can arise, and  how the arisen  equanimity awakening factor can be perfected by development.

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the seven  awakening factors.

[NOBLE  TRUTHS]
"Again, monks,  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms of the four noble truths. And how does he in regard to dhammas abide contemplating dhammas in terms  of the four noble truths?

“Here he knows as it really is, ‘this is dukkha‘; he knows as it really is, ‘this is the  arising  of dukkha‘; he  knows as it really  is, ‘this is the  cessation  of dukkha‘; he knows as it really is, ‘this is the way leading to the cessation  of dukkha.’

[Refrain]
“In this way, in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas inter- nally  … externally … internally and  externally. He  abides  contemplating the nature of arising … of passing away … of both arising and passing away in dhammas. Mindfulness that  ‘there  are dhammas‘ is established in him  to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to anything in the world.

“That is how  in regard to dhammas he abides  contemplating dhammas in terms  of the four noble truths.

[PREDICTION]
“Monks, if anyone should develop these four satipaṭṭhānas in such a way for seven years, one of two fruits could be expected for him: either  final knowl- edge here and now, or, if there  is a trace of clinging left, non- returning. Let alone  seven  years  … six years  … five years  … four years  … three  years  … two years … one year … seven months … six months … five months … four months … three  months … two months … one month … half a month … if anyone should develop these  four  satipaṭṭhānas  in  such  a way  for seven days,  one  of two  fruits  could  be expected for him:  either  final knowledge here and  now, or, if there  is a trace of clinging  left, non-returning. So it was with  reference to this that  it was said:

[DIRECT  PATH]
“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.”

That   is  what   the   Blessed  One   said.  The  monks   were   satisfied   and delighted in the Blessed One’s words.

* * *

 

KINH NIỆM XỨ
Trung A-hàm 98
Tuệ sỹ dịch

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật trú tại Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ đều đoạn trừ năm triền cái, tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở vị lai cũng đều đoạn trừ năm triền cái là thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ.

“Ta nay trong hiện tại, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng đều đoạn trừ năm triền cái làm tâm ô uế, tuệ yếu kém. Ta cũng lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

“Bốn niệm xứ là những gì? Đó là, quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm và quán pháp như pháp.

[Quán thân]
Thế nào gọi là niệm xứ quán thân như thân?

“Tỳ-kheo khi đi thì biết mình đi, đứng thì biết mình đứng, ngồi thì biết mình ngồi, nằm thì biết mình nằm, ngủ thì biết mình ngủ, thức thì biết mình thức, ngủ say thì biết mình ngủ say. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo biết rõ chính xác khi vào lúc ra, khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng, nghi dung chững chạc, khéo khoác tăng-già-lê và cầm bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ chính xác. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện, liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như người thợ mộc hoặc học trò thợ mộc, kéo thẳng dây mực, búng lên thân cây rồi dùng búa bén mà đẽo cho thẳng. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như hai lực sĩ bắt một người yếu mang đi khắp nơi, tự do đánh đập. Cũng vậy, Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo-niệm hơi thở vào thì biết niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra thì biết niệm hơi thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra dài thì biết thở ra dài. Thở vào ngắn thì biết thở vào ngắn, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn. Học toàn thân thở vào, học toàn thân thở ra. Học thân hành tĩnh chỉ thở vào, học khẩu hành tĩnh chỉ thở ra. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục, nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể hỷ lạc sanh do ly dục, không đâu không có. Như người hầu tắm, bỏ bột tắm đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc sanh do ly dục không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh, nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi, trong sạch không dơ, tràn đây, tràn ngập. Nước từ bốn phương chảy đến không sao đỏ đổ vào được, mà chính từ đáy suối, nước tự vọt lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ- kheo có hỷ lạc do định sanh thấm nhuần thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm vào thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, lạc sanh do ly hỷ không đâu không có. Như các thứ sen xanh, hồng, đỏ, trắng sanh ra từ nước, lớn lên trong nước, ở dưới đáy nước, rễ, hoa, lá, cọng thảy đều thấm nhuần, phổ biến sung mãn, không đâu không có; cũng vậy, Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm vào thân, phổ biến sung mãn, khắp trong thân thể lạc do ly hỷ không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo nào quán thân như thân; Tỳ-kheo ở trong thân này được biến mãn với tâm ý thanh tịnh, tỏ rõ, thành tựu an trụ; ở trong thân này tâm thanh tịnh không đâu không biến mãn. Như có một người trùm một cái áo rộng bảy hoặc tám khuỷu tay, từ đầu đến chân, thì khắp cả thân đều được phủ kín. Cũng vậy, Tỳ-kheo ở trong thân này với tâm thanh tịnh, không đâu biến mãn. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; là Tỳ-kheo niệm quang minh tưởng, khéo thọ khéo trì, nhớ rõ điều niệm; như phía trước, phía sau cũng vậy; ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày; dưới cũng như trên, trên cũng như dưới. Như vậy tâm không điên đảo, tâm không bị ràng buộc, tâm tự quang minh, không khi nào còn bị bóng tối che lấp. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, như người ngồi quán sát kẻ nằm, rồi nằm quán sát kẻ ngồi. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu từ đầu đến chân quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh, ‘trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ ràng, ‘đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau’; cũng vậy, Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu, từ đầu đến chân, quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán sát giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Như gã đồ tể mổ bò, lột hết bộ da, trải lên mặt đất, phân thành sáu đoạn; cũng vậy, Tỳ-kheo quán các giới trong thân rằng ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán xác chết, mới chết từ một hai ngày đến sáu bảy ngày, đang bị quạ diều bươi mổ, sài lang cấu xé, hoặc đã được hỏa thiêu, hay đã được chôn lấp, đang bị rửa nát hư hoại. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, hài cốt xám xanh, rữa nát gần hết, xương vải khắp đất. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi,’ Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, da, thịt, máu, huyết tiêu cả, chỉ còn xương dính gân. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng trong nghĩa địa thấy xương rời từng đốt, tản mác khắp nơi, xương chân, xương đùi, xương đầu gối, xương bắp vế, xương sống, xương vai, xương cổ, xương sọ, mỗi thứ một nơi. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, xương trắng như vỏ ốc, xanh như lông chim bồ câu, đỏ như màu máu, mục nát bể vụn. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta rồi cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán thân như thân như vậy, đó gọi là niệm xứ quán thân như thân.

[Quán thọ]
“Thế nào gọi là niệm xứ quán thọ như thọ? Tỳ-kheo khi thọ nhận cảm giác lạc liền biết đang thọ nhận cảm giác lạc, khi thọ nhận cảm giác khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác khổ, khi thọ nhận cảm giác không lạc không khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác không lạc không khổ. Khi thân thọ nhận cảm giác lạc, thân thọ nhận cảm giác khổ, thân thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; khi tâm thọ nhận cảm giác lạc, tâm thọ nhận cảm giác khổ, tâm thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; cảm giác lạc khi ăn, cảm giác khổ khi ăn, cảm giác không lạc không khổ khi ăn; cảm giác lạc khi không ăn, cảm giác khổ khi không ăn, cảm giác không lạc không khổ khi không ăn; cảm giác lạc khi có dục, cảm giác khổ khi có dục, cảm giác không khổ không lạc khi có dục; cảm giác lạc [584a] khi không có dục, cảm giác khổ khi không có dục, cảm giác không lạc không khổ khi không có dục. Tỳ-kheo như vậy, quán thọ nơi nội thọ, quán thọ nơi ngoại thọ, dựng niệm tại thọ, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán thọ như thọ như vậy, gọi là niệm xứ quán thọ như thọ.

[Quán tâm]
“Thế nào gọi là niệm xứ quán tâm như tâm? Tỳ-kheo có tâm tham dục thì biết đúng như thật có tâm tham dục, có tâm vô dục thì biết đúng như thật là có tâm vô dục. Khi có sân hay không sân, có si hay không si, có ô uế hay không ô uế, có hợp hay có tan, có thấp hay có cao, có nhỏ hay có lớn; tụ hay không tụ, định hay không định, giải thoát hay không giải thoát. Cũng như vậy, có tâm giải thoát thì biết đúng như thật có tâm giải thoát; có tâm không giải thoát thì biết đúng như thật là có tâm không giải thoát. Tỳ-kheo như vậy, quán tâm nơi nội tâm, dựng niệm tại tâm, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy là Tỳ-kheo quán tâm như tâm.

“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán tâm như tâm như vậy, đó gọi là niệm xứ quán tâm như tâm.

[Quán pháp]
“Thế nào gọi là niệm xứ quán pháp như pháp? Khi con mắt duyên sắc, sanh nội kết, nếu Tỳ-kheo bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết; bên trong thật không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết. Nội kết chưa sanh, bây giờ sanh, biết đúng như thật. Nội kết đã sanh và được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Với tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng giống như vậy. Khi ý duyên pháp, sanh nội kết, nếu Tỳ-kheo bên trong thật có kết thì biết đúng như thật là bên trong có kết, bên trong không có kết thì biết đúng như thật là bên trong không có kết, nội kết chưa sanh bây giờ sanh; biết đúng như thật nội kết đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Tỳ-kheo như vậy quán pháp nơi nội pháp, quán pháp nơi ngoại pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ- kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán sáu xứ bên trong.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán pháp như pháp; Tỳ-kheo bên trong thật có ái dục thì biết đúng như thật là đang có ái dục, bên trong thật không có ái dục thì biết đúng như thật là không có ái dục. Ái dục chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật. Ái dục đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Với sân nhuế, thùy miên, điệu hối và nghi cũng giống như vậy. Bên trong thật có nghi, biết đúng như thật là đang có nghi; bên trong thật không có nghi, biết đúng như thật là không có nghi. Nghi chưa sanh, nay đã sanh, biết đúng như thật. Nghi đã sanh và đã được đoạn trừ, không sanh lại nữa, biết đúng như thật. Tỳ-kheo như vậy quán pháp nơi nội pháp, quán pháp nơi ngoại pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán năm triền cái.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán pháp như pháp; Tỳ-kheo bên trong thật có niệm giác chi thì biết đúng như thật là có niệm giác chi; bên trong thật không có niệm giác chi thì biết đúng như thật là không có niệm giác chi. Niệm giác chi chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật. Niệm giác chi đã sanh thì ghi nhớ không quên, bất thối, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Với trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả cũng giống như vậy. Bên trong thật có xả giác chi thì biết đúng như thật là đang có xả giác chi, bên trong thật không có xả giác chi thì biết đúng như thật là không có xả giác chi. Xả giác chi chưa sanh nay sanh, biết đúng như thật, xả giác chi đã sanh thì ghi nhớ không quên, bất thối, tu tập càng lúc càng tăng trưởng, biết đúng như thật. Tỳ-kheo như vậy quán nội pháp đúng như pháp, quán ngoại pháp đúng như pháp, lập niệm tại pháp, có tri, có kiến, có minh, có đạt như vậy gọi là Tỳ-kheo quán pháp như pháp, nghĩa là quán Bảy giác chi.

“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán pháp như pháp như vậy, đó gọi là niệm xứ quán pháp như pháp.

[Kết luận]
“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào trụ Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy năm, nhất định sẽ chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai hay một năm, nếu Tỳ- kheo, Tỳ-kheo-ni nào lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy tháng cũng sẽ nhất định chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai hay một tháng, nếu Tỳ- kheo, Tỳ-kheo-ni nào lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì trong vòng bảy ngày bảy đêm cũng sẽ nhất định chứng được một trong hai quả: hoặc chứng Cứu cánh trí ngay trong hiện tại, hoặc chứng A-na-hàm nếu còn hữu dư.

“Không cần phải đến bảy ngày đêm, sáu, năm, bốn, ba, hay hai ngày hai đêm, mà chỉ cần trong một ngày một đêm, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào luôn luôn trong từng khoảnh khắc lập tâm chánh trú nơi Bốn niệm xứ thì nếu buổi sáng thực hành như vậy, nhất định buổi tối liền được thăng tấn. Nếu buổi tối thực hành như vậy, nhất định sáng hôm sau sẽ được thăng tấn.”

Phật thuyết giảng như thế, các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

*

 

Tăng nhất A-hàm 12.1
PHẨM NHẬP ĐẠO, KINH SỐ 1
Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một lối vào đạo, làm thanh tịnh các hành của chúng sanh, trừ bỏ sầu ưu, không còn mọi bức não, được trí tuệ lớn, thành tựu sự chứng đắc Niết-bàn. Đó là hãy diệt trừ năm triền cái, tư duy bốn niệm xứ.

“Thế nào là một lối vào? Tâm chuyên nhất, đó là một lối vào. Thế nào là đạo? Tám phẩm đạo Hiền thánh: 1. chánh kiến, 2. chánh tư duy, 3. chánh nghiệp, 4. chánh mạng, 5. chánh tinh tấn, 6. chánh ngữ, 7. chánh niệm, 8. chánh định. Đó gọi là đạo. Đó gọi là một lối vào đạo.

“Thế nào là hãy diệt trừ năm triền cái? Tham dục cái, sân nhuế cái, trạo cử cái, thùy miên cái, nghi cái. Đó gọi là năm triền cái phải diệt.

“Thế nào là tư duy bốn niệm xứ? Ở đây, này Tỳ-kheo, quán thân nơi nội thân trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu; quán thân nơi ngoại thân, trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu; quán thân nơi nội ngoại thân, thân trừ bỏ ác niệm, không có sầu ưu. Quán thọ nơi nội thọ, quán thọ nơi ngoại thọ, quán thọ nơi nội ngoại thọ mà tự an trú. Quán nội tâm, quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm tâm mà tự an trú. Quán nội pháp, quán ngoại pháp, quán nội ngoại pháp mà tự an trú.

[Quán thân]
“Thế nào là Tỳ-kheo quán thân nơi nội thân mà tự an trú? Ở đây, Tỳ-kheo quán thân này tùy theo tánh hành của nó: từ đầu đến chân, từ chân đến đầu; quán trong thân này tất cả đều bất tịnh, không có gì đáng tham.

“Lại quán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ cao, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận; thảy đều quán biết hết. Phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ, mật; đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy quán thân mà tự an trú, trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu.

“Lại nữa Tỳ-kheo lại quán thân này có đại chủng đất chăng? Có đại chủng nước, lửa, gió chăng? Tỳ-kheo quán sát thân này như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này, phân biệt các giới; thân này có bốn đại chủng. Giống như người khéo mổ bò, hoặc học trò người mổ bò, xẻ con bò từng phần để tự xem xét: đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương, đây là đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo kia phân biệt giới này mà tự quán sát: thân này có các đại chủng đất, nước, lửa, gió. Tỳ-kheo quán sát thân như vậy mà tự an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ rỉ chảy không sạch. Giống như người kia quán sát vườn trúc hay quán sát bụi lau. Cũng vậy Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ chảy ra các thứ bất tịnh.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, hoặc chết đã một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, sáu ngày, bảy ngày; thân thể sình trướng, hôi thối không sạch. Tỳ- kheo lại tự quán thân mình cùng với thân kia không khác, thân ta không thoát khỏi hoạn này.

 “Hoặc Tỳ-kheo quán tử thi bị quạ, se sẻ, kên kên ăn nuốt, hoặc bị hổ lang, chó sói, các loài trùng thú trông thấy ăn thịt. Tỳ- kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi hoạn này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân mà an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi hoặc bị ăn một nửa, rơi vãi trên đất, hôi thối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi pháp này.

 “Lại nữa, quán tử thi đã hết thịt, chỉ còn có xương bê bết máu. Tỳ-kheo lại đem thân mình quán sát như thân kia cũng không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, gân ràng rịt như bó củi. Tỳ-kheo lại quán thân mình cùng kia không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, từng đốt xương phân tán rơi vãi khắp nơi. Hoặc xương tay, xương chân mỗi thứ một nơi, hoặc xương đùi, xương hông, hoặc xương cùng, hoặc xương tay, hoặc xương vai, hoặc xương sườn, hoặc xương sống, hoặc xương cổ, hoặc đầu lâu. Lại nữa, thân này cùng kia không khác. Ta không thoát khỏi pháp này. Thân ta cũng sẽ bại hoại. Như vậy Tỳ-kheo quán thân này mà tự an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi màu trắng, màu ngọc trắng. Tỳ- kheo lại tự quán thân cùng kia không khác, ta không lìa khỏi pháp này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân.

 “Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi, tưởng xương xanh bầm, không có gì đáng tham đắm, hoặc cùng màu tro đất không thể phân biệt. Như vậy, Tỳ-kheo tự quán thân, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo. Thân này vô thường, là pháp phân tán. Như vậy Tỳ-kheo quán nội tự thân, quán ngoại thân, quán nội ngoại thân, phân rã, không có gì.

[Quán thọ]
“Thế nào là Tỳ-kheo quán thọ nơi nội thọ? Ở đây, Tỳ-kheo khi có cảm thọ lạc, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ lạc. Khi có cảm thọ khổ, tức thì tự giác tri rằng ta có cảm thọ khổ. Khi có cảm thọ không lạc không khổ, tự giác tri rằng ta có cảm thọ không lạc không khổ. Nếu khi được cảm thọ lạc bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc bởi vật dục. Nếu khi được cảm thọ khổ bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ bởi vật dục. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ bởi vật dục. Nếu khi được cảm thọ lạc phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ lạc phi vật dục. Nếu được cảm thọ khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ khổ phi vật dục. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục, liền tự giác tri ta được cảm thọ không lạc không khổ phi vật dục. Tỳ-kheo bên tự quán nội thọ như vậy.

“Lại nữa, nếu Tỳ-kheo lúc được cảm thọ lạc, lúc ấy không có cảm thọ khổ, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ lạc. Nếu lúc được cảm thọ khổ, lúc ấy không có cảm thọ lạc, bấy giờ tự giác tri ta đang cảm thọ khổ. Nếu khi được cảm thọ không lạc không khổ, lúc đó không có lạc, không có khổ, thì tự giác tri ta đang cảm thọ không lạc không khổ.

“Vị đó quán pháp tập khởi mà tự an trú, cũng quán pháp diệt tận, lại quán pháp tập diệt. Hoặc lại có thọ hiện ở trước mà có thể biết, có thể thấy; vị ấy tư duy nguồn gốc của nó, không nương tựa vào đâu mà tự an trú, không khởi niệm tưởng về thế gian. Ở trong đó cũng không kinh sợ. Do không kinh sợ mà đạt đến Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Tỳ-kheo tự quán nội thọ như vậy, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Tự quán ngoại thọ, quán nội ngoại thọ, trừ bỏ loạn niệm không có sầu lo. Như vậy Tỳ-kheo nội ngoại quán thọ.

[Quán tâm]
“Thế nào là quán tâm nơi tâm mà tự an trú? Ở đây, Tỳ-kheo có tâm ái dục, liền tự giác tri có tâm ái dục; không có tâm ái dục cũng tự giác tri không có tâm ái dục. Có tâm sân nhuế, liền tự giác tri có tâm sân nhuế; không có tâm sân nhuế, cũng tự giác tri không có tâm sân nhuế. Nếu có tâm ngu si, liền tự giác tri có tâm ngu si; không có tâm ngu si, liền tự giác tri ta không không có tâm ngu si. Nếu có tâm ái niệm, liền tự giác tri có tâm ái niệm; không có tâm ái niệm, cũng tự giác tri không có tâm ái niệm. Có tâm thọ nhập, thì tự giác tri có tâm thọ nhập; không tâm thọ nhập, thì tự giác tri không tâm thọ nhập. Nếu có tâm loạn, thì tự giác tri có tâm loạn; không có tâm loạn niệm, cũng tự giác tri không có tâm loạn niệm. Có tâm tán lạc, liền tự giác tri có tâm tán lạc; không có tâm tán lạc, liền tự giác tri không có tâm tán lạc. Có tâm phổ biến, liền tự giác tri có tâm phổ biến; không có tâm phổ biến, cũng tự giác tri không có tâm phổ biến. Có tâm lớn, liền tự giác tri có tâm lớn; không có tâm lớn cũng tự giác tri không có tâm lớn. Có tâm vô lượng, liền tự giác tri có tâm vô lượng; không có tâm vô lượng, cũng tự giác tri không có tâm vô lượng. Có tâm tam-muội, liền giác tri có tâm tam-muội; không có tâm tam-muội, cũng giác tri không có tâm tam-muội. Tâm chưa giải thoát, liền tự giác tri tâm chưa giải thoát; tâm đã giải thoát, cũng tự giác tri tâm đã giải thoát.

“Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ với sự quán sát tướng của tâm; quán tập pháp, quán diệt pháp, cùng quán pháp tập diệt; tư duy quán pháp mà tự an trú. Những gì mà có thể biết, có thể thấy, có thể tư duy, không thể tư duy, không nương tựa cái gì, không khởi lên niệm tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi liền được vô dư. Đã được vô dư liền được Niết-bàn, như thật biết rằng: ‘Sinh đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân đời sau nữa.’

“Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ, tự quán tự nội tâm, trừ bỏ loạn tưởng, không có sầu lo; tu tập niễm, tự quán ngoại tâm, quán nội ngoại tâm, trừ bỏ loạn niệm, không có sầu lo. Như vậy, Tỳ-kheo tu tập niệm xứ quán tướng của tâm nơi tâm.

[Quán pháp]
“Thế nào là Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp? Ở đây, Tỳ-kheo tu niệm giác chi, y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác. Tu trạch pháp giác chi, tu tinh tấn giác chi, tu hỷ giác chi, tu khinh an giác chi, tu định giác chi, tu xả giác chi, y quán, y vô dục, y diệt tận, trừ bỏ các pháp ác. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo đã giải thoát khỏi ái dục, trừ pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ và lạc do viễn ly sinh, chứng nhập và an trú sơ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo xả tầm và tứ, nội tâm tịch tĩnh, chuyên nhất ý, không tầm, không tứ, có hỷ lạc do định sinh46, chứng nhập và an trú nhị thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo ly hỷ, an trú xả, hằng tự giác tri, thân có tri giác lạc, điều mà các hiền thánh nói là xả, niệm, an trú lạc, chứng nhập và an trú tam thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

“Lại nữa, Tỳ-kheo xả tâm lạc khổ, ưu và hỷ từ trước đã trừ, không lạc không khổ, xả, niệm thanh tịnh, an trú nơi tứ thiền. Như vậy, Tỳ-kheo tu niệm xứ, quán tướng của pháp nơi pháp.

[Kết luận]
“Vị ấy, hành pháp tập, hành pháp diệt tận, cùng hành pháp tập diệt mà tự an trú, liền được niệm xứ nơi pháp mà hiện ra trước, có thể biết, có thể thấy, trừ bỏ loạn tưởng, không  nương tựa cái gì, không khởi tưởng thế gian. Đã không khởi tưởng liền không sợ hãi. Đã không sợ hãi thì như thật biết rằng, ‘Sinh đã dứt. phạm hạnh đã vững, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa.’

“Này các Tỳ-kheo, y chỉ trên một lối vào đạo mà chúng sanh được thanh tịnh, xa lìa sầu ưu, lại không có tưởng ưu hỷ, đạt được trí tuệ, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là diệt năm triền cái, tu bốn niệm xứ.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

*

[ Home ]

09-10-2016