Đàm luận Phật Pháp
- 103 -

Tưởng nhớ Đức Phật

0a-outline.jpg
0a-outline.jpg
1156 * 800
0b-buddhas.jpg
0b-buddhas.jpg
1149 * 800
01a_council1.jpg
01a_council1.jpg
1015 * 800
01b-tamtang.jpg
01b-tamtang.jpg
1314 * 800
02-xaloi.jpg
02-xaloi.jpg
875 * 800
03-dongtam.jpg
03-dongtam.jpg
1278 * 800
04-budimage.jpg
04-budimage.jpg
1029 * 800
05-masters.jpg
05-masters.jpg
811 * 800
06-lahan.jpg
06-lahan.jpg
791 * 800
07-metteya.jpg
07-metteya.jpg
1197 * 800

 

Kinh điển Pali

"Ai thấy Pháp người ấy tức thấy Ta. Vì rằng thấy Pháp tức là thấy Ta, và thấy ta tức là thấy Pháp". (Trưởng lão Vakkali, Tương Ưng & Trưởng lão kệ)

"Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi." (Đại kinh Bát-niết bàn, Trường bộ)

"Này Ānanda, vì lý do gì, những vị nầy xứng đáng được xây tháp? Này Ānanda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Ðây là tháp của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Ðây là tháp của Ðộc Giác Phật. Ðây là tháp của đệ tử Thanh văn của Như Lai. Ðây là tháp của Chuyển luân Thánh vương." Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, họ sẽ sanh lên thiện thú, cảnh giới chư thiên. Này Ānanda, vì lý do này, bốn hạng người ấy xứng đáng được xây tháp." (Đại kinh Bát-niết bàn, Trường bộ)

Chú giải:

- Tích chuyện cây bồ-đề Ananda tại Kỳ Viên tinh xá.

- Tạo hình Đức Phật khi Ngài lên cung trời Đao-lợi giảng Vi Diệu Pháp.

Ekottara Āgama:

- The Chinese translation of the Buddhist canonical text Ekottara Āgama states that the first image of Buddha, curved out of sandalwood was made under the instruction of King Udayana of Vatsa (Vamsa). [Bản Hán dịch của Tăng-nhất A-hàm có ghi chuyện vua Udayana xứ Vamsa cho tạc một tượng Phật bằng cây trầm hương để tưởng nhớ Ngài].

 

 

Nhị thập bát tổ

Nhị thập bát tổ (zh. 二十八祖) chỉ 28 vị Tổ gốc Ấn của Thiền tông, cũng được gọi là Tây thiên nhị thập bát tổ (zh. 西天二十八祖). Tên các 28 vị tổ cụ thể như sau:

1. Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa)

2. A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda)

3. Thương-na-hòa-tu (zh. 商那和修, sa. śānavāsin)

4. Ưu-bà-cúc-đa (zh. 優婆掬多, sa. upagupta)

5. Đề-đa-ca (zh. 提多迦, sa. dhītika)

6. Di-già-ca (zh. 彌遮迦, sa. miśaka)

7. Bà-tu-mật (zh. 婆須密, sa. vasumitra, cũng gọi là Thế Hữu)

8. Phù-đà-nan-đề (zh. 浮陀難提, sa. buddhanandi, hoặc Phật-đà-nan-đề 佛陀難提)

9. Phù-đà-mật-đa (zh. 浮陀密多, sa. buddhamitra, hoặc Phật-đà-mật-đa 佛陀密多)

10. Bà-lật-thấp-bà (zh. 婆栗濕婆, sa. pārśva, cũng gọi là Hiếp tôn giả 脅尊者)

11. Phú-na-dạ-xa (zh. 富那夜奢, sa. puṇayaśa)

12. A-na-bồ-đề (zh. 阿那菩提, sa. ānabodhi, hoặc Mã Minh 馬鳴, sa. aśvaghoṣa)

13. Ca-tì-ma-la (zh. 迦毘摩羅, sa. kapimala)

14. Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna, cũng gọi Na-già-hạt-thụ-na 那伽閼樹那)

15. Ka-na-đề-bà (zh. 迦那提婆, sa. kāṇadeva, hoặc ngắn là Đề-bà 提婆, hoặc Thánh Thiên, sa. āryadeva)

16. La-hầu-la-đa (zh. 羅睺羅多, sa. rāhulabhadra)

17. Tăng-già-nan-đề (zh. 僧伽難提, sa. saṃghanandi)

18. Tăng-già-xá-đa (zh. 僧伽舍多, sa. saṃghayathata)

19. Cưu-ma-la-đa (zh. 鳩摩羅多, sa. kumāralāta)

20. Xà-dạ-đa (zh. 闍夜多, sa. śayata)

21. Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu, hoặc Thiên Thân 天親, Bà-tu-bàn-đầu 婆修盤頭)

22. Ma-noa-la (zh. 摩拏羅, sa. manorata)

23. Cưu-lặc-na (zh. 鳩勒那, sa. haklenayaśa, hoặc Hạc-lặc-na 鶴勒那)

24. Sư Tử Bồ-đề (zh. 師子菩提, sa. siṃhabodhi)

25. Bà-xá-tư-đa (zh. 婆舍斯多, sa. baśaṣita)

26. Bất-như-mật-đa (zh. 不如密多, sa. puṇyamitra)

27. Bát-nhã-đa-la (zh. 般若多羅, sa. prajñādhāra)

28. Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma)

Trung Hoa:

29. Huệ Khả (zh. 慧可, 487-593)

30. Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606)

31. Đạo Tín (zh. 道信, 580-651)

32. Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)

33. Huệ Năng (zh. 慧能, 638-713)

 

Thập lục La-hán

Theo Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trú Ký (大阿羅漢難提蜜多羅所說法住記, bản Hán ngữ là Pháp Trú Ký), danh xưng của 16 vị này là:

(1) Tân Độ La Bạt Ra Nọa Xà (s: Piṇḍolabharadvāja, 賓度羅跋囉惰闍) cùng với 1.000 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Tây Ngưu Hóa Châu (s: Apara-godhānīya, 西牛貨洲).

(2) Ca Nặc Ca Phạt Sa (s: Kanakavatsa, 迦諾迦伐蹉) cùng với 500 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại phương bắc nước Ca Thấp Di La (s: Kaśmīra, p: Kasmīra, 迦濕彌羅).

(3) Ca Nặc Ca Bạt Li Nọa Xà (s: Kanakabharadvāja, 迦諾迦跋厘惰闍) cùng với 600 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Đông Thắng Thân Châu (s: Pūrva-videha, 東勝身洲).

(4) Tô Tần Đà (s: Subinda, 蘇頻陀) cùng với 700 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Bắc Cu Lô Châu (s: Uttara-kuru, 北倶盧洲).

(5) Nặc Cự La (s: Nakula, 諾距羅) cùng với 800 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Nam Thiệm Bộ Châu (s: Jampudīpa, 南贍部洲).

(6) Bạt Đà La (s: Bhadra, 跋陀羅) cùng với 900 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Đam Một La Châu (耽沒羅洲).

(7) Ca Lí Ca (s: Kālika, 迦理迦) cùng với 1.000 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Tăng Già Trà Châu (僧伽荼洲).

(8) Phạt Già La Phất Đa La (s: Vajraputra, 伐闍羅弗多羅) cùng với 1.100 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Bát Thích Noa Châu (缽刺拏洲).

(9) Thú Bác Ca (s: Jīvaka, 戍博迦) cùng với 900 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú trong Hương Túy Sơn (香醉山).

(10) Bán Thác Ca (s: Panthaka, 半託迦) cùng với 1.300 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại cõi trời thứ 33.

(11) La Hỗ La (s: Rāhula, 羅怙羅) cùng với 1.100 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Tất Lợi Dương Cù Châu (畢利颺瞿洲).

(12) Na Già Tê Na (s: Nāgasena, 那伽犀那) cùng với 1.200 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Bán Độ Ba Sơn (半度波山).

(13) Nhân Yết Đà (s: Aṅgaja, 因揭陀) cùng với 1.300 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Quảng Hiếp Sơn (廣脅山).

(14) Phạt Na Ba Tư (s: Vanavāsin, 伐那婆斯) cùng với 1.400 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Khả Trú Sơn (可住山).

(15) A Thị Đa (s: Ajita, 阿氏多) cùng với 1.500 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Thứu Phong Sơn (鷲峰山).

(16) Chú Đồ Bán Thác Ca (s: Cūḍapanthaka, 注荼半托迦, tức Châu Lợi Bàn Đà Già [周利槃陀伽]) cùng với 1.600 A La Hán quyến thuộc, phần lớn trú tại Trì Tụ Sơn (持軸山)

Thập bát La-hán

Sau này dân gian Trung Quốc thêm vào 2 vị nữa, thành ra con số 18. Thuyết Thập Bát La Hán rất thịnh hành tại Trung Quốc cũng như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, v.v. Có nhiều nguyên nhân giải thích việc biến thành Thập Bát La Hán, trong đó có thuyết giải thích người dân cổ đại Trung Quốc cho rằng con số 9 là số cát tường, tốt đẹp; vì vậy từ cuối thời nhà Đường người ta thêm 2 vị vào trong Thập Lục La Hán. Đến sau thời nhà Tống, Nguyên, thuyết về Thập Bát La Hán trở thành rất phổ cập trong dân gian cũng như văn học Trung Quốc; như trong tác phẩm Tây Du Ký (西遊記) có câu chuyện 18 vị La Hán đấu với Ngộ Không. Theo Bí Điện Châu Lâm Tục Biên (秘殿珠林續編) được hình thành dưới thời nhà Thanh, vua Càn Long (乾隆) có bài đề tụng 2 vị tôn giả cuối cùng trong 18 vị này là Hàng Long La Hán (降龍羅漢) tức Ca Diếp Tôn Giả (迦葉尊者), Phục Ma La Hán (伏虎羅漢) tức Di Lặc Tôn Giả (彌勒尊者). Ngoài ra, còn có thuyết khác về Thập Bát La Hán như:

(1) Hàng Long La Hán (降龍羅漢), tức Khánh Hữu Tôn Giả (慶友尊者), tương truyền đã từng hàng phục con rồng ác độc.

(2) Tọa Lộc La Hán (坐鹿羅漢), tức Tân La Bạt La Đa Tôn Giả (賓羅跋羅多尊者), từng cỡi hươu vào hoàng cung khuyến dụ quốc vương học Phật, tu hành.

(3) Cử Bát La Hán (舉缽羅漢), tức Ca Nặc Ca Bạt Li Tùy Các (迦諾迦跋厘隋閣), là hành giả từng cầm bình bát đi khất thực hóa duyên.

(4) Quá Giang La Hán (過江羅漢), tức Bạt Đà La Tôn Giả (跋陀羅尊者), tương truyền ông qua sông nhẹ như con chuồn chuồn.

(5) Phục Hổ La Hán (伏虎羅漢), tức Tân Đầu Lô Tôn Giả (賓頭盧尊者), từng hàng phục mãnh hổ.

(6) Tĩnh Tọa La Hán (靜坐羅漢), tức Nặc Cự La Tôn Giả (諾距羅尊者), còn gọi là Đại Lực La Hán (大力羅漢), do vì trong thời quá khứ ông xuất thân là võ sĩ, cho nên sức mạnh vô song.

(7) Trường Mi La Hán (長眉羅漢), tức A Thị Đa Tôn Giả (阿氏多尊者), tương truyền khi ông ra đời có hai sợi lông mi dài.

(8) Bố Đại La Hán (布袋羅漢), tức Nhân Yết Đà Tôn Giả (因揭陀尊者), thường mang trên một túi vải, thường mở miệng là cười.

(9) Khán Môn La Hán (看門羅漢), tức Chú Đồ Bán Thác Ca Tôn Giả (注荼半托迦), hay Châu Lợi Bàn Đà Già (周利槃陀伽), vì người tận trung giữ gìn chức phận mình.

(10) Thám Thủ La Hán (探手羅漢), tức Bán Thác Ca Tôn Giả (半托迦尊者), nhân khi ngồi thường chỉ tay lên không trung nên có tên như vậy.

(11) Trầm Tư La Hán (沉思羅漢), tức La Hỗ La Tôn Giả (羅怙羅尊者), một trong 10 đại đệ tử của Phật, lấy mật hạnh làm đầu.

(12) Kỵ Tượng La Hán (騎象羅漢), tức Ca Lí Ca Tôn Giả (迦理迦尊者), hay Tuần Tượng Sư (馴象師, bậc thầy thuần hóa voi nên thường cỡi voi).

(13) Hoan Hỷ La Hán (歡喜羅漢), tức Ca Nặc Phạt Sa Tôn Giả (迦諾伐蹉尊者), nguyên là một nhà hùng biện thời cổ đại Ấn Độ.

(14) Tiếu Sư La Hán (笑獅羅漢), tức La Phất Đa Tôn Giả (羅弗多尊者), nguyên là thợ săn, nhân học Phật nên từ bỏ sát sanh, sư tử đến tạ ơn, nên có tên như vậy.

(15) Khai Tâm La Hán (開心羅漢), tức Thú Bác Ca Tôn Giả (戍博迦尊者), giúp người hiểu được Phật trong tâm mình.

(16) Thác Tháp La Hán (托塔羅漢), tức Tô Tần Đà (蘇頻陀), là đệ tử được đức Phật thâu nhận cuối cùng; ông nhớ đến đức Phật nên thường mang theo tháp Phật trên tay.

(17) Ba Tiêu La Hán (芭蕉羅漢), tức Phạt Na Bà Tư Tôn Giả (伐那婆斯尊者), sau khi xuất gia ông thường ngồi tu hành công phu dưới gốc cây chuối, nên có tên như vậy.

(18) Oạt Nhĩ La Hán (挖耳羅漢), tức Na Ca Tê Na Tôn Giả (那迦犀那尊者), do ông nổi tiếng là nhĩ căn thanh tịnh nên thường được gọi là La Hán Móc Tai.

 

Di-lặc, Metteya, Maitreya

Khi tư tưởng Phật Di Lặc phát triển, nhiều cách khác nhau để gặp Ngài đã được thiết lập. Gs Jan Nattier [*] phân tích qua bốn phương cách:

(1) Ngài Di Lặc có thể được gặp "ở đây / về sau," đó là để nói trong một đời sống tương lai khi Ngài Di Lặc đi xuống đến trái đất từ cung trời Đâu-suất-đà (Tusita) và đạt Phật quả. Đây là kịch bản cho các Phật tử tạo công đức và "hoãn" việc nỗ lực đạt Niết- bàn cho đến khi Ngài xuất hiện.

(2) Ngài Di Lặc có thể được gặp "ở đó / về sau." Theo kịch bản này, các tín đồ, không sẵn sàng để chờ ngày ra đời của Phật Di Lặc ở đây trên trái đất nầy, có thể khao khát (thông qua những việc làm tốt và quyết tâm) để được tái sinh "về sau", tức là trong những cuộc sống tiếp theo của họ , "ở đó", tức là tái sinh về cung trời Đâu-suất-đà là nơi Ngài Di Lặc là hiện đang sinh sống. Trong bối cảnh này, Đâu-suất-đà có thể được xem như là một loại "Tịnh độ" của Phật Di Lặc, có thể đạt được chỉ sau khi chết. Ví dụ về loại nầy là “Di Lặc giáo phái” trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc đầu tiên do ngài Đạo-An (Dao'an, 312-385) thành lập. Ngài tổ chức một loại xã hội Di Lặc, tất cả các thành viên trong đó thề được tái sinh về cõi trời Đâu-suất-đà.

(3) Ngài Di Lặc có thể được gặp "ở đó / bây giờ." Đây là dành cho những tín đồ Di-Lặc nghiêm túc, không thể chờ đợi để được tái sinh về cõi Đâu-suất-đà, và do đó tìm cách "viếng thăm" ngài Di Lặc ngay trong đời sống này, hoặc thông qua thiền định quán tưởng, hoặc thông qua phép thần thông huyền diệu bay đến cõi trời đó. Thông thường, đây là các vị tu sĩ có chứng ngộ với khả năng để làm một cuộc hành trình như thế, và họ đến đó để tham khảo ý kiến với Ngài Di Lặc về các vấn đề giáo lý nào đó. Chính trong bối cảnh này mà có những công trình học thuật, đặc biệt là trong trường phái Du-Già (Yogacāra), đã được xác định là lấy cảm hứng từ (hoặc thậm chí là tác giả) bởi Ngài Di-Lặc.

(4) Cuối cùng, Ngài Di Lặc có thể được gặp "ở đây / bây giờ." Theo kịch bản này , được ủng hộ bởi nhiều hệ phái tiên tri mặc khải về ngày tận thế – các quan niệm về hội Long Hoa, thời gian cho đến khi ra Ngài Di Lặc ra đời trên trái đất này đã được rút ngắn lại, và họ kỳ vọng là Ngài sẽ xuất hiện rất sớm, và trong một số trường hợp, có thể Ngài đã ở đây, ngay bây giờ. Nhiều người trong số các phong trào này là các giáo phái thiên kỷ biến thiên (millenarian), sùng kính một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn và tự xưng hoặc được tuyên dương là Di Lặc hạ sinh, và tìm cách lật đổ chính quyền, thường là thông qua bạo lực.

----------------------------

[*] Nattier, J. 1991. Once Upon a Future Time: Studies in a Buddhist Prophecy of Decline. Berkeley, Asian Humanities Press.

 

 

[ Home ]

28-08-2016