Đàm luận Phật pháp

- 10 -

Rằm tháng Sáu
Kỷ niệm ngày Chuyển Pháp Luân

 

  • Rằm tháng Sáu ÂL: Kỷ niệm ngày Chuyển Pháp Luân, Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo, về Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều-trần-như.

  • 16/6 ÂL: Bắt đầu mùa an cư, theo truyền thống Theravada (Thượng tọa bộ, Nam truyền)

- Luật Hữu bộ: An cư bắt đầu từ 16/5 ÂL

- Luật Đại chúng bộ (Ma-ha Tăng-kỳ):  An cư bắt đầu từ 16/4 ÂL

- Luật Pháp tạng bộ (Tứ phần): không ghi rõ ngày bắt đầu an cư

  • 16/6 ÂL: Chúng cư sĩ tổ chức lễ Dâng y tắm mưa, dựa theo sự tích bà thí chủ Visakha

  • Tải về bản pdf: chuyen_phap_luan.pdf

  • Tải về kinh tụng Pali (pdf): kinh_tung_pali.pdf

  • Tải về file âm thanh MP3 (24 MB) do chư Tăng Anh quốc tụng: dhammacakkap.mp3 

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

00-kinh.jpg

00-kinh.jpg

1186 * 843

01-india.jpg

01-india.jpg

1328 * 786

02-sarnath.jpg

02-sarnath.jpg

1200 * 900

03-sarnath.jpg

03-sarnath.jpg

1440 * 900

04-sarnath.jpg

04-sarnath.jpg

1200 * 900

05-sarnath.jpg

05-sarnath.jpg

1185 * 900

06-mulaghanda.jpg

06-mulaghanda.jpg

1350 * 900

07-mulaghanda2.jpg

07-mulaghanda2.jpg

1200 * 900

 

Chuyển Pháp Luân
Bình Anson

Ngài Bồ tát Sĩ-đạt-ta rời gia đình, tìm đạo giải thoát năm 29 tuổi, và thành đạo năm 35 tuổi, vào đêm trăng Rằm tháng Tư. Sau khi Ngài giác ngộ, có vị Phạm thiên Sahampati cung thỉnh Ngài vì lòng từ bi thuyết pháp độ đời. Đức Phật quan sát thế gian và nhận lời thuyết pháp. Ðầu tiên, Ngài nghĩ đến đạo sĩ Alara Kalama và đạo sĩ Uddaka Ramaputta, là hai vị thầy dạy đạo cho ngài khi còn là Bồ-tát tầm sư học đạo, nhưng chư Thiên báo là hai vị này đã qua đời. Tiếp đến, Ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu là anh em đạo sĩ Kondañña (Kiều-trần-như), Bhaddiya, Vappa, Mahānāma và Assaji, lúc trước đã cùng tu khổ hạnh với ngài, và hiện giờ họ đang ở vườn Lộc Uyển, gần thành Ba-la-nại.

Từ Bồ đề đạo tràng, nơi Ngài giác ngộ, Đức Phật đi đến Lộc Uyển, một cuộc hành trình khoảng 210 km, mất khoảng 2 tháng, và đến nơi đó vào đúng ngày Rằm tháng Sáu. Thoạt tiên, khi thấy Ngài, anh em Kondañña quyết định không chào hỏi, cũng không đứng lên đảnh lễ Ngài, bởi vì họ cho rằng lúc trước, Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh, không còn là một bậc chân tu nữa. Tuy nhiên, khi Ngài tiến đến gần, chư vị bị chinh phục trước vẻ cao quý của một bậc giải thoát, khiến họ đối xử với Ngài vô cùng kính cẩn. Chư vị cầm lấy bình bát và thượng y của ngài, sửa soạn chỗ ngồi cho Ngài, rửa chân Ngài và gọi Ngài là "Hiền giả" (Avuso) theo thói quen. Song Đức Phật bác bỏ cách xưng hô này, và nói:

-"Này chư vị, đừng gọi Như Lai (Tathagata) là ‘Hiền giả’ như một trong các vị. Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác" - (Đại Phẩm, Tạng Luật)

Lời tuyên bố đã khám phá con đường đưa đến bất tử tức con đường giải thoát, đã giác ngộ và chứng đắc Chân Lý của Ngài được năm người bạn đồng tu cũ đáp lại với vẻ hoài nghi. Chư vị hỏi: - Làm thế nào một người đã từ bỏ khổ hạnh để chọn đời sống sung túc, lại có thể chứng đắc Chân Lý? Ðức Phật giải thích rằng Ngài chẳng hề tham đắm đời sống sung túc. Để làm sáng tỏ mọi việc, Ngài thuyết giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân, khởi đầu công trình hoằng pháp của Ngài. Bài kinh trình bày Pháp Giải Thoát là Trung Ðạo, và nêu lên Bốn Chân Lý Cao Quý (Tứ Diệu Đế) – như đã ghi lại trong Tạng Luật và trong Tương ưng bộ:

"Có hai cực đoan, này chư vị, mà người xuất gia nên tránh. Hai cực đoan đó là gì? Đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầm thường, hạ liệt, không xứng đáng bậc Thánh, không ích lợi, là một cực đoan. Cực đoan kia là chuyên tâm khổ hạnh ép xác, gây khổ đau, không xứng đáng bậc Thánh, và cũng không ích lợi.

Này chư vị, Như Lai đã tránh xa hai cực đoan này, và tìm ra Trung Ðạo, chính là con đường khiến cho Ta thấy và biết rõ, con đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn."

Ngài giảng tiếp:

"Đây là Chân lý về Khổ: Sanh, già, bệnh, chết là khổ; sầu, bi, ưu, não là khổ; thân cận những gì ta không thích là khổ; xa lìa những gì ta thích là khổ; cầu không được là khổ; tóm lại, ngũ thủ uẩn là khổ.

Đây là Chân lý về Nguồn gốc của Khổ: Ðó chính là khát ái đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm thấy lạc thú chỗ này chỗ kia: đó là Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái.

Đây là Chân lý về Khổ Diệt: Đó chính là sự đoạn trừ, diệt tận hoàn toàn khát ái đó, quăng bỏ nó, chấm dứt nó, xả ly nó, không chấp thủ nó.

Đây là Chân lý về Con Ðường Diệt Khổ: Ðó là Thánh Ðạo Tám Ngành, tức là Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, và Chánh Ðịnh." - (Đại Phẩm, Tạng Luật; Tương Ưng Bộ)

Năm vị tôn giả hết sức chú tâm lắng nghe lời Ngài. Khi Ngài thuyết giảng, tôn giả Kondañña quán triệt: "Những gì có sinh khởi đều phải chịu qui luật hoại diệt", và đắc quả Dự lưu. Sau đó, tôn giả liền xin Đức Phật nhận làm đệ tử. Đức Phật nói: "Ðến đây, này tỳ khưu, Giáo Pháp đã được khéo giảng, hãy sống đời phạm hạnh để đoạn tận khổ đau" và nhận tôn giả làm đệ tử tỳ khưu. Như vậy, tôn giả Kondañña là vị đệ tử tỳ khưu đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đánh dấu khởi điểm sự thành lập Tăng đoàn, tồn tại cho đến ngày nay.

Chẳng bao lâu, lời dạy của Đức Phật đã giúp cho tôn giả Vappa và Bhaddiya hiểu Pháp và hai vị cũng được nhận làm đệ tử tỳ khưu. Trong lúc các ngài Kondañña, Vappa và Bhaddiya đi khất thực để cung cấp thức ăn cho cả nhóm, Đức Phật thuyết giảng riêng cho tôn giả Mahānāma và Assaji. Sau đó, hai vị nầy đắc quả bậc Nhập lưu, và xin làm đệ tử. Như vậy, lúc đó có sáu vị tỳ khưu trên thế gian: Đức Phật và năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài.

Vài ngày sau, Đức Phật dạy bài pháp về Vô Ngã – ghi lại trong bài kinh Vô Ngã Tướng, Tương Ưng Bộ. Khi năm vị đệ tử tỳ khưu nghe lời thuyết giảng này của Đức Phật, tâm của chư vị thoát khỏi mọi lậu hoặc, và trở thành bậc Thánh A-la-hán giải thoát.

* * *

Kinh Chuyển Pháp Luân
Dhammacakkappavattana Sutta
(Đại phẩm, tạng Luật)
Tỳ-khưu Indacanda dịch

… Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ-khưu nhóm năm vị rằng:

- Này các tỳ-khưu, đây là hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên thực hành: Đây là sự say đắm về dục lạc trong các dục, kém cỏi, thô thiển, tầm thường, không cao thượng, không đem lại lợi ích, và đây là sự gắn bó với việc hành hạ bản thân, đau khổ, không cao thượng, không đem lại lợi ích. Này các tỳ-khưu, sau khi không tiếp cận cả hai cực đoan ấy, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn. Này các tỳ-khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn là thế nào? Đó chính là Thánh Đạo Tám Chi Phần tức là sự hiểu biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nuôi mạng chân chánh, tinh tấn chân chánh, ghi nhớ chân chánh, định tâm chân chánh.[1] Này các tỳ-khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.

Này các tỳ-khưu, đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sự gắn bó với những gì không ưa thích là khổ, sự chia lìa với những gì ưa thích là khổ, không đạt được điều ước muốn là khổ, một cách tóm tắt năm thủ uẩn là khổ.

Này các tỳ-khưu, đây là Chân Lý Cao Thượng tức là Nguyên Nhân của Khổ. Điều ấy chính là Ái đưa đến tái sanh, liên kết với khoái lạc và say đắm, có sự thỏa thích ở nơi này nơi khác tức là: Dục Ái, Hữu Ái, Phi Hữu Ái.

Này các tỳ-khưu, đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Diệt Khổ. Điều ấy là sự dứt bỏ, sự dứt ra khỏi, sự giải thoát, sự không còn chỗ nương tựa, sự diệt tận và dứt bỏ lòng say đắm không còn dư sót của chính Ái ấy.

Này các tỳ-khưu, đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ. Đó chính là Thánh Đạo Tám Chi Phần tức là sự hiểu biết chân chánh, ...(như trên)..., định tâm chân chánh.

Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ.” Này các tỳ-khưu, ta có được ...(như trên)... “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ cần được hiểu rõ.” Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ đã được hiểu rõ.”

Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là Nguyên Nhân của Khổ.” Này các tỳ-khưu, ta có được ...(như trên)... “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là Nguyên Nhân của Khổ cần được dứt bỏ.” Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là Nguyên Nhân của Khổ đã được dứt bỏ.”

Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Diệt Khổ.” Này các tỳ-khưu, ta có được ...(như trên)... “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Diệt Khổ cần được chứng ngộ.” Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Diệt Khổ đã được chứng ngộ.”

Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ.” Này các tỳ-khưu, ta có được ...(như trên)... “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ cần được tu tập.” Này các tỳ-khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: “Đây là Chân Lý Cao Thượng tức là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ đã được tu tập.”

Này các tỳ-khưu, và cho đến khi nào tri kiến thấy đúng thực chất của ta về ba Luân (ba vòng xoay tròn) và mười hai Thể (tính chất) trong Bốn Chân Lý Cao Thượng này chưa được thực sự thanh tịnh; này các tỳ-khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố về sự tối thượng Chánh Đẳng Giác: “Ta đã hoàn toàn giác ngộ” ở trong thế gian tính luôn cõi của chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, bà-la-môn, các hạng chư thiên và loài người. Và này các tỳ-khưu, bởi vì tri kiến thấy đúng thực chất của ta về ba Luân và mười hai Thể trong Bốn Chân Lý Cao Thượng này đã được thực sự thanh tịnh; này các tỳ-khưu, khi ấy ta đã công bố về sự tối thượng Chánh Đẳng Giác: “Ta đã hoàn toàn giác ngộ” ở trong thế gian tính luôn cõi của chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, bà-la-môn, các hạng chư thiên và loài người. Hơn nữa, trí tuệ và sự thấy biết của ta đã sanh khởi: “Sự giải thoát của ta không thể thay đổi, đây là lần sanh cuối cùng, từ nay không có việc tái sanh nữa.”

Trong khi bài kinh này được thuyết giảng, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến đại đức Koṇḍañña: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Khi bánh xe Pháp được chuyển vận bởi đức Thế Tôn, chư thiên ở địa cầu đã đồn đãi lời rằng: “Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận ở Bārāṇasī, tại Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi sa-môn, bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.” Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở địa cầu, chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương, chư thiên ở cõi Đạo Lợi đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... chư thiên ở cõi Dạ Ma ...(như trên)... chư thiên ở cõi Đẩu Suất ...(như trên)... chư thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên ...(như trên)... chư thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại ...(như trên)... chư thiên thuộc hàng Phạm thiên đã đồn đãi lời rằng: “Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận ở Bārāṇasī, tại Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi sa-môn, bà-la-môn, thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.” Vào thời khắc ấy, vào giây phút ấy, lời đồn đãi ấy đã đi đến các cõi trời Phạm thiên. Và mười ngàn thế giới này đã bị lay chuyển, rung động, chấn động. Và ánh sáng tuyệt vời không thể đo lường đã hiện ra ở thế gian, vượt quá hào quang siêu phàm của chư thiên.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng rằng: “Koṇḍañña đã hiểu được! Koṇḍañña đã hiểu được!” Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là “Aññākoṇḍañña.”[2]

--------------------

Chú thích:

[1] Nói cho gọn hơn là Bát Chánh Đạo gồm có: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định.

[2] “Aññākoṇḍañña” = Aññā + koṇḍañña nghĩa là Koṇḍañña đã hiểu. Aññā được trích từ lời nói của đức Phật là: “Aññāsi vata bho Koṇḍañño, aññāsi vata bho Koṇḍañño” rồi ghép vào phía trước tên Koṇḍañña.

* * *

  Kinh Chuyển Pháp Luân
Dhammacakkappavattana Sutta (SN 56.11)

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Bārānasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỳ-khưu:

-- Có hai cực đoan này, này các Tỳ-khưu, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

3) Một là đắm say trong các dục (kāmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỳ-khưu, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường trung đạo, này các Tỳ-khưu, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

*

5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỳ-khưu. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỳ-khưu, chính là ái này đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

7) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỳ-khưu, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

8) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỳ-khưu, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

*

9) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

10) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

11) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

12) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỳ-khưu, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sinh, trí sinh, tuệ sinh, minh sinh, quang sinh.

*

13) Cho đến khi nào, này các Tỳ-khưu, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỳ-khưu, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

14) Và cho đến khi nào, này các Tỳ-khưu, trong bốn Thánh đến này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỳ-khưu, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sinh nữa".

*

15) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm Tỳ-khưu hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Kondañña khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: "Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt".

16) Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư Thiên cõi đất này lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời".

17) Sau khi được nghe tiếng chư Thiên ở cõi đất, Tứ đại Thiên vương thiên lên tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời".

18) Sau khi được nghe tiếng của chư Thiên ở Tứ đại Thiên vương thiên, thời chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba... chư Thiên Yāmā (Dạ-ma)... chư Thiên Tusitā (Đâu-suất-đà)... chư Hóa lạc thiên... chư Tha hóa tự tại thiên... chư Thiên ở Phạm thiên giới lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời".

19) Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng ấy lên đến Phạm thiên giới. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên.

20) Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng sau đây: "Chắc chắn đã giác hiểu là Kondañña (Kiều-trần-như)! Chắc chắn đã giác hiểu là Kondañña!"

Như vậy Tôn giả Kondanna được tên là Aññata Kondañña (A-nhã Kiều-trần-như).

-ooOoo-

Dhammacakkappavattana Sutta
The Discourse on the Setting in Motion of the Wheel (of Vision) of the Basic Pattern:
the Four True Realities for the Spiritually Ennobled Ones
translated from the Pali by Peter Harvey

Translator's note: The setting: seven weeks after the Buddha's enlightenment/awakening, he goes to five former companions that he had previously practiced extreme asceticism with (Vin i 8-10). After trying asceticism, he had given this up for a more moderate approach based on a healthy body and jhāna (mindful, calm and joyful altered states of consciousness based on samādhi (mental unification)). The following is seen as the first teaching he gave to anyone. In other contexts, the Buddha taught the Four True Realities for the Spiritually Ennobled Ones to people after first giving them a preparatory discourse to ensure they were in the right frame of mind be able to fully benefit from the teaching:

"Then the Blessed One gave the householder Upāli a step-by-step discourse, that is, talk on giving, talk on moral virtue, talk on the heaven worlds; he made known the danger, the inferior nature of and tendency to defilement in sense-pleasures, and the advantage of renouncing them. When the Blessed One knew that the householder Upāli's mind was ready, open, without hindrances, inspired and confident, then he expounded to him the elevated Dhamma-teaching of the buddhas: dukkha, its origination, its cessation, the path." [M i 379-80]

The four true realities taught by the Buddha are not as such things to "believe" but to be open to, see and contemplate, and respond to appropriately: by fully understanding dukkha/pain/the painful, abandoning that which originates it, personally experiencing its cessation, and cultivating the path that leads to this. These four true realities are the four fundamental dimensions of experience, as seen by a spiritually noble person with deep wisdom: the conditioned world, that which originates it, the cessation/transcending of it (the unconditioned, Nibbāna), and the path to this. Indeed, it is by insight into these that a person becomes spiritually ennobled.

* * *

Thus have I heard. At one time the Blessed One was dwelling at Bārāasī in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus of the group of five thus: "Bhikkhus, these two extremes should not be followed by one gone forth (into the homeless life). What two? That which is this pursuit of sensual happiness in sense pleasures, which is low, vulgar, the way of the ordinary person, ignoble, not connected to the goal; and that which is this pursuit of self-mortification, which is painful, ignoble, not connected to the goal. Bhikkhus, without veering towards either of these two extremes, the One Attuned to Reality has awakened to the middle way, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to Nibbāna.

"And what, bhikkhus, is that middle way awakened to by the One Attuned to Reality which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to Nibbāna? It is just this Noble Eight-factored Path, that is to say, right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right mental unification. This, bhikkhus, is that middle way awakened to by the One Attuned to Reality, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to higher knowledge, to full awakening, to Nibbāna.

"Now this, bhikkhus, for the spiritually ennobled ones, is the true reality which is pain: birth is painful, aging is painful, illness is painful, death is painful; sorrow, lamentation, physical pain, unhappiness and distress are painful; union with what is disliked is painful; separation from what is liked is painful; not to get what one wants is painful; in brief, the five bundles of grasping-fuel are painful.

"Now this, bhikkhus, for the spiritually ennobled ones, is the pain-originating true reality. It is this craving which leads to renewed existence, accompanied by delight and attachment, seeking delight now here now there; that is, craving for sense-pleasures, craving for existence, craving for extermination (of what is not liked).

"Now this, bhikkhus, for the spiritually ennobled ones, is the pain-ceasing true reality. It is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, non-reliance on it.

"Now this, bhikkhus, for the spiritually ennobled ones, is the true reality which is the way leading to the cessation of pain. It is this Noble Eight-factored Path, that is to say, right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right mental unification.

"'This, for the spiritually ennobled ones, is the true reality of pain': in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"Now on this, 'This – for the spiritually ennobled ones, the true reality of pain – is to be fully understood': in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"Now on this, 'This – for the spiritually ennobled ones, the true reality of pain – has been fully understood': in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

"(Likewise,) in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge and light, with respect to: 'This, for the spiritually ennobled ones, is the pain-originating true reality,' 'This – for the spiritually ennobled ones, the pain-originating true reality – is to be abandoned,' and 'This – for the spiritually ennobled ones, the pain-originating true reality – has been abandoned.'

"(Likewise,) in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge and light, with respect to: 'This, for the spiritually ennobled ones, is the pain-ceasing true reality,' 'This – for the spiritually ennobled ones, the pain-ceasing true reality – is to be personally experienced' and 'This – for the spiritually ennobled ones, the pain-ceasing true reality – has been personally experienced.'

"(Likewise,) in me, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose vision, knowledge, wisdom, true knowledge and light, with respect to: 'This, for the spiritually ennobled ones, is the true reality which is the way leading to the cessation of pain,' 'This – for the spiritually ennobled ones, the true reality which is the way leading to the cessation of pain – is to be developed,' and 'This – for the spiritually ennobled ones, the true reality which is way leading to the cessation of pain – has been developed.'

"So long, bhikkhus, as my knowledge and seeing of these four true realities for the spiritually ennobled ones, as they really are in their three phases (each) and twelve modes (altogether) was not thoroughly purified in this way, then so long, in the world with its devas, māras and brahmās, in this population with its renunciants and brahmans, its devas and humans, I did not claim to be fully awakened to the unsurpassed perfect awakening. But when, bhikkhus, my knowledge and vision of these four true realities for the spiritually ennobled ones, as they really are in their three phases and twelve modes was thoroughly purified in this way, then, in the world with its devas, māras and brahmās, in this population with its renunciants and brahmans, its devas and humans, I claimed to be fully awakened to the unsurpassed perfect awakening. Indeed, knowledge and seeing arose in me: 'Unshakeable is the liberation of my mind; this is my last birth: now there is no more renewed existence.'"

This is what the Blessed One said. Elated, the bhikkhus of the group of five delighted in the Blessed One's statement. And while this explanation was being spoken, there arose in the venerable Koṇḍañña the dust-free, stainless vision of the Basic Pattern: "whatever is patterned with an origination, all that is patterned with a cessation."

And when the Wheel (of Vision) of the Basic Pattern (of things) had been set in motion by the Blessed One, the earth-dwelling devas raised a cry: "At Bārāasī, in the Deer Park at Isipatana, the unsurpassed Wheel (of Vision) of the Basic Pattern (of things) has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any renunciant or brahman or māra or brahmā or by anyone in the world." Having heard the cry of the earth-dwelling devas, the devas of the Four Great Kings raised the same cry. Having heard it, the Thirty-three devas took it up, then the Yāma devas, then the Contented devas, then the devas Who Delight in Creating, then the devas Who Delight in the Creations of Others, and then the devas of the brahmā group.

Thus at that moment, at that instant, at that second, the cry spread as far as the brahmā world, and this ten thousandfold world system shook, quaked, and trembled, and an immeasurable glorious radiance appeared in the world, surpassing the divine majesty of the devas.

Then the Blessed One uttered this inspiring utterance: "the honorable Koṇḍañña has indeed understood! The honorable Koṇḍañña has indeed understood! In this way, the venerable Koṇḍañña acquired the name Koṇḍañña Who Has Understood.

* * *

Glossary and Commentary

Abandoned, to be: pahātabban. In the Dasuttara Sutta (D iii 272-93), various other items are said to be things "to be abandoned": "the 'I am' conceit"; "ignorance and craving for existence"; the three kinds of craving; the four "floods" – of sense-desire, existence, views and ignorance; the five hindrances; craving for the six sense-objects; the seven latent tendencies – to sense-desire, ill-will, views, wavering, conceit, attachment to existence, and ignorance; the eight wrongnesses – wrong view to wrong mental unification; the nine things rooted in craving, such as quarreling over possessions; the ten wrongnesses – wrong view to wrong mental unification, then wrong knowledge and wrong liberation.

Basic Pattern: Dhamma is a difficult word to translate, but "Basic Pattern" captures something of what it is about: it is the nature of things as a network of interdependent processes, teachings which point this out, practices based on an understanding of this, transformative experiences that come from this, and Nibbāna as beyond all conditioned patterns.

Basic Pattern, vision of, or Dhamma-eye: Dhamma-cakkhu. The arising of this marks the attainment of the first definitive breakthrough to becoming a spiritually ennobled one. Often it means becoming a stream-enterer, but a person may also go straight to becoming a once-returner or non-returner.

Basic Pattern, Wheel of the (Vision) of: Dhamma-cakka. "Wheel" is cakka, and vision or eye is cakkhu. Given their similarity, some pun may be implied here, especially as the Dhamma-wheel is only said to turn the moment that Koṇḍañña gains the Dhamma-cakkhu, vision of the Dhamma/Basic Pattern. Moreover, in Buddhist art, Dhamma-wheels sometimes resemble eyes. The Dhamma-wheel is set in motion in the instant Koṇḍañña sees the realities pointed out by the Buddha. It does not turn just from the Buddha teaching, but when there is transmission of insight into Dhamma from the Buddha to another person, thus inaugurating the influence of Dhamma in the world. This parallels a passage in the Cakkavatti-sīhanāda Sutta, where a divine wheel appears in the sky only when a Cakkavatti (Wheel-turning) ruler, who rules according to Dhamma – righteously and with compassion, ascends the throne, and it follows him as he moves through the world, conquering without violence (D iii 61-2).

Bhikkhu: generally translated "monk," but literally "almsman," a renunciant living off donated alms.

Bundles of grasping-fuel: the upādāna-kkhandhas or grasping-aggregates/groups/bundles. These are material form (the body), feeling, perception, the constructing/volitional activities and consciousness, all of which we generally grasp at as "I." In the above discourse, one might see "birth... death" as particularly related to the khandha of material form, "sorrow... distress" as particularly related to that of feeling, and "union... not to get what one wants" as involving activities and perceptions. All involve consciousness. The common translation of upādāna-kkhandhā as "groups/aggregates of grasping" is misleading, as only part of the khandha of constructing/volitional activities is actual grasping. The khandhas are the object of grasping, upādānā. Moreover, "upādāna" also means fuel, that which is "taken up" by fire, here the "fire" of grasping and the other defilements. "Bundles of grasping-fuel" captures both these connotations of "upādāna." On this, cf. ch.2 of Thanissaro Bhikkhu, The Mind Like Fire Unbound, 1993., Barre, Mass.: Dhamma Dana Publications. The fuel-like nature of the khandhas is explicitly referred to at S iii 33-4 and M i 140-1 (MN 22 – just above "Well-proclaimed Dhamma" section), which compare the khandhas, as "not yours," to grass, sticks, branches and foliage being collected to be taken away and burnt. S iv 19-20 (SN 35.28) describes the six senses, their objects, their related consciousnesses, stimulations and feelings as all "burning" with attachment, hatred and delusion and "with birth, aging, death; with sorrow, lamentation, pain, unhappiness and distress," i.e., with causes of pain, and with things that are painful.

Craving: ta, which is not just any kind of "desire," but demanding desire. Chanda, the "desire to do," for example, can have wholesome forms which are part of the path.

Developed, to be: bhāvitabban: to be developed, cultivated, practiced. This term is related to bhāvanā, development, cultivation, practice. Citta-bhāvanā, or cultivation of the heart-mind, is a term for what is referred to in English as "meditation." In the Dasuttara Sutta (D iii 272-93), various other items are said to be things "to be developed": "mindfulness regarding the body, accompanied by pleasure"; calm (samatha) and insight (vipassanā); three samādhis – with both mental application and examination, with just examination, with neither; the four applications of mindfulness; the fivefold right samādhi – (which involve) suffusion of joy, of happiness, of mind (ceto-), of light, and the reviewing sign (nimitta); recollection of the Buddha, Dhamma, Sagha, moral virtue, liberality, and devas; the seven factors of awakening; the Noble Eight-factored Path; the nine factors of effort for perfect purity; the ten kasias (e.g., colored discs) as meditation objects.

Devas, māras and brahmās: devas refer to divine beings, especially those of the higher reaches of sense-desire (kāma-) realm that is seen to be the world shared by them, humans, animals, ghosts and hell-beings. The earth-dwelling devas and the following six types of devas in the above discourse are, in ascending order, the types of devas of the sense-desire realm. A māra is a tempter-deity, seen as seeking to keeping beings attached to sense pleasures. A brahmā is a divine being of the more refined realm of elemental form (rūpa-); beings attain rebirth at this level due to attaining meditative jhāna, which māras try to prevent happening. The devas of the brahmā group (brahma-kāyikā) are those of this realm of elemental form, the lowest of which are the devas of (Great) Brahmā's retinue (brahma-pārisajjā). A Great Brahmā is a type of being who is full of lovingkindness and compassion, but with a tendency to deludedly think he created the world. The brahmās also include more refined kinds of beings.

Fully understood, to be: pariññeyyan. In the Dasuttara Sutta (D iii 272-93), various other items are said to be things "to be fully understood": "stimulation that is with-taint and linked to grasping (phasso sāsavo upādāniyo)"; "mind and material form"; the three kinds of feeling; the four nutriments; the five bundles of grasping-fuel; the six internal sense-spheres; the seven stations of consciousness (types of rebirth); the eight worldly conditions – gain and loss, fame and shame, blame and praise, pleasure and pain; the nine abodes of beings; the five physical senses and their objects.

Mental unification: samādhi, generally translated as "concentration," does not refer to the process of concentrating the mind, but to the state of being concentrated, unified, in jhāna.

Nibbāna: the destruction of attachment, hatred and delusion, the cessation of pain/the painful, the unconditioned state.

Noble: the path is noble (ariya) and transforms those who practice it into spiritually ennobled ones (see entry on this).

One Attuned to Reality: Tathāgata is a term for a Buddha. It literally means "Thus-gone" or "Thus-come." What is "thus" is what is real. Translating the term as "One Attuned to Reality" brings the term alive as referring to person who has awakened to the real nature of things, and experiences things as they really are, most significantly in terms of dukkha, its origination, its cessation, and the way to this.

Pain: dukkha. The basic everyday meaning of the word dukkha as a noun is "pain" as opposed to "pleasure" (sukha). These, with neither-dukkha-nor-sukha, are the three kinds of feeling (vedanā) (e.g., S iv 232). S v 209-10 explains dukkha vedanā as pain (dukkha) and unhappiness (domanassa), i.e., bodily and mental dukkha. This shows that the primary sense of dukkha, when used as a noun, is physical "pain," but then its meaning is extended to include mental pain, unhappiness. The same spread of meaning is seen in the English word "pain," for example in the phrase, "the pleasures and pains of life." That said, the way dukkha is explained in this discourse shows that it is here "pain" in the sense of "the painful", that which is painful, i.e. which brings pain, whether in an obvious or subtle sense.

Painful: dukkha as an adjective refers to things which are not (in most cases) themselves forms of mental or physical pain, but which are experienced in ways which bring mental or physical pain. When it is said "birth is painful" etc, the word dukkha agrees in number and gender with what it is applied to, so is an adjective. The most usual translation "is suffering" does not convey this. Birth is not a form of "suffering," nor is it carrying out the action of "suffering," as in the use of the word in "he is suffering."

"Patterned with an origination" and "patterned with a cessation": samudaya-dhamma and nirodha-dhamma: here "dhamma," the same word as for the Basic Pattern, is used as an adjective. One might also translate: "is subject to origination" and "is subject to cessation." The words samudaya and nirodha are the same ones used for the "origination" and "cessation" of pain/dukkha.

Personally experienced, to be: sacchikātabban, from sacchikaroti, to see with one's own eyes, to experience for oneself. One is reminded of the epithet of the Dhamma as "ehipassiko... paccata veditabbo viññūhi": "come-see-ish... to be experienced individually by the discerning." A ii 182 explains that the eight deliverances (vimokhas) are to be personally experienced (sacchikaraīyā) by one's (mental) body; former lives are to be personally experienced by mindfulness (sati); the decease and rebirth of beings are to be personally experienced by (divine) vision (cakkhu), and the destruction of the taints (āsavas) is to be personally experienced by wisdom (paññā). The last of these seems that which applies in the case of experiencing the cessation of dukkha. In the Dasuttara Sutta (D iii 272-93), various other items are said to be things "to be personally experienced": "unshakeable liberation of mind"; "knowledge and liberation"; knowledge of past lives, the rebirths of other beings, and of destruction of one's taints; the "fruits" (-phalas) which are stream-entry, once-returner-hood, non-returner-hood and arahantship; the five dhamma-groups – of moral virtue, mental unification, wisdom, liberation, and knowledge and vision of liberation; the six higher knowledges; the seven powers of one who has destroyed the taints; the eight deliverances; the nine successive cessations – first jhāna up to the cessation of perception and feeling; the ten dhammas of the non-learner – right view to right mental unification, then right knowledge and right liberation.

Renewed existence: punabbhava, again-becoming or rebirth.

Renunciants and brahmans: those who renounce the household life for a religious quest, and priests of the pre-Buddhist religion of India. "Renunciants" include Buddhist and Jain monks and nuns, and also certain ascetics who rejected Brahmanism and were Fatalists, Materialists or Skeptics.

Spiritually ennobled ones: ariya, which in pre-Buddhist times meant a 'noble' one born into the higher classes of Brahmanical society, in Buddhism is better rendered as 'spiritually ennobled one'. It refers to the persons of nobility of citta (mind/heart/spirit) who have had direct insight into the four true realities, so as to be firmly established on the noble path to Nibbana, the end of pain/the painful. The spiritually ennobled ones are stream-enterers, once-returners, non-returners and arahants, and those intently practicing to attain any of these, through deep insight. The Buddha is also "the Spiritually Ennobled One."

True reality for the spiritually ennobled ones (or, for spiritually ennobled ones, a true reality): Ariya-sacca, usually translated "Noble Truth," but K.R.Norman sees this as "the least likely of all the possibilities" for the meaning of ariya-sacca. He points out that the commentators interpret it as: "'truth of the noble one,' 'truth of the noble ones,' 'truth for a noble one,' i.e., the truth that will make one noble, as well as the translation 'noble truth' so familiar to us. The last possibility, however, they put at the very bottom of the list of possibilities, if they mention it at all" (A Philological Approach to Buddhism, London: School of Oriental and African Studies, 1997, p. 16). He prefers "truth of the noble one (the Buddha)," but acknowledges that the term may be deliberately multivalent. At S v 435, the Buddha is "the Spiritually Ennobled One," but the term also applies to any of the ennobled persons (see entry on "Spiritually ennobled ones"). They are different from the "ordinary person," the puthujjana, though an ordinary person can become a Noble person by insight into Dhamma.

As regards the translation of sacca, this means "truth" in many contexts, but as an adjective it means both "true" and "real." Taking sacca as meaning "truth" in the term ariya-sacca is problematic as in the above discourse it is said that the second ariya-sacca is "to be abandoned"; but surely, the "truth" on the origination of pain/the painful should not be abandoned. Rather, the "true reality" which is the origination of pain/the painful – craving – should be abandoned. Moreover, the discourse says that the Buddha understood, "This is the ariya-sacca which is pain," not "The ariya-sacca 'This is pain,'" which would be the case if sacca here meant a truth whose content was expressed in words in quote marks. The ariya-saccas as "true realities for the spiritually ennobled ones" are reminiscent of such passages as S iv 95, which says that, "That in the world by which one is a perceiver of the world, a conceiver of the world – this is called the world in the discipline of the spiritually ennobled one (ariyassa vinaye)." That is, spiritually ennobled ones understand things in a different way from ordinary people. Indeed, at Suttanipāta p.147, it is said, 'Whatever, bhikkhus, is regarded as "this is true reality" by the world... that is well seen by the spiritually ennobled ones with right wisdom as it really is as "this is deceptive"', and vice versa. Sn. p.148 then says 'Whatever, bhikkhus, is regarded as "This is pleasant" by the world... this is well seen by the spiritually ennobled ones with right wisdom as "this is painful (dukkha)"', and vice versa. This is because desirable sense-objects are impermanent and bring pain when they end, and because spiritually ennobled ones, unlike ordinary people, see the five 'bundles of grasping fuel' – the conditioned world – as painful. While ordinary people do not agree with this, or that 'birth', that is, being born, is painful, they may of course agree that, for example, 'not to get what one wants is painful'.

Vision: cakkhu means eye, but also vision, insight.

Way leading to the cessation of pain: dukkha-nirodha-gāminī paipadā.

* * *

SETTING IN MOTION THE WHEEL OF THE DHAMMA
SN 56:11(1)
Translated by Bhikkhu Bodhi (2000)

*

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus of the group of five thus: [1]

“Bhikkhus, these two extremes should not be followed by one who has gone forth into homelessness. What two? The pursuit of sensual happiness in sensual pleasures, which is low, vulgar, the way of worldlings, ignoble, unbeneficial; and the pursuit of selfmortification, which is painful, ignoble, unbeneficial. Without veering towards either of these extremes, the Tathāgata has awakened to the middle way, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“And what, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathāgata, which gives rise to vision … which leads to Nibbāna? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathāgata, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“Now this, bhikkhus, is the noble truth of suffering: birth is suffering, aging is suffering, illness is suffering, death is suffering; [2] union with what is displeasing is suffering; separation from what is pleasing is suffering; not to get what one wants is suffering; in brief, the five aggregates subject to clinging are suffering.

“Now this, bhikkhus, is the noble truth of the origin of suffering: it is this craving which leads to renewed existence, accompanied by delight and lust, seeking delight here and there; that is, craving for sensual pleasures, craving for existence, craving for extermination.

“Now this, bhikkhus, is the noble truth of the cessation of suffering: it is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, nonreliance on it.

“Now this, bhikkhus, is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering: it is this Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration.

“‘This is the noble truth of suffering’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of suffering is to be fully understood’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of suffering has been fully understood’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This is the noble truth of the origin of suffering’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the origin of suffering is to be abandoned’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the origin of suffering has been abandoned’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This is the noble truth of the cessation of suffering’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the cessation of suffering is to be realized’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the cessation of suffering has been realized’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This is the noble truth of the way leading to the cessation of suffering’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the way leading to the cessation of suffering is to be developed’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“‘This noble truth of the way leading to the cessation of suffering has been developed’: thus, bhikkhus, in regard to things unheard before, there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

“So long, bhikkhus, as my knowledge and vision of these Four Noble Truths as they really are in their three phases and twelve aspects was not thoroughly purified in this way,[3] I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when my knowledge and vision of these Four Noble Truths as they really are in their three phases and twelve aspects was thoroughly purified in this way, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is the liberation of my mind. This is my last birth. Now there is no more renewed existence.’”

This is what the Blessed One said. Elated, the bhikkhus of the group of five delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, there arose in the Venerable Kondañña the dust-free, stainless vision of the Dhamma: “Whatever is subject to origination is all subject to cessation.”

And when the Wheel of the Dhamma had been set in motion by the Blessed One, [4] the earth-dwelling devas raised a cry: “At Bārāṇasī, in the Deer Park at Isipatana, this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any ascetic or brahmin or deva or Māra or Brahmā or by anyone in the world.” Having heard the cry of the earth-dwelling devas, the devas of the realm of the Four Great Kings raised a cry: “At Bārāṇasī…this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped…by anyone in the world.” Having heard the cry of the devas of the realm of the Four Great Kings, the Tāvatiṃsa devas…the Yāma devas…the Tusita devas…the Nimmānaratī devas … the Paranimmitavasavattī devas … the devas of Brahmā’s company raised a cry: “At Bārāṇasī, in the Deer Park at Isipatana, this unsurpassed Wheel of the Dhamma has been set in motion by the Blessed One, which cannot be stopped by any ascetic or brahmin or deva or Māra or Brahmā or by anyone in the world.”

Thus at that moment, at that instant, at that second, the cry spread as far as the brahmā world, and this ten thousandfold world system shook, quaked, and trembled, and an immeasurable glorious radiance appeared in the world surpassing the divine majesty of the devas.

Then the Blessed One uttered this inspired utterance: “Koṇḍañña has indeed understood! Koṇḍañña has indeed understood!” In this way the Venerable Koṇḍañña acquired the name “Aññā Koṇḍañña—Koṇḍañña Who Has Understood.”

* * *

Notes:

[1] What follows is the Buddha’s first sermon, recorded in the narration of his ministry at Vin I 10–12. The sutta is analysed at MN No. 141 and Vibh 99–105, and commented upon at Vism 498–510 (Ppn 16:32–83) and Vibh-a 93–122. For a detailed explanation according to the method of the commentaries, see Rewata Dhamma, The First Discourse of the Buddha.

[2] I follow Be and Se here. Ee includes sokaparidevadukkhadomanass’ upāyāsā, which is found elsewhere in formal definitions of the first truth but lacking in most versions of the first sermon.

[3] The three phases (tiparivaṭṭa) are: (i) the knowledge of each truth (saccañāṇa), e.g., “This is the noble truth of suffering”; (ii) the knowledge of the task to be accomplished regarding each truth (kiccañāṇa), e.g., “This noble truth of suffering is to be fully understood”; and (iii) the knowledge of accomplishment regarding each truth (katañāṇa), e.g., “This noble truth of suffering has been fully understood.” The twelve modes (dvādasākāra) are obtained by applying the three phases to the four truths.

[4] Spk explains dhammacakka by way of the knowledge of penetration (paṭivedhañāṇa) and the knowledge of teaching (desanāñāṇa); see II, n. 57. Until Koṇḍañña and the eighteen koṭis of brahmās were established in the fruit of stream-entry the Blessed One was still setting in motion (pavatteti nāma) the Wheel of the Dhamma; but when they were established in the fruit, then the Wheel had been set in motion (pavattitaṃ nāma).

DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA (SN 56.11)
Saṃyutta Nikāya 56
Dhammacakkappavattana vagga
Nguồn - Source:
https://suttacentral.net/pi/sn56.11
Kinh tụng - Chanting audio:
http://www.abhayagiri.org/audio/dhammacakkapattvana-2009

*

Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi:

“Dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ—jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ—saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ—yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ

—kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ—yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ— ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi … pe … sammāsamādhi.

‘Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

‘Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

‘Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikatan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

‘Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti me, bhikkhave, pubbe … pe … udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Yāvakīvañca me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.

Yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi: ‘akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo’”ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi: “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ nirodhadhamman”ti.

Pavattite ca pana bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ: “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti. Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ: “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti. Cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā … pe … yāmā devā … pe … tusitā devā … pe … nimmānaratī devā … pe … paranimmitavasavattī devā … pe … brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ: “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Itiha tena khaṇena tena layena tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi. Ayañca dasasahassilokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devānubhāvanti.

Atha kho bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi: “aññāsi vata bho, koṇḍañño, aññāsi vata bho, koṇḍañño”ti. Iti hidaṃ āyasmato koṇḍaññassa “aññāsikoṇḍañño” tveva nāmaṃ ahosīti.

Paṭhamaṃ.

*

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN [1, 2]
Hán tạng, Tạp A-hàm, Kinh 379
Thượng tọa Thích Đức Thắng dịch (2010)

*

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba- la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:

“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác[3]. Đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích Thánh đế, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ Thánh đế đã biết, cần phải biết[4], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Đây là Khổ tập Thánh đế, đã biết, cần phải đoạn[5], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, cần phải tác chứng[6], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, cần phải tu[7], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, đây là Khổ Thánh đế đã biết, đã biết xong[8], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn xong[9], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã tác chứng xong[10], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, đã tu xong[11], là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.

“Này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành[12], Ta nếu không sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp[13], Ta không bao giờ được coi là đã giải thoát, đã xuất, đã ly, và cũng không tự chứng đắcVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác; do đó, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta đã giải thoát, đã xuất, đã ly, tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”

Một thời Thế Tôn nói pháp này, Tôn giả Kiều-trần-như[14] cùng tám vạn chư Thiên xa lìa trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh.”

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Tôn giả Kiều-trần-như : “Biết pháp chưa?”

Kiều-trần-như bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đã biết.”

Lại hỏi Tôn giả Kiều-trần-như[15]: “Biết pháp chưa?”

Kiều-trần-như bạch Phật: “Bạch Thiện thệ, đã biết.”

Vì Tôn giả Kiều-trần-như đã biết pháp cho nên gọi là A-nhã Kiều- trần-như[16].

Sau khi Tôn giả A-nhã Kiều-trần-như đã biết pháp, Địa thần xướng lên rằng:

“Các nhân giả, đức Thế Tôn ở trong trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. đã ba lần chuyển mười hai hành pháp luân mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm chưa từng chuyển, đem lại nhiều lợi ích, đem lại nhiều an lạc; vì lòng thương xót thế gian, bằng nghĩa lợi và sự hữu ích, làm lợi ích an vui cho Trời, Người, làm tăng thêm số chúng cõi Trời, giảm bớt chúng A tu la.”

Địa thần xướng lên xong, vọng đến các thần hư không, vua Trời Tứ thiên, trời Tam thập tam, trời Diệm ma, trời Đâu suất đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, lần lượt truyền xướng, trong khoảnh khắc, lại vọng đến cõi Phạn thiên, nghe truyền vang âm thinh rằng:

“Các nhân giả, đức Thế Tôn ở trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại đã ba lần chuyển mười hai hành pháp luân mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm chưa từng chuyển, đem lại nhiều lợi ích, đem lại nhiều an lạc; vì lòng thương xót thế gian, bằng nghĩa lợi và sự hữu ích, làm lợi ích an vui cho Trời, Người, làm tăng thêm số chúng cõi Trời, giảm bớt chúng A tu la.”

Vì Thế Tôn ở trong trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại chuyển pháp luân, cho nên kinh này được gọi là kinh Chuyển Pháp luân.[17]

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.

* * *

Ghi chú:

[1] 轉法輪經 Chuyển Pháp Luân Kinh

[2] Đại chánh, kinh 379. Pāli, S. 56. 11- 12. Tathāgatena vuttā (Dhamma- cakkappavattana)

[3] Pāli (S. v. 422): idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapaādi, paññāṇaṃ udapādi vijjā udapādi, āloko udapādi, Này các Tỳ-kheo, đây là Khổ thánh đế, trong các pháp mà trước đây Ta chưa từng nghe, phát sanh nhãn, phát sanh trí, phát sanh huệ, phát sanh minh, phát sanh ánh sáng.

[4] Tri đương phục tri 智當復知. Pāli: idaṃ dukkhaṃ ariyasccaṃ pariññeyyan’ti … idaṃdukkhaṃ ariyasaccaṃ pariđđātan’ti, đây là Khổ Thánh đế cần được biến tri…

[5] Di tri đương đoạnt 已知當斷. Pāli: idaṃ dukkhasamupadayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti, đây là Khổ tập Thánh đế cần được đoạn.

[6] Dĩ tri đương tri tác chứng 已知當知作證. Pāli: idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti, đây là Khổ diệt Thánh đế cần được tác chứng

[7] Dĩ tri đương tu 已知當修. Pāli: idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbanti. Đây là Khổ diệt đạo Thấnh đế cần được tu.

[8] Dĩ tri dĩ xuất 已知已出. Pāli: idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ ti (...) pariññātan ti, đây là Khổ Thánh đế cần được biến tri… đã được biến tri

[9] Dĩ tri dĩ đoạn xuất 已知已斷出. Pāli: idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban ti (...) pahīnan’ ti; đây là Khổ tập Thánh đế cần đoạn, đã được đoạn.

[10] Dĩ tri dĩ tác chứng xuất 已知已作證出. Pāli: idaṃ dukkhanirodham ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti (...) sacchikatan’ti, đây là Khổ diệt Thánh đế cần chứng, đã được chứng.

[11] Dĩ tri dĩ tu xuất 已知已修出. Pali: idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti (...) bhāvitan’ti, đây là Khổ diệt đạo thánh đế cần tu, đã được tu tu.

[12] Tam chuyển thập nhị hành 三轉十二行. Pāli: tiparivattaṃ dvādasākāraṃ, ba vận chuyển, mười hai hình thái (hành tướng).

[13] Pāli: sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya, trong thế giới gồm có Chư thiên, Ma vương, Phạm thiên, cùng giữa quần sanh loại gồm các sa-môn, bà-la-môn, các trời và con người.

[14] Kiều-trần-như 憍陳如. Pāli: Koṇḍañña.

[15] Trong nguyên bản: Câu-lân 拘鄰, trên kia âm là Kiều-trần-như.

[16] A-nhã Câu-lân 阿若拘鄰. Pāli: āññasi vata, bho, koñḍañño, aññasi vata, bho, koñṇḍañño ti … aññāsikoñḍañño, (Phật nói) “Thật vậy, Koṇḍañña đã biết (liễu ngộ)! Thật vậy, Koṇḍañña đã biết.” (do đó Tôn giả được gọi là) Aññāsikoṇḍañña (Aññāta-Koñḍañña).

[17] Tên gọi Pāli: Dhammacakkappavattanasutta.

*

 

An cư mùa mưa: Duyên sự
Trích: Đại Phẩm, Luật Tạng. Tỳ-khưu Indacanda dịch

 

III. CHƯƠNG VÀO MÙA MƯA
(VASSŪPANĀYIKAKKHANDHAKAṂ)

(205) Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha (Vương Xá), Veḷuvana (Trúc Lâm), nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, việc cư trú mùa mưa chưa được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu. Trong trường hợp này, các vị tỳ khưu ấy đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa? Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi. Ngay cả các du sĩ ngoại đạo này có giáo lý được thuyết tồi tệ vẫn bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa, ngay cả những con chim này sau khi làm tổ trên các ngọn cây cũng bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa; còn các sa-môn Thích tử này lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi.

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa (vassaṃ).

(206) Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Khi nào thì nên vào mùa (an cư) mưa?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vào mùa (an cư) mưa trong mùa mưa.

Sau đó, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Có bao nhiêu thời điểm vào mùa (an cư) mưa?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, đây là hai thời điểm vào mùa (an cư) mưa: thời điểm trước và thời điểm sau. Thời điểm trước thì nên vào nhằm ngày kế của (ngày trăng tròn) tháng Āsāḷha, thời điểm sau thì nên vào khi (ngày trăng tròn) tháng Āsāḷha đã trôi qua một tháng. [1] Này các tỳ khưu, đây là hai thời điểm vào mùa (an cư) mưa.

(207) Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đã vào mùa (an cư) mưa vẫn đi du hành trong mùa (an cư) mưa. Dân chúng lại phàn nàn, phê phán, chê bai giống y như thế:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa? Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi. Ngay cả các du sĩ ngoại đạo này có giáo lý được thuyết tồi tệ vẫn bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa, ngay cả những con chim này sau khi làm tổ trên các ngọn cây cũng bám víu và sống cố định trong mùa cư trú mưa; còn các sa-môn Thích tử này lại đi du hành trong mùa lạnh, trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Các vị đang dẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sống của loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giết hại hàng loạt nhiều chúng sanh nhỏ nhoi.

Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đã vào mùa (an cư) mưa vẫn đi du hành trong mùa (an cư) mưa?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, sau khi đã vào mùa mưa, không nên không an cư ba tháng thời điểm trước hoặc ba tháng thời điểm sau và không nên ra đi du hành; vị nào ra đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).


Ghi chú:

[1] Tính theo âm lịch của Việt Nam nếu không có tháng nhuần thì thời điểm trước là ngày 16 tháng 6, thời điểm sau là ngày 16 tháng 7.

* có thể đọc thêm các đoạn kế tiếp, về các quy định sinh hoạt của chư Tăng trong mùa an cư tại: http://budsas.net/uni/u-luat-daipham/dp-03.htm

Dâng y tắm mưa: Duyên sự (nữ thí chủ Visākhā)
Trích: Đại Phẩm, Luật Tạng. Tỳ-khưu Indacanda dịch

 

VIII. CHƯƠNG Y PHỤC
(CĪVARAKKHANDHAKAṂ)

(153) Sau đó, khi đã ngự tại thành Rājagaha theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Sāvatthi. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Sāvatthi. Tại nơi đó ở Sāvatthi, đức Thế Tôn ngự tại Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika.

Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho bà Visākhā mẹ của Migāra đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, bà Visākhā mẹ của Migāra đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn nhận lời con về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.

Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Vào lúc bấy giờ, khi trải qua đêm ấy có đám mây lớn khắp cả bốn châu đã đổ mưa xuống. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, trời mưa ở Jetavana như thế nào thì trời mưa ở bốn châu cũng như thế ấy. Này các tỳ khưu, hãy để cho thân thể ướt đẫm nước mưa, đây là trận mưa lớn khắp cả bốn châu lần cuối cùng.

- Bạch ngài, xin vâng. Rồi các vị tỳ khưu ấy nghe theo đức Thế Tôn cởi các y ra và để cho thân thể ướt đẫm nước mưa.

Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra đã cho chuẩn bị sẵn sàng vật thực thượng hạng loại cứng loại mềm rồi bảo người tớ gái rằng:

- Này em, hãy đi. Sau khi đến tu viện, hãy thông báo thời giờ rằng: “Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.”

- Thưa bà, xin vâng.

Rồi người tớ gái nghe theo bà Visākhā mẹ của Migāra đã đi đến tu viện và nhìn thấy các vị tỳ khưu có các y đã được cởi ra và đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa, sau khi nhìn thấy (nghĩ rằng): “Các tỳ khưu không có ở trong tu viện, (chỉ có) các đạo sĩ lõa thể đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa” rồi đã đi đến gặp bà Visākhā mẹ của Migāra, sau khi đến đã nói với bà Visākhā mẹ của Migāra điều này:

- Thưa bà, các tỳ khưu không có ở trong tu viện, (chỉ có) các đạo sĩ lõa thể đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa.

Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra là người trí tuệ, kinh nghiệm, thông minh đã khởi ý điều này: “Chắc chắn là các ngài đại đức có các y đã được cởi ra và để cho thân thể ướt đẫm nước mưa! Cô gái đần độn này đây đã nghĩ rằng: ‘Các tỳ khưu không có ở trong tu viện, (chỉ có) các đạo sĩ lõa thể đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa,’” nên đã bảo người tớ gái rằng:

- Này em, hãy đi. Sau khi đến tu viện, hãy thông báo thời giờ rằng: “Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.”

Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy sau khi đã làm cho mát mẻ thân hình, có cơ thể được khoẻ khoắn, nên đã mặc y rồi đi vào trú xá của mình. Sau đó, người tớ gái ấy đã đi đến tu viện, trong khi không nhìn thấy các vị tỳ khưu (nên nghĩ rằng): “Các tỳ khưu không có ở trong tu viện, tu viện thì trống không” rồi đã đi đến gặp bà Visākhā mẹ của Migāra, sau khi đến đã nói với bà Visākhā mẹ của Migāra điều này:

- Thưa bà, các tỳ khưu không có ở trong tu viện, tu viện thì trống không.

Khi ấy, bà Visākhā mẹ của Migāra là người trí tuệ, kinh nghiệm, thông minh đã khởi ý điều này: “Chắc chắn là các ngài đại đức sau khi đã làm cho mát mẻ thân hình, có cơ thể được khoẻ khoắn, nên đã mặc y rồi đi vào trú xá của mình. Cô gái đần độn này đây đã nghĩ rằng: ‘Các tỳ khưu không có ở trong tu viện, tu viện thì trống không,’” nên lại bảo người tớ gái rằng:

- Này em, hãy đi. Sau khi đến tu viện, hãy thông báo thời giờ rằng: “Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.”

Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, hãy sẵn sàng y bát, đã đến thời điểm của bữa ăn.

- Bạch ngài, xin vâng. Các vị tỳ khưu ấy đã đáp lời đức Thế Tôn

Sau đó, giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ như thế đức Thế Tôn đã biến mất tại Jetavana rồi hiện ra ở cổng nhà của bà Visākhā mẹ của Migāra. Đức Thế Tôn đã ngồi xuống trên chỗ ngồi đã được sắp đặt sẵn cùng với hội chúng tỳ khưu.

Khi ấy , bà Visākhā mẹ của Migāra (nghĩ rằng): “Thật kỳ diệu thay! Thật phi thường thay! Đức Như Lai có đại thần lực, có đại oai lực! Bởi vì trong khi cơn lụt đang dâng tới mức đầu gối, trong khi cơn lụt đang dâng lên tới hông thế mà không một vị tỳ khưu nào có các bàn chân hoặc các y bị ướt!” nên mừng rỡ phấn chấn rồi đã tự tay làm hài lòng và thỏa mãn hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu với thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm. Đến khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong bàn tay đã rời khỏi bình bát, bà Visākhā mẹ của Migāra đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, bà Visākhā mẹ của Migāra đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, con cầu xin đức Thế Tôn tám điều ước muốn.

- Này Visākhā, các đấng Như Lai đã vượt khỏi các điều ước muốn.

- Bạch ngài, các điều ấy là hợp lý, các điều ấy không bị chê trách.

- Này Visākhā, hãy nói đi.

- Bạch ngài, con muốn dâng vải choàng (tắm) mưa đến hội chúng, dâng bữa ăn dành cho vị vãng lai (āgantukabhattaṃ), dâng bữa ăn dành cho vị ra đi (gamikabhattaṃ), dâng bữa ăn dành cho vị bị bệnh (gilānabhattaṃ), dâng bữa ăn dành cho vị chăm sóc bệnh (gilānupaṭṭhākabhattaṃ), dâng dược phẩm dành cho vị bị bệnh (gilānabhesajjaṃ), dâng cháo hàng ngày (dhuvayāguṃ), dâng vải choàng tắm (udakasāṭikaṃ) đến hội chúng tỳ khưu ni đến trọn đời.

- Này Visākhā, trong khi thấy rõ sự hữu dụng gì mà bà lại cầu xin Như Lai tám điều ước muốn?

- Bạch ngài, ở đây con đã bảo người tớ gái rằng: “Này em, hãy đi. Sau khi đến tu viện, hãy thông báo thời giờ rằng: ‘Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong’.” Khi ấy, người tớ gái ấy đã đi đến tu viện và nhìn thấy các vị tỳ khưu có các y đã được cởi ra và đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa, sau khi nhìn thấy (nghĩ rằng): “Các tỳ khưu không có ở trong tu viện, (chỉ có) các đạo sĩ lõa thể đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa” rồi đã đi đến gặp con, sau khi đến đã nói với con điều này: “Thưa bà, các tỳ khưu không có ở trong tu viện, (chỉ có) các đạo sĩ lõa thể đang để cho thân thể ướt đẫm nước mưa.” Bạch ngài, sự trần truồng là không tinh khiết, ghê tởm, bị lên án. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng vải choàng (tắm) mưa đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu vãng lai không rành rẽ đường xá, không rành rẽ khu vực, đi khất thực trong khi đang mệt nhọc. Vị ấy sau khi thọ thực bữa ăn dành cho vị vãng lai của con được rành rẽ đường xá, được rành rẽ khu vực, sẽ đi khất thực trong khi không còn mệt nhọc. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng bữa ăn dành cho vị vãng lai đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu ra đi trong khi tự mình tìm kiếm vật thực sẽ bị trễ đoàn lữ hành, hoặc sẽ đến nơi (mà vị ấy) có ý muốn đi đến vào lúc trời tối, sẽ phải đi đường xa trong khi đang mệt nhọc. Vị ấy sau khi thọ thực bữa ăn dành cho vị ra đi của con sẽ không bị trễ đoàn lữ hành, sẽ không đến nơi (mà vị ấy) có ý muốn đi đến vào lúc trời tối, sẽ đi đường xa trong khi không mệt nhọc. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng bữa ăn dành cho vị ra đi đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu bị bệnh trong khi không nhận được các thức ăn thích hợp, bệnh tình sẽ trầm trọng, hoặc sẽ chết đi. Trong khi vị ấy thọ dụng bữa ăn dành cho vị bệnh của con, bệnh tình sẽ không trầm trọng, sẽ không chết đi. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng bữa ăn dành cho vị bị bệnh đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu là vị chăm sóc bệnh trong khi tự mình tìm kiếm thức ăn sẽ đem lại bữa ăn của vị bệnh lúc mặt trời đã lên (cao) và sẽ bị lỡ bữa ăn. Vị ấy sau khi thọ dụng bữa ăn dành cho vị chăm sóc bệnh của con sẽ đem lại thức ăn của vị bệnh lúc đúng thời và sẽ không bị lỡ bữa ăn. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng bữa ăn dành cho vị chăm sóc bệnh đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu bị bệnh trong khi không nhận được các loại dược phẩm thích hợp, bệnh tình sẽ trầm trọng, hoặc sẽ chết đi. Trong khi vị ấy thọ dụng dược phẩm dành cho vị bệnh của con, bệnh tình sẽ không trầm trọng, sẽ không chết đi. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng dược phẩm dành cho vị bị bệnh đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, ở Andhakavinda do thấy rõ mười điều lợi ích mà đức Thế Tôn đã cho phép (thọ dụng) cháo. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng cháo hàng ngày đến trọn đời.

Bạch ngài còn có điều khác nữa, các tỳ khưu ni trong khi tắm trần truồng với các cô điếm ở một bãi tắm của sông Aciravatī, bạch ngài các cô điếm ấy đã chế giễu các tỳ khưu ni rằng: “Các bà đại đức ơi, vì điều gì mà các bà thực hành Phạm hạnh trong lúc đang còn trẻ vậy? Chớ không phải là các dục lạc nên được thỏa thích hay sao? Khi nào trở nên già cả, các bà sẽ thực hành Phạm hạnh, như thế các bà sẽ vớ được cả hai đầu mối.” Bạch ngài, khi bị các cô điếm chế giễu các tỳ khưu ni ấy đã mắc cở. Bạch ngài, sự trần truồng của phụ nữ là không tinh khiết, ghê tởm, bị lên án. Bạch ngài, trong khi thấy rõ sự hữu dụng này mà con muốn dâng đến hội chúng tỳ khưu ni vải choàng tắm đến trọn đời.

- Này Visākhā, trong khi thấy rõ lợi ích gì mà bà lại cầu xin Như Lai tám điều ước muốn?

- Bạch ngài, ở đây các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ở các phương sẽ đi đến Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, các vị ấy sau khi đi đến gặp đức Thế Tôn sẽ hỏi rằng: “Bạch ngài, vị tỳ khưu tên (như vầy) đã từ trần. Cõi tái sanh của vị ấy là gì? Cảnh giới tương lai của vị ấy là gì?” Đức Thế Tôn sẽ nói về vị ấy rằng: “Trong quả vị Nhập Lưu, hoặc là trong quả vị Nhất Lai, hoặc là trong quả vị Bất Lai, hoặc là trong quả vị A-la-hán.” Con sẽ đi đến gặp (các vị) và hỏi rằng: “Thưa các ngài, có phải vị đại đức ấy trước đây đã đi đến Sāvatthi?” Nếu các vị trả lời con rằng: “Vị tỳ khưu ấy trước đây đã đi đến Sāvatthi.” Trường hợp ấy, con sẽ đi đến kết luận là: “Chắc chắn rằng vị đại đức ấy đã thọ dụng hoặc là vải choàng (tắm) mưa, hoặc là bữa ăn dành cho vị vãng lai, hoặc là bữa ăn dành cho vị ra đi, hoặc là bữa ăn dành cho vị bị bệnh, hoặc là bữa ăn dành cho vị chăm sóc bệnh, hoặc là dược phẩm dành cho vị bị bệnh, hoặc là cháo hàng ngày.” Trong khi nhớ lại điều ấy, sự hân hoan sẽ được sanh khởi ở con đây, do sự hân hoan mà hỷ sẽ được sanh khởi, do tâm có hỷ mà thân sẽ khinh an, do thân được khinh an con sẽ cảm giác sự an lạc, có sự an lạc tâm sẽ được định, con sẽ có được sự tu tập về Căn Quyền, có sự tu tập về Lực, có sự tu tập về Giác Chi. Bạch ngài, trong khi thấy rõ lợi ích này mà con cầu xin Như Lai tám điều ước muốn.

- Này Visākhā, thật tốt lắm, thật tốt lắm! Này Visākhā, thật tốt thay trong khi thấy rõ lợi ích này mà bà cầu xin Như Lai tám điều ước muốn. Này Visākhā, ta cho phép bà tám điều ước muốn.

Sau đó, đức Thế Tôn đã tùy hỷ công đức cho bà Visākhā mẹ của Migāra bằng những lời kệ này:

(154)

Trong khi dâng cơm nước
nữ nhân được hân hoan,
thành tựu về giới luật
là đệ tử Thiện Thệ.

Vượt qua được bỏn xẻn,
người cúng dường vật thí
được hứa hẹn cõi trời,
hết sầu được an lạc.

Cô ấy đạt sức mạnh
và tuổi thọ của trời
đã đi vào đạo lộ
không nhiễm ô, thanh tịnh.

Cô ấy mong tạo phước
được an lạc, vô bệnh,
và vui hưởng dài lâu,
trong cuộc sống thiên đình.

(155) Sau đó, khi đã tùy hỷ công đức cho bà Visākhā mẹ của Migāra bằng những lời kệ này, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vải choàng (tắm) mưa, bữa ăn dành cho vị vãng lai, bữa ăn dành cho vị ra đi, bữa ăn dành cho vị bị bệnh, bữa ăn dành cho vị chăm sóc bệnh, dược phẩm dành cho vị bị bệnh, cháo hàng ngày, vải choàng tắm đến hội chúng tỳ khưu ni.

 

[ Home ]

06-07-2017