[BuddhaSasana]

[Unicode Fonts]


       

Những vị Thiền sư đương thời (Living Buddhist Masters, Jack Kornfield)
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt, Sài Gòn, 1999


Chương XVII

Các pháp Thiền khác của Phật giáo Nguyên thủy ngày nay


Ðể trình bày sâu sắc hơn về Phật giáo Nguyên thủy đương đại hiện diện ở Ðông Nam Á, chương này sẽ điểm qua một số hệ thống và những phương pháp thiền của một số thiền sư nguyên thủy đương đại. Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những phương pháp tu tập tinh thần có tầm cỡ lớn lao phi phàm. Nhiều phần của những phương pháp tu tập này, người ta nghĩ rằng chỉ tìm thấy duy nhất ở những truyền thống khác như Ðại thừa, Kim cang thừa, Ấn giáo và nhiều trường phái Yoga khác như Sufi và trường phái phương Tây. Mỗi tôn giáo đó truyền khắp thế giới, phát huy nhiều kĩ thuật và phương pháp tương tự  trong phần cơ bản của nó để hỗ trợ cho những ai đang tiến bước trên con đường đạo hạnh. Phật giáo Nguyên thủy kết hợp nhiều yếu tố trong số những phương pháp tu tập này. Một số những phương pháp để tu tập này có những sự khác biệt trên sự tập trung cơ bản hoặc những kĩ thuật thiền quán. Những kĩ thuật khác liên quan đến sự tu dưỡng khéo léo của những thái độ chắc chắn nào đó và cách sống là cơ bản cho sự phát triển tinh thần. Ðể trình bày những phương pháp này, chúng ta sẽ bắt đầu với những kĩ thuật thiền đặc biệt hơn và tuân theo bằng cách dẫn giải về những phương pháp mở rộng thêm để tiếp cận việc tu tập được tìm thấy trong giáo lý nguyên thủy hiện đại.

Ðịnh và An chỉ

Những việc tu tập dẫn đến những mức độ cao của sự tập trung và say mê là tâm điểm trong sự huấn luyện của Phật giáo nguyên thủy. Thông thường chúng được kết hợp với thiền quán như đã được thiền sư Achaan Maha Bowa mô tả trước đây trong cuốn sách này. Ðôi khi chúng được trau dồi vì lợi ích riêng của chúng bằng sự tinh khiết và năng lực, hoàn toàn tách rời khỏi thiền quán.

Các vị thiền sư sử dụng nhiều đề mục thiền để dẫn hành giả đến những mức độ thu hút khác nhau, nhưng trong mỗi trường hợp, nguyên tắc của thiền là tập trung toàn bộ tâm vào một đề mục thiền và nó bị thu hút vào đề mục để tâm hoàn toàn vắng lặng và bất động. Sức mạnh của việc làm cho tâm tập trung hoàn toàn vào một đề mục (chẳng hạn ánh sáng trong nội tâm, sự quán tưởng, âm thanh, cảm giác. . .,thì bao la. Khi tâm được huấn luyện như thế, bằng cách lập lại trở về với đề mục mà tâm được giữ vững chắc không thay đổi, hành giả đạt được con đường đi đến trạng thái an chỉ định có tầm cỡ cao hơn hoặc những trạng thái ý thức (nhận biết). Những phần này bao gồm sự tập trung vào ánh sáng, vào bốn yếu tố (tứ đại), lòng từ bi bác ái, hoặc thanh thản. Sự tập trung này là nhân cho sự phát sinh của an chỉ định lớn lao, hạnh phúc và nhiều trạng thái phi thường trên mức của "những sự tập trung của sắc" thậm chí ở mức độ cao hơn, hành giả có thể dùng năng lực tập trung được huấn luyện để tập trung vào trong khoảng không vô tận, sự biết vô tận và những vi tế của (phi) vô tưởng (phi phi) vô vô tưởng. Những sự huấn luyện này là một phần truyền thống của sự thanh lọc tâm, các vị thiền sư nguyên thủy vẫn tu tập và dạy, bao gồm trong những phần được trình bày trong cuốn sách này. Mặc dù đạt được sự an chỉ định thì khó khăn, đòi hỏi một cái tâm được kiểm soát tốt và vững chắc, nó là nguồn an lạc lớn lao và hưng phấn dựa vào con đường đạo hạnh của đức Phật (Thanh tịnh đạo) và có thể dùng như là nền tảng cho sự phát triển tuệ giác sâu sắc và sự thanh thản.

Quán tưởng biến xứ

Quán tưởng là những bài tập thiền có liên quan đến cách sử dụng màu sắc, nội hoặc ngoại cảnh như là một đề mục. Việc sử dụng quán tưởng thì quen thuộc đối với những thiền sư nguyện thủy. Những sự quán tưởng phổ biến nhất là thiền định trên những đĩa có màu sắc (kasina, biến xứ). Bài tập này được dùng để tạo ra một dư ảnh của màu sắc trong tâm, được đi theo một sự tập trung sâu hơn dẫn đến trạng thái thu hút. Một số vị thầy và những trung tâm thiền sử dụng sự quán tưởng các màu sắc, những hình ảnh của đức Phật, thân thể, hoặc từng phần cơ thể hoặc những tử thi. Ở một số trường hợp, những sự quán tưởng phức tạp hơn được dùng đến một số giống như sự tạo nên một biểu tượng xả trong nội tâm. Ví dụ, một trung tâm thiền lớn ở Bangkok sử dụng hệ thống thiền bằng cách bắt đầu sự phát huy ánh sáng vàng để tập trung; ánh sáng được phát ra thành những sự quán tưởng về người ở cõi trời (chư thiên). Những hình thức khác và những hiện tượng vũ trụ được tạo nên từ tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hoặc những lãnh vực khác của cuộc sống.

Ở một số trường hợp, sự quán tưởng trong thiền đơn thuần được sử dụng như là một thiết bị để phát huy thiền định (sự tập trung). Ở những phương pháp khác, những sự quán tưởng về những phần trên cơ thể không chỉ làm cho sự tập trung sâu hơn mà còn giúp để phát huy tâm xả và an lạc và dẫn đến sự phát sinh trí tuệ, sự hiểu biết về bản chất thật của thân tâm.

Niệm chú và Tụng kinh

Sử dụng lời cầu nguyện hoặc tụng niệm bằng tiếng Pàli là một hình thức cực kỳ quen thuộc của thiền trong Phật giáo nguyên thủy. Lời cầu nguyện được sử dụng lập lại danh hiệu của đức Phật, "Buddho" (Bút-thô), hoặc dùng "Pháp" (Dhammo, Thăm-mô) và "Tăng" (Sangho, Săng-khô) là những câu cầu nguyện. Người ta còn dùng những câu cầu nguyện khác để phát huy lòng từ bi. Một số lời cầu nguyện dùng để hướng dẫn vào tiến trình thay đổi bằng cách lập lại câu Pàli có nghĩa "mọi vật đều đổi thay", trong khi đó các câu cầu nguyện khác được dùng để phát huy sự an lạc với những câu thường được phiên dịch "xả bỏ". Thông thường lời cầu nguyện được kết hợp với thiền hơi thở, vì thế khi người ta lập lại câu nguyện cùng một lúc hơi thở vào ra để giúp việc phát huy sự tĩnh lặng và tập trung. Thiền bằng cách cầu nguyện đặc biệt được những cư sĩ sử dụng quen thuộc. Giống như những bài tập thiền định khác, nó có thể dùng để làm tâm yên lặng hoặc nó có thể là cơ bản cho thiền quán ở đó câu nguyện trở thành tâm điểm của sự quan sát về cuộc sống mở rộng như thế nào, hoặc một sự trợ giúp cho việc từ bỏ và đoạn diệt.

Tụng niệm được sử dụng tích cực để phát huy niềm tin và sự tập trung và nó là một phần của thiền hàng ngày trong Phật giáo nguyên thủy. Sự tụng niệm thường là những bài kinh Pàli. Có những bài kinh ca tụng đức Phật hoặc giáo pháp của ngài, những bài kinh ca ngợi lòng từ bi, những bài kinh là những ý niệm quan trọng nhứt trong kinh điển Phật giáo, và những bài tụng về triết lý Phật giáo. Những giờ tụng niệm thường được thực hành trong các chùa giúp cho việc phát huy những trạng thái tâm tập trung và mở rộng tấm lòng. Ðối với những cư sĩ, họ cũng tụng niệm trong các chùa mang lại một hình thức thiền là sự nhắc nhở đến nội dung lời dạy của đức Phật và một căn bản cho sự vắng lặng của tâm từ đó trí tuệ và sự trong sạch có thể phát sinh.

Thiền về hơi thở

Các thiền sư nguyên thủy sử dụng nhiều phương pháp thiền hơi thở bổ sung thêm những phương pháp thiền cơ bản về hơi thở được mô tả trong cuốn sách này. Một số vị dạy cách kiểm soát hơi thở tương tự như các bài tập (pranayama), trong lúc các vị khác dùng thiền hơi thở là cơ bản cho sự tu dưỡng toàn bộ những trạng thái cao của sự tập trung và thu hút. Thông thường sử dụng hơi thở được kết hợp với những cách tu tập khác, chẳng hạn như đọc các câu thần chú cùng với sự chú tâm hơi thở ra vào, hoặc những phương pháp thiền hợp cùng hơi thở và sự nhận biết về những cử động của thân. Một số hình thức tập trung về hơi thở trong thiền là một hình thức tu tập hết sức quen thuộc, trang trọng trong Phật giáo nguyên thủy.

Các oai nghi và di chuyển

Như đã được đề cập lúc đầu trong cuốn sách này, các vị thầy nguyên thủy sử dụng những oai nghi đặc biệt, sự thay đổi oai nghi và sự chuyển đổi thân, khoảng không và những di chuyển theo nghi thức như thế, sự phủ phục (quỳ mọp) cho việc hành thiền. Ở một số hệ thống, sự giữ những oai nghi đặc biệt - chẳng hạn đứng yên một chỗ không cử động, nằm yên một chỗ, ngồi yên một vị trí - được cho là rất quan trọng trong sự phát triển tu tập dẫn đến trí tuệ. Ở các hệ thống khác, có nhiều sự chú ý đến sự cử động, trước tiên đối với nguyên nhân tinh thần của sự cử động và sau đó sự cử động thực tế của vật lý khi nó xảy ra. Sự thay đổi của những oai nghi và nguồn cử động trở thành điểm mấu chốt của những hệ thống thiền của các vị thiền sư nguyên thủy. Những cách đi đứng đặc biệt được thừa nhận như là những bài tập thiền ở hầu hết mỗi hệ thống thiền, cũng như sự nhận biết về thân, liên quan đến y áo và môi trường xung quanh. Các vị thiền sư chú ý việc dùng khoảng không hạn hẹp hoặc mở rộng cho các loại thiền khác nhau ở trong một số chùa nguyên thủy. Ở những nơi khác, dùng sự quỳ mọp (phủ phục) thường xuyên cho cử động về thân và cũng như một cách làm giảm bớt sự ngã mạn (kiêu hãnh) đều được dùng hàng ngày. Ở tất cả mọi trường hợp, việc sử dụng các oai nghi đặc biệt, các cử động và sự phủ phục (quì mọp) phải đi cùng sự tu dưỡng tâm chánh niệm thường thấy thích đáng những lợi ích đến từ sự tu thiền này.

Thiền và sự thông minh

Khía cạnh khôn khéo của tâm được sử dụng nhiều trong sự chuẩn bị, hoặc liên hệ đối với thiền. Là một phần của sự tu tập, người ta thường được khuyến khích tìm hiểu, học hỏi trước khi ngồi thiền. Sự nghiên cứu, học hỏi này có thể là các bài pháp và các bài kinh của đức Phật, các bài diễn giải về thiền, hoặc Vi diệu pháp, triết học Phật giáo. Kiến thức đạt được từ những phần trên, bằng sự học hỏi, nghiên cứu sau đó áp dụng vào một số phương pháp thiền. Ví dụ như, việc sử dụng Abhidhamma rất phổ biến ở Miến Ðiện và Thái lan. Ở đây những hành giả trước hết học chi tiết tất cả các hình thức những trạng thái tâm và tiến trình hoặc điều kiện cho sự sinh và diệt của chúng. Hành giả tìm hiểu tất cả mọi phần của vũ trụ, những yếu tố khác nhau và những mối quan hệ của chúng. Khi hành giả đã quán triệt chúng, sau đó hành giả áp dụng sự hiểu biết này vào việc hành thiền. Ðiều này được thực hiện bằng cách theo dõi tất cả những trạng thái tâm phát sinh và tất cả những sự tác động giữa thân và tâm cùng với môi trường. Tiến trình diễn ra này được quan sát và phân tích thành những phần riêng rẽ. Khi những nguyên nhân, những điều kiện, và sự phù du của tất cả trạng thái tâm này được học hỏi trước nhất qua sự khôn ngoan và rồi quan sát qua sự cảm nhận trực tiếp, trí tuệ phát triển. Hành giả nhận ra một cách rõ ràng, chỉ đơn thuần là một loạt tiến trình thân tâm rỗng không, không có cái ngã thường hằng.

Phương pháp nghiên cứu khác liên quan đến sự suy niệm những câu hỏi về giáo pháp cơ bản mà cuối cùng mang lại cho hành giả những mâu thuẫn logic. Sự cảm nhận trực tiếp qua thiền (định) vượt xa sự thông minh và sau đó cần thiết để giải quyết và hiểu biết những vấn đề này. Các vị thầy khác ấn định các phương pháp thiền đó là những sự suy niệm về những khía cạnh đặc biệt của giáo pháp. Ví dụ, hành giả được hướng dẫn để suy niệm về sự thay đổi bao la của vũ trụ, hoặc bản chất của tứ đại, hoặc ý nghĩa của sự rỗng không (vô ngã). Trong việc trau dồi việc hành thiền sử dụng đến các yếu tố (tứ đại), hành giả có thể xem xét tất cả những cảm nhận qua ngày tháng để nhận thức rằng chúng chỉ là tứ đại sinh rồi diệt trong những sự kết hợp khác nhau.

Sự nghiên cứu phổ biến nhất là học thuyết căn bản Phật giáo được dùng để phát huy sự hiểu biết chính chắn về bản chất của thế gian qua sự thông minh. Sự hiểu biết này, đặc biệt liên quan đến bản chất hạnh phúc và đau khổ và chúng ta thật sự là ai là cơ sở cho lòng tin mạnh mẽ và nghị lực. Sau đó thiền sinh được cổ vũ để kiên trì hành thiền và phát huy thành quả tu tập cho bản thân.

Thiền trên các cảm xúc

Trong lãnh vực của những trạng thái xúc cảm, sự cao nhất, những lãnh vực của những thiện trí thì rất phổ biến cho việc hành thiền. Hầu hết mọi thiền sư nguyên thủy kết hợp thiền đề mục từ bi như là một phần tu tập. Thông thường người ta bắt đầu việc tu tập bằng cách trau dồi tình thương và lòng bi mẫn này cho chính bản thân và sau đó phát triển nó hướng đến cho tất cả chúng sinh. Ðôi khi người ta phát huy nó bằng cách lặp lại câu thần chú chẳng hạn như "Xin cầu chúc cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc", trong lúc đó những vị thầy khác sử dụng sự quán tưởng để hỗ trợ việc trau dồi tâm đầy ắp tình yêu thương. Ngoài ra lòng bi mẫn (thương xót) các vị thầy dạy những đề mục thiền đặc biệt để phát huy những tình cảm tốt đẹp đến những người khác và những đề mục thiền để củng cố sự an lạc thanh thản. Khi việc hành thiền được sâu sắc, tâm trở nên vắng lặng và vị tha, và trí tuệ phát sinh. Trí tuệ nhận thức được tính đồng nhất sâu xa của vạn vật và cội nguồn tự nhiên cho tình yêu thương vĩ đại và lòng bi mẫn. Với tình thương và lòng bi mẫn như thế, người ta có thể trau dồi chúng như những đề mục thiền đặc biệt về những trạng thái xúc cảm, hoặc giúp cho việc phát huy tự nhiên như là kết quả cơ bản của tu tập theo Phật giáo.

Tu tập tín hạnh

Những bài tập về lòng mộ đạo tạo nên phần chủ yếu của sự tu tập quen thuộc nhất của Phật giáo. Những tu tập này gồm có sự cầu nguyện hàng ngày và sự từ bỏ những lễ hội cầu nguyện và những sự quy y và bằng mức độ cao nhất cho đến sự cúng dường cho chân lý, giáo pháp. Nhiều Phật tử đi đến chùa để cầu nguyện đức Phật hoặc từ bỏ theo ý nguyện. Một sự hiểu lầm chung của những người theo Phật giáo rằng đức Phật là một vị thượng đế hơn là một người giác ngộ. Tính cách mộ đạo được củng cố thêm những nghi lễ tôn giáo do các vị sư thực hiện. Những nghi lễ này đến từ những sự ban phước lành đơn giản và nước thánh ở các buổi lễ thành hôn và những nghi lễ ở các đám tang, đến những việc phù phép trừ đuổi tà ma phức tạp hơn cùng với những phương pháp tu tập siêu phàm ở một số đền chùa. Mỗi quốc gia, sự tu tập của Phật giáo đã kết hợp những yếu tố nghi lễ từ những tôn giáo khác và những nguồn gốc tôn thờ các vật linh. Ở những trường hợp tốt nhất, những sự hành đạo này và các nghi lễ tôn giáo đóng vai trò một chức năng quan trọng cho những người tại gia như là những biểu tượng có ý nghĩa sâu xa hơn trong cuộc sống của họ, và nhắc nhở sự quan trọng của giáo pháp đức Phật. Sự từ bỏ và sự cầu nguyện trở thành một nguồn an lạc và thoải mái của tâm cho những phật tử trong những lần thay đổi hoặc khủng hoảng của cuộc sống.

Sự quy y và các buổi lễ cũng được cử hành là mối dây liên hệ với giáo pháp và truyền thống 2.500 năm. Nghi lễ tôn giáo cổ xưa giúp tạo nên một bầu không khi của lòng tin và sự phục tùng ở đó những sự tu tập thiền sâu sắc nhất người ta nương theo có thể đắc được những kết quả tốt. Với giáo pháp vi diệu, người ta hiểu rõ ràng rằng người đệ tử không phục tùng một vị thượng đế hoặc vị thần, nhưng đơn thuần mở rộng trái tim đến với giáo pháp cho đến việc mở rộng sự phát triển tâm linh của bản thân người ấy. Việc sử dụng các nghi lễ tôn giáo được khuyến khích nhằm giúp đỡ những hành giả phát triển những trạng thái tâm dẫn đến một tấm lòng rộng mở và trí tuệ. Như vậy, mặc dù Phật giáo không phải là một tôn giáo vô thần, chúng ta nhận thấy rằng, việc sử dụng các nghi lễ tôn giáo thì rất phổ thông. Thậm chí ở một số trung tâm thiền hết sức thuần túy và nghiệm ngặt, những nghi lễ cúng dường vẫn được lên lịch trình hàng ngày. Sự quỳ mọp, những bài kinh ca tụng đức Phật, và những bài kinh nói về đức Phật cùng giáo pháp của ngài và tăng đoàn tạo thành một cuộc sống hàng ngày cho các chư tăng. Sự sử dụng các nghi lễ khác nhau, ánh những ngọn nến, dâng hoa, trầm hương, và những bài kinh, tất cả thuộc về thiền định ở trong các chùa và những trung tâm này. Cuối cùng, con đường của sự ngưỡng mộ đến đức Phật, giáo pháp hoặc các vị thầy chắc hẳn phải dẫn trở lại cái ngã. Sự mộ đạo biến thành chiếc xe từ bỏ cho lòng ích kỷ và từ sự từ bỏ này người ta có phát huy tình yêu thương, lòng bi mẫn và trí tuệ, cho tới khi người ấy không còn tách rời khỏi đức Phật và giáo pháp.

Giới điều và Kỷ luật

Ở một số thiền viện nghiêm ngặt ở trong rừng, và các thiền viện nghiêm khắc, khác việc sử dụng những quy luật chính xác là một phần của việc tu tập thiền. Người ta được khuyến khích giữ tâm chánh niệm càng nhiều càng tốt trong việc tuân theo hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quy luật và dùng nó để vượt qua nhu cầu của chính bản thân, xuất phát từ ảo tưởng của bản ngã. Việc sử dụng tinh tế và kỷ luật như một phần của sự tu tập thiền là một vai trò cực kỳ quan trọng của nhiều trung tâm thiền nổi tiếng. Người ta khó mà hiểu đầy đủ giá trị của nó trừ phi nó được từng cá nhân thực hành. Qua việc sử dụng kỷ luật chính xác, người ấy trở nên rất chánh niệm về thân và lời nói, và những hành động của người ấy trở nên hòa nhập với toàn bộ cộng đồng. Sự việc này lần lượt tạo nên một nền tảng rất mạnh mẽ cho việc tu tập thiền sâu xa hơn và giúp người ấy đoạn trừ tận gốc rễ những hệ thống ham muốn riêng tư. Người ấy tuân thủ theo quy luật của cộng đồng (tăng đoàn) hơn là chỉ đơn thuần đặt nền tảng cho sự ham muốn cá nhân trong chốc lát. Kỷ luật nghiêm ngặt và đúng dắn có thể là một sự hỗ trợ có giá trị và to lớn đối với sự phát triển trí tuệ khi được người ta kết hợp với tâm chánh niệm và lòng từ bi ngày này sang ngày khác.

Phục vụ và Từ thiện

Việc sử dụng những hình thức thiền mang tính xã hội được nhắm đến sự phục vụ, chẳng hạn như giáo dục giúp đỡ người bệnh tật, thuốc men, phục hồi sức khỏe, cũng là một vai trò quan trọng trong hệ phái Phật giáo Nguyên thủy.

Một số lớn tu viện đã được tạo lập cho việc trau dồi sự trong sạch qua sự khiêm tốn và phục vụ được xem như hình thức chủ yếu của việc tu tập thiền. Sự phục vụ này bao gồm việc dạy thiền ở những hình thức trang trọng, dạy những người khác những kỹ năng và kiến thức, như là đọc, viết, cho những người tại gia, giúp đỡ những người đau yếu, bệnh tật, và những người khác, nhiều chức năng đặc biệt hơn. Một số chùa được xây dựng đặc biệt chăm sóc trẻ em, dạy dỗ và đào tạo chúng. Những ngôi chùa khác dùng làm những trung tâm cai nghiện cho những người nghiện ma túy, heroin và cần đến một nơi có tình thương và sự giúp đỡ. Ðức Phật thường nhấn mạnh đến sự bố thí, cả sự phục vụ lẫn vật chất và là một phần bổ túc cho đầy đủ trong hệ thống thiền nguyên thủy và cách sống của người phật tử. Từ thiện, chia xẻ tài sản và công việc của một người cho người khác, là nền tảng để trau dồi sự từ bỏ của nội tâm và an lạc. Nó là sự biểu hiện của hành động vô tham và lòng bi mẫn trong tâm bố thí, xả bỏ toàn bộ, là cốt lõi của sự tu tập dẫn đến lòng vị tha và sự thanh lọc tâm như là một hình thức hết sức đặc biệt quan trọng và rộng lớn của sự tu tập thiền.

Các phương pháp tu tập cao hơn

Ðể đi đến sự kết thúc, dường như có điều quan trọng để ghi nhận rằng mặc dù những lời dạy được mô tả tỉ mỉ trong cuốn sách này chứa đựng sự tinh túy của thiền Phật giáo, cũng có những sự tu tập (phương pháp) tồn tại và sự hiểu biết vượt xa những gì được viết ra trong cuốn sách này. "Phương pháp tu tập cao hơn" được nhằm vào hai loại: loại thứ nhất là những mức độ tuệ giác và sự trong sạch sâu xa hơn đạt được từ thiền quán. Loại thứ hai bao gồm nhiều sự tập trung khác và những phương pháp của những người tu tập yoga được hướng dẫn để đạt được tuệ giác thiền quán và trau dồi năng lực để diễn tả trí tuệ nầy bằng những hình thức của lòng bi mẫn cho bản thân và những chúng sinh khác. Nhiều phần của những lời dạy này bao gồm các phương pháp tu tập và sự mô tả những sự cảm nhận (kinh nghiệm) vượt xa hương vị đầu tiên của Níp-bàn. Mahasi Sayadaw viết ở những phần khác rất đầy đủ về những thành quả cao hơn gồm có an chỉ tịnh, quả Níp-bàn, những trạng thái đoạn trừ, và đặc biệt con đường thanh lọc tâm (thanh tịnh đạo) tiếp theo sự cảm nhận đầu tiên về Níp-bàn. Tương tự như thế Achaan Dhammadaro và Junnien và truyền thống U Ba Khin dạy những phương pháp không chỉ liên quan đến an chỉ tịnh và đoạn diệt mà còn thực hành những điểm năng lượng trên cơ thể cùng với việc sử dụng năng lượng và ánh sáng, những chuỗi hào quang "yếu tố Níp-bàn", sự truyền năng lực và hơn thế nữa. Những vị thầy khác cố gắng tạo ra những sức mạnh vật lý khác trước những thiền sinh. Hầu hết những vị thiền sư được trình bày ở đây không chỉ là những vị đại sư của thiền quán, người đã đặt năng sự tinh túy của trí tuệ Phật giáo trong những lời dạy của họ, nhưng cũng là những vị thiền sư nổi tiếng của thiền chỉ và nổi danh có nhiều năng lực khác nhau. Những năng lực không phải là trí tuệ và dù rằng trong cuốn sách này họ thích dạy theo một phương pháp hướng thẳng đến tuệ giác và giải thoát.

Bằng sự hiểu biết những mức độ cao hơn của tuệ giác, người ấy (hành giả) thường được một vị thầy hướng dẫn trực tiếp. Phật giáo nguyên thủy nhấn mạnh sự phát triển của việc tu tập lên tới sự cảm nhận sâu sắc về hương vị đầu tiên của Níp-bàn mà mặc dù hành giả thường tu tập nhiều hơn, nhưng sau đó hành giả cũng cần có một vài sự hướng dẫn để tiếp tục đạt đến sự giải thoát cuối cùng. Khi tâm trở nên trong sạch, thuần khiết, bản chất rõ ràng của tất cả sự cảm nhận về sự sống được phơi bày. Giáo pháp tự nhiên được mở rộng, tiếp theo những nguyên tắc cơ bản được vạch rõ trong bài pháp đầu tiên của đức Phật về Tứ diệu đế. Khi hành giả hiểu được những giáo lý cơ bản, tất cả những điều còn lại là sự bền chí đưa chúng vào việc tu tập. Chắc chắn có nhiều kỷ thuật và những hình thức tu tập thiền khác nữa được dùng trong những quốc gia theo Phật giáo nguyên thủy chưa được trình bày ở đây, dù rằng chương này đưa ra một số mẫu điển hình.

Một khía cạnh khác của sự tu tập xứng đáng để đề cập đó là sự chữa bệnh hoặc được xem như là một phần cơ bản của việc dạy thiền hoặc được đặc biệt phát huy, có một số hệ thống chữa bệnh trong hệ phái Phật giáo nguyên thủy. Những phần này bao gồm sự sử dụng các phương pháp thiền tập trung trên những bộ phận đặc biệt của cơ thể có đặt tên nhưng rất ít, việc dùng những ánh sáng có màu sắc liên quan đến cơ thể hoặc bệnh tật, việc dùng sự tập trung những bài tập quán tưởng đặc biệt, và dùng các loại dược thảo nước đã được thu thập được các nhà sư chữa trị theo những cách đặc biệt, và sự rảy nước thánh. Sự đặt hai bàn tay lên nhau, và nhiều hình thức xua đuổi tà ma khác, những nghi lễ tôn giáo đều liên quan trong những buổi lễ trị bệnh do các nhà sư thực hiện. Chiêm tinh học và thuật xem chỉ tay cũng là một phần trong những phương pháp trị bệnh cổ truyền. Ðức Phật nhấn mạnh sự quan trọng của việc chăm sóc những người đau ốm, điều này được bày tỏ rất mạnh mẽ theo cách này. Này chư vị, "Những ai chăm lo người đau ốm, chính là chăm sóc đức Phật". Thực tế, tất cả giáo lý và những hệ thống thiền trong sách này đều liên quan đến sự điều trị bệnh tật. Một số hệ thống liên quan đến sự điều trị những bệnh tật đặc biệt của cơ thể, nhưng hầu hết chúng liên quan đến việc chữa trị sự phiền não trong tâm. Sự phiền não, đau khổ đến từ sự vô minh, sự chấp thủ và những ham muốn của chúng ta đều có thể chữa trị được. Ðây là thông điệp lớn lao và quan trọng nhất của đức Phật.

Tiểu thừa, Ðại thừa, và các thừa khác

Trong việc khám phá những phương pháp tu tập khác nhau của Phật giáo, các thiền sinh thường có những câu hỏi về những trường phái khác nhau và những truyền thống của các quốc gia khác nhau: Phật giáo thường được mô tả bằng những thuật ngữ của những chiếc xe: Tiểu thừa (Hìnayàna) là chiếc xe nhỏ; Ðại thừa (Mahàyàna) là chiếc xe lớn; hoặc Kim cương thừa (Vajrayàna) là chiếc xe kim cương. Phật giáo Nguyên thủy phù hợp với hệ thống giáo lý nào?

Sự phân chia trở thành yàna có thể được hiểu theo nhiều cách. Có một điều là yàna đề cập đến quá trình lịch sử văn hóa của Phật giáo. Trong hệ thống này, Hìnayàna đề cập đến những trường phái đầu tiên ở Ấn Ðộ liên quan đến Phật giáo nguyên thủy ở Tích Lan (Ceylon) và Ðông Nam Á - Mahayàna nói đến Phật giáo phát triển ở những nền văn hóa Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản; trong lúc đó, Vajrayàna được đặc biệt phát triển ở Tây Tạng và Mông Cổ.

Một hình thức quen thuộc khác để hiểu được sự phân chia các yànas trong Phật giáo dựa trên một số hiểu lầm của mỗi truyền thống. Ở phương pháp này, Hìnayàna, hoặc chiếc xe nhỏ hơn, được xem là những giáo lý đầu tiên của đức Phật có liên quan đến những sự tu tập nhỏ hơn dẫn đến quả giác ngộ có giới hạn. Hìnayàna được xem là một sự tu tập mà người ta cách biệt mình với những người khác và đạt được một sự giải thoát có giới hạn mà không giúp ích cho ai khác. Ngược lại, Mahàyàna - bánh xe lớn hơn - dựa trên những giáo lý sau này của đức Phật, nó dẫn đến sự giải thoát cho bản thân và tất cả chúng sinh khác - giáo lý dựa trên lòng bi mẫn lớn lao. Vajrayàna được xem có những giáo lý cao nhất của đức Phật, qua đó người ta vượt qua thậm chí tính chất nhị nguyên của sự cứu vớt toàn bộ chúng sinh hoặc giải thoát và phi giải thoát. Sự hiểu lầm của yànas lại càng trầm trọng hơn bởi sự đồng hóa Hìnayàna với Theravàda, Mahàyàna với Zen và các trường phái khác ở Ðông Á, và Vajrayàna với Phật giáo Tây Tạng.

Khi người ta thật sự hiểu được Phật giáo, sẽ hiểu rằng tất cả ba chiếc xe là biểu tượng cho mỗi truyền thống, và đó là sự tinh túy của tất cả sự tu tập thuộc Phật giáo khắp mọi nơi đều giống như nhau. Ý nghĩa thật sự của yànas được xem như là một sự mô tả của quá trình tiến bộ lịch sử tự nhiên về sự tu tập của từng cá nhân, bất chấp đến nền văn hóa hoặc trường phái. Hìnayàna đề cập đến giai đoạn đầu trong sự tu tập, ở đó người ta đầu tiên bị thúc đẩy bởi lòng ham muốn ích kỷ. Chúng ta ao ước chấm dứt khổ đau phiền não, hoặc chúng ta muốn tìm hiểu hoặc để tìm hạnh phúc hoặc chân lý hoặc muốn trở thành đấng giác ngộ. Sự tu tập bắt đầu do bởi chúng ta muốn một cái gì đó cho bản thân. Phương pháp giới hạn này là nơi khởi đầu tự nhiên. Sau đó, sự hiểu biết càng sâu sắc nhờ tu tập, chân lý của vô ngã trở nên rõ ràng. Chúng ta không cần bị ảo tưởng trói buộc của một bản ngã, sự tu tập trở thành Mahàyàna. Lòng bi mẫn lớn lao tự động phát sinh và sự tu tập trở thành nền tảng cho lòng vị tha sẵn sàng cứu vớt tất cả chúng sinh bởi vì người ấy (hành giả) không còn phân biệt giữa ta với người khác. Ðây là chiếc xe lớn. Sự tu tập vì lợi ích cho tất cả chúng sinh có được khi chúng ta vượt qua được sự tu tập ích kỷ, nhận thức rõ ràng chẳng có điều gì để mong cầu. Tiếp tục, sự tu tập được xem như bánh xe tối cao - không nhị nguyên - thậm chí khi những sự phân biệt giữa tu tập và không tu tập hoàn toàn bị phá vỡ. Khi sự hiểu biết về sự rỗng không (vô ngã) sâu sắc hơn, có sự gia tăng khả năng để biến đổi tất cả mọi tình huống và nghị lực trở thành những sức mạnh cho sự giải thoát. Cuối cùng, tất cả những ham muốn đều được đoạn trừ hoặc bất cứ ảo tưởng khác đều biến mất. Tất cả vạn vật đều trở nên một nơi của sự hiểu biết giáo pháp, nơi đó không có sự kiện tách rời sự tu tập. Bản chất thật của tất cả vạn vật thì rõ ràng vượt xa bất cứ sự cản trở thuộc về ý niệm và không còn lại điều gì để thực hiện. Những gì mà cuộc đời còn lại thì vượt xa lòng ham muốn và những phân biệt, nơi đó những hành động thích hợp chỉ đơn thuần xảy ra như tiến trình tự nhiên của các sự kiện.

Khi người ta hiểu được những bánh xe như là sự rõ ràng tự nhiên của việc tu tập, sự việc cho thấy, mỗi trường phái (như Theravàda hoặc Zen) đều chất chứa tất cả yànas trong đó. Người ta đi từ sự tu tập ích kỷ đến vị tha, khi ấy trí tuệ phát sinh. Bởi vì toàn bộ tư tưởng Phật giáo đều nhắm đến sự đoạn diệt tham, sân, và ảo tưởng, có thể không còn sự phân biệt các mục tiêu của những trường phái khác nhau. Ðiều này không còn có sự chống đối cuả từng môn phái trong truyền thống trong Phật giáo, hoặc những sự khác nhau về giá trị của chúng trong sự đặt nặng và những kĩ thuật tu tập. Ðiều quan trọng đơn thuần là làm rõ ràng các sự tu tập của Phật giáo đều dẫn đến sự hòa nhập với Tứ diệu đế bằng cách chấm dứt tất cả sự bám víu và ảo tưởng.

Cuối cùng chúng ta phải hoàn toàn vượt qua khỏi yànas. Chúng nó không còn điều nào khác hơn là sự phân biệt trên con đường đạo hạnh. Theo truyền thống người ta nói rằng Phật giáo giống như chiếc bè để vượt qua sông, vượt qua lòng ích kỷ và ham muốn. Sau khi vượt qua, người ta không còn cần để mang chiếc bè đi xa hơn nữa. Hoặc như một nhà thơ Phật giáo hiện đại, Tom Savage, viết "Cỗ xe lớn, cỗ xe nhỏ, tất cả các cỗ xe đều sẽ được kéo bỏ đi và người chủ phải trả mọi phí tổn".

Trở về Tuệ giác

Sau khi chúng ta khảo sát tất cả các pháp thiền dưới ánh sáng của thất giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, khinh an, hỷ, định, xả), chúng ta thấy rằng mỗi pháp thiền đều giúp phát triển một vài hay tất cả các giác chi này, để đưa đe6'n giải thoát. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng kỹ thuật, phương pháp thiền trong một dạng nào đó chỉ là một dụng cụ để dùng. Khi ta phát triển thiền tập đưa đến tuệ giác và giải thoát, tất cả mọi hệ thống, kỹ thuật, pháp hành đều phải được buông bỏ. Lúc đó, thiền không còn là một cái gì cô lập, riêng biệt, nhưng trở thành một lối sống, và đời sống chính là thiền. Ðơn giản. Trực tiếp. Không vị kỷ. Sống từng giây khắc.

Trong bài pháp cuối cùng (Mahà-parinibbàna sutta) , đức Phật nói với các chư tăng: "Khi nào các Tỳ khưu vẫn tu tập bản thân bằng thất giác chi, các Tỳ khưu sẽ luôn được hưng thịnh, không bị suy thoái". Trong lời cuối cùng với chư tăng, Ngài nói: "Này chư Tỳ khưu, ta đã khích lệ quý vị, sự hủy diệt là điều vốn có ở trong tất cả mọi pháp hành. Hãy tinh tấn tu tập để giải thoát".

Cầu mong những lời lẽ của giáo pháp khi được chuyển dịch sang quyển sách này là điều lợi ích, giúp cho tất cả chúng sinh giảm bớt gánh nặng khổ đau.
Cầu mong tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
Cầu mong tất cả chúng sinh thoát khỏi ảo tưởng (si mê).
Cầu mong tất cả chúng sinh tinh tấn hành trì đạt giải thoát.


[Mục lục][Chương kế]


[Main Index]

Last updated: 01-01-2000

Web master: binh_anson@yahoo.com
binh_anson@hotmail.com