Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA
Phật giáo Nguyên Thủy

CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI

PARAMATTHAJOTIKA
MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
SAṆGAHAṬĪKĀ
Chương IV & V

Dịch giả:
BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
Tỳ khưu Thiện Phúc

PL. 2543 - DL. 1990

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Chương IV: Quyển I

(tt)

PADACCHEDA PADASAMBANDHA VACANATTHA

Và giải rộng về từ TIRACCHĀNA

Định nghĩa: Tiro añjantīti = Tiracchāna

Chúng sanh đi bằng chiều ngang gọi là Bàng sanh, hay chúng sanh nào không thể đắc Đạo quả mà có sự đi ngang, gọi là bàng sanh.

Ở đây, giải rằng: Tất cả chúng sanh như nhân loại thường đi bằng chiều cao, tức đầu hướng lên trên, còn Bàng sanh thì khi đi với chiều ngang, tức hai tay dùng làm chân, đầu đặt về phía trước và khom xuống phía dưới.

Đối với loài chim, tuy có hai chân như người, nhưng lúc đi thân không đứng thẳng, gần như cũng khom bằng chiều ngang, cho nên cũng gọi là Bàng sanh.

Lại nữa, trong loài Bàng sanh này, dù là Bồ-tát đi nữa, khi thọ sanh vào sanh chủng này, chắc chắn phải tách rời Thiền Định và Đạo Quả. Do đó, mới gọi là Bàng sanh.

Chiết tự Bàng sanh theo văn phạm Pāli:

Từ Tiracchāna nếu chiết tự ra thì được như sau:

Tira añjayu (ana) hoặc āna tira là upasārapada añja là ngữ căn, yu(ana) hay là āna là tiếp vĩ ngữ.

Định nghĩa từ: Tiracchānayoni, Tiracchānaṃyoni.

Tiracchānayoni: Sanh loại của Bàng sanh gọi là Tiracchānayoni. Nơi đây Yoni dịch là sanh loại, vì các loài Bàng sanh này không có trú xứ riêng. Do vậy, giáo thọ sư Anuruddha mới gọi là Tiracchānayoni.

Bàng sanh có hai loại: loại thấy được bằng mắt thường, và loại mắt thường không thấy được. Nghĩa là Bàng sanh này có loại rất to lớn và loại rất nhỏ bé. Trong tất cả loài Bàng sanh này có cả thảy 4 loại, chia theo chân như sau:

1- Dvipadatiracchāna: loại Bàng sanh có hai chân như chim, công, gā...
2- Catuppadatiracchāna: loại Bàng sanh có 4 chân như bò, trâu, ngựa...
3- BahupPādatiracchāna: loại Bàng sanh có nhiều chân như rít, cuốn chiếu...
4- Apadatiracchāna: loài Bàng sanh không chân như rắn, trùng, cá...

Các loại Bàng sanh trên khác nhau chỗ nương, tức có loại nương trên đất, có loại nương trong nước. Nhóm sống trong nước nhiều hơn nhóm sống trên đất. Như trong Ekaṅguttara có ghi:

Appakā bhikkhave te sattā ye thalajā atthakho eteva sattā bahutara ye odakā.

Này Chư Tỳ khưu! Các chúng sanh nào sanh trên đất. Các chúng sanh ấy có số lượng ít, các chúng sanh nào sanh trong nước, các chúng sanh ấy có số lượng nhiều hơn.

Trong đoạn Pāli văn trên, Ngài trình bày rằng: Chúng sanh trên đất có số lượng ít, chúng sanh trong nước có số lượng nhiều, Ngài không ám chỉ 1 loại bàng sanh nào cả, mà chỉ nêu chung tất cả chúng sanh hiện hữu trong cõi người, và không hạn định rằng: Chúng sanh ở trên đất hay trong nước có số lượng là bao nhiêu. Ngài chỉ trình bày: Tất cả chúng sanh trên đất và trong nước thì vô hạn lượng (Ananto).

Theo Phật ngôn này, Ngài giáo thọ sư Anuruddha (hay Ngài Buddhaghosa) đã xác chứng trong Manorathapūraṇì aṅguttara aṭṭhakathā rằng: Thật vậy, tất cả chúng sanh sống trong cõi người vô lượng, nhưng chúng sanh sống trong nước thì nhiều hơn vô số kể, vì Ngài đã chứng kiến được rằng: Có loài cá tên là Nandiyavaṭṭa sanh trong Đại dương, nằm giữa đảo Laṅkā và Suvaṇṇabhūmi. Suvaṇṇabhūmi ấy bây giờ Gọi là tỉnh SaThôn, nằm phía dưới nước Miến Điện. Bờ biển bên này tiếp giáp đảo Laṅkā, bờ biển kia tiếp giáp với Suvaṇṇabhūmi, chiều dài tính được là 700 do tuần. Giữa đảo Laṅkā và Suvaṇṇabhūmi thường xuyên có thương buôn qua lại buôn bán. Trong khoảng giữa Đại dương có chiều dài là 700 do tuần này, loài cá Nandiyavaṭṭa đã nỗi lên, hiện bày cho thấy thành từng Đàn và nối tiếp nhau dāy đặc từ bờ Laṅkā cho đến bờ Suvaṇṇabhūmi và không thể ước lượng được chiều rộng ra thêm, chỉ tính được từ bờ Laṅkā đến bờ Suvaṇṇabhūmi ấy có chiều dài là 700 do tuần. Khi các thương nhân dùng ghe tàu đi từ bờ Laṅkā đến Suvaṇṇabhūmi ấy, đã dùng cá ấy làm vật thực trọn bảy ngày, mỗi ngày đi được 100 do tuần.

Tiếp theo sẽ giải về Long vương, Điểu Nhân, Sư Tử, Kim Sĩ Điểu và Kình Ngư.

CÓ 1.024 LOẠI LONG VƯƠNG LÀ:

Có bốn loại Long vương:

1- Kaṭṭhamukha: Long vương có nọc độc mạnh, khi cắn trúng người nào, toàn thân người ấy sẽ cứng đơ. Các bộ phận như tay, chân muốn co vào hoặc duỗi ra cũng không được và rất nhức nhối.

2- Pūtimukha: Loại Long vương có nọc độc, khi cắn vào, thì vết thương chỗ bị cắn sẽ thối và có nước vàng chảy ra.

3- Aggimukha: Loại Long vương có nọc độc, khi cắn trúng, toàn thân người ấy sẽ nóng sốt, vết thương nơi bị cắn trở thành dấu vết giống như bị lửa cháy.

4- Satthamukha: Loại Long vương có nọc độc như điện, khi cắn trúng giống như bị sét đánh.

Mỗi loại Long vương đều có cách truyền nọc độc khác nhau. Có 4 cách truyền nọc độc là:

1. Daṭṭhavisānāgarāja: Nếu cắn thì nọc đọc chạy khắp châu thân.
2. Diṭṭhivisānāgarāja: Phun nọc ra theo đường mắt khi nhìn.
3. Phuṭṭhavisānāgarāja: Có nọc toàn thân, dùng thân cọ chạm thì nọc sẽ phát ra.
4. Vātavisānāgarāja: Dùng hơi thở phun nọc độc và nọc độc này sẽ bay tỏa đi ra.

Mỗi loại Long vương đều có 4 cách truyền như thế gom lại thành 16 loại (4x4=16).

Trong 16 loại Long vương ấy, mỗi loại lại chia thành 4 loại nữa, tùy theo cách thức chạy nọc như:

1. Āgatavisa na ghoravisa: Chạy nọc nhanh nhưng không ác liệt.
2. Ghoravisa na āgatavisa: Có nọc độc mạnh nhưng nọc độc ấy tỏa ra từ từ.
3. Āgatavisa ghoravisa: Có nọc độc tỏa ra nhanh chóng và ác liệt.
4. Na āgatavisa na ghoravisa: Có nọc độc tỏa ra chậm và không ác liệt.

Gom cách chạy nọc độc này lại thành ra có 64 loại. Trong 64 loại ấy, mỗi loại lại chia thành 4 cách sanh là:

1. Aṇdajanāgarāja: Long vương sanh trong trứng.
2. Jalābujanāgarāja: Long vương sanh trong thai bāo.
3. Saṃsedajanāgarāja: Long vương sanh từ mồ hôi.
4. Opapātikanāgarāja: Long vương vừa sanh ra lớn ngay (hóa sanh).

Thành ra có 256 loại Long vương. Trong 256 loại Long vương này mỗi loại chia làm hai là:

1. Jalanāgarāja: Long vương sanh trong nước.
2. Thalajanāgarāja: Long vương sanh trên đất.

Gom lại thành 512 loại Long vương. Mỗi loại lại được chia thành 2 nữa là:

1. Kāmarūpīnāgarāja: Long vương thọ hưởng ngũ dục.
2. Akāmarūpīnāgarāja: Long vương không thọ hưởng ngũ dục.

Gom lại thành ra là 1024 loại Long vương.

Giải về 1024 loại Long vương này có nói rõ trong Khandhavaggasamyutta - Aṭṭhakathā - Phẩm Rồng.

NÓI VỀ LAKKHAṆA CỦA LONG VƯƠNG

Có năm loại thường trực hiện bày:

Những loại Long vương có thần lực, có thể hóa thân thành người được. Tuy hóa thân thành người, nhưng vẫn có 5 đặc tướng thường hiển lộ, không thể làm cho mất được, nó hiện khởi theo thông thường tánh của loài Long vương. Năm đặc tướng đó là:

1- Lúc tục sinh phải hiện nguyên hình là Rồng.
2- Trong lúc lột da, hình dạng cũng phải hiển lộ là Rồng như cũ.
3- Trong lúc hành lạc với Rồng, cũng phải là Rồng.
4- Trong lúc nằm ngủ, nếu lúc ngủ thất niệm thì cũng trở lại nguyên hình là Rồng.
5- Trong lúc chết, cũng hiển lộ lại nguyên tướng là Rồng.

Như trong chú giải Pháp Cú kinh, chú giải Tương Ưng kinh, chú giải Luận Đại Phẩm, có ghi rằng:

"Nāgassa pana pañcasu sabhāvApātukammaṃ hoti paṭisandhikāle tacajahanakāle, sajātiyā methunakāle vessaṭṭhaniddokkamanakāle cutikāleti".

Người có việc làm nguy hại đến Đạo quả chỉ được xếp vào loài Bàng sanh.

Thông thường, tất cả Chư Thiên đều là người đáng được Đạo quả cả, nhưng lại xếp vào loài Bàng sanh, vì xuất gia không được, nhưng trong chú giải Luật Kaṅkhāvitaraṇī aṭṭhakathā, Vinayasaṅgaha aṭṭhakathā có nêu rằng:

Yassa upasampadā paṭikkhittā so tiracchānagato nāma.

Đức Thế Tôn từ chối sự thọ cụ túc giới với người nào, người ấy được gọi là Bàng sanh.

Trong chú giải Luật Đại Phẩm có nêu rằng:

"Antamaso sakkaṃ devarājānaṃ upādāya koci amanussajātiyo sabbo imasmiṃ at the tiracchānagatoti veditabbo.

"Các bậc trí nên biết rằng người không có sanh chủng là nhân loại, dù là Thiên vương Đế Thích cũng phải xếp vào Bàng sanh".

Tuổi thọ Long vương:

Tuổi thọ Long vương không nhất định, có lúc trường thọ, có lúc yểu thọ. Có nhóm có tuổi thọ dài, cả đến 5 đời Chư Chánh-đẳng-giác vẫn còn, như Long vương Kāla. Long vương Kāla này sanh từ thời Đức Chánh Giác Kakusandha cho đến thời Đức Phật Gotama, rồi sống tiếp tục cho đến thời Đức Phật Mattreyya.

Dứt chuyện Long vương

-ooOoo-

NÓI VỀ ĐIỂU NHÂN

Định nghĩa: Kucchito naro = Kinnaro narasadisatta.

Chúng sanh đáng ghét, như giống người Gọi là Kinnara. Kinnara có hình dạng giống người, chỉ khác vài điểm như hai cánh tay giống người nhưng hai bān tay giống chim, còn đầu, mặt, mũi giống như người nhưng môi rộng cho đến cổ, miệng dài ra giống như ngựa, bān chân và móng chân giống như chim.

Như trong Veyyākaraṇakārikāṭikā có nêu rằng:

Gīvato paṭṭāye yāvamukhā asamukhasaṇ tīhāno gīvato paṭṭhāya yāvapādā pakkhisaṇ tīhāno pañcasu tīhāṇesu pakkhijātiko.

Trong bổn sanh Bhallātiya có nêu rằng: Điểu Nhân có tuổi thọ 1000 năm, thông thường Điểu Nhân rất sợ nước.

Trong chú giải bổn sanh có nêu rằng:

Kinnarā nāma udakabhūrukā honti: Các Điểu Nhân thường sợ nước.

Có 7 loại điểu nhân là: 1- Devakinnarā, 2- Candakinnarā, 3-Dumakinnarā, 4- Daṇṇamāṇakiṇṇarā, 5- Kontakinnarā, 6- Sakunakinnarā, 7- KaṇṇApāvuraṇakinnarā.

Dứt về Điểu Nhân

-ooOoo-

NÓI VỀ SƯ TỬ CHÚA

Có bốn loại Sư tử chúa là: 1- Tiṇasīha; 2- Paṇḍusīha; 3- Kāḷasīha; 4- Kesarasīha.

Nhưng trong Aṅguttara aṭṭhakathā có nêu rằng:

Sīhoti cattāro sīhā tiṇasīho kāḷasiho paṇḍusīho và Kesarasīho.

Trong bốn loại Sư tử này được giải rằng:

1- Tiṇasiha: Có thân hình màu đỏ giống như chân chim bồ câu và to bằng con bò tơ, loại này ăn cỏ.
2- Kāḷasīha: có thân hình màu đen, lớn bằng con bò tơ, loại này cũng ăn cỏ.
3- Paṇḍusīha: Có thân hình màu lá cây chín vàng, to bằng con bò tơ, loại này ăn thịt.
4- Kesarasīha: Có môi, đuôi và chân màu đỏ, từ đầu đến lưng có ba sọc đỏ và xung quanh bān tọa 3 vòng, ở cổ có lông phủ xuống ở vai có màu giống như vải Kambala. Phần còn lại ở trên thân đều có màu trắng, loại này ăn thịt.

Trú xứ của sư tử Kesara này có 5 chỗ là: Hang vàng, hang bạc, hang ngọc mã não, hang ngọc Māṇī, hang kim cương. Sư tử Kesara này chỉ ở trong rừng Hy Mã, có thân hình to như con trâu. Còn ba loại sư tử kia ở trong rừng Hy Mã hoặc rừng rậm. Tuổi thọ Sư tử không nhất định, đôi khi là 200 hoặc 300 cũng có. Trong các loại bàng sanh, sư tử là chúa của loại Bàng sanh.

Dứt đề tài sư tử

-ooOoo-

NÓI VỀ KIM SĨ ĐIỂU

Kim Sĩ Điểu có hình dáng như chim, nên được xếp vào loại chim. Trong tất cả loài chim, Kim Sĩ Điểu là loại chim to nhất, trú xứ của loài chim là núi Sineru. Núi Sineru có ba tầng, Kim Sĩ Điểu ở tầng thứ hai của núi Sineru và ở Đại dương hoặc biển Sīdantara. Trong tầng thứ hai của núi Sineru này có rừng Bả Đậu Chúa, Kim Sĩ Điểu có thân cao 150 do tuần, mỗi cánh rộng 50 do tuần, đuôi dài 20 do tuần, cổ dài 30 do tuần, miệng rộng 9 do tuần, chân dài 20 do tuần. Kim Sĩ Điểu Vương khi đang bay mãnh lực của việc đập cánh phát sanh thành luồng cuồng phong có tầm ảnh hưởng từ 700 - 800 do tuần, thường thì Kim Sĩ Điểu ăn thịt Rồng, như trong Samyutta aṭṭhakathā có nêu rằng:

"Supaṇṇarājā diyaḍḍhayo janasatiko tassa dakkhiṇapakkho paññāsayo janīko hoti tathā vāmapakkho piñjavaṭṭī satthiyojanikā gīvā tiṃsayojanikā mukhaṃ navayojanaṃ pādā dvàdasayojanikā tasmiṃ supaṇṇavātaṃ kātuṃ āraddhe sattaṭṭhayojanasataṭṭhānaṃ nappahotīti.

Dứt về Kim Sĩ Điểu

-ooOoo-

NÓI VỀ VOI

Có mười loại voi.

1- Voi Kāḷavaka: Hắc Tượng
2- Voi Gaṅgeyya: Voi Gaṅgā.
3- Voi Daṇḍara: Bạch tượng.
4- Voi Tamba: Voi màu đỏ sậm.
5- Voi Piṅgala: Voi màu nâu.
6- Voi Gandha: Hương tượng.
7- Voi Maṅgala: Tượng Maṅgala.
8- Voi Meha: Voi xám.
9- Voi Uposatha.
10- Voi Chaddanta: Voi sanh tại hồ Chaddanta.

Sức mạnh của 10 người bằng sức mạnh voi Kāḷavaka.
Sức mạnh 10 voi Kāḷavaka bằng voi Gaṅgeyya.
Sức mạnh 10 voi Gaṅgeyya bằng voi Paṇḍara.
Sức mạnh 10 voi Paṇḍara bằng voi Tamba.
Sức mạnh 10 voi Tamba bằng sức mạnh voi Piṅgala.
Sức mạnh 10 voi Piṅgala bằng sức mạnh voi Gandha.
Sức mạnh 10 voi Gandha bằng sức mạnh voi Maṅgala.
Sức mạnh 10 voi Maṅgala bằng sức mạnh voi Hema.
Sức mạnh 10 voi Hema bằng sức mạnh voi Uposatha.
Sức mạnh 10 voi Uposatha bằng sức mạnh voi Chaddanta.

Dứt đề tài về Voi

-ooOoo-

Đề tài về tám loại Kình Ngư đã trình bày trong Paccayajotika mahāpaṭṭhāna rồi, nên mới không trình bày ở đây nữa.

Về Saññā hiện khởi trong Tiracchānabhūmi:

Có ba loại saññā hiện khởi cho các loài bàng sanh là:

1- Kāmasaññā: Biết hưởng dục.
2- Gocarasaññā: Biết kiếm ăn.
3- Maraṇasaññā: Biết sợ chết.

Còn Dhammasaññā: Biết Pháp. Chỉ có loại Bàng sanh như Bồ-tát mới hiện khởi được, phần nhiều các loại Bàng sanh khác chỉ có 3 loại tưởng như đã trình bày.

Trong ba loại saññā này, Maraṇasaññā: Biết sợ chết, là hiện khởi nhiều nhất cho loài Bàng sanh, vì sự nguy hại đến sanh mạng có rất nhiều đối với các loài bàng sanh, tức là thú nhỏ thường bị thú lớn bức hại, những con nhỏ tị thì thằn lằn, rắn mối ăn, mèo ăn thằn lằn, cọp ăn mèo ... Đây được xem là mối nguy hại giữa các loài Bàng sanh với nhau, ngoài ra còn có những mối nguy hại đến sanh mạng bằng cách khác nữa, như thiếu thốn, đói khát, vất vã khó khăn về chỗ ở và thường bị nhân loại bức hại ... cho nên tuổi thọ loài bàng sanh rất ngắn ngũi, chỉ vài giờ, vài ngày, vài năm cũng có, chó có tuổi thọ từ 10-35 năm, bò, trâu, ngựa có tuổi thọ từ 20-30 năm cũng có, hoặc bằng loài người cũng có, voi có tuổi thọ từ 60-100 năm cũng có, không nhất định. Tuổi thọ bàng sanh vô hạn định vậy.

-ooOoo-

PADACCHEDA, PADASAMPANDHA, VACANATTHA
và lời giải rộng trong PETTIVISAYAPADA

Định nghĩa và giải từ Pettivisaya:

1- Sukhasamussayato Pākaṭṭho entīti = Petā. Gọi là Petā do cách ly sự an lạc.
2- Petānaṃ samūho = Petti: Hội chúng của Ngạ quỉ, gọi là Petti.
3- Pettiyā visayo = Pettivisayo: Chỗ ở, chỗ sanh của Ngạ quỉ, gọi là Pettivisayo.

Từ Peta này, các chúng sanh mạng chung rồi, đều được gọi là Peta được cả. Nhưng ở đây ám chỉ đến chúng sanh Ngạ quỉ.

Theo văn phạm Pāli, từ Peta được phân tích như vầy:

P.I.T; P là Upasara, I là ngữ căn (dhātu), T là tiếp vị ngữ. Thông thường Ngạ quỉ không có chỗ nương tựa riêng, cho nên Ngạ quỉ có chỗ ở cùng khắp như theo rừng, theo núi, vực thẳm, đảo, biển, Đại dương, nghĩa địa. Do vậy, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày là Pettivisayo.

Gọi rằng Ngạ quỉ tức là quỉ, Dạ xoa là Ngạ quỉ mà mọi người thường nói với nhau, và loài Ngạ quỉ này có nhiều loại, Ngạ quỉ nhỏ cũng có, Ngạ quỉ lớn cũng có, có loài Ngạ quỉ biến hóa cho thành cảnh tốt hoặc cảnh xấu cũng được. về cảnh tốt thì cho thấy thành phố Chư Thiên, hoặc nam nhân, nữ nhân, Đạo sĩ, Sa di, Tỳ khưu. Còn cảnh xấu thì cho thấy là trâu, bò, voi, chó với hình dạng đáng sợ hãi như có đầu to, mắt lồi và có khi không hiện rõ, chỉ cho thấy màu đen, đỏ, trắng.

Trong các loài Ngạ quỉ, có loại phải chịu đói khát khổ sở, có loại ăn những cặn bả được quăng bỏ ở đống rác ... có loại thì ăn Đàm, mũ, nước miếng và phẩn ...

Có loài Ngạ quỉ sống nương theo núi như núi Gijjhakūta, không phải chỉ là đói khát mà thôi, còn phải chịu khổ thọ như những chúng sanh địa ngục.

Như trong Lakkhaṇa samyutta sau đây:

Nói về 12 loại có trong phẩm Lokapaññatti và Gacchatidīpanī:

1- Vantāsapetā: Ngạ quỉ ăn nước miếng, đàm, vật nôn mữa.

2- KuṇApāsapetā: Ngạ quỉ ăn tử thi người hoặc thú.

3- Gūthakhādakapetā: Ngạ quỉ ăn phẩn.

4- Aggijālamukhapetā: Ngạ quỉ thường có lửa trong miệng.

5- Sucimukhapetā: Ngạ quỉ có miệng bằng lổ kim.

6- Taṇhaṭṭikapetā: Ngạ quỉ thường bị ái bức hại cho đói khát.

7- Sunijjhāmakapetā: Ngạ quỉ có thân đen như than.

8- Suttaṅgapetā: Ngạ quỉ có móng tay nhỏ, móng chân dài và bén nhọn như dao.

9- Pabbataṅgapetā: Ngạ quỉ có thân cao lớn bằng quả núi.

10- Ajagaraṅgapetā: Ngạ quỉ có thân giống như con trăn.

11- Vemānikapetā: Ngạ quỉ bị cảm thọ khổ lúc ban ngày, nhưng ban đêm được thọ hưởng lạc trong Thiên cung.

12- Mahiddhikapetā: Ngạ quỉ có Đại thần lực.

Trình bày định nghĩa của 12 loại Ngạ quỉ theo thứ tự:

1- Vantaṃ asati bhakkhatīti = Vantāso. Gọi là Ngạ quỉ Vantāsa bởi ăn nước miếng, đồ nôn mữa, đàm ...

2- Kunapaṃ arati dakkhatīti = Kuṇapāso. Gọi là Ngạ quỉ Kuṇapāsa bởi ăn tử thi người hoặc thú.

3- Aggijālamukhatā etassāti = Aggījālamukho. Gọi là Ngạ quỉ Aggijālamukha bởi có lửa trong miệng.

4- Gūthaṃ khādatīti = Gūthakhadako. Gọi là Ngạ quỉ Gūthakhādaka bởi ăn phẩn.

5- Sūcipamānaṃ sukhaṃ etassāti = Sūcimukho. Gọi là Ngạ quỉ Sūcimukha, bởi có miệng bằng lổ kim.

6- Taṇhāya aṭṭhito pūḷitoti = Taṇhāhaṭṭito. Gọi là Ngạ quỉ Taṇhāhaṭṭita, bởi bị ái dục bức hại đói khát.

7- Suṭṭhu nissesena jhāno= Sunijjhāmo, Sunijjhāmo viyāti= Sunijjhāmako. Cây bị lửa đốt hết cành, lá, thân, chỉ còn lại gốc cây bị cháy gọi là Sunijjhāmaka. Ngạ quỉ được gọi là Sunijjhāmaka vì đen như gốc cây bị đốt.

8- Sattasadisaṃ aṅgaṃ etassāti = Suttaṅgo. Gọi là Ngạ quỉ Suttaṅga vì có móng tay, móng chân dài và bén nhọn như dao.

9- Pabbatappamaṇo aṅgo etassāti = Pabbataṅgo. Gọi là Ngạ quỉ Pabbataṅgo bởi có thân bằng quả núi.

10- Ajagarasadiso aṅgo etassāti = Ajararaṅgo. Gọi là Ngạ quỉ Ajagaraṅga bởi hình dạng giống như con trăn.

11- Vimāne nibbattoti = Vemāniko. Gọi là Vemānika bởi sanh trong cung điện, nhưng ban ngày thì thọ khổ, ban đêm được hưởng lạc.

12- Mahatiyā iddhiyā samannāgatoti = Mahiddhiko. Gọi là Ngạ quỉ Mahiddhika bởi có Đại thần lực.

Trú xứ của 12 loại Ngạ quỉ và chúa Ngạ quỉ:

Chân núi Hy Mã có một khu rừng tên là Vijjhātīavī, rừng Vijjhātīavì này là kinh thành của 12 loại Ngạ quỉ trên trú ngụ.

Trong 12 loại Ngạ quỉ này, loại Ngạ quỉ có Đại thần lực là chúa của loài Ngạ quỉ. Như trong Lokapaññatti có ghi rằng:

" Yattha petanagare petamahiddhiko sabbapetānaṃ issariyādhipaccankaroti".

Rừng Vijjhātīavī là kinh thành của loài Ngạ quỉ, và rừng Vijjhātīavì này nằm trong rừng Hy Mã. Tại đây, loài Ngạ quỉ Mahiddhika là vị chúa tể cai trị tất cả các Ngạ quỉ.

Bốn loại Ngạ quỉ được đề cập trong Petavatthu và Aṭṭhakathā, ṭīkā:

1- Parehidattaṃ upanissāya jīvatīti = paradattupajīviko. Gọi là Ngạ quỉ Paradattupajīvika, vì việc nuôi mạng phải dựa vào người khác cho.

2- Khudā ca pīpāsā ca = Khuppipāsā. KhuppiPāsāhi pilito = KhuppiPāsiko. Đói và khát gọi là Khuppipāsā- sự đói khát. Gọi là Ngạ quỉ Khuppipāsika vì bị sự đói khát bức hại.

3- Nijjhāmena taṅhā etassāti = Nijjhāmataṇhiko. Gọi là Ngạ quỉ Nijjhāmataṇhika vì có ái dục, tức là sự đói khát thường xuyên và liên hệ từ lửa cháy trong miệng.

4- Ngạ quỉ Kaḷakañcika này khỏi phải định nghĩa, vì là tên của Atula, như trong Pātheyyavagga aṭṭhakathā có nêu rằng: "Kālakañcikāti tesaṃ asurānaṃ nāmaṃ". Gọi là Kālakañcika này là tên của Atula thuộc loài Ngạ quỉ.

Vài loài Ngạ quỉ mà Bồ-tát không sanh vào:

Chư Bồ-tát, từ khi được Phật thọ ký thời không sanh vào ba loại Ngạ quỉ là:

1- Ngạ quỉ KhuppiPāsika
2- Ngạ quỉ Nijjhāmataṇhika
3- Ngạ quỉ Kālakañcika

Mà đã trình bày ở trên. Nếu có sanh, chỉ sanh vào loài Ngạ quỉ Paradattupajīvika mà thôi.

(Vấn đề Bồ-tát không sanh vào ba loại Ngạ quỉ này, trong Apādāna aṭṭhakathā, Suttanipāta aṭṭhakathā và Biddhavaṃsa aṭṭhakathā có nêu).

Các cõi mà Bồ-tát khi được thọ ký không sanh vào là:

1- Không sanh thành người bộ lạc thiểu số.
2- Không sanh làm Thiên tử Māra.
3- Không sanh là Phạm Thiên Vô-tưởng.
4- Không sanh làm Phạm Thiên Tịnh-cư.
5- Không sanh trong vũ trụ khác (Cakkavāḷa).
6- Không sanh làm Phạm Thiên Vô-sắc.
7- Không sanh làm người nữ.
8- Không sanh làm người nô lệ.
9- Không sanh làm người câm, đui, điếc.
10- Không sanh làm người tàn tật, cùi cụt.
11- Không thay đổi hình tướng.
12- Không tạo nghiệp Vô gián (5 loại nghiệp).
13- Không sanh trong địa ngục Lokantariya.
14- Không sanh trong địa ngục Avīvi, không sanh làm Ngạ quỉ Nijjhāmataṇhika, Ngạ quỉ khuppiPāsika.
15- Không sanh làm chúng sanh nhỏ hơn chim dòng dọc và không lớn hơn con voi.
16- Không là bậc Thánh trong khoảng giữa 4 A Tăng kỳ và 100.000 Đại kiếp.

Phụ chú: Ngoài 12 loại Ngạ quỉ và 4 loại Ngạ quỉ đã trình bày, còn có nhiều loại Ngạ quỉ khác nữa, như Ngạ quỉ Suciloma tức Ngạ quỉ có lông như kim, Ngạ quỉ Kharaloma, Ngạ quỉ có lông thô, Ngạ quỉ Ghanakha, Ngạ quỉ có móng tay và móng chân dài.

Về 21 loại Ngạ quỉ trong luật và Lakkhaṇasamyutta có đề cập:

1- Aṭṭhisaṅkhasikapetā: Ngạ quỉ có xương dính với nhau thành từng khúc, nhưng không có thịt.
2- Maṃsapesikapetā: Ngạ quỉ có thịt thành từng mãnh, nhưng không có xương.
3- Maṃsapiṇḍapetā: Ngạ quỉ có thịt thành từng cục, thành khối.
4- Nicchaviparisapetā: Ngạ quỉ không có da.
5- Asilomapetā: Ngạ quỉ có lông như gươm.
6- Sattilomapetā: Ngạ quỉ có lông như giáo.
7- Usulomapetā: Ngạ quỉ có lông như cây tên.
8- Sūcilomapetā: Ngạ quỉ có lông như kim.
9- Dutiyasūcilomapetā: Ngạ quỉ có lông như kim, loại thứ hai.
10- Kumbhaṇḍapetā: Ngạ quỉ có aṇḍa (ngọc hành) rất to.
11- Gūthakūpanimuggapetā: Ngạ quỉ chìm ngập trong phẩn.
12- Gūthakhādakapetā: Ngạ quỉ ăn phẩn.
13- Nicchavitakipetā: Ngạ quỉ cái không có da.
14- Duggandhapetā: Ngạ quỉ có mùi hôi thối.
15- Ogilinīpetā: Ngạ quỉ có thân như cây đuốc, lửa.
16- Asisapetā: Ngạ quỉ không có đầu.
17- Bhikkhupetā: Ngạ quỉ có hình tướng giống Tỳ khưu.
18- Bhikkhunīpetā: Ngạ quỉ có hình tướng giống Tỳ khưu ni.
19- Sikkhāmānapetā: Ngạ quỉ có hình tướng giống học nữ.
20- Sāmaṇerapetā: Ngạ quỉ có hình tướng giống Sa di.
21- Sāmaṇerīpetā: Ngạ quỉ có hình tướng giống Sa di ni.

Phụ chú: Ngạ quỉ rắn và Ngạ quỉ quạ mà trong chú giải Pháp-cú có đề cập. Ngạ quỉ rắn này có thân dài 25 do tuần, Ngạ quỉ quạ có thân dài 25 do tuần.

ĐỜI SỐNG CÁC NGẠ QUỈ:

1- Chuyện Ngạ quỉ Kāḷakañcika:

Một hôm, Ngạ quỉ Kāḷakañcika khát nước quá, bèn đi tìm nước uống. Tại nơi ấy, có dòng sông Hằng đang chảy, sông Hằng có chiều rộng và sâu một do tuần. Ngạ quỉ Kāḷakañcika đi đến bờ sông Hằng, nghe tiếng nước sông Hằng chảy, nó biết là tiếng nước chảy, và đây là con sông, bèn đi xuống để uống nước. Nhưng sau khi xuống dòng sông Hằng rồi, thay vì được uống nước theo sở thích, nhưng do mãnh lực ác nghiệp, khiến nước ấy trở thành đá và khói tỏa ra khắp nơi. Ngạ quỉ Kāḷakañcika cứ nghe tiếng nước chảy, nhìn theo hướng tiếng nước mà chẳng thấy nước đâu cả. Nó đi tìm nước để uống từ lúc Hoàng hôn cho đến khi trời rực sáng, cũng không thấy được giọt nước nào cả.

Vào sáng hôm ấy, có 30 vị Tỳ khưu đi khất thực, các Ngài đi ngang qua con đường ấy, đã trông thấy Ngạ quỉ Kāḷakañcika, bèn hỏi Ngạ quỉ ấy rằng:

- Ngươi đang đi tìm các chi thế?

- Thưa các Ngài tôi đang đi tìm nước uống.

- Ngay trước mặt ngươi là dòng sông đấy, ngươi chẳng thấy sao!

- Bạch các Ngài! tôi thật không thấy.

Nhưng tôi có nghe tiếng nước chảy phía trước tuy vậy, tôi đi tìm mãi mà không gặp được giọt nước nào cả tôi tìm từ khi trời Hoàng hôn đến sáng rực như thế này, vẫn Chưa tìm thấy nước.

Chư Tỳ khưu ấy liền bảo Ngạ quỉ Kāḷakañcika hãy nằm xuống tại nơi ấy, cùng nhau lấy bát xuống sông múc nước đến đổ vào miệng của Ngạ quỉ Kāḷakañcika. Ba mươi vị luân phiên đổ nước vào miệng như thế, nhưng nước mà các vị đổ xuống miệng chỉ vào được chút ít, vì Ngạ quỉ Kāḷakañcika có miệng nhỏ bằng lổ kim. (lời giải về đời sống của Ngạ quỉ này có trong bộ Sammohavinidanī - aṭṭhakathā).

2- Chuyện Ngạ quỉ Heo:

Trong thời giáo pháp của đấng Chánh-đẳng-giác, có vị Tỳ khưu khi thu thúc thân, nhưng không thu thúc khẩu. Vị ấy khi mạng chung, bị đọa vào địa ngục liên quan với khẩu không thu thúc. Khi thoát khỏi khổ trong địa ngục ấy rồi, tái sanh làm Ngạ quỉ có miệng như miệng heo, Ngạ quỉ này có thân tướng như người, có màu da vàng ròng, hồng hāo nhưng đầu như đầu heo. Ngạ quỉ heo này sống cho đến thời giáo pháp của đấng Đạo sư Gotama.

Một hôm, Ngạ quỉ heo này gặp được Trưởng lão Nārada. Ngạ quỉ heo bạch với Trưởng lão Nārada rằng:

- Bạch Ngài! Sở dĩ tôi sanh làm Ngạ quỉ heo, có đầu không giống người như vầy, là do quả của việc không thu thúc khẩu, còn thân tôi có màu da sáng chói như vàng đây, là do quả mà tôi có thu thúc. Cho nên xin Ngài hãy có thân thu thúc và khẩu khéo thu thúc để sẽ không phải giống như tôi đây. (chuyện này có trong Petavatthu)

3- Chuyện Ngạ quỉ Vemānika:

Trong thời giáo pháp của bậc Đạo sư chúng ta, có hai kinh thành là kinh thành Sāvatthī và kinh thành Pātaliputta. Nhóm thương buôn của hai kinh thành Sāvatthī và Pātaliputta thường mang hàng hóa sang xứ Suvaṇṇabhūmi để buôn bán. Một hôm các thương nhân trong thành Sāvatthī và Pātaliputta đem hāng hóa của mình chất lên tàu, rời khỏi kinh thành hướng về Suvaṇṇabhūmi để bán. Khi tàu ra đến giữa Đại dương, có người thương buôn lâm trọng bệnh, rồi mạng chung ở giữa Đại dương ấy. Trong lúc lâm trọng bệnh, người thương buôn luôn nghĩ đến vợ, và là người có tâm tịnh tín hoan hỷ trong việc tạo phước thiện, cho nên khi mệnh chung, thương buôn này sanh làm Ngạ quỉ Vemànika tại giữa Đại dương ấy. Như trong Petavatthu-aṭṭhakathā có ghi:

"So katakusalo devalokaṃ anuppajjitvā itthiyā pati bandhacittāya pana samudda majjhe vimānapeto hutvà nibbatti".

4- Chuyện về một Ngạ quỉ nữ:

Trong thành Kosambi, có chàng thanh niên tên là Uttara, chàng Uttara rất cung kỉnh và tịnh tín Trưởng lão Mahākaccāyana nên chàng chuẩn bị cất một am thất dâng cho Trưởng lão và hằng ngày chuẩn bị vật thực cúng dường Trưởng lão chu tất.

Mẹ thanh niên Uttara lại là người bỏn xẻn, khi thấy con trai chuẩn bị cấy am thất và cúng dường Trưởng lão như thế, sự bất bình Tăng theo mỗi ngày. Đến một hôm, bā đã nguyền rủa rằng: "Vật thực nào mà dâng cho Trưởng lão ấy, từ đây về sau xin cho vật thực này hãy trở thành máu, để làm vật thực cho vị ấy đi".

Chàng Uttara, khi kiến tạo xong hương thất, chuẩn bị việc khánh thành tịnh thất ấy, và trong lễ khánh thành am thất này, Uttara có sự ước muốn được 100 lông (đuôi) chim công để trang hoàng hương thất cho xin đẹp, dâng đến Trưởng lão. Mọi việc mà thanh niên Uttara làm, bā mẹ chẳng hề có sự hoan hỷ dù chỉ là chút ít nhỏ nhoi, nhưng khi thanh niên mong ước có đuôi chim công để trang Hoàng am thất được xin đẹp, thì bā có sự hoan hỷ, cho rằng đó là hợp lẽ, đã tán thành cùng hoan hỷ với việc như thế. Khi mạng chung, bà đọa vào sanh chủng Ngạ quỉ, do ảnh hưởng sự hoan hỷ trong việc cúng dường lông đuôi chim công đến Trưởng lão Mahā Kaccāyana, nên nữ Ngạ quỉ có được mái tóc nhu nhuyễn, dài oằn xuống, có màu đen bóng, đuôi tóc uống cong lên rất đẹp. Nhưng do nàng có lời ác khẩu rằng: "Vật thực nào được dâng đến Trưởng lão, vật thực ấy hãy trở thành máu". Vì thế, khi nữ Ngạ quỉ ấy khát nước, khi đến sông Hằng để tìm nước uống, nước sông Hằng đã biến thành máu.

Một hôm, nữ Ngạ quỉ gặp được Trưởng lão Kaṅkhārevata, Ngài ngồi nơi bờ sông Hằng, nàng liền xin với Trưởng lão nước uống, Trưởng lão nghe Ngạ quỉ nữ ấy xin nước, bèn bảo rằng:

- Này Ngạ quỉ, nước trong sông Hằng đầy dẫy, vì sao ngươi lại không uống mà đến xin nước nơi ta.

- Thưa Ngài! nước trong sông Hằng không có đâu, chỉ toàn là máu thôi.

Nghe nữ Ngạ quỉ nói thế Trưởng lão Kaṅkharevata phát sanh nghi hoặc rằng: "chính ta thấy rõ là nước sông, tại sao nữa Ngạ quỉ lại bảo rằng là máu nhỉ". Ngài hỏi nữ quỉ ấy rằng:

- Này nữ quỉ! Khi trước ngươi đã hành ác nghiệp chi, mà nay lại thấy nước sông Hằng toàn là máu vậy?

- Bạch Ngài! trong kiếp trước, tôi đã nguyền rủa rằng: "Vật thực nào đã cúng dường đến Trưởng lão Mahā Kaccāyana, những vật thực ấy hãy trở thành máu". Cho nên giờ đây, tôi thấy nước sông Hằng đầy toàn là máu. Xin Ngài hãy thương tưởng đến tôi, lấy nước cho tôi uống 1 lần để tôi đỡ khát đi.

- Vậy thì, này nữ quỉ ta sẽ tìm nước giúp cho ngươi.

Sau khi hứa giúp nữ Ngạ quỉ ấy, Ngài suy nghĩ rằng:

"Nếu giờ đây ta lấy nước sông Hằng cho nữ quỉ ấy, nàng ta cũng không thể thọ dụng, do quả ác quá nặng". Rồi Trưởng lão suy nghĩ tiếp: "Ta hãy đi khất thực, sau khi ta nhận được vật thực, ta sẽ dâng đến Chư Tỳ khưu Tăng, rồi rưới nước hồi hướng phần phước ấy đến cho nữ Ngạ quỉ ấy. Khi nàng tùy hỷ với lời Sādhu thì sẽ được nước để uống theo như ý". Trưởng lão suy nghĩ như thế rồi, liền đi khất thực, khi được vật thực rồi, Ngài mang vật thực cùng nước uống dâng đến Chư Tỳ khưu Tăng, rồi hồi hướng phước, rải nước hồi hướng đến cho nàng Ngạ quỉ ấy. Nói về nàng Ngạ quỉ, khi nhận được phần phước từ nơi vị Trưởng lão, nàng phát lên lời tùy hỷ Sādhu, Sādhu... nhiều lần, từ việc nhận được phước báu và do phát lời tùy hỷ Sādhu của nàng, nàng thoát khỏi sanh loại Ngạ quỉ và sanh về cõi Tứ-Đại-Thiên-Vương, có cả Thiên cung và vật thực Thiên cung phát sanh, sau khi nhận được quả Chư Thiên như thế, nàng Thiên nữ ấy đi đến Trưởng lão để trình bày cho Trưởng lão biết rằng: "Mình đã nhận được quả an lạc rồi". (Câu chuyện này có trong Petavatthu pitīaka và aṭṭhakathā)

5- Chuyện Ngạ quỉ canh giữ tài sản:

Có một thiếu nữ sinh sống bằng nghề buôn bán ở trong thành Sāvatthī. Một hôm, nàng cùng với một số bạn gái khác, cùng nhau rời khỏi thành Sāvatthī, đi đến xứ khác buôn bán. Trong chuyến buôn ấy, nàng đã lời được 500 đồng vàng. Sau khi hoàn tất việc mua bán như ý rồi, Đoàn nữ nhân ấy cùng nhau trở về kinh thành Sāvatthī. Đến giữa đường, không may họ gặp phải nhóm cướp, các nữ nhân kia bỏ chạy và mang theo tài sản bên mình, riêng nàng thiếu nữ, sau khi thấy cướp, nàng lấy 500 đồng vàng chôn tại 1 gốc cây rồi ẩn núp vào 1 gốc cây khác gần đó.

Bọn cướp, sau khi đến nơi, cùng nhau tìm kiếm tài sản chung quanh ấy, vì chúng nghĩ rằng: "các cô gái sẽ ném lại tiền bạc để chạy thoát thân", nhưng họ không tìm gặp. Và họ bắt gặp được nàng thiếu nữ đang ẩn núp gần đó, chúng hăm dọa nàng để nàng chỉ chỗ dấu tiền. Nhưng nàng không chịu khai, chúng đã tra khảo nàng đến chết.

Sau khi nàng bị nhóm cướp tra khảo chết đi, do mãnh lực tâm hối tiết tiền ấy, khiến nàng sanh làm loài Ngạ quỉ tại nơi ấy để canh giữ tài sản mà mình cất dấu. Như trong Petavatthu-aṭṭhakathā có ghi rằng:

Sā dhanalobhena tattheva peto hutvā nibbatti.

Do luyến tiếc tài sản nên nàng thiếu nữ ấy sanh làm Ngạ quỉ.

6- Chuyện Ngạ quỉ Rắn:

Trong thành, Bārāṇasī có người triệu phú, y có được số tiền là 400 triệu. Người triệu phú này đã mang 400 triệu ấy chôn tại bờ sông Hằng. Sau đó, vị triệu phú này lâm trọng bệnh và trong lúc bệnh nặng đã luyến tiếc đến số tài sản mình đã chôn. Khi mệnh chung tái sanh làm con rắn nằm tại chỗ chôn tài sản ấy.

Như trong bổn sanh EkaniPātasaccakira aṭṭhakathā có ghi:

"Tasmiṃ pana kāle bārāṇasī eko ca setti nadītīre cattālīsakoti dhanaṃ nidahitvà va masanto dhanataṇhāya dhanapitthe pappo hutvà nibbatti".

Trong thời ấy, tại xứ Bārāṇasī có người triệu phú, sau khi chôn dấu số tiền là 400 triệu tại bờ sông, ông đã chết do luyến tiếc tài sản, đã sanh làm con rắn trên đống tài sản.

7- Chuyện Ngạ quỉ Chuột:

Có người Trưởng giả được số tiền là 300 triệu, sống tại thành Bārāṇasī. Người Trưởng giả này đã đem số tiền 300 triệu của mình đến chôn tại bờ sông Hằng, do tâm luyến ái số tài sản này nên khi mạng chung, đã sanh làm con chuột trên chỗ chôn tài sản. Như trong bổn sanh Ekanipatasacca aṭṭhakathā có ghi:

"Apaso tasmimyeva padese timsakotiyo nidahitvā maranto dhanataṅhāya tattheva undūro nibbattati.

8- Chuyện 84000 Ngạ quỉ:

Thuở quá khứ xa xưa, kể từ Bhaddakappa (Hiền kiếp) này trở về trước cho đến kiếp thứ 92. Trong hiền kiếp 92 này có vị Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trong thế gian có hồng danh là Phussa. Đức Thế Tôn này, Ngài có thêm ba người em, cả 3 người này rất đầy đủ tài sản. Khi Đức Bồ-tát Phussa từ bỏ cung vàng, ra đi xuất gia rồi thành bậc Chánh-Đẳng-Giác, ba người em vô cùng thành tín Đức Thế Tôn và Tam-bảo, cả 3 người đồng ý đem toàn bộ gia sản giao cho người quản gia và người thủ khố, tức là 1 người là Ratthamantasī và người có phận sự thu giữ thuế lệ phí. Cả hai người này có phận sự trông nom, tạo sự lợi ích đến cho 3 người ấy cùng với 1000 tùy tùng của ba vị. Sau khi bàn giao, dặn bảo rõ ràng và chu đáo rồi, cả 3 người dẫn theo 1000 tùy tùng, đi đến nơi ngự của đấng Thập-lực, xin giữ suốt cả 3 tháng mùa an cư, trú mình trong 10 giới tại nơi trú xứ của đấng Thập-lực Phussa.

Nói về hai người quản gia, sau khi nhận các công việc từ ba vị ấy rồi, mỗi ngày hai người đều sắp đặt vật thực để dâng đến Đức Thế Tôn Phussa và Chư Tỳ khưu Tăng. Vị quản gia thì xuất phát tiền bạc, vị thủ khố thì xuất phát vật thực. Công việc phước thiện này đã cần đến 84000 người giúp sức, vợ và thân tộc của hai người quản gia và thủ khố cũng đến tham gia.

Sau khi nấu vật thực xong, thay vì những người này sắp đặt cúng dường đến Đức Phật và Chư Tăng trước, nhưng họ lại là người dễ duôi, đã dùng trước vật thực ấy, mỗi ngày đều như thế. Những người ấy, sau khi mệnh chung phải bị đọa lạc vào địa ngục ác quả còn dư sót, phải là Ngạ quỉ từ kiếp 90 kể từ kiếp này trở lui lại về trước, trong khoảng 90 kiếp ấy, với nghiệp bất thiện như thế, không thấy được rõ là hiện bày sanh thú gì, những người này đã tái sanh vào cảnh giới nào, chỉ hiện bày rõ nét nhất là sanh vào Ngạ quỉ giới trong thời Đức Phật Kakusandha cho đến Đức Phật Gotama- Cả bốn đời Chư Phật là đấng Kakusandha, đấng Konāgamana, đấng Kassapa, những loại Ngạ quỉ này luôn đói khát, đến thời Đức Phật Gotama, chúng Ngạ quỉ ấy mới có dịp đi đến yết kiến Đức Phật và bạch hỏi rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn! Cả ba đời Chư Phật đã trải qua, chúng tôi luôn chịu đói khát, vẫn không được vật thực. Xin Đức Thế Tôn hãy thương xót chúng tôi để chúng tôi được vật thực đi.

- Đức Thế Tôn sau khi biết được câu chuyện ấy rồi, Ngài liền phán dạy nhóm Ngạ quỉ ấy rằng:

- Thân quyến ngươi trong thời ấy, là người quản gia đã tạo lợi ích, nay trở thành Đức vua Bimbisāra. Vì thế, nếu Đức vua khi tạo công hạnh gì, Đức vua sẽ hồi hướng công Đức ấy đến cho các ngươi.

Nhóm Ngạ quỉ ấy, nghe được lời của Đức Thế Tôn phán dạy, nên có sự vui mừng hoan hỷ, nghĩ rằng: "Mình sẽ nhận được vật thực từ Đức vua Bimbisāra". Nhưng khi Đức vua Bimbisāra tạo phước thiện rồi, lại không hồi hướng đến nhóm Ngạ quỉ ấy, chỉ hồi hướng chung chung theo cách thông thường, nên nhóm Ngạ quỉ ấy không có dịp tùy hỷ phước, là nhân phát sanh cho quả vật thực đến họ. Ngay đêm hôm ấy, hàng Ngạ quỉ ấy cùng nhau đi đến kêu khóc và hiện hình cho Đức vua Bimbisāra thấy.

Đức vua Bimbisāra sau khi nhìn thấy nhóm Ngạ quỉ và nghe tiếng khóc than của chúng, Ngài hoảng sợ vô cùng, trời vừa rực sáng Ngài đã đi đến nơi ngự của Đức Thế Tôn, bạch hỏi Đức Phật rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn! trong đêm nay con nghe tiếng kêu khóc dị thường, và thấy được những chúng sanh có những thân hình dáng đáng kinh hãi khiếp sợ. Xin Đức Thế Tôn từ bi giải cho con được rõ nguyên nhân của sự kiện được hiện khởi đêm qua đến con đi.

Sau khi nghe câu chuyện từ Đức vua Bimbisāra, Đức Thê-Tôn phán rằng:

- Tiếng kêu khóc đêm hôm mà Đại vương nghe được, chính là tiếng kếu khóc của thân tộc Đại vương kiếp quá khứ, vào thời Đức Phật Phussa. Sở dĩ họ hiện hình và kêu than như vậy, vì khi Đại vương tạo phước thiện xong rồi, không hồi hướng phần phước đến cho họ, vì họ đang chờ đợi phần phước là nhân, để được quả là phát sanh vật thực. Vì rằng các Ngạ quỉ ấy đã đói khát từ lâu đời lắm rồi. Vì thế, khi Đại vương tạo phước báu, nên hồi hướng đến cho họ.

Đức vua Bimbisāra nghe theo lời dạy của Đức Thế Tôn, Ngài vội vả ra về, chuẩn bị để làm cuộc Đại thí, rồi sau đó hồi hướng phước báu ấy riêng đến Ngạ quỉ thân tôc ấy.

Về các hàng Ngạ quỉ, khi nhận được phước báu hồi hướng từ Đức vua Bimbisāra, cùng nhau tùy hỷ lời Sādhu. Sau khi họ cùng nhau phát sanh lời Sādhu xong, được thoát khỏi kiếp Ngạ quỉ và được sanh làm Chư Thiên cõi Tứ-Đại-Thiên-vương đồng nhau cả.

Loại Ngạ quỉ không nhận được phước:

Trong 12 loại Ngạ quỉ, 4 loại Ngạ quỉ và 21 loại Ngạ quỉ đã trình bày ở phần trên. Trong tất cả loại Ngạ quỉ chỉ có một loại Ngạ quỉ, khi có dịp nhận phước từ thân tộc mà thôi. Đó là Ngạ quỉ Paradattupajivika, các loại Ngạ quỉ khác không nhận được phần phước mà quyến thuộc hồi hướng cho, vì rằng các loài Ngạ quỉ này ở cách xa nhân loại, chỉ có loài Ngạ quỉ Paradattupajivika này, là loại Ngạ quỉ sanh trong phạm vi làng, như có một số người bị giết, hoặc chết một cách thông thường, nhưng có sự luyến ái trú xứ, nên đến hiển lộ cho thân quyến hoặc người khác thấy, mà dân gian thường Gọi là ma, quỉ hay Ngạ quỉ. Đó chính là loài Ngạ quỉ Paradattupajivika. Nhưng dù là loại Ngạ quỉ Paradattupajivika đi nữa, nhưng nếu không biết quyến thuộc đang hồi hướng cho, thì cũng không thể nhận được phần phước ấy từ nơi thân tộc hồi hướng, bởi quy luật của Ngạ quỉ nhận được phước là phải có sự tùy hỷ từ nơi tâm của Ngạ quỉ ấy. do đó, dù là loại Ngạ quỉ Paradattupajivika này cũng không nhất định rằng sẽ nhận được phước do quyến thuộc hồi hướng cho.

Loại chúng sanh sau khi chết không nhận được phước:

Các chúng sanh sau khi quá vãng rồi, sanh làm chúng sanh trong địc ngục, là bàng sanh, loại Ngạ quỉ ở cách xa nhân loại, là Chư Thiên, là Phạm Thiên. Dù cho quyến thuộc rủ nhau làm phước, hồi hướng đến những người này, cũng không có tác dụng gì đến họ cả trong việc thoát sanh từ cảnh giới này đến cảnh giới khác, mà chỉ có lợi ích đến người hồi hướng mà thôi. Ví như: Có người thân nhân ta đã mệnh chung và sanh làm con chó trong nhà, quyến thuộc dù có làm phước, hồi hướng đến, phước ấy không thể thành tựu, lợi ích gì đến con chó ấy được. Đối với Chư Thiên hay Phạm Thiên cũng vậy. Họ chỉ biết rằng quyến thuộc mình có tạo phước và hồi hướng đến cho, nhưng phước ấy không thành tựu lợi ích gì đến Chư Thiên và Phạm Thiên ấy cả.

Riêng đối với người làm phước rồi hồi hướng phước đến thân tộc ấy, họ chỉ biết rằng là như thế, dù quyến thuộc không nhận được phước hồi hướng cho. Phước mà người đã tạo rồi hồi hướng ấy, không phải mất hết đâu, mà phước ấy sẽ dính theo người tạo cả đời này lẫn đời sau và các đời kế tiếp nữa.

Cho nên khi tạo phước rồi, khi hồi hướng đến những người quá vãng, người thí chủ nên kiêng tránh những thú vui náo nhiệt như tiếp đải rềnh rang, hoặc có những thúi vui chơi khác ngay trong lúc ấy. Dù ở chùa hay ở tại nhà cũng vậy, người tạo phước nên thọ trì giới trước cho tâm yên tịnh và phải tu tiến niệm sự chết, niệm tử thi hoặc quán về vô thường-khổ-vô ngã để tâm thiện phát sanh. Nếu việc tạo phước được tiến hành như trên, người tạo phước được nhiều Đại quả báu, tức phước ấy sẽ được Tăng Trưởng thêm và người quá vãng cũng nhận được phần phước tăng trưởng như nhau.

Nếu người tạo phước không thực hành như đã nói, mà chỉ say mê vui thích theo những chuyện vui thú, tâm trong khi ấy không được yên tịnh và phước phát sanh ít, cho nên việc tạo phước mà pha lẫn với những thú vui như thế, thì người thí chủ chỉ được phước chút ít không thể được sung mãn, làm cho sung mãn phước được, và người nhận phước do thí chủ hồi hướng ấy cũng chỉ nhận chút ít, tức là tâm thiện phát sanh nơi người thí chủ chỉ có 10 phần trăm thôi, còn tâm bất thiện có đến 90 phần trăm, nếu người thí chủ bổng nhiên mệnh chung trong lúc ấy, sẽ tái sanh vào 4 khổ cảnh. Không nên nghĩ rằng người ấy sẽ sanh về nhân giới hoặc Thiên giới.

Lại nữa, phước đang tạo trong hiện tại, phước ấy được hồi hướng đến cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc trong thời quá khứ, phước ấy cũng vẫn thành tựu tốt đẹp đến những người ấy cũng như đến những bậc hữu ân trong hiện tại vậy.

Tuổi thọ các loài Ngạ quỉ không nhất định.

Dứt phần giải rộng về Pettivisayapada

-ooOoo-

PADACCHEDA PADANAMBANDHA VACANATTHA
và lời giảng rộng về ASURAPADA

Định nghĩa: Na suranti issariyakilādihi ra dibhantīti = Asurā: Các chúng sanh nào không sáng chói về quyền lực và không có sự hân hoan, tươi vui. Chúng sanh ấy Gọi là Asura.

Định nghĩa: Asurānam kāyo = Asurakāyo

Tập hợp (nhóm) của các Asura, Gọi là Asurakāyo.

Trong định nghĩa này giải rằng chúng sanh được Gọi là Asura do không sáng chói về quyền lực, và sự hân hoan. Tiếng "SÁNG CHÓI" ở đây không có nghĩa là sáng bởi hào quang từ thân mà là sáng bởi cuộc sống, ví như những người sống trong cõi nhân loại hằng ngày đây, có người tạo ác hạnh sái với Quốc luật, bị kết án, giam trong nhà lao, những người này đã thọ khổ các khổ sai biệt như thiếu thốn vật thực...

Dù cho có được vật thực chăn nữa cũng là loại vật thực thấp kém chí đến y phục, chỗ nghĩ ... cũng đều là vật không tốt. Chẳng phải chỉ là thế mà thôi, có khi còn phải bị xiềng xích, gông cùm nữa. Trong sự sống họ phải chịu sự khổ sở vất vả, như thế được Gọi là không sáng chói về quyền lực và không có sự hân hoan tươi vui như những người ở bên ngoài, có sự giàu sang, đầy đủ tài sản. Những người này được đầy đủ an lạc, thoải mái phát sanh trong cuộc sống do nơi có các tài sản ấy. Những người này được Gọi là người có sự sáng chói về quyền lực và sự vui chơi, họ đối nghịch với những người đang bị giam giữ trong ngục như đã nói trên.

Vì thế, tiếng Asura này, nếu đúng nghĩa thì là Kāḷakañcikapeta asura.

Thông thường loài Kāḷakañcikapeta này không có bhūmi, tức chỗ ở riêng, thường các chỗ như trong chỗ người dọc theo rừng, biển, Đại dương, hải đảo, núi, vực thẳm là trú xứ của loài Kāḷakañcikapeta asura.

Cho nên, Ngài giáo thọ sư Anuruddha mới trình bày là Kāḷakañcikapeta asura này là asurakāyo, tức là nhóm của loài Ngạ quỉ Kāḷakañcika được Gọi là asura bhūmi.

Phụ chú: Sự khổ sở của loài Ngạ quỉ Kāḷakañcika asura này đã trình bày như trong phần Ngạ quỉ, nên ở đây không cần phải trình bày nữa, dù là loại Ngạ quỉ Kāḷakañcika khác cũng chịu sự khổ sở như nhau.

Hạng chúng sanh được gọi là Asura theo ý nghĩa Asurā:

Asurā có 3 loại là Petti asurā, Deva asurā và Niraya asurā.

Deva asurā: là Chư Thiên được gọi là Asurā.

Petti asurā: là Ngạ quỉ được gọi là Asurā.

Niraya asurā: là chúng sanh địa ngục được gọi là Asurā.

Deva asurā có 6 loại là:

1- Vepacitti asurā
2- Subati asurā
3- Rāhu asurā
4- Pahāra asurā
5- Sambarati asurā
6- Vinipātika asurā

Trong cả thảy 6 loại Deva asurā này: Vepacitti asurā, Subati asurā, Rāhu asura, Pahāra asurā và Sambarati asurā. Cả 5 loại này được gọi là Asurā do đối nghịch với Chư Thiên cõi Đạo-lợi, trú xứ của 5 loại Chư Thiên này ở dưới núi Sineru, có địa phận rộng 10.000 do tuần. Tuy trú xứ của nhóm Asurā này ở dưới chân núi Sineru, nhưng cũng được kể vào trong nhóm Chư Thiên Đạo-lợi được.

Còn Chư Thiên mà được Gọi là Vinipātika asurā ấy là Pīyankaramātā, UttaraMātā, Phussamittā, Ahammagutta ...

Loại Vinipātika asurā mà được Gọi là Pīyankaramāta đó, sở dĩ Gọi là asura vì loại Vinipātika asurā này nói theo tướng thì nhỏ hơn Chư Thiên Đạo-lợi, nói về uy lực cũng kém hơn và trú xứ của hạng ViniPātika asurā thì nương khắp cõi nhân loại như dọc theo rừng, cây cối, hội trường được người kiến tạo, thuộc trú xứ của hạng Chư Thiên Bhummattha, cho nên hạng ViniPātika asurā này chính là tùy tùng của Chư Thiên Bhummattha, nếu kể vào nhóm Chư Thiên thì được liệt vào nhóm Chư Thiên Tứ-Đại-Thiên vương.

Petti asurā có 3 loại:

Kālakañcikapeta asurā, Vemànikapeta asurā và Āvuddhikapeta asurā. Cả 3 loại Ngạ quỉ này thì:

- Kālakañcikapeta asurā là loại Ngạ quỉ asurā được xếp vào tiếng rằng: Asurakāyo như đã trình bày ở trên.

Nên trong định nghĩa đầu có ghi rằng:

Na suranti issariyakilādihi na dibhantīti = Asurā.

Đại ý của định nghĩa này muốn ám chỉ riêng nhóm Kālakañcikapeta asurā thôi, không đề cập đến các loại Ngạ quỉ khác như trong Jinālankāratikā có nêu rằng:

Asurakayoti yasmā asurā nāma kālakañcikapetā tasmā te petesu pavitthā.

- Ngạ quỉ Vemānika asurā bị thọ khổ vào ban ngày, nhưng ban đêm được hưởng lạc.

Sự an lạc trong lúc ban đêm ấy giống như sự an lạc trong cõi Đạo-lợi, do nương chỗ được hưởng lạc ban đêm giống như Chư Thiên cõi Đạo-lợi, nên được xếp vào loại Asurā.

- Āvuddhikapeta asurā là loại Ngạ quỉ chỗ sát hại nhau bằng các loại vũ khí. Ngạ quỉ Āvuddhika được gọi là Asurā, do cuộc sống trái ngược với Chư Thiên Đạo-lợi, bởi Chư Thiên Đạo-lợi có sự thương yêu lẫn nhau, còn loài Ngạ quỉ Āvuddhika có cuộc sống chỉ tàn hại lẫn nhau.

Niraya asura có 1 loại là:

Loại Ngạ quỉ không gian (Lokantarikapeta). Địa ngục không gian này nằm giữa 3 Cakkavāḷa, mỗi Cakkavāḷa có ranh giới nối liền nhau. Cả ba Cakkavāḷa này tiếp giáp nhau bởi đường cong, mỗi Cakkavāḷa đều có tướng trạng tròn, nên khi ba Cakkavāḷa tiếp giáp nhau, sẽ có 1 khoảng trống ở giữa 3 đường cong giáp ranh nhau, ví như khi ta đặt 3 miệng ly tiếp giáp nhau, sẽ có một lổ trống như thế nào, cũng vậy khi cả 3 Cakkavāḷa tiếp nối giáp nhau cũng có khoảng trống ở giữa Cakkavāḷa ấy, đó chính là địa ngục không gian, là chỗ nương của chúng sanh địa ngục không gian. Bên trong Địa ngục không gian là màn đen tối, bên dưới là chất nước axít, nếu chúng sanh Địa ngục không gian này rơi vào nước ấy, sẽ tan biến thân thể ra như ta lấy muối bỏ vào trong nước vậy.

Cuộc sống của chúng sanh trong địa ngục không gian này giống như con dơi dính vào bức tường, và đang ra sức trèo lên bức tường mãi. Cũng vậy, các chúng sanh Địa ngục không gian này dính theo bức tường ranh giới của 3 Cakkavāḷa ấy. Khi chúng sanh Địa ngục không gian dính theo ranh giới của Cakkavāḷa ấy, họ rất là đói khát, cho nên khi đang trời tới, lui theo ranh giới của Cakkavāḷa, nếu họ gặp được bất luận chúng sanh nào khác trong Địa ngục ấy, ngỡ rằng là vật thực, liền nhảy vào cắn nhau. Khi hai bên đều xông vào nhau, cắn nhau như thế, họ đều rơi xuống vì buông tay ra khỏi chỗ bám, và rớt xuống nước axit phía dưới.

Chúng sanh địa ngục không gian gọi là Asura do trái ngược với Chư Thiên cõi Đạo-lợi, theo trường hợp cảnh tốt và cảnh không tốt. Cảnh của Chư Thiên Đạo-lợi toàn là cảnh tốt, còn cảnh của chúng sanh địa ngục không gian toàn là cảnh không tốt.

Chúng sanh địa ngục không gian được gọi là Asura này, có trong Buddhavaṃsa aṭṭhakathā.

Asurakāyabhūmi này, nếu được xáp nhập, thì được kể vào Pettibhūmi. Nhưng sở dĩ Ngài xếp Asurakāyabhūmi vào nữa, là vì trong các loại Ngạ quỉ ấy, có loại Ngạ quỉ đặc biệt, chính loại Ngạ quỉ đặc biệt này, Ngài mới gọi là Asurakāya. Như trong Samyuttanikāya dasuttarasutta aṭṭhakathā có ghi:

" Pettivisayeva asurakāya gahito".

Chuyện Chư Thiên Đạo-lợi chiến đấu với 5 loại Asurā:

Vào thời sơ kiếp đầu tiên, cõi Đạo lợi này là trú xứ của chúng Atula Thiên. Sau đó thanh niên Māgha được sanh lên làm chúa Đế Thích trong cõi Đạo-lợi này. Một hôm, trời Đế Thích có việc hộp họp cùng Thiên chúng Đạo-lợi, và đải họ bằng nước rượu trời. Sau khi đải rượu vừa theo ý muốn của chúa Đế Thích, trong số ấy có nhóm Chư Thiên Vepacitti asurā uống say. Về Đế Thích thấy nhóm Vepacitti asurā đã uống say sưa theo như ý mong đợi, và gặp được cơ hội thuận lợi như thế để đuổi nhóm này ra khỏi Thiên Quốc Đạo-lợi. Đức Đế Thích cùng tùy tùng, sau khi đã chuẩn bị xong, cùng nhau ra sức bắt nhóm Chư Thiên Vepacitti asurā cùng đồng bọn, ném xuống biển Đại Hải ở dưới chân núi Tu Di (Sineru).

Dưới chân núi Sineru này có 1 thành phố giống như thành phố thiện kiến cõi Đạo-lợi. Và nhóm Vepacitti cùng đồng bọn bị ném xuống biển ấy, do vì quá say, lại việc quăng ném này được thực hiện bởi thần lực của Thiên vương Đế Thích, nên nhóm Vepacitti không hay biết chi cả, sau khi cơn say được hóa giải, nhóm Vepacitti cũng không ngờ rằng: Mình bị đuổi ra khỏi Thiên Quốc Đạo-lợi, bị quăng xuống chân núi Tu Di. Vì rằng dưới chân núi Tu Di này có thành phố giống như thành phố Sudassana ở Đạo-lợi Thiên, nên chúng Vepacitti không hề có sự hoài nghi nào cả, vẫn sống như bình thường như đang sống ở cõi Đạo-lợi.

Trong hai thành phố này, chỉ có điểm sai biệt là cây để nhận biết. Trong thành phố Đạo lợi có cây Paricchattaka (tức cây san hô), còn thành phố của Asurā có cây Pāṭila (tức cây bông kèn hay cây so đủa), nhưng hai cây này có cùng họ, vì giống nhau, tức là có tên chung là Ayujjha-pūranagara. Cho nên, Vepacitti cùng đồng bọn cũng không nghi ngờ chi cả, chỉ đến mùa trổ hoa, cây Pāṭila cũng trổ hoa nhưng khác với sự trổ hoa của cây Paricchattaka trong cõi Đạo-lợi. Khi ấy nhóm Vepacitti mới hiểu ra rằng: Trong lúc mình quá say, Đức Đế Thích cùng với đồng bọn đã dùng thần lực ném mình rớt xuống biển, chiếm đoạt lấy Thiên Quốc Đạo-Lợi rồi.

Nhóm Vepacitti cùng đồng bọn khi hiểu ra được như vậy rồi khởi lên sự phẩn nộ với Đức Đế Thích cùng Thiên chúng Đạo-lợi. Cùng nhau hội họp lại, đi đánh Đức Đế Thích để chiếm lại Thiên Quốc Đạo-lợi và kinh thành Ayujjhapūra trong cõi Đạo-lợi của mình thuở trước.

Nói về núi Tu Di (Sineru), kể từ mặt biển Đại Hải trở lên chia thành 5 tầng: mỗi tầng đều bằng phẳng chung quanh núi, giống như tầng vòng tròn vậy. Mặt phẳng mà giáp một vòng núi, là một tầng, trong mỗi tầng đều có quân canh giữ.

Tầng cuối cùng là Chư Thiên Nāga canh giữ, tầng thứ 2 là Chư Thiên Garuna canh giữ, tầng thứ 3 là Chư Thiên Kumbhaṇḍa canh giữ, tầng thứ 4 là Chư Thiên Yakkha canh giữ, tầng thứ 5 là Chư Thiên Tứ-Đại-Thiên-vương canh giữ. Khi núi Tu Di có tướng trạng 5 tầng, được 5 nhóm Chư Thiên canh giữ như thế, nhưng khi nhóm Asura mạnh, xua binh đánh Đức Đế Thích, nhóm Đế Thích, nhóm Vepacitti ấy cũng phải xua binh tuần tự chiếm đánh từ tầng một. Khi nhóm Asurā đến tầng thứ 1, chiến thắng được Chư Thiên Nāga, vì nhóm này tuy có phận sự canh giữ, nhưng không có thần lực đủ chống trả với Atula chúng, nên đã trốn chạy, lần lượt nhóm Garuna cũng chạy trốn, đến nhóm Kumbhaṇḍa, nhóm Yakkha, cho đến Tứ-Đại-Thiên-vương cũng phải trốn chạy. Nhóm Vepacitti asura tiến quân đến cõi Đạo-lợi. Đức Māghavā bèn đưa quân ra chống cự.

Cuộc chiến giữa Vepacitti asura và Đức Đế Thích với Thiên chúng diễn ra đó, không giống như ở cõi nhân loại, tức là chiến tranh giữa người với người là có sự thương vong, chết chóc, mang thương tích như cụt tay, chân ... vô cùng đau đớn, có máu lưu lại.

Cuộc chiến ở cõi Trời không có chết chóc và đau đớn, thương vong, tương tự như hình nộm đấu với hình nộm. Nếu bên nào chống cự không lại, vì ít quân hơn, liền bỏ chạy trở vào thành đóng cửa thành lại, bên chiến thắng đánh phải rút về, vì không thể nào phá cửa thành vào được.

Cuộc chiến giữa Đế Thích và Vapacitti diễn ra đều có thắng có bại. Có lúc Đức Đế Thích thua, cùng Thiên chúng chạy vào thành đóng cửa thành lại, nhóm Vepacitti đành phải rút quân về, vì không thể phá thành được. Có lúc Đức Đế Thích đông quân nên chiến thắng, khi quân Asura thối lui, Đức Đế Thích cùng Thiên chúng đuổi theo, nhóm Asura chạy về thành của mình, cho đóng kín bốn cửa thành lại, thế là Đức Đế Thích cùng Thiên binh cũng đành rút quân về. Do nhân này, cả hai thành ấy đều mang tên là Ayujjhāpūranagata (bất khả hại thành) tức là thành có khả năng ngăn chặn sự nguy hiểm phát sanh từ bên ngoài, không cho xâm nhập vào.

Lịch sử, chiến tranh giữa Asura và Thiên chúng ấy, bắt đầu từ thời sơ kiếp kéo dài đến thời Đức Phật Gotama và cho đến bây giờ Đức Đế Thích cùng Vepacitti vẫn còn gây chiến mỗi năm với nhau, khi hoa Pāṭila hay hoa Paricchattaka nở hoa.

Vào Phật Gotama hiện tiền, có một câu chuyện xuất hiện, được Đức Thế Tôn thuyết trong bộ Mahāvagga samyutta như vầy:

Trong xứ Majjhima, có hồ nước trong mát tên là Sunāgadha. Trong hồ có rất nhiều hoa sen đang nở. Bấy giờ, có chàng thanh niên, đang ngồi suy nghĩa trên bờ hồ, trong lúc ngồi nghĩ, chàng khởi lên tư tưởng rằng: "Mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, các loại cây có trong thế gian, cả chúng sanh hữu tình ... những thứ này xuất phát được do từ đâu nhỉ"? Trong lúc chàng đang suy tư như thế, thì trước mặt người ấy xuất hiện một đoàn quân đầy đủ với bốn quân binh chủng là Tượng binh, Kỵ binh, Xa binh và Bộ binh, họ thất trận cùng nhau trốn chạy đến bờ hồ.

Khi chạy đến bờ hồ, bốn Đại binh chủng ấy hóa thành nhỏ, rút vào trong những cọng sen, hoa sen trong hồ ẩn núp, trốn mất không cho kẻ thù thấy được. Rồi mất luôn. Đó là nhóm Atula hóa thân nhỏ lại, ẩn mình trong hoa sen, cọng sen, rồi họ lần về Kinh thành Asura nằm dưới chân núi Sineru của mình.

Chàng thanh niên thấy được sự kiện ngoài sức tưởng tượng của mình như thế, khiến ông ta vô cùng kinh Ngạc, nghĩ rằng:

"Ta thấy được điều quái lạ này, chắc là ta đã điên mất".

Ông ta bèn đem sự kiện mà mình thấy được đến trình bày với Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn phán dạy rằng:

- Này thanh niên! việc mà ngươi chứng kiến đó là sự thật. Đoàn quân chiến bại ấy chính là nhóm Asura thất trận, bị quân Đức Đế Thích đánh bại, nên Asura ấy hóa thân nhỏ lại, trốn vào hoa sen, rồi cùng nhau trốn chạy về kinh thành Asura của mình, dưới chân núi Tu Di.

Nguyên nhân tái sanh vào cõi Asura:

Trong thế gian này, có hạng người được danh vị, tài sản lớn ... nhưng những người này có tâm không tốt, hoặc không phải là bậc hiền trí, nên họ không thể nhận biết rằng: đây là bậc đáng tán thán, đây là kẻ không đáng tán thán. Và do đó, họ đã dùng quyền lực của mình vào việc bất chánh, tức là những người có giới Đức cao trọng, đáng được tán thán, họ lại dùng quyền lực áp chế, và dùng lời nói để nhục mạ, chỉ trích. Còn những người sống theo ác hạnh, vô giới Đức họ lại tán thán những người ấy. những người này sau khi thân hoại mệnh chung, thường tái sanh vào cõi Asura vậy.

Dứt phần giải rộng về Asurakāya

-ooOoo-

Trình bày việc phân tích 4 cõi khổ theo trực tiếp và gián tiếp:

Địa ngục, bàng sanh, Ngạ quỉ, Atula cả 4 loại này gọi là cõi khổ như đã trình bày ở phần trước. Bốn cõi này gọi là khổ cảnh, vì là chúng sanh khổ của những chúng sanh trú trong ấy, theo như câu định nghĩa rằng:

Dukkhena gantabbati = Duggati

Cõi phát sanh khổ của tất cả chúng sanh, gọi là cõi khổ cảnh.

Trong bốn cõi khổ là địa ngục, Ngạ quỉ, và Asura được gọi là khổ trực tiếp còn bàng sanh là khổ gián tiếp, vì có loại Bàng sanh như Long vương, sư tử chúa, tượng vương Chaddanta, các loài này đều có thần lực, và có sự an lạc, nhưng vẫn xếp vào sanh chủng Bàng sanh, do đó khổ cảnh này không là khổ trực tiếp mà là khổ gián tiếp, như trong Netti aṭṭhakathā có ghi rằng:

Apāyaggahanena tiracchānayonim dipeti duggatiggahanena pettivisayam dipeti.

Nghĩa là: Đức Chánh-đẳng-giác thuyết sanh chủng của loài Bàng sanh là Apāya. Ngài thuyết Địa ngục, Ngạ quỉ, Asura bằng từ Duggati.

Nhưng trong Netti aṭṭhakathā khi nói đến Địa ngục, Ngạ quỉ, atula, Ngài chỉ dùng 1 danh từ là Petti, gom luôn cả Địa ngục và atula vào. Vì rằng: Tất cả chúng sanh sau khi chết, tái sanh vào các cõi này, đều hiện bày thân tướng to lớn rằng, nếu sanh vào địa ngục thì gọi là chúng sanh Địa ngục, sanh vào Ngạ quỉ giới thì gọi là chúng sanh Ngạ quỉ, sanh vào Asura giới thì gọi là chúng sanh Atula. Cả ba loại chúng sanh này Ngài gom chung vào 1 loại chúng sanh Ngạ quỉ (Petti), là Ngài muốn ám chỉ đến thân tướng của ba loại này là cảnh không tốt. Lại nữa, sau khi mệnh chung, chúng sanh sanh vào cõi này đều có thân tướng to lớn ngay, do nương vào nhân này, nên Ngài gom lại thành 1 loại là chúng sanh Ngạ quỉ.

Giải Về Khổ Cảnh Và Nhàn Cảnh:

1- Về khổ cảnh và các loại khổ cảnh:

Duggati nếu chiết tự ra thì là: Du + gati. Du có nghĩa là không tốt, Gati có nghĩa là chỗ tái sanh của chúng sanh.

Gati có 4 loại:

1) Gatigati: Cõi là nơi tái sanh của chúng sanh.
2) Nibbattigati: Sự tái sanh.
3) Ajjhāsayagati: (cảnh giới, tác ý đến) căn tánh đang diễn tiến.
4) Vibhavagati: Sự sanh khởi của thành quả, tài sản.

Từ Gati nơi đây là Gatigati như trong Paṇṇāsa- aṭṭhakathā có định nghĩa rằng:

Sukatadukatakammavasena gantabbāti= Gati. Cõi mà chúng sanh đi theo mãnh lực của nghiệp đã tạo gọi là Gati.

Từ Duggati trong Paṇṇāsa aṭṭhakathā có định nghĩa rằng:

Dukkhassa gati pativararanti = Duggati.

Đó ẩn nương cảnh giới của khổ nên Gọi là khổ cảnh, hay: Do là nơi phát sanh khổ, nên Gọi là khổ cảnh.

Hoặc: Dukkhena gantabbāti = Duggati. Cõi mà chúng sanh phải tiến hành với khổ, Gọi là khổ cảnh.

LOẠI CỦA KHỔ CẢNH

Khổ cảnh có 3 loại:

1) Agāriyapatipattiduggati.
2) Anāgāriyapati pattiduggati.
3) Gatiduggati.

Trong ba loại duggati này, người cư sĩ tạo ác nghiệp do mãnh lực của phiền não, gọi là Agāriyapatipatti duggati.

Tỳ khưu, Sa di trong Phật giáo đã hành sai, tức là đã phá hoại niềm tin đang có của người Phật tử cho cấu uế (Kuladusana) và tự mình hành nghề thầy bói, thầy thuốc (Anesana - tà mạng). Vị Tỳ khưu, Sa di mà hành sai như thế, Gọi là Anāgāriyapatipattiduggata.

Còn Gati duggati ấy, là cư sĩ, Tỳ khưu, Sa di đã hành quấy như đã nói trên, sau khi chết tái sanh vào bốn cõi khổ, Gọi là Gatiduggati.

(ba loại khổ cảnh này trong Mùḷapaṇṇāsaka aṭṭhakathā có nêu lên).

2-Giải về nhàn cảnh và loại của nhàn cảnh:

Sugati nếu chiết tự sẽ là: Su + gati. Su nghĩa là tốt, Gati là nơi tái sanh của chúng sanh.

Như trong Netti aṭṭhakathā có định nghĩa rằng: Sudarāgati = Sugati. Cảnh giới (nơi tái sanh) tốt đẹp, Gọi là Sugati.

Loại Của Nhàn Cảnh

Nhàn cảnh có 3 loại là:

1) Agariyapati patti sugati.
2) Anāgāriyapatipatti sugati.
3) Gatisugati.

Trong ba loại nhàn cảnh này, khi người cư sĩ thực hành thập thiện, Gọi là Agāriyapatipattisugati. Vị Tỳ khưu, Sa di trong Phật giáo thực hành phận sự pháp học, hoặc phận sự pháp hành hoặc cả hai, Gọi là Anāgariyapatipattisugati.

Còn Gatisugati là cư sĩ, Tỳ khưu, Sa di mà thực hành tốt, thực hành chơn chánh như đã nói. Sau khi mệnh chung được tái sanh về cõi người, cõi Chư Thiên, Gọi là Gatisugati. (ba loại Sugati này trong Mūḷapaṇṇāsa aṭṭhakathā có ghi).

Dứt Phần Nói Về Khổ Cảnh

-ooOoo-

GIẢI RỘNG VỀ CÕI VUI DỤC GIỚI

Cõi vui dục giới có 7 cõi là: Nhân-giới, Tứ-Đại-Thiên-vương, Đạo-lợi-Thiên, Dạ-ma-Thiên, Đẩu-suất-Thiên, Hóa-lạc-Thiên, Tha-hóa-tự-tại.

Định nghĩa cõi vui dục giới là:

Kāmacahacaritā sugati = Kāmasugati.

Cõi nhàn cảnh câu hành với dục ái, Gọi là Kāmasugati. Nhàn cảnh có 27 cõi, kể từ Nhân-giới đến Phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ. Nhưng cõi nhàn cảnh mà câu hành với dục thì chỉ có 7 cõi, tức là cõi người và 6 cõi trời dục mà thôi. Gọi là câu hành với dục, vì các chúng sanh sanh vào 7 cõi vui dục này, có liên hệ với sự ước muốn, mong muốn là:

- Mong thấy vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng.

- Mong nghe tiếng của vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng.

- Muốn ngữi mùi nơi vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng.

- Muốn nếm vị của vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng.

- Muốn xúc chạm với vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng.

Và trong lúc đang thấy, đang nghe, đang nếm, đang ngữi, đang xúc chạm có sự khả ý, khả hỷ. Chính điều này đã câu hành với ái dục.

Thông thường, chúng sanh được làm người, làm Chư Thiên phải do mãnh lực của bố thí, trì giới, tu tiến thuộc về Đại thiện mà các chúng sanh đã đào tạo, tích trữ từ đời quá khứ, hay hiện tại. Nhưng tại sao nơi đây lại gọi là câu hành với ái dục đối với chúng sanh sanh làm người hay Chư Thiên.

Thật vậy, các chúng sanh được sanh làm người hay Chư Thiên đều sanh từ Đại thiện cả, nhưng Đại thiện mà dẫn chúng sanh tái sanh làm người hay Chư Thiên ấy, vẫn còn luân chuyển trong 31 cõi, gọi là Saṃvāravaṭṭa. 31 cõi hay vòng luân hồi này, Ngài xếp vào Khổ-đế, cho nên bất kỳ chúng sanh nào còn luân chuyển trong 31 cõi, không ai thoát khỏi khổ cả, dù đó là người hay Chư Thiên sanh từ quả Đại thiện cũng vậy, vẫn còn chịu sự khổ tức là sự sanh diệt, hoặc sanh, lão, bệnh, tử ...

Lẽ thường, khi Khổ-đế phát sanh đều sanh từ nhân. Khổ-đế hiện khởi phải liên hệ từ cội nguồn, tức Tập-đế. Tập-đế là nguồn gốc của Khổ-đế, mà Khổ-đế được xem như là nhân loại, Chư Thiên này. Tập-đế chính là ái dục, nên mới có câu định nghĩa rằng:

Kāmasahacaritā sugati = Kāmasugati

Nhàn cảnh câu hành với ái dục.

Định nghĩa và giải rộng từ Manussabhūmi:

1- Định nghĩa thứ nhất:

Manussannaṃ etesanti = Manussā.

Các chúng sanh được gọi là người, do có tâm sáng chói và dũng cảm.

Trong định nghĩa này, từ Manussa được nói riêng, tức là nói đến người ở trong Nam Thiện Bộ Châu, nếu nói chung theo khía cạnh Sadisūpacāra - tương cận - thì gom luôn cả 4 châu.

Ở đây, nên hiểu rằng tâm của người Nam Thiện Bộ châu khác với tâm của người trong 3 châu kia, tức là tâm của người Nam Thiện Bộ châu có sự dũng cảm cả phần thiện lẫn phần ác.

Về phần thiện, có khả năng tu tiến thành bậc Chánh-đẳng-giác, Độc-giác, Thượng-Thinh-văn, Đại-Thinh-văn, Thường-Thinh-văn, Chuyển-Luân-vương, được chứng thiền, được thắng trí ...

Về phần ác xấu thì: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm chảy máu Phật và chia rẽ Tăng.

Tâm của người thuộc ba châu kia thì không như vậy cả tốt lẫn xấu.

Vì thế, từ Manussa, phần chánh yếu là chỉ người trong Nam Thiện Bộ châu. Còn gọi người trong ba châu kia là Manussa do căn cứ vào hình tướng giống người Nam Thiện Bộ châu, do đó gọi là phần tương cận.

Người Nam Thiện Bộ châu như chúng ta ở đây, ở khắp hoàn vũ, được Gọi là Manussa, không có sự biểu lộ hoặc đặc biệt, vì sự diễn tiến trong cả hai là đường tốt và đường xấu. Mà được hiển lộ rõ ràng là Đức Chánh-đẳng-giác... chỉ sanh trong Cakkavāḷa này mà thôi, và việc tạo 5 nghiệp vô gián chỉ có trong Cakkavāḷa này mà thôi.

2- Một định nghĩa nữa là:

Kāraṇākaraṇaṃ manati jānātīti = Manusso.

Người Nam Thiện Bô châu Gọi là Manussa, vì hiểu biết điều nên làm và không nên làm. Định nghĩa này giải rằng:

Thường trong thế gian này chỉ có hai loại là: vật có mạng quyền và vật vô mạng quyền. Vật có sinh mạng lại chia nhiều loại, vật không có sinh mạng cũng được chia nhiều loại. Hai loại có sinh mạng ấy và không có sinh mạng ấy phát sanh ra từ nguyên nhân sai biệt.

Người Nam Thiện Bô châu, khi gặp những vật ấy, thường có sự suy xét, tìm hiểu theo từng nguyên nhân sai biệt phát sanh ra từ vật ấy, như là: Vật này được sanh ra từ nhân này, không sanh ra từ nhân này. Hay pháp này là nhân sanh ra pháp này, không là nhân để sanh ra pháp này...

Ví như người khi thấy cây xoài, cây sầu riêng, cây cam, thì biết được rằng: Cây xoài sanh ra từ hột xoài, không phải sanh ra từ hột sầu riêng... như thế nào, người Nam Thiện Bộ châu cũng biết được nguyên nhân thích hợp và không thích hợp cũng như thế ấy.

Trong định nghĩa này, từ Kāraṇa nghĩa là, có hai loại nhân là: Nhân danh và nhân sắc. Nhân thuộc về danh là sự hiểu biết nơi sanh khởi của chúng sanh trong kiếp này và kiếp trước. Nhân thuộc sắc là hình thể của vật có sinh mạng hay không có tri giác.

Những nguyên nhân như đã nói trên, người Nam Thiện Bộ châu thường có sự hiểu biết thích hợp theo tự nhiên (Dhammajāti), không cần có sự chỉ dẫn.

Trong định nghĩa này, cho thấy rằng người trong 3 châu kia, cả Chư Thiên lẫn Phạm Thiên, sự hiểu biết về nhân thích hợp lẫn không thích hợp, không bằng người Nam Thiện Bộ châu.

Ở đây, người Nam Thiện Bộ châu là người sống trên quả đất này, được giáp ranh với chúng ta và không chắn bởi Đại dương tức là Á châu, Âu châu, Phi châu.

3- Một định nghĩa nữa là:

Atthānatthaṃ manati jānati = Manusso.

Người Nam Thiện Bộ châu gọi là Manussa, vì hiểu biết điều lợi ích và không lợi ích.

Định nghĩa này giải rằng: thường chúng sanh, khi quả hiện khởi mà khả hỷ, khả lạc, khả ý, hoặc không khả hỷ, khả ý. Cả hai loại quả này đều xuất phát từ thân, khẩu, ý mà thôi. Khi thân, khẩu, ý tốt thì có quả tốt, có lợi ích, nếu thân, khẩu, ý không tốt tức là không có lợi ích, có quả xấu.

Người Nam Thiện Bộ châu có sự hiểu biết rằng: Thân, khẩu, ý như vầy tốt, sẽ có quả tốt như vầy. Thân, khẩu, ý như vầy là không tốt, có quả xấu như vầy.

Trong định nghĩa này, từ Attha nghĩa là quả lợi ích. Có hai loại quả lợi ích là: Lợi ích hiệp thế và lợi ích siêu thế, lợi ích hiệp thế là lợi lộc, danh vị, tán thán, an lạc, hoặc nhân sản, Thiên sản, Phạm Thiên sản. Lợi ích siêu thế là sự liễu tri pháp hoặc là bậc Thánh và chân nhân, kể từ bậc Chánh-đẳng-giác xuống đến Dự-lưu.

Các quả lợi ích như đã nói, người Nam Thiện Bộ châu thường có sự hiểu biết được thích hợp theo tự nhiên, từ tín, tấn, tuệ, balamật và nghe (văn).

Trong định nghĩa này, trình bày cho thấy rằng: Người trong ba châu kia và Chư Thiên, chí đến Phạm Thiên, hiểu biết điều lợi ích và không lợi ích không bằng người Nam Thiện Bộ châu.

4- Một định nghĩa nữa là:

Kusalākusalaṃ manati jānātīti = Manusso.

Người Nam Thiện Bộ châu gọi là Manussa vì hiểu biết điều thiện, điều bất thiện.

Định nghĩa này giải rằng: Thường chúng sanh chỉ có ba hành là: Thân, khẩu, ý hành. Ba hành này hoặc là có lợi ích, hoặc không có lợi ích, nói theo thực tính pháp là thiện hay bất thiện. Thân hành, khẩu hành, ý hành liên hệ với Tín, Giới, Thí, Tu-tiến là thiện, còn thần hành, khẩu hành, ý hành liên hệ với 10 ác hạnh là bất thiện.

Người Nam Thiện Bộ châu có sự hiểu biết rằng: thân, khẩu, ý hành như vầy là thiện. Thân, khẩu, ý hành như vầy là bất thiện.

Trong định nghĩa này, từ ngữ Kusala là thiện, Akusala là bất thiện. Thiện cũng có hai loại là: Thiện hiệp thế và thiện siêu thế; thiện hiệp thế là bố thí, trì giới, tu chỉ, tu quán ... thiện siêu thế là Thánh-Đạo được phát sanh từ tu tiến quán và có khả năng sát tuyệt phiền não, bất thiện như tham, sân, si...

- Tham: là sự ham muốn trong 5 dục, như muốn xem phim, muốn nghe ca hát, muốn ngữi mùi thơm, muốn ăn vật thực ngon, muốn xúc chạm với vật tốt, khoái lạc và suy nghĩ đến cảnh là vật có sinh mạng hoặc vật vô sinh mạng, cả nội phần lẫn ngoại phần.

- Sân: là sự phẩn nộ, bất bình, bất nghịch ý, bất mãn và hiềm hận.

- Si: là sự si mê, là sự không tin tưởng, không tín thành do sự hoài nghi Phật, Pháp, Tăng. Tâm không yên tịnh, có sự trạo cữ trong các cảnh.

Người Nam Thiện Bộ châu này, có sự hiểu biết về điều thiện và bất thiện như đã nói theo sự tự nhiên từ tín, cần, tuệ, văn, balamật. Cho nên, sự khác nhau của người Nam Thiện Bộ châu, theo giáo lý chẳng hạn như vầy: người Nam Thiện Bộ Châu có niềm tin với Phật-giáo, có sự chú trọng trong Pháp, có Tín, Cần, Tuệ, Ba la mật và việc nghe tốt, nên thường hiểu biết nhiều trong điều thiện và điều bất thiện.

Người Nam Thiện Bộ châu chỉ tin theo Giáo lý khác (ngoài Phật-giáo), không có sự chú trọng trong Pháp, không có Tín, Cần, Tuệ, Ba la mật và không thân cận các bậc thân nhân, thường hiểu biết ít trong điều thiện và điều bất thiện. Sự khác nhau chỉ có bấy nhiêu thôi.

Trong 4 định nghĩa đã trình bày, cho thấy rằng: người trong ba châu kia, chí đến Chư Thiên lẫn Phạm Thiên, có sự hiểu biết trong điều thiện và điều bất thiện ít hơn, không bằng người Nam Thiện Bộ châu. Gom định nghĩa 2,3,4 lại được như sau:

Kāranākāranaṃ atthānatthaṃ kusalākusalaṃ manati jānātīti = Manussa.

Người Nam Thiện Bộ châu, Gọi là Manussa do hiểu biết nhân thích hợp và không thích hợp, hiểu biết điều lợi ích và không lợi ích, hiểu biết điều thiện và điều bất thiện.

Giáo thọ sư về văn phạm Pāli, đã trình bày định nghĩa từ Manussa như vầy:

Manuno apaccāti = Manussā.

Được Gọi là Manussa, bởi là con của Manu.

Trong thời sơ kiếp, khi tất cả chúng dân hợp lại, tôn Bồ-tát lên làm vị lãnh tụ, cai trị Quốc độ đầu tiên trong thời sơ kiếp ấy, Ngài lấy danh hiệu là Mahāsammata. Đức vua Mahāsammata này có tên gọi cũ là Manu. Đức vua Mahāsammata sau khi lên ngôi, Ngài đã sắp xếp ngăn nắp, ban hành luật lệ thuộc về Pháp để cho toàn thể dân chúng thực hành đúng theo luật, không cho vượt ra khỏi ngoài luật lệ Ngài đã ấn định.

Toàn thể dân chúng trong Quốc độ ấy, đã cùng nhau thực hành theo các điều luật ấy. Điều nào Đức vua ngăn cấm, điều nào được Đức vua cho thực hành và họ đã nghiêm chỉnh chấp hành, không làm điều không cho phép, chỉ thực hành điều được cho phép, không có người nào kháng cự lại, hoặc bất tuân, giống như những con ngoan, luôn làm theo lời dạy của bậc cha mẹ tốt. Vì thế, những người ấy được Gọi là Manussa, nghĩa là con của Đức vua Manu tức Đức vua Mahāsammata trong thời sơ kiếp. Và những luật lệ điều khiển cho có trật tự, ngăn nắp mà Đức vua Manu đã chế định đó, được Gọi là luật pháp, và trở thành phương thức lưu truyền cách chế định đó cho đến ngày nay. Như trong Manuvaṇṇarādhammasattha có ghi rằng:

Yasassinaṃ sarājinaṃ
Lokasīmānurakkhinaṃ
Ādibhūtaṃ pathaviyaṃ
Kathayanti manutiyaṃ
Evañca manunāmiko
Paṇḍito mudubyattvā.

Nghĩa là: Đức vua Mahāsammata này, tất cả thần dân đều gọi Ngài là Đức vua Manu. Đức vua Manu có Đại danh, tuỳ tùng đông đảo, là người hộ thế, làm cho nhân loại có nề nếp trước nhất, là vị vua đâu tiên. Đức vua Mahāsammata có tên là Manu này, là người lợi tuệ, tinh nhuệ, thiện xảo trong việc phán xử.

-ooOoo-

Ba đặc điểm thù thắng hơn của người Nam Thiện Bộ Châu so với người của ba châu kia, Chư Thiên Đạo-lợi.

Người Nam Thiện Bộ châu có ba đặc điểm thù thắng hơn người Bắc Câu Lưu châu và Chư Thiên Đạo-lợi là:

1- Sūrabhāva: Có tấm dũng cảm trong việc hành thí, giới và tu tiến.
2- Satimanta: Có niệm vững chắc.
3- Brahmacariyavāsa: Sống phạm hạnh, tức là xuất gia được.

Như trong NavakaniPāta aṅguttara, Đức Thế Tôn có thuyết rắng:

" Tīhi bhikkhave thānehi jambudīpakā manussa vittarakuruke manusse adhigaṇhanti deve ca tāvatiṃ se katamebi tīhi tīhānehi? Sūrā ca catimanto ca idha brahmacariyavaso cāti".

Nghĩa là: Này Chư Tỳ khưu! những người Nam Thiện Bộ châu thù thắng hơn những người ở Bắc Câu Lưu châu và Chư Thiên cõi Đạo-lợi với 3 điều. Thế nào là 3? Tức là dũng cảm, có chánh niệm vững và sống đời phạm hạnh được.

Nguyên nhân Bồ-tát sống không trọn tuổi thọ nơi Thiên giới:

Trong ba đặc điểm này Idha brahmacariyavāso, là sống phạm hạnh, tức là việc xuất gia, trì bát giới, 9 giới, 10 giới ... chỉ có cơ hội thực hiện được trong cõi Nam Thiện Bộ châu của chúng ta mà thôi. Trong Thiên giới không có cơ hội hành phạm hạnh được như thế, vì thế, Bồ-tát khi Ba la mật Chưa tròn đủ, mặc dù sống trong Thiên giới có thọ lượng dài, nhưng Ngài không sống hết tuổi thọ (āyukappa) trong Thiên giới ấy, mà chú nguyện chấm dứt tuổi thọ, để được sanh về nhân loại trong Nam Thiện Bộ châu. Việc chết của Bồ-tát với trường hợp như thế Gọi là Adhimuttikālakiriya. Như trong Mahāvagga aṭṭhakathā - Dīghānikāya có ghi rằng:

Añña dā pana dīghāyukadevaloke nibbattābodhisattā na yāvatāyukaṃ tiṭṭhanti, kasmà tatthā Pāramīnaṃ duppū ranīyatta.

Nghĩa là: thường trong cõi trời, rất khó đào tạo Ba la mật, nên Bồ-tát khi được sanh trong cõi trời, có tuổi thọ lâu dài, Ngài không sống cho hết tuổi thọ kiếp.

Ba đặc điểm thù thắng của người Bắc Câu Lưu châu so với người Nam Thiện Bộ châu và Chư Thiên Đạo-lợi.

Người Bắc Câu Lưu châu có 3 đặc điểm thù thắng là:

1- Không chấp vàng bạc là của ta.
2- Không luyến tiếc, hoặc chấp rằng là con, vợ, chồng của ta.
3- Có tuổi thọ đến 1000 năm.

Nơi tái sanh của người Bắc Câu Lưu châu:

Người Bắc Câu Lưu châu giữ gìn 5 giới một cách tự nhiên, cho nên khi mênh chung, thường tái sanh về Thiên giới như trong Navaṅguttara aṭṭhakathā và Sāratthadīpanī ṭīkā có ghi rằng:

Gatipi nibbattā mato saggeyeva nibbattanti.

Nghĩa là: khi người Bắc Câu Lưu châu mệnh chung, sẽ tái sanh Thiên giới là chắc chắn.

Thật vậy, người Bắc Câu Lưu châu sau khi chết từ cõi cũ, phải tái sanh trong Thiên giới chắc chắn, nhưng lúc mạng chung ở Thiên giới, họ có thể sanh vào khổ cảnh, hoặc bất luận một cõi nào cũng có. Cho nên, sở dĩ người Bắc Câu Lưu châu rơi vào khổ cảnh, chỉ có một cảnh giới là cảnh giới mà họ đang ở mà thôi.

Nói về định nghĩa từ Manussabhūmi là:

Định nghĩa của từ Manussabhūmi là:

Manussānaṃ bhūtīti = Manussabhūmi.

Chỗ ở, chỗ nương của nhân loại, Gọi là Manussabhūmi.

Manussānaṃ nivāsā = Manussā.

Chỗ ở, chỗ nương của nhân loại Gọi là Manussā.

Xuyên qua định nghĩa của hai từ Manussā và Manussabhūmi, đều là chỗ nương của nhân loại, chỉ khác nhau về văn phạm là: Từ Manussabhūmi là hợp âm, nếu chiết tự thì thành hai từ: Manussa + bhūmi = Manussabhūmi, trong từ này bỏ ngữ cách thứ sáu ra.

Còn từ Manussā là từ Nivàsataddhita - Tiếp vĩ ngữ Ā và bỏ ngữ cách.

Trú xứ của nhân loại:

Nhân loại nương sống trên mặt địa cầu, nằm theo 4 hướng của núi Tu Di. Núi Tu Di nằm giữa 4 châu, ở giữa 4 hướng, phạm vi còn lại tức là trừ ra 4 châu lớn cùng 2000 châu nhỏ ra, chỉ toàn là nước mà thôi, là Đại Hải.

Bốn hướng của Sineru là 4 châu lớn, là nơi nương của nhân loại, có tên là:

1- Pubbavidehadīpa (Đông Thắng Thần Châu).
2- Aparagoyanadīpa (Tây Ngưu Hóa Châu).
3- Jambūdīpa (Nam Thiện Bộ Châu).
4- Uttarakurudīpa (Bắc Câu Lưu Châu).

Nhân loại nương trú trong 4 Đại châu này, có tuổi thọ được xác định như sau:

Người Nam Thiện Bộ Châu, có tuổi thọ bất định, khi Tăng khi giảm. Khi nào người Nam Thiện Bộ Châu, có thân, khẩu, ý liên hệ với Đạo Đức, thì thời ấy có tuổi thọ cao, cùng tột là 1 aTăngkỳ tuổi. Cách tính 1 aTăngkỳ đã có giải trong chuyện Đức vua Upavara. Và khi nào thân, khẩu, ý liên hệ với phi Đạo Đức, thời ấy tuổi thọ giảm xuống, tối thiểu là 10 tuổi.

Người Đông Thắng Thần Châu có tuổi thọ là 700 năm.

Người Tây Ngưu Hóa Châu có tuổi thọ là 500 năm.

Người Bắc Câu Lưu Châu có tuổi thọ là 1000 năm.

Mỗi Đại châu có 500 châu nhỏ, tổng cộng là 2000 tiểu châu. Người trong các tiểu châu có tuổi thọ Tăng giảm tùy theo Đại châu đó. Như trong Samyuttanikāya aṭṭhakathā có ghi rằng:

Jambūdīpavāsīnaṃ āyuppamānaṃ natthi
Pubbavidehānaṃ sattavassasatāyukā
Uttarakuruvāsīnaṃ vassasahassāyukā
Tesaṃ tesaṃ parittadīpavāsīnaṃ pi tadanugatikāva.

Dứt phần trình bày về cõi nhân loại.

Ghi chú: Việc giải rộng cõi nhân loại này sẽ được nêu rõ tiếp ở phần cuối ờ phần Bốn Cõi.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2006).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 28-04-2006