Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Theravāda

CHÚ GIẢI LỊCH SỬ CHƯ PHẬT

Nguyên Tác: BUDDHAVAMSA
Bản Pāli Ngữ: BUDDHATTA THERA
Bản Dịch Anh Ngữ: I.B. HORNER
Bản Dịch Việt Ngữ: TỲ KHƯU THIỆN MINH

PL. 2551 - DL.2007

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


VII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SOBHITA

Tiếp theo sau ngài[1] (Revata) và vào thời điểm Giáo Pháp của ngài biến mất, sau khi đã chu tất Pháp Ba la mật trong suốt một trăm ngàn đại kiếp và bốn A-tăng-kỳ, vị Bồ Tát tên là Sobhita đã giáng lâm trong thành phố Tusita và lưu lại đó trong suốt cuộc sống của ngài. Theo lời yêu cầu của các vị chư Thiên, ngài đã rời khỏi cõi Trời Ðâu Suất và giáng trần tái sinh trong lòng hoàng hậu nhà vua Sudhamma có tên là Sudhammā đang trị vì thiên hạ tại thành phố Sudhamma. Sau mười tháng, vào ngày trăng rằm trong sáng như vàng ròng ngài đã Đản sanh khỏi lòng mẹ ngay trong khu vui chơi giải trí có tên là Sudhamma. Có nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trong thời gian ngài giáng sanh trong lòng mẹ và trong ngày Đản sanh của ngài như chúng tôi đã mô tả[2] Sau khi ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung được chín ngàn năm,[3] con trai của ngài tên là Sīhakumāra đã ra đời trong cung lòng hoàng hậu Makhilā, lãnh đạo tới bảy mươi ngàn vũ nữ trong cung và là người vợ chính thức của ngài.

Khi ngài được chứng kiến bốn hiện tượng, trong lòng tràn ngập niềm vui xúc động,[4] ngài liền xuất gia ngay từ hoàng cung của mình và đã tu luyện thiền định niệm về hơi thở ra vào và chứng đắc bốn bậc thiền. Ngài đã thực hiện phấn đấu khổ hạnh trong bảy ngày. Rồi sau khi đã tham dự một bữa tiệc cơm sữa ngọt cực kỳ thịnh soạn do hoàng hậu Makhilā dâng tặng, ngài đã hình thành ý định xuất gia, nghĩ rằng, “Ðang khi một đoàn chúng sanh đông đảo đang đi tìm kiếm ta, chớ gì toà lâu đài của ta, sau khi đã được trang hoàng và sửa soạn, sẽ bay trên không và áp xuống ngay chỗ giữa cây Bồ Ðề, đang khi ta ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Ðề chớ gì những người đàn bà này sẽ hoàn toàn tự nguyện biến mất khỏi cung điện của ta theo ý của bọn họ.” Khi vừa hình thành ý định như vậy thì nơi cư ngụ của nhà vua Sudhamma liền bay bổng lên không trung giống như collirium màu đen, Sân thượng lâu đài, được trang hoàng có sự kết hợp giữa những lộc cây hương thơm và những vòng hoa trang điểm nguyên cả một vòm trời giống như một cơn mưa vàng ròng đóng ánh, chiếu sáng giống như mặt trời và mặt trăng mùa thu, một chùm những dây chuông treo chúc xuống phát ra âm thanh giống như năm loại nhạc cụ rung động trong gió hay do những nhạc công tài ba đang cử lên những âm điệu dễ chịu thú vị và hẫp dẫn. Trong khi đó từ xa xa có những chúng sanh đang đứng trong nhà, trong sân vườn hay tại những ngã ba đường, lắng nghe những điệu nhạc và những âm thanh êm dịu, thì toà lâu đài, như thể không muốn dừng lại quá thấp hay quá cao so với dân chúng cũng không quá cao so với ngọn cây quang vinh. Giống như màu sắc những cành cây đó toả sáng với một đám những chuỗi ngọc quý khiến cho các chúng sanh dán mắt theo dõi như thể công bố vẻ oai nghiêm công đức của vị Bồ Tát, toà lâu đài đó đã bay lên bầu trời.[5] Các vũ nữ cất tiếng ca hát[6] những lời ngọt ngào và chơi[7] đủ năm loại nhạc cụ. Và có người nói rằng đang lúc trái đất quá xinh đẹp để chiêm ngưỡng, thì đạo quân bốn binh chủng của ngài cũng bay lên bầu trời vây quanh toà lâu đài trên không trung giống như đạo quân vinh quang các chư vị chư Thiên, toả sáng với xiêm y cực kỳ tinh tế và những lộc cây thơm phức, toả sáng chói lọi với đủ mọi thứ ánh sáng muôn màu cùng với những đồ trang sức cực kỳ tinh tế.

Đang khi toà lâu đài tiếp tục di chuyển trên không trung, rồi ngay sau đó đáp xuống và ứng trên mặt đất ngay chính giữa đám cây Nāga cao khoảng tám mươi cubit. Với thân cây thẳng tắp, rộng, tròn và có nhiều lộc xanh tươi trang điểm bằng chồi lộc và nụ hoa muôn màu muôn vẻ. Và rồi xuất phát từ chính ý nh tự nguyện của mình, ám vũ nữ cũng đáp xuống và rời khỏi tòa lâu đài và ra đi.

Và Ðại Nhân Sobhita, toả sáng với vô số những ân đức đặc biệt, đoàn tuỳ tùng của ngài bao gồm những người đông đảo đã chứng đắc tam minh trong suốt ba canh đêm hôm đó. Các đạo binh Ma-Vương[8] đã chạy đến với ngài như đơn giản bị sức lực tự nhiên[9] thu hút. Nhưng tòa nhà lâu đài cứ đứng vững ngay tại vị trí đó. Và sau khi đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và phán ra những lời tuyên bố[10] lọng trọng, ngài Sobhita đã trải qua bảy tuần lễ gần kế bên cây Bồ Ðề. Sau khi ngài đã đồng ý nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên diễn giải Giáo Pháp, tự nghĩ rằng: “Ta phải diễn giải Giáo Pháp cho đối tượng nào trước tiên đây?” Với Phật nhãn ngài nhìn quanh và nhận ra hai người em nuôi của mình, đó là hoàng tử Asama và hoàng tử Sunetta. Nghĩ rằng, “Hai vị hoàng tử này đã được trang bị với những ân đức đặc biệt. Họ có khả năng thấu triệt Giáo Pháp sâu xa và tinh tế, “Nào hãy đến đây, ta sẽ diễn giải Giáo Pháp cho họ truớc tiên.” Ngài bay lên trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sudhamma. Ngài đã cho điều hai vị hoàng tử nhờ người canh gác khu vui chơi giải trí mời đến. Vây quanh họ là một đoàn tùy tùng đi theo, ngài Sobhita đã chuyển Pháp Luân ngay giữa đám chúng sanh đông đảo. Do vậy có lời nói rằng:

VII 1. Sau ngài Revata, có xuất hiện vị lãnh đạo có hồng danh là Sobhita, rất khéo tập trung nhập định, an tịnh trong lòng, không có người nào sánh kịp và tuyệt vời vô song.

[168] 2. Sau khi trong chính ngôi nhà của mình vị Chiến Thắng đã đắn đo suy tính[11] trong lòng mình, khi đạt đến Chánh Ðẳng Giác và ngài đã chuyển Pháp Luân

3. Khi ngài diễn giải Giáo Pháp có một Tăng đoàn được hình thành ngay trên không trung như thể trên vùng Avīci-địa ngục A Tỳ (từ phía dưới) và xuống tới hữu cao nhất (ở phía trên).

Ðấng Chánh Ðẳng Giác chuyển Pháp Luân ngay tại Pháp hội đó. Rồi cũng đã có một cuộc thấu triệt pháp hội đầu tiên qui tụ lại, đông đảo ngoài sức tưởng tượng.

Trong trường hợp này Ngay trong nhà của mình có nghĩa là trong chính nơi cư trú của mình. Ý nghĩa ở đây là: trên sân thượng bên trong lâu đài của ngài.

Chuyển suy tính[12] của mình đi có nghĩa là ngài suy tính đến quyết định, lưu lại bên trong chính ngôi nhà của mình trong vòng một tuần. Ðang khi tập trung suy nghĩ từ hiện trạng một người bình thường ngài đã chứng đắc Phật Tính.

Từ nơi hữu cao nhất có nghĩa là từ nơi cư trú của (các vị chư Thiên) Akaniṭṭha.

3. Tới phía dưới có nghĩa là từ dưới[13] nhìn lên.

Ngay trong Tăng Ðoàn đó có nghĩa là ở ngay giữa đoàn người đó.

4. Không thể ước lượng nổi có nghĩa là vượt quá phạm vi ước tính.

4. Cuộc Thấu triệt pháp hội đầu tiên có nghĩa là cuộc thấu triệt Giáo Pháp đầu tiên.

4. Ðã xảy ra có nghĩa là Tăng oàn đông đảo không thể ước tính nổi. “Họ đã tự mình thấu triệt Giáo Pháp lần đầu tiên” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là những chúng sanh đó nhiều vô số kể đã thấu triệt Giáo Pháp ngay tại cuộc Chuyển Pháp Luân đầu tiên.

Sau một thời gian, khi ngài Sobhita đã thực hiện Song thông ngay tại gốc cây Bồ Ðề có rất nhiều hoa kèn[14] xuất hiện ngay tại cổng vào thành Sudassana. Ngài ngồi xuống ngay trên một phiến đá được trang điểm kỹ càng ngay tại gốc cây Hương Trầm (Coral) trong nơi cư trú của Tam Thập Tam nơi cư trú đó bao gồm vàng bạc và đá quí chiếu sáng rực rỡ và ngài đã diễn giải Vi Diệu Pháp. Ngay lúc kết thúc bài thuyết pháp, đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho một đám đông chúng sanh lên tới chín mươi ngàn vạn triệu người. Ðây là cuộc thấu triệt pháp hội lần thứ hai: Do vậy người ta nói rằng:

VII. 5. Tiếp ngay sau khi ngài đã diễn giải Giáo Pháp cho một ám ông các con người và chư Thiên, thì cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhì đã diễn ra với một đám đông lên tới chín mươi ngàn vạn triệu người.

Một thời gian sau đó lại có một vị hoàng tử tên là Jayasena đang cư trú thành phố Sudassana. Sau khi đã cho xây một thiền viện rộng một do tuần (yojana) và cho trồng tại công viên một hàng cây quang vinh, gồm có asoka,[15] một loại cây tai ngựa,[16] cây champak[17], cây có lõi cứng[18] cây punnāga,[19] cây vakula[20], cây cūta[21], cây quả Jark[22], cây asana[23], cây sāla[24], cây kakudha,[25]và cây soài có mùi thơm[26]cây oleander[27] v.v... ngài đã dâng tặng cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu có Ðức Phật đứng đầu. Khi Ðức Phật đã chúc phước lành cho của bố thí đó và đã khen ngợi việc dâng cúng, ngài liền diễn giải Giáo Pháp. Và sau đó đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho một đám đông tụ tập lại lên tới khoảng một ngàn vạn triệu người. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VII 6. Và còn nữa, có một Quí Tộc Sát Ðế Lị, là hoàng tử Jayasena, đã cho trồng một công viên. Sau đó ngài đã dâng cúng công viên này cho Ðức Phật.

[169] 7. khen ngợi của dâng cúng đó, Ðức Phật đã diễn giải Giáo Pháp. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba cho một ngàn vạn triệu người.

Lại nữa, nhà vua tên là Uggata đã cho xây một thiền viện đặt tên là Surinda[28] trong thành phố Sunandavatī14 và dâng cúng cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu có Ðức Phật lãnh đạo. Trong cuộc bố thí đó đã có một đoàn người vào khoảng một trăm vạn triệu, là các vị A-la-hán đã xuất gia với khẩu hiệu “Thiện lai Tỳ khưu”. Trong số những chúng sanh này Ðức Phật Sobhita đã tụng Giới bổn. Ðây là Tăng oàn đầu tiên được qui tụ lại.

Còn nữa, sau khi đã cho xây một thiền viện trong công viên tráng lệ có tên là công viên Dhammagaṇa trong thành phố Mekhala, nhà vua đã bố thí cho Tăng oàn các vị tỳ khưu có Ðức Phật đứng đầu. Nhà vua đã mang đồ bố thí cùng với toàn bộ các nhu cầu cần thiết. Rồi, trong buổi qui tụ đó ngài đã tụng Giới Bổn trong một tăng đoàn gồm gần chín mươi vạn triệu các vị A-la-hán, là những người đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia, “Thiện lai Tỳ khưu” đây là Tăng oàn thứ hai được quy tụ.

Và rồi Ðức Phật đã trải qua mùa mưa tại thành phố của Thiên vương Ngàn Mắt,[29] ngài đã giáng trần theo lời mời của các vị chư Thiên quang vinh luôn lúc nào cũng vây quanh ngài.[30] Sau đó Ngài đã mời một Tăng đoàn gồm bốn chi,[31] cùng với tám mươi vạn triệu các vị A-la-hán. Ðây là Tăng oàn thứ ba. Do vậy có người nói rằng:

VII 8. Vị Ẩn sĩ vĩ đại Sobhita đã thiết lập được ba Tăng oàn gồm những người trung kiên, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã trở thành những con người vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

9. Có vị vua tên là Uggata đã tổ chức một cuộc bố thí cho những người tốt nhất trong số các chúng sanh. Trong cuộc bố thí đó có khoảng một trăm vạn triệu các vị A-la-hán tụ tập lại.

10. Và còn nữa, một đoàn cư dân thành thị cũng đã thực hiện bố thí cho vị tối cao trong số các chúng sanh đó. Rồi một cuộc tụ tập thứ hai vào khoảng chín mươi vạn triệu người tụ tập lại.

11. Khi vị Chiến Thắng đã ngự xuống, sau khi đã lưu lại trong thế giới chư Thiên. Thế rồi lại diễn ra một đợt tụ tập thứ ba, có gần tám mươi vạn triệu người tham dự..

Người ta nói rằng vào thời đó trong thành phố Rammavatī Bồ Tát của chúng ta, có tên gọi là Sujāta, là một thầy Bà la môn kiệt xuất.[32] Sau khi ngài đã nghe Ðức Phật Sobhita diễn giải Giáo Pháp và đã kiến lập nương tựa cửa Phật. Ngài liền tổ chức một cuộc đại bố thí cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu có Ðức Phật đứng đầu. Ðức Phật Sobhita cũng đã thọ ký về ngài, “Trong tương lai Ngài sẽ là một đức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy người ta nói rằng:

VII 12. Vào thời đó ta là một thầy Bà la môn, tên là Sujāta.[33] Thế rồi ta đã chiêu đãi Ðức Phật và các đồ đệ của ngài bằng nhiều đồ ăn và thức uống.

13. Đức Phật Sobhita, lãnh tụ thế gian, cũng đã thọ ký về ta như sau, “nhiều đại kiếp về sau kể từ ngày hôm nay, người này sẽ trở thành một đức Phật”

[170] 14. Khi ngài đã tập trung phấn đấu khổ hạnh....” “.... chúng ta sẽ được trực diện với người này.”

15. Khi ta đã nghe những lời tuyên bố này, được khen ngợi, tán dương, và khích động tâm, ta đã tham gia một cuộc phấn đấu đòi hỏi nhiều cố gắng khổ hạnh để chứng đắc chính mục tiêu đó.

15. Trong trường hợp này để chứng đắc chính mục tiêu đó có nghĩa là mục tiêu của ngài chính là chứng đắc Phật Tính. Khi ngài đã nghe những lời tuyên bố về mình của Ðức Phật Sobhita. “Trong tương lai Ngài sẽ trở thành một đức Phật hồng danh là Cồ Ðàm” Nghĩ rằng, “Những lời tuyên bố của Ðức Phật không phải không đúng sự thật” chứng đắc Phật Tính chính là mục tiêu của ta.

15.Rất nhiều cố gắng, có nghĩa là sốt sắng, khó khăn.

15. Nỗ lực có nghĩa là cố gắng.

15. Ta đã thực hiện có nghĩa là ta đã làm được[34]

Và thành phố của đức Phật Sobhita có tên là Sudhamma. Cha của ngài là vị vua tên là Sudhamma, và mẹ ngài tên là Sudhammā. Asama và Sunetta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; ngài có người thị giả tên là Anoma; Nakulā và Sujātā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Ngài có Cây Bồ Ðề tên là cây Nāga. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Ngài có tuổi thọ kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Vị hôn thê chính thức của ngài có tên là Makhilā, con trai của ngài là hoàng tử Sīhakumāra; lại có khoảng bảy mươi ngàn vũ nữ trong cung hầu hạ chiêu đãi ngài. Ngài đã trải qua cuộc sống hậu cung trong vòng chín ngàn năm. Ngài xuất gia bằng tòa lâu đài. Tên nhà vua là Jayasena cũng là thị giả của ngài. Sau khi xuất gia, ngài đã sống tại một ngôi chùa tên là Sotārāma. Theo như lời người ta kể lại,

VII 16. Sudhamma là tên thành phố, Sudhamma cũng là tên của một Quí Tộc Sát Ðế Lị. Sudhammā là tên mẹ ngài Sobhita, vị ẩn sĩ vĩ đại.

21. Asama và Sunetta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài; Anoma là tên của vị thị giả cho ngài Sobhita, vị đại ẩn sĩ.

22. Nakulā Sujātā là hai tối thượng nữ thinh văn và Ðức Phật Sobhita chứng đắc Chánh Ðẳng Giác ngay tại gốc cây Nāga.

24. Vị Ðại Hiền Triết cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ngài chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ giống như ngài có được cả trăm luồng hào quang trên cao.

25. Giống như một cánh rừng đâm chồi nẩy lọc hoa thơm toả hương thơm ngát với đủ loại hương thơm ngát. Chính vì thế lời của ngài như hương thơm phát xuất từ những giới hạnh của ngài.

26. Và giống như đại dương không thể thoả mãn được những ai đang ngắm nhìn tìm kiếm đại dương đó. chính vì thế lời ngài cũng không thể thoả mãn được những ai nghe lời dạy của ngài.

[171] 27. Lúc bấy giờ tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bao chúng sanh vượt qua được bộc lưu.

28. Sau khi động viên và chỉ dạy cho những chúng sanh còn lại cháy sạch, giống như ngọn lửa, Ngài cùng với các đồ đệ đã tịch diệt.

29. Đức Phật đó, sánh ngang với những phường khôn ví, cùng với những đồ đệ đã chứng đắc sức mạnh siêu phàm[35] tất cả họ đều biến đi hết. Chẳng phải tất cả các pháp hữu vi này đều chỉ là rỗng không cả sao?

24. Trong trường hợp này giống như ngài có tới hàng trăm luồng hào quang có nghĩa là giống như mặt trời. Ý nghĩa ở đây là ngài chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ.[36]

25. Rừng có nghĩa là những cánh rừng to lớn.

25. Tỏa hương thơm có nghĩa là toả hương, khoe hương thơm.

26. Không thể thoả mãn được làm cho ta chán ngấy, không thể tạo thoả mãn.

27. Lúc bấy giờ có nghĩa là vào thời đó; ý nghĩa ở đây là với một khoảng thời gian như vậy

27. Ngài đã tạo cho (chúng sanh) vượt qua có nghĩa là ngài đã giúp họ vượt qua[37] (bộc lưu)

28. Lời động viên có nghĩa là chính những lời của người đó được gọi là những lời động viên[38].

28. Lời chỉ dạy có nghĩa là lời nói được lặp lại ta gọi là lời chỉ dạy[39]

28. Ðối với những chúng sanh[40] còn lại có nghĩa là đối với những người còn lại[41] chưa chứng đắc thấu triệt chân đế. – Ðịnh sở cách ở đây hiểu theo nghĩa sở hữu cách.

28. Cháy sạch như “ngọn lửa” có nghĩa là ‘ tắt ngấm như ngọn lửa: hoặc đây chỉ là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là đức Phật đã chứng đắc Níp Bàn chung cuộc diệt hết nhiên liệu[42] (đối với hiện hữu tái sanh)

Những đoạn kệ còn lại đã rõ ràng mọi nơi.

Đến đây kết thúc Chú giải Biên Niên Ký Sự đức Phật Tổ Sobhita.

Kết thúc Phần Biên Niên ký sự vị Phật Tổ thứ sáu.

-ooOoo-

VIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ ANOMADASSIN.

Và khi Ðức Phật Sobhita đã Níp Bàn viên tịch, tiếp theo sau ngài một A-tăng-kỳ không có một Ðức Phật nào xuất hiện.[43] Nhưng khi A-tăng-kỳ đó qua đi có ba vị Phật xuất hiện trong cùng một đại kiếp.[44] Ðó là Anomadassin, Paduma. Nārada. Trong ba vị kể trên có Anomadassin[45] là người đã chu tất các pháp Ba la mật trong suốt mười sáu A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, đã được tái sanh trong cõi Trời Ðâu Suất. Khi ngài đã từ trần khỏi nơi cõi đó, các chư Thiên yêu cầu, ngài giáng trần tái sanh trong lòng bà Yasodharā, là một hoàng hậu dễ thương và một người có tâm hồn cao thượng đang cư ngụ trong hậu cung của nhà vua Yasavā tại thủ đô của một vương quốc gọi là Candavati[46]. Người ta nói rằng khi hoàng tử Anomadassin đang còn trong lòng hoàng hậu Yasodharā thì ánh sáng của bà toả sáng khắp vùng khoảng độ tám mươi cubit do chính sức mạnh công đức của mình. [172] Và ánh sáng đó không lịm tắt đi trước ánh sáng mặt trăng hay mặt trời. Sau mười tháng trong lòng mẹ, hoàng hậu đã đản sanh một vị Bồ Tát ngay tại nơi vui chơi giải trí Sunanda.[47] Có những điềm lạ xuất hiện như chúng ta đã đề cập đến ở trên.[48]

Vào ngay lễ đặt tên cho đứa trẻ, đang khi mọi người còn đang mải mê chọn tên đặt cho cậu bé. Vì có bảy loại châu báu đã từ trời rơi xuống vào ngày sanh nhật của cậu bé chính vì thế mọi người đã đồng ý đặt cậu bé tên là Anomadassin do có sự xuất hiện (dassin) các châu báu vô tỳ vết. Ngài lớn lên theo đúng qui định, ngài sống cuộc sống hoàng gia trong hậu cung trong mười ngàn năm, như thể đã được hưởng đủ mọi lạc thú thần tiên trong chốn hoàng cung đó. Người ta nói rằng ngài có ba tòa cung điện tên là Siri, Upasiri và Sirivaḍḍha.[49] Ðã có tới hai mươi ba ngàn vũ nữ hầu hạ ngài, đứng đầu là hoàng hậu Sirimā. Khi hoàng hậu Sirimā hạ sanh một người con trai đặt tên là Upavāna, và ngài (là vị Bồ Tát) đã được chứng kiến bốn hiện tượng, ngài đã quyết định xuất gia trong một cuộc xuất gia vĩ đại đi bằng kiệu. Và ngài đã xuất gia như vậy. Có ba mươi triệu chúng sanh theo gương của ngài cũng xuất gia cùng với ngài. Bao vây xung quanh với những chúng sanh như vậy, vị Ðại Nhân đã thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng mười tháng.

Rồi vào một ngày rằm Visākha khi ngài đang đi bộ khất thực trong một làng người Bà-la-môn tại Anupama và ngài đã thọ cơm sữa ngọt, do con gái một thương gia tên là Anupama dâng cúng cho ngài, ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng sāla. Nhận tám bó cỏ khô do Anoma, một vị ẩn sĩ loả thể dâng cúng, ngài đi vòng quanh cây Bồ Ðề Ajjuna[50] và rải những nắm cỏ khô đó trên một diện tích khoảng độ ba mươi tám cubit. Ngài quyết tâm cố gắng đạt đến Tứ chánh cần[51] đang khi ngài ngồi kiết già hành thiền, ngài đã cảm thắng đoàn quân Ma vương. Sau khi khiến cho Tam Minh phát sanh trong suốt ba canh trong đêm, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng sau đây:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Do vậy có lời nói rằng:

VIII1. Tiếp theo sau Ðức Phật tổ Sobhita là Ðức Phật Anomadassin, đấng Chánh Ðẳng Giác, là bậc tối thượng nơi các con người, tiếng tăm của ngài vang dội khắp nơi, sáng chói khắp chốn và khó lòng có thể vượt qua nổi.

2. Sau khi đã cắt đứt mọi triền phược, ngài đã tiêu diệt được tam hữu và diễn giải cho cả chư Thiên lẫn nhân loại Thánh đạo dẫn đến Bất diệt.

3. Giống như đại dương bao la, ngài không hề nao núng, như một ngọn núi khó lòng có thể tấn công, giống như bầu trời vô tận, Ngài như cây Sāla vương đế đang thời sanh hoa nẩy lộc.

Các chúng sanh được hoan hỷ chỉ mới diện kiến Ðức Phật đó. Những người nào nghe tiếng ngài khi ngài đang nói đã chứng đắc bất tử.

1. Trong trường hợp này Anomadassin có nghĩa là được coi như là độc nhất vô nhị, hay được coi như bao la vô bờ bến.

Tiếng tăm vang dội có nghĩa là có đoàn tuỳ tùng bao la vô số kể hay được là nổi tiếng khắp nơi.

1. Sáng chói có nghĩa là có giới, định và tuệ sáng chói.

1. Khó lòng có thể vượt qua nổi có nghĩa là khó chiến thắng được ngài; ý nghĩa ở đây là không có Ma Vương, chư Thiên hay bất kỳ chúng sanh nào có thể khuất phục được ngài.

[173] 2. Sau khi đã cắt đứt mọi triền phược. Có nghĩa là sau khi đã cắt bỏ được toàn bộ mười kiết sử.

Sau khi đã tiêu diệt tam hữu: ý nghĩa ở đây chính là đập tan nghiệp chướng dẫn đến tam hữu nhờ trí triệt phá hết nghiệp chướng; sau khi đã biến thành không tồn tại.

2. Thánh đạo dẫn đến bất diệt có nghĩa là bất diệt được coi như là Níp Bàn, tiến tới. “nhờ con đường này chúng ta tới được cõi bất diệt” có nghĩa là tới nơi bất diệt; ý nghĩa ở đây ngài muốn diễn giải Bát Chánh Ðạo dẫn đến chốn bất diệt; “ngài chỉ cho[52] cũng là một cách giải thích; đây chính là ý nghĩa.

2. Đối với chư Thiên cũng như nhân loại có nghĩa là dành cho cả chư Thiên lẫn cả con người nữa.[53] ý nghĩa sở hữu cách được hiểu như là đối cách vậy

3. Không hề nao núng có nghĩa là không làm nao núng được,lay động, người đó không hề bị nao núng. Giống như biển cả, sâu thẳm tới tám mươi tư ngàn do tuần (yojana) và nơi ở gồm hàng ngàn hàng vạn chúng sanh vô số kể cả một do tuần (yojana) cũng không hề bị nao núng,[54] như vậy ngài không bị giao động đó là ý nghĩa nên được hiểu ở đây.

3 Như bầu trời vô tận[55] có nghĩa là bầu trời không có chỗ kết thúc và chính vì thế ta bảo bầu trời thật bao la vô tận. Không thể đo lường được, không thể vượt qua nổi[56] ngay cả như vậy thì Ðức Phật cũng bao la vô tận liên quan đến những ân đức có được nơi Chư Phật, không thể đo lường được, không thể vượt qua nổi.[57]

Ngài tức là người đó chính là Ðức Phật.

3. Như Cây Sāla vương đế đang sanh hoa nẩy lộc có nghĩa là ngài chiếu sáng giống như cây sāla khi đâm chồi nẩy lộc vì thân xác của ngài được trang điểm với toàn bộ những tướng tốt và toàn bộ tám mươi tướng phụ.

4. Chỉ mới diện kiến được Ðức Phật mà thôi: ý nghĩa ở đây là ngay cả chỉ nhờ nhìn thấy Ðức Phật, các nhà ngữ pháp dùng sở hữu cách đối hai từ này.[58]

4. Ðược hoan hỷ có nghĩa là hoàn toàn hoan hỷ, hài lòng.

4. Như thể ngài đang nói có nghĩa là ngài đang nói về mình[59] đối cách ở đây lại có nghĩa là sở hữu cách.

4. Bất tử có nghĩa là Níp Bàn.

4. Chứng đắc có nghĩa là đạt đến được

4 Những ai: ý nghĩa ở đây là những người nghe được tiếng gọi của Ngài ngay lúc diễn giải Giáo pháp đã đạt đến Níp Bàn.

Và khi Ðức Phật đã trải qua bảy tuần lễ ngay gốc cây Bồ Ðề, được vị Phạm Thiên thỉnh cầu thuyết giảng Giáo Pháp. Nhìn quanh thế giới với Phật nhãn, ngài nhìn thấy chúng sanh, gồm tới con số ba mươi triệu người, họ là những người đã đạt được những ân đức đặc biệt và đã cùng xuất gia với chính ngài (Ðức Phật). Ngài suy nghĩ,: “Giờ đây, những chúng sanh này hiện đang sống ở đâu?” ngài nhận ra họ đang lưu lại tại thành phố Subhavatī tại nơi vui chơi giải trí Sudassana. Bao quanh những người nầy, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay chính nơi hiện hữu của cả chư Thiên lẫn con người. Cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên đã diễn ra gồm hàng trăm triệu người có mặt tại đó. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 5. Thấu triệt Pháp hội của ngài chính là thành công và thịnh vượng.[60] Ngay cuộc thuyết pháp đầu tiên đã có hơn trăm mười triệu người thấu triệt Pháp.

5. Trong trường hợp này Thịnh vượng có nghĩa là có nhiều chúng sanh chứng đắc lợi ích.

5. Hàng trăm mười triệu có nghĩa là hàng trăm mười triệu, “Hàng trăm mười triệu”[61] cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là một trăm mười triệu người.[62]

[174] Vào một thời điểm sau đó khi ngài thực hiện Song thông ngay tại gốc cây asana[63] ở ngay cổng thành Osadhī, đang khi ngồi trên phiến đã được trang hoàng tại nơi trú ngụ của Ðấng Tam Thập Tam, một nơi trú ngụ mà kẻ thù và các chư Thiên cũng khó lòng có thể lật đổ được[64], ngài đã tạo ra mưa Vi Diệu Pháp rơi xuống trong suốt ba tháng liền. Rồi có tám mươi mười triệu các chư Thiên thấu triệt pháp. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 6. Trong cuộc thấu triệt tiếp theo sau đó, đang khi Ðức Phật làm mưa một trận mưa Giáo Pháp, vào lúc thuyết giảng Pháp lần thứ hai có tới tám mươi mười triệu người thấu triệt Pháp hội.

6. Trong trường hợp này trời đổ mưa có nghĩa là đang khi Ðức Phật thuyết pháp thì có mây mưa đen nghịt trút nước xối xả xuống đất.

6. Trận mưa Pháp có nghĩa là những trận mưa thuyết giảng Giáo Pháp trút xuống.

Vào một thời điểm sau đó có đến bảy mươi tám mười triệu người thấu triệt đến tận chi tiết phần diễn giải câu hỏi về Kinh Ðiềm Lành.[65] Ðây chính là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 7. Tiếp theo sau đó, đang khi ngài làm mưa Giáo Pháp và khiến cho họ trở nên tươi mát, liền diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba có khoảng bảy mươi tám mười triệu người tham dự.

7. Trong trường hợp này, đang khi ngài làm mưa có nghĩa là đang khi trận mưa đổ nước[66] xuống trên bài thuyết pháp thì Giáo Pháp cũng mưa xuống theo.

7. (Làm tươi mát họ) có nghĩa là làm cho họ trở nên tươi mát bằng cách cho họ nếm được hương vị Giáo Pháp. Ý nghĩa ở đây là: đang khi Ðức Phật làm như vậy ngài đã khiến cho họ trở nên tươi mát.

Ðức Phật Anamadassin có ba Tăng đoàn các đồ đệ. Trong đó tại thành phố Soreyya[67] khi ngài đang thuyết Giáo pháp cho nhà vua Isidatta và ngài rất hài lòng, ngài đã tụng Giới Bổn ở giữa tám trăm ngàn A-la-hán là những người đã xuất gia theo mệnh lệnh “Thiện lai tỳ khưu” xuất gia. Ðây là Tăng đoàn các đồ đệ đầu tiên của ngài được tụ họp lại. Trong thành phố Rādhavatī khi ngài đang thuyết Giáo Pháp cho nhà vua Madhurindhara, ngài cũng tụng Giới Bổn ngay giữa bảy trăm ngàn vị tỳ khưu đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu”. Đây là Tăng Ðoàn thứ hai. Còn nữa trong cùng thành phố Soreyya Ðức Phật cũng đã tụng Giới Bổn ngay giữa sáu trăm ngàn các vị A-la-hán là những người cùng với nhà vua Soreyya đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu.” đây là Tăng đoàn thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 8. Và vị Ẩn sĩ vĩ đại này có ba Tăng Ðoàn những người chứng đắc sức mạnh thắng trí và đang khai hoa thông qua giải thoát.

9. Lại có một Tăng Ðoàn gồm tám trăm ngàn người trung kiên đã thoát khỏi tính kiêu hãnh và si mê hiện đang có an tịnh tâm.

10. cuộc tụ tập lần thứ hai gồm bảy trăm ngàn người trung kiên và trở nên vô tỳ vết, không bợn nhơ, được an tịnh trong lòng.

11. Cuộc tụ tập lần thứ ba gồm sáu trăm ngàn người đã chứng đắc sức mạnh thắng trí lại viên tịch, là những người đã được thiêu rụi”

[175] 8., Trong trường hợp này và đây cũng là một (Ðại Nhân) có nghĩa là vị đại ẩn sĩ[68] Anomodassin, “là bậc tối thượng trong số các con người”[69] đây cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa là: Ðây cũng là người siêu phàm trong số các chúng sanh[70] qui luật này cần được hiểu theo ngữ pháp.

Ðã chứng đắc sức mạnh nơi những thắng trí có nghĩa là đã chứng đắc sức mạnh nơi những thắng trí nhờ làm chủ được những việc tu luyện thông qua các phương tiện để đạt được hiện trạng an tịnh để nhanh chóng có được trực giác nhạy bén.

Khai hoa có nghĩa là đạt đến thịnh vượng trổi vượt hết thảy mọi chúng sanh đang đâm chồi nẩy lộc.

8. Thông qua giải thoát nghĩa là nhờ giải thoát[71] quả A la hán

Vô cấu uế (anaṅgana): về vấn đề này từ cấu uế (aṅgana) trong một số đoạn đã được coi như là các phiền não. Như có lời nói rằng[72]: “Trong trường hợp này ba cấu uế là gì vậy?” tham là cấu uế, sân là cấu uế, si là cấu uế*1 và “Kính Bệ hạ, điều này, tức là “cấu uế” chỉ là từ đồng nghĩa với chiếm đoạt do điều ác gây ra, do những ước muốn bất thiện” *2 Nơi một số đoạn đây lại điều nhơ bẩn (mala). Giống như có người nói: “Từ tự cố gắng (nỗ lực) để thoát khỏi mọi bụi bậm và vết nhơ.” *3 Ở một số nơi hay một số thành phố có một chỗ trống vây quanh điện thờ, một chỗ trống vây quanh cây Bồ Ðề một sân hoàng gia. Nhưng ở đây nên hiểu là trong số các phiền não. Chính vì thế ý nghĩa ở đây là “Vô phiền não”

Không nhơ bẩn chỉ đơn giản là một đồng nghĩa với vô phiền não

*1. Vbh. 368
*2 M I 27
*3 Nt. 100

11. Do những vị nào “là người bị thiêu rụi” có nghĩa là: có những điều dành cho những người nôn nóng trong lòng được biết đến như là một thánh đạo nhằm diệt trừ những phiền não. Ý nghĩa ở đây là: nơi những ai nôn nóng trong lòng thì các lậu hoặc của họ đã được đoạn tận.

Vào thời đó, Vị Bồ tát của chúng ta là một người vô cùng quyền thế, một vị tướng Dạ-xoa (Yakkha) có sức mạnh thần thông vô song, là vương quốc trị vì vô vàn vô số các Dạ-xoa (Yakkha). Sau khi nghe có một Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian này, ngài liền ra đi và tạo ra một tòa đại sảnh vô cùng nguy nga trông giống như quả cầu mặt trăng gồm có bảy loại đá quí, ngắm nhìn tòa đại sảnh này là điều vô cùng thú vị., ngài đã tổ chức một cuộc Ðại thí cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật lãnh đạo trong vòng bảy ngày. Rồi, vào thời điểm đó Ðức Phật đã ban phước cho Dạ-xoa (Yakkha) trong một bữa ăn[73] và thọ ký rằng: “Trong tương lai khoảng độ một trăm ngàn đại kiếp và một A-tăng-kỳ đã trôi qua[74] ngài sẽ trở thành một Ðức Phật hồng danh là Cồ Ðàm”. Do vậy có lời nói rằng:

VIII 12. Vào thời đó ta là một Dạ-xoa (Yakkha) có sức mạnh thần thông phi thường, một vị tướng lãnh có sức mạnh vô song đang trị vì hàng hà sa số các Dạ-xoa (Yakkha).

Rồi, sau khi đã tiến đến gặp Ðức Phật quang vinh, vị ẩn sĩ vĩ đại, Ta đã cúng dường cho vị chúa tể thế gian và là một ẩn sĩ cùng với tăng đoàn với đồ ăn thức uống.

 Vị Hiền triết đó, với Thiên Nhãn thanh Tịnh, cũng thọ ký về ta như sau: “vô số đại kiếp kể từ nay người này sẽ trở thành một Ðức Phật

Khi ngài đã quyết định thực hiện phấn đấu khổ hạnh....” “....chúng ta sẽ được diện kiến ngài.”

[176] 16. Khi ta nghe những lời ngài nói như vậy, cảm thấy vui sướng trong lòng phấn chấn lạ thường, ta dốc lòng nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa để chu tất cho được mười Pháp Ba la mật.

16. Trong trường hợp này ta dốc lòng nhất quyết tu tập nhiều hơn nữa có nghĩa là: ta còn thực hiện ngay cả nhiều hơn nữa để chu tất được các Pháp Ba la mật.

Và thành Phố của Ðức Phật Anomadissan có tên là Candavatī[75]; cha ngài, là nhà vua có tên gọi là Yasavant, tên mẹ ngài là Yasodharā. Nisabha[76] và Anoma là hai[77] tối thượng nam thinh văn của ngài, ngài có vị thị giả tên là Varuṇa; Sundarī[78] và Sumanā là hai[79] tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài có tên là cây Ajjuna. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Ngài có người vợ chính thức tên là Sirimā; con trai của ngài tên Upavāraṇa[80] Ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung mười ngàn năm. Ngài đã xuất gia trên kiệu. - Và xuất gia trên kiệu khiêng nên được hiểu chính xác như trong phương pháp đã được nói đến trong phần diễn giải Biên niên ký sự về Ðức Phật Sobhita. về “xuất gia bằng lâu đài” Ngài có vị trợ lý là nhà vua tên là Dhammaka. Người ta nói rằng Ðức Phật này đã lưu lại Dhammārāma. Do vậy người ta nói rằng:

VIII 17. Tên thành phố của ngài là Candavatī, Yasavā là tên của vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, Yasodharā là tên mẹ ngài Anomadissan, là vị Ðạo sư vĩ đại.

22. Nisabha và Anoma là tối thượng nam thinh văn của ngài, Varuṇa là tên vị thị giả cho ngài Anomadissan , vị Ðạo sư vĩ đại.

Sundarī và Sumanā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của Ðức Phật là cây Ajjuna.

25. Vị hiền triết vĩ đại có chiều cao thân hình là năm mươi tám ratana. Hào quang sáng toả ra trông giống như hàng trăm tia sáng phát ra từ trên cao.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài một trăm ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu người vượt qua được bộc lưu.

27. Những lời của Ðức Phật giống như ra hoa trổ trái toàn diện do công đức của các vị A-la-hán. Là những người kiên định do không tham lam, vô tỳ vết. Và Giáo Pháp của đấng chiến thắng toả sáng.

28. Nhưng vị Ðạo sư đó có tiếng thơm vô biên, nhưng cặp khôn ví này toàn bộ đã biến mất. Chẳng phải tất cả pháp hành chỉ là trống rỗng hay sao?

25. Trong trường hợp này Hào quang sáng toả lan ra có nghĩa là ánh sáng xuất ra từ thân hình của ngài. Và ánh sáng của thân hình của ngài luôn luôn lúc nào cũng tỏa sáng chiếu soi trong thị trấn xa khoảng mười hai do tuần (yojana). [81]

28. Những cặp đó có nghĩa là những cặp, những đôi[82] là hai người tối thượng nam thinh văn.

[177] 28. Toàn bộ đã biến mất: ý nghĩa ở đây là: toàn bộ những gì được đề cập đến đã nhập vào vô thường môn.[83] “đã chẳng phải tất cả pháp hành này đều là rỗng không sao[84]?” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa ở đây là: chẳng phải mọi sự kiến tạo chỉ là hư vô, vô ích sao[85]? Mẫu tự mà là một mẫu tự liên kết giữa các từ lại với nhau. (sa và antarahitam)[86]

Những gì còn lại trong đoạn kệ này đã quá rõ ràng trong mọi trường hợp.

Và trước sự hiện diện của Ðức Phật Anomadissan hai tối thượng nam thinh văn này đã bày tỏ ước muốn trở thành tối thượng nam thinh văn Sāriputta và Moggallāna.[87] Và câu chuyện kể về hai vị Trưởng Lão này thực sự nên được kể lại ở đây, nhưng tôi không thực hiện điều này vì sợ cuốn sách sẽ quá dài dòng.[88]

Ðến đây kết thúc phần Chú giải biên niên ký sự đức phật tổ Anomadassin

Kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ bảy.

-ooOoo-

IX. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ PADUMA

Và tiếp theo sau Ðức Phật Anomadassin khi tuổi thọ của con người đã giảm dần dần từ một trăm ngàn năm xuống chỉ còn mười năm, rồi tăng lên trở lại tới một trăm ngàn năm. Thế rồi có một Ðức Phật tên là Paduma (Liên hoa) xuất hiện trên thế gian này. Khi ngài đã hoàn tất các Pháp Ba la mật ngài được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Xuất.[89] Kết thúc sinh mệnh tại cõi đó, ngài đã giáng trần xuống thành phố Campa[90] sống trong hoàng cung của vị vua tên là Asama, tái sanh trong lòng hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Asamā (không gì sánh nổi) có sắc đẹp không gì sánh nổi v.v... Sau mười tháng Ngài đã đản sanh ngay trong khu vui chơi giải trí Campaka. Vì khi ngài giáng lâm có một trận mưa hoa sen từ trời rơi xuống trên toàn cõi vùng biển Jambudīpa. Nam Diêm Phù Ðề Chính vì thế vào ngày lễ đặt tên cho ngài thầy xem tướng và họ hàng đã chọn và đặt tên cho ngài là Hoàng Tử Liên hoa vĩ đại.

Ngài đã trải qua cuộc sống trong hoàng cung trong vòng mười ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài có tên là Uttara, Vasuttara và Yasuttara.[91] Có ba mươi ngàn phụ nữ hầu hạ ngài trong cung, đứng đầu là bà Uttarā. Rồi Khi hoàng hậu nhiếp chính Uttarā đã sanh cho ngài một hoàng tử tên là Ramma, một Ðại Nhân và sau khi đã chứng kiến bốn hiện tượng, ngài đã xuất gia bằng một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc chiến xa có ngựa thuần chủng kéo. Ngay vào lúc ngài xuất gia, có một đoàn người tuỳ tùng khoảng mười triệu người cũng xuất gia theo gương của ngài.

Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt, do nàng Dhaññavat dâng cúng, nàng là con gái một thương gia tên là Sudhañña cư ngụ tại thành phố Sudhaññavat. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong một khu rừng soài,[92] Buổi tối cùng ngày ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Titthaka, một Ðạo sĩ loã thể dâng cúng cho ngài và tiến lại gần cây Bồ Ðề Soṇa ngài đã rải cỏ khô xuống một đám đất trống rộng khoảng ba mươi tám cubit. Ngồi kiết già trên đó, ngài đã nhất quyết đạt đến Bốn Chi Phần tinh tấn[93], [178] Cảm thắng đoàn quân Ma-Vương và chứng đắc tam minh trong suốt ba canh đêm. Ngài thốt lên những lời tuyên bố long trọng: Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi... Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục” Khi ngài đã trải qua bảy tuần gần cây Bồ Ðề, thuận theo lời thỉnh cầu diễn giải Giáo Pháp của vị Phạm Thiên, ngài đã quán xét các chúng sanh từng người một bằng cách phân chia,[94] ngài đã nhận thấy có những vị tỳ khưu, con số chừng độ mười triệu, họ là những người đã cùng xuất gia với ngài. Vào chính lúc đó, từ con đường hư không ngài đi xuống và tiến vào nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya gần thành phố Sudhaññavat, có các vị tỳ khưu vây quanh, ngài đã Chuyển Pháp Luân cho họ. Một cuộc thấu triệt Pháp hội đã diễn ra cho khoảng một trăm ngàn chúng sanh. Do vậy có lời nói rằng:

IX 1. Xuất hiện sau Ðức Phật Anomadassin là một vị Chánh Ðẳng Giác tên là Paduma, một con người tuyệt hảo nơi mọi chúng sanh, không ai sánh bằng,

2. Giới hạnh của ngài khôn ví định kéo dài liên tục, trí vinh quang của ngài thì vô số kể và việc giải thoát của ngài lại không thể sánh bằng.

3. Khi Ðức Phật sáng chói khôn ví đang Chuyển Pháp Luân, đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội, giúp quét sạch nỗi u ám lớn lao.

2. Trong trường hợp này giới hạnh khôn ví có nghĩa là, so sánh với giới hạnh của những người khác,[95] thì đây là giới hạnh duy nhất, tối thượng, và tuyệt hảo.

2. Định kéo dài liên tục: có nghĩa là: khả năng thiền định của ngài không tài nào so sánh nổi. Bản chất (thiền định)vô tận của ngài nên được coi như tuyệt tác trong số những thần thông được khai sáng trên thế gian này, kể cả Song thông v.v...

2. Trí vinh quang của ngài có nghĩa là trí toàn tri của ngài. Hay trí không thể chia sẻ cho những người nào khác.

2. Và giải thoát (tự do) của ngài có nghĩa là: và giải thoát (tự do) của ngài là do kết quả ở bậc A-la-hán đem lại.[96]

2. Không thể so sánh bằng có nghĩa là chẳng có sự so sánh nào.

3. Sự sáng chói khôn ví có nghĩa là sự sáng chói về trí không gì sánh nổi “Sự sáng chói không gì sánh bằng”[97] cũng là một cách giải thích “ngài đã tạo ra được ba cuộc thấu triệt Pháp hội” có nghĩa là nhờ vào lời tiếp theo sau đó[98] có một chuyển tiếp cần được hiểu ở đây.

3. Quét sạch nỗi u ám lớn lao có nghĩa là đẩy lùi si mê to lớn.

Một thời gian sau đó Ðức Phật Paduma sau khi đã cho những người em trai, là hoàng tử Sāla và hoàng tử Upasāla xuất gia. Với một đoàn tuỳ tùng đông đảo trong một cuộc tụ tập các người họ hàng và diễn giải Giáo Pháp cho họ. Ngài đã khiến cho chín mươi mười triệu người được nếm hương vị Giáo Pháp và khi ngài diễn giải Giáo Pháp cho vị trưởng lão Ramma thì có cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi mười triệu chúng sanh diễn ra. Do vậy có lời nói rằng:

IX 4. Ở cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên, Vị Chánh Ðẳng Giác đã khiến cho một trăm mười triệu chúng sanh đạt đến Giác Ngộ; cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có tới chín mươi mười triệu nhà hiền triết được Giác Ngộ.

5. Và khi Ðức Phật Paduma khích lệ động viên chính con trai mình, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba, con số người chứng đắc Giác Ngộ lên tới tám mươi mười triệu người.

[179] Và khi nhà vua Bhāvitatta[99] đã tự tu luyện bản thân và xuất gia theo khẩu hiệu, “Thiện lai tỳ khưu” trước sự chứng kiến của Ðức Phật Paduma – Ðức Phật Liên hoa – Ðức Phật đã tụng Giới Bổn có khoảng một trăm mười triệu người vây quanh và đây là đoàn người đầu tiên qui tụ lại với Ðức Phật Paduma.

Vào một lần khác sau này Ngài Paduma vĩ đại, bậc Ngưu Vương với một dáng đi cân đối đã đến trải qua mùa mưa gần thành phố Usabhavati[100]. Các cư dân sinh sống trong thành phố đó đã tiến lại gặp Ðức Phật, rất nóng lòng được nhìn thấy ngài, Ðức Phật đã diễn giải Giáo Pháp cho họ và có nhiều người ở đó, tâm được tràn đầy niềm Tịnh tín, họ đã xuất gia. Rồi đấng Như Lai Thập Lực đã đến thăm theo lời “tự tứ” tinh luyện cho các chúng sanh. Với những lời thuyết giảng Giáo Pháp đó và những lời khác đã có ba ngàn vị tỳ khưu xuất gia. Ðây là lần qui tụ thứ hai.

Nhưng những người đó lại không xuất gia tại đó, sau khi đã nghe biết về những lợi ích do những vật liệu may y cà sa kathina đem lại, vào ngày đầu nữa tháng âm lịch, ngài đã cung cấp nguyên liệu may y cà sa kathina trong vòng năm tháng liền, là một cuộc bố thí đã đem lại năm quả báo[101]. Rồi sau khi đã yêu cầu vị Tướng quân Chánh Pháp là vị tối thượng nam thinh văn, là trưởng Lão Sāla, có tâm rộng mở.[102] các vị tỳ khưu chính thức phân phát nguyên liệu may y cà sa kathina cho ngài. Ðang khi đó các vị tỳ khưu lại thực hiện gia công nguyên liệu y cà sa kathina và có các bạn hữu thực hiện công việc may vá. Và Paduma vị Chánh Ðẳng Giác đã sỏ chỉ qua lỗ kim. Và khi chiếc y cà sa của ngài đã hoàn tất thì ngài đã ra đi một cuộc du hành có tới ba trăm ngàn các vị tỳ khưu tham gia. Và vào một dịp sau đó Ðức Phật sư tử, giống như một con sư tử trong số các chúng sanh, một người xuất gia sư tử anh hùng[103] đã đến cư ngụ qua mùa mưa.... Giống như cành rừng Gosiṅga sla, là một rừng rậm trong đó có các cành cây uốn cong xuống do sức nặng của các chồi non và quả cây vô cùng thơm tho. Ðược tràn ngập với nước ngọt ngào,[104] được trang điểm với những cánh hoa sen tinh khiết và các đoá huệ nước, cánh rừng này là nơi thường xuyên có các con vật hoang dã qua lại uống nước như : nai, linh dương, sư tử, cọp, voi, ngựa, bò tót và trâu rừng; và khắp nơi là những con ong cái kêu vo ve[105], những con ong thợ[106] và những con ong thường xuyên lui tới những chồi non để tận hưởng hương thơm hoa quả lạ. Trái cây và nước cốt hoa đã làm say mê lòng chúng. Và những tiếng kêu ngọt ngào của những con chim chu cái[107] đang cất tiếng hót[108] giống như những nhạc cụ tiếng trầm.[109] Các chúng sanh chứng kiến đức Như Lai Thập Lực, vị Như Lai, Pháp vương, đang cư trú tại đó với những người tuỳ tùng đi theo, sáng chói với hào quang của Ðức Phật, đang khi nghe Giáo Pháp của ngài và đặt niềm tin vào Giáo Pháp đó, họ đã xuất gia theo tiếng mời gọi xuất gia: “Thiện lai tỳ khưu”. Sau đó ngài cất tiếng mời, vây quanh ngài là hai ngàn các vị tỳ khưu, đây là Tăng Ðoàn thứ ba Ðức Phật Paduma đã qui tụ. Do vậy có lời giải thích như sau:

IX 6. Ðại ẩn sĩ Paduma đã qui tụ được ba Tăng Ðoàn: cuộc qui tụ đầu tiên gồm một trăm ngàn mười triệu chúng sanh.

7. Khi vật liệu may y cà sa Kathina đã được tụ tập lại các vị tỳ khưu trong thời gian phân phát chính thức y cà sa cho ngài Tướng quân Chánh Pháp.

8. Rồi ba trăm ngàn các vị tỳ khưu vô tỳ vết, đã được thấu triệt Lục Thắng trí, lại có được tiềm năng thần thông to lớn không gì có thế sánh nổi, đã tập chung lại với nhau để thực hiện công việc may vá này.

[180] 9. Và còn nữa, con người khoẻ mạnh như bò mộng đó đã an cư (mùa mưa) trong rừng; lại diễn ra một cuộc qui tụ gồm hai trăm ngàn chúng sanh tham dự.

7. Trong trường hợp này Trong thời gian phân phát chính thức y cà sa Kathina có nghĩa là vào thời điểm phân phát[110] nguyên liệu để may y cà sa kathina.

7. Đối với vị Tướng quân Chánh Pháp có nghĩa là nói về Trưởng Lão Sāla, vị Tướng quân Chánh Pháp.

8. Không gì so sánh nổi có nghĩa là không thể vượt thắng nổi; ta nên hiểu đây là việc loại bỏ tận cách[111] ở đây.(một loại sáng tác thơ)

9. Người đó có nghĩa là vị Ðại Nhân Paduma.

9. Trong một khu rừng có nghĩa là một cánh rừng lớn.

9. An cư có nghĩa là nơi trú ngụ mùa mưa.

9. Nhập có nghĩa là thấu triệt[112].

9. Gồm tới hai trăm ngàn có nghĩa là khoảng hai trăm ngàn[113] “Rồi lại diễn ra một cuộc tụ tập”[114] cũng là một cách giải thích nếu ý nghĩa[115] ở đây xem ra có phần tốt hơn.

Thế rồi khi đức Như Lai đã trải qua mùa mưa ngay trong khu rừng rậm, vị Bồ tát của chúng ta[116] đã trở thành một con sư tử nhìn thấy ngài ngồi (tại đó) trong bảy nhập thiền diệt. Có được niềm tin vững chắc, đã đến kính lễ [117]ngài và đi quanh ngài từ phía phải, tràn đầy niềm phỉ lạc và hạnh phúc ngài đã rống lên ba lần tiếng rống sư tử.[118] Trong suốt bảy ngày ngài vẫn không từ bỏ khỏi phỉ lạc do tâm cung kính Ðức Phật và vẫn tiếp tục phục kính lễ ngài, hy sinh chính mạng sống mình vì phỉ lạc và hạnh phúc đó con sư tử đã không đi kiếm mồi. Rồi đến lúc kết thúc bảy ngày đó, vị Ðạo sư, là sư tử nhân, xuất khởi khỏi thiền diệt, nhìn con sư tử, nghĩ rằng, “Chớ gì con vật này cũng đặt niềm tin nơi Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu.” và rồi ngài có ý định, “Chớ gì Tăng Ðoàn cũng đến.” Vô số [119] các vị tỳ khưu đã đi đến ngay lập tức. Con sư tử lại hướng ý định của mình về với Tăng Ðoàn. Rồi vị đạo sư, nhận ra ý định của con sư tử, thọ ký, “Trong tương lai vị ấy sẽ trở thành một Ðức Phật hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy có lời nói rằng:

IX 10. Ðã có thời ta là một con sư tử, chúa tể muôn loài. Ta đã nhìn thấy vị chiến thắng trong rừng tăng thêm viễn ly.[120]

11. Ta đã kính lễ phủ phục dưới chân ngài, vòng quanh ngài, ta rống lên ba tiếng rất lớn. và chạy lại chăm sóc vị Chiến Thắng trong suốt một tuần lễ.

12. Một tuần lễ trôi qua đức Như Lai thoát ra xuất khởi thiền chứng vinh quang. Suy nghĩ với mục tiêu trong tâm ngài là qui tụ lại viễn ly các vị tỳ khưu.

13. Thế rồi vị anh hùng vĩ đại đó cũng đã thọ ký giữa họ rằng: “Vô số đại kiếp kể từ giờ về sau vị nầy sẽ là một Ðức Phật.

14. Sau khi ngài đã thực hiện phấn đấu khổ hạnh.” “ ....bắt gặp đối diện với người này.”

15. Khi nghe thấy những lời ngài thọ ký. ta lại càng có xu hướng trong tâm là nhất tâm quyết định tu tập nhiều hơn để hoàn tất được mười pháp Ba la mật.

[181] 10. Trong trường hợp này tăng thêm viễn ly có nghĩa là chứng đắc thiền diệt.

11. đi vòng quanh ngài có nghĩa là thực hiện vòng quanh ba lần.

11. Chăm sóc cho ngài có nghĩa là trông nom[121] hoặc đây chỉ là một cách giải thích

11. Rống lên to lớn có nghĩa là rống lên tiếng sư tử ba lần.

12. Xuất phát từ thiền chứng vinh quang có nghĩa là thoát ra khỏi thiền diệt vinh quang

12. Suy nghĩ với mục tiêu trong tâm có nghĩa là chỉ đơn giản có ý định trong tâm, “Chớ gì toàn bộ các vị tỳ khưu đều qui tụ về đây”.

12. Quy tụ có nghĩa là tụ tập họ lại với nhau.[122] Và Thành phố nơi trú ngụ của Ðức Phật Paduma có là Campaka. Vị vua cha của ngài tên là Asama[123] mẹ ngài cũng có tên gọi là Asamā. Sāla và Upāsala là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài có tên là Varuṇa. Rdhā và Surādhā là hai[124] tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài là cây Cổ Thụ Sonā. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài vào khoảng một trăm ngàn năm. Tên người vợ chính của ngài là Uttarā, có rất nhiều ân đức không gì sánh nổi về vẻ đẹp v.v... Hoàng tử Ramma là tên của hậu duệ[125] vô cùng dễ thương.[126] Do vậy có lời nói rằng:

IX 16. Campaka là tên thành phố. Asama[127] là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, Asamā là tên của người mẹ Paduma, vị đại ẩn sĩ.

21. Sāla và Upasāla là tối thượng nam thinh văn. Varuṇa là tên vị thị giả cho Paduma. Vị đại ẩn sĩ.

22. Rādhā và Surādhā[128] là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề của Ðức Phật đó là cây Ðại cổ thụ Soṇa.

24. Vị Ðại nhân có thân hình cao khoảng năm mươi tám ratana. Hào quang của ngài, không có gì sánh nổi, túa ra khắp tứ phương thiên hạ.

25. Luồng sáng mặt trăng, mặt trời và luồng sáng của nhiều loại châu báu. Một chiếc cột trụ[129] trang hoàng bằng những tràng hoa và đá quý - toàn bộ những thứ đó đều lịm tắt đi trước hào quang rực rỡ của vị Chiến Thắng tối thượng.

26. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã tạo cho biết bảo nhiêu chúng sanh vượt qua bộc lưu.

Sau khi đã Giác Ngộ chúng sanh với tâm trí đã trưởng thành mà không bỏ xót một ai. Sau khi đã huấn dụ những lời tối hậu. ngài và các đồ đệ đã viên tịch.

Giống như một con rắn lột da đã già cỗi. Giống như một cây rụng hết các lá vàng. chính vì thế toàn bộ những pháp hành đã bị tiêu huỷ, Ngài đã tịch diệt như một ngọn lửa.

[182] 25. Trong trường hợp này luồng sáng châu báu, luồng sáng một cột trang hoàng hoa, đá quí. Có nghĩa là luồng sáng của châu báu, và luồng sáng của ngọn lửa[130] và luồng sáng của châu báu.

25. Lịm tắt đi có nghĩa là bị chế ngự bởi.

25. Hào quang rực rỡ của vị Chiến thắng tối thượng có nghĩa là tất cả những ánh sáng rực rỡ đó đều lịm tắt đi trước ánh sáng rực rỡ của thân thể vị Chiến Thắng tối thượng.

27. Những ai có tâm trí đã trưởng thành có nghĩa là ngài vẫn có thể dẫn dắt chúng sanh cho dù những khả năng của họ đã hoàn toàn trưởng thành.

28. Những chiếc lá già có nghĩa là lá đã già cỗi.

28. Giống như[131] một cây giống như[132] một cây.

28. Toàn bộ những pháp hành[133] có nghĩa là sau khi đã tiêu diệt toàn bộ những pháp hành. Cả bên trong lẫn bên ngoài. “hết mọi pháp hành” cũng là một cách giải thích Ý nghĩa vẫn y hệt nhau.

28. Giống như ngọn lửa có nghĩa là giống như ngọn lửa đã tắt ngấm, đã lụi đi vì thiếu nhiên liệu (để có thể phục hồi lại được hiện hữu)

Theo như phương pháp đã được đề cập đến ở trên, việc nhắc nhở trong các đoạn kệ ý nghĩa xem ra đã quá rõ ràng.

Kết thúc phần Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật tổ Paduma

Cũng kết thúc Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ tám

-ooOoo-

X. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ NĀRADA

Sau khi Ðức Phật Paduma đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài đã biến mất, dần dần tuổi thọ đã giảm từ một trăm ngàn năm, xuống chỉ còn mười năm. Tuổi thọ lại tăng dần lên tới một A-tăng-kỳ, (rồi) lại giảm xuống chín mươi ngàn năm. Thế rồi vị Ðạo sư Nārada, tối thượng nơi con người xuất hiện trên thế gian này, là người mang Thập Lực,[134] chứng đắc tam minh, tin tưởng vào tứ thành tín[135] người đem lại bản chất giải thoát.[136] Sau khi đã hoàn tất các Pháp Ba la mật trong vòng bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Giã từ nơi đó ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu tên là Anomā trong Thành phố Dhaññavatī, hoàng hậu là người không ai sánh bằng, là hoàng hậu nhiếp chính trong hậu cung của nhà vua Sudeva, một vị vua giàu có[137] do chính tinh tấn của ngài mà chiếm được. Sau mười tháng, ngài đản sanh khỏi lòng người mẹ tại nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya. Vào ngày lễ đặt tên cho ngài đang khi còn tìm kiếm tên đặt cho ngài, thì trên toàn bộ cõi Nam Diêm Phù Ðề Jambudīpa, từ trời rơi xuống nào là đồ trang sức dành cho những người đàn ông trong thành phố vui chơi đùa giỡn. Những cây như ý[138] v.v... Vì họ nghĩ rằng, “Ngài đã đem lại những đồ trang sức xứng cho những người đàn ông[139] trong thành phố.” Họ đã đặt[140] cho ngài tên gọi là Nārada.[141]

Ngài sống trong hậu cung trong vòng chín ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài được đặt tên thích hợp với ba mùa trong năm là Vijitā, vijitāvī. Jitābhirāma.[142] Họ đã chọn một nữ Quí Tộc Sát Ðế Lị giàu có hết mức làm người hầu nữ cho ngài, nàng tên là Vijitasenā cũng là hoàng hậu nhiếp chính cho hoàng tử Nārada; nàng được phú cho một gia đình tốt, giới đức và có chánh hạnh, sắc đẹp hoàn toàn phù hợp với ý nguyện.[143] [183] Ðặt nàng đứng đầu các cung phi trong cung, mà con số lên đến một trăm hai mươi ngàn phụ nữ dưới trướng của nàng.[144] Sau khi sanh cho hoàng hậu vijitasenā này một hoàng tử tên là Nanduttara, nàng đã đem lại niềm vui sướng cho toàn cõi thế gian[145]. Vị Bồ Tát đã chứng kiến bốn hiện tượng lạ.[146] Vây quanh là một đạo quân bốn binh chủng, đến nơi vui chơi giải trí bằng chân đất, thản nhiên trước những xiêm y lộng lẫy và nơi cư trú huy hoàng, ngài đã từ bỏ toàn bộ đồ trang sức, bông tai đá quý ngài đang đeo, những vòng kiềng quí giá, mão và nhẫn, với những nước hoa thơm phức và lộc cây trang điểm cho mình, đem toàn bộ những thứ đó giao lại cho người quản kho báu hoàng cung. Với chính lưỡi gươm sắc bén của mình, đã được mài rất sắc giống như một đế hoa sen, vô tỳ vết như vừa nổi lên mặt nước, ngài đã cắt tóc và râu là những thứ quí giá nhất trang điểm cho ngài. Và tung những thứ đó lên trời. Vua các chư Thiên là Thiên Chủ (Sakka), liền đón lấy những thứ đó và cất giữ trong một chiếc hộp nhỏ bằng vàng rồi đem về nơi cư trú của vị Tam Thập Tam và xây một đền thờ rộng khoảng ba do tuần (yojana) gồm bảy loại đá quí trên đỉnh núi Sineru để cất giữ những của báu đó.

Và Ngài Ðại Nhân đã khoác vào chiếc y cà sa màu vàng do các chư Thiên ban tặng cho ngài. Rồi xuất gia tại đó ngay trong nơi vui chơi giải trí. Khoảng độ một trăm ngàn người cũng xuất gia theo gương sáng của ngài. Rồi tại đó ngài đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu trong vòng bảy ngày. Vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do người vợ của ngài, là Vijitasenā dâng cúng. Trải qua một ngày tạm trú ngay chính nơi vui chơi giải trí đó, ngài đã nhận tám nắm cỏ khô[147] do Sudassana, là người coi công viên dâng cúng và ngài đi vòng quanh cây Bồ Ðề có tên là Ðại Cổ Thụ Soṇa. Ngài đã trải cỏ khô trên một vùng đất rộng năm mươi tám cubit. Ngồi tại đó, sau khi đã cảm thắng được đạo quân Ma-vương, chứng đắc tam minh phát sanh trong ba canh đêm và ngài thấu triệt được trí toàn tri và thốt lên lời tuyên bố long trọng như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Trong khu vui chơi giải trí Dhanañjaya, vây quanh ngài là một trăm ngàn vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài. Ngài đã Chuyển Pháp Luân. Thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng một trăm ngàn người. Do vậy có lời nói rằng:

X 1. Tiếp theo sau Phật tổ Paduma là ngài Chánh Ðẳng Giác Nārada, bậc tối thượng giữa các con người, không ai sánh bằng, không ai địch nổi.

2. Ðức Phật đó, là con trai trưởng yêu mến nhất của vị Chuyển Luân Vương, được trang điểm bằng những vòng hoa và những đồ trang sức rẻ tiền rồi đi đến nơi vui chơi giải trí.

3. Có một cây được nổi tiếng khắp nơi mọc tại đó, rất đẹp, cao và thanh tịnh lạ lùng; Ngài vội vàng đi đến đó và ngồi thiền dưới gốc cây Ðại Thụ có tên là Sona.

4. Trong lúc đó trí vinh quang của ngài phát sanh bất tận, giống như một viên ngọc quý. Nhờ đó ngài đã quán xét những pháp hành từ trên xuống dưới.

[184] 5. Tại đó ngài đã tẩy sạch được hết các phiền não, chính vì thế chẳng còn bất kỳ phiền não nào tồn tại cả; ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và mười bốn trí của một Ðức Phật.

6. Sau khi đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác ngài đã Chuyển Pháp Luân. Cuộc Thấu Triệt Pháp hội đầu tiên diễn ra với khoảng một trăm ngàn chúng sanh.

2. Trong trường hợp này thuộc một vị Chuyển Luân có nghĩa là một Vị Chuyển Luân Vương.[148]

2. Con trai trưởng có nghĩa là con trai đầu lòng

2. Yêu quí nhất có nghĩa là đáng yêu và chính[149] con trai yêu quí đó được vuốt ve chiều chuộng và được gọi là con trai yêu quí của nàng.

2. Được trang điểm với vòng hoa và những đồ trang sức có nghĩa là kiềng làm bằng đá quí, kiềng đeo ở chân và ở tay, nhẫn, trang trí mũ lông mao, bông tai vòng hoa.

2. đến nơi vui chơi giải trí có nghĩa là đi đến chỗ vui chơi giải trí[150] có tên gọi là Dhanañjaya bên ngoài thành phố.

3. đó có một cây có nghĩa là: người ta nói rằng trong nơi vui chơi giải trí đó có một cây gọi là Crimson Soṇa. Người ta nói rằng cây cao chín mươi cubit, thân cây tròn, có nhiều cành nhánh và táng lá dầy đặc và xanh tươi táng trải rộng; vì có các chư Thiên cư ngụ tại đó cho nên chẳng có loài chim nào dám đến đó làm nơi cư trú; cây đó là đồ trang sức[151] trên mặt đất, tạo ra một kinh đô các loại cây khiến ta vô cùng thú vị khi được nhìn ngắm. Toàn bộ những cành cây được trang điểm với nhiều đọt non ngọn đỏ xẫm, cây cũng là trung tâm lôi kéo chú ý đến nhìn ngắm cho cả chư Thiên và con người.

3. Nổi tiếng khắp nơi có nghĩa là tiếng tăm lan rộng khắp nơi. Ý nghĩa ở đây là:nhiều người trên thế gian này biết đến,[152] nổi tiếng, được nghe biết đến khắp nơi do nó đạt được. Một số giải thích “có một cây lớn đang tồn tại ở đó.”[153]

3. Cao có nghĩa là lớn. ý nghĩa ở đây là giống như cây trầm hương của các vị chư Thiên.

3. Vội vã hướng về phía đó có nghĩa là đã đến được, tới được, tiến lại gần cây Sona.

3.  phía dưới có nghĩa là ở dưới cây đó.

4. Trí vinh quang phát sanh có nghĩa là trí uyên bác xuất hiện[154]

4. Bất tận có nghĩa là không đo lường được, vô bờ bến.

4. Giống như viên ngọc quí có nghĩa là sắc cạnh như viên ngọc quý[155] đây là một từ đồng nghĩa với Trí của thiền quán quán xét về vô thường v.v...

4. Nhờ đó Ngài đã quán xét những pháp hành nghĩa là nhờ trí của thiền quán Ngài quán xét pháp hành bắt đầu với sắc.

4. Từ trên xuống dưới có nghĩa là: ngài đã quán xét sinh diệt của các pháp hành. Chính vì thế, sau khi đã quán xét về[156] các hiện trạng nhân duyên, xuất khởi từ thiền thứ tư về hơi thở ra hít vào. Ngài đã quán chiếu Ngũ uẩn, quan sát đầy đủ năm mươi tướng liên quan đến sanh và diệt. Sau khi đã làm tăng thêm thiền quán về trí nhận biết, ngài đã đắc thủ được toàn bộ những ân đức đặc biệt của một Ðức Phật thông qua thánh đạo sau đây.

[185] 5. Tại đó có nghĩa là tại gốc cây Giác Ngộ Soṇa.

5. Toàn bộ những phiền não có nghĩa là tất cả những phiền não[157], được đề cập tới sau khi đã làm thay đổi giống. Một số lại giải thích “với toàn bộ những phiền não ở đó.”[158]

5. Chẳng còn gì tồn tại có nghĩa là không còn gì nữa.

5. Ngài đã tẩy sạch có nghĩa là ngài đã tẩy sạch hết toàn bộ các phiền não trên thánh đạo và đối với toàn bộ các lậu hoặc; ý nghĩa là ngài đã tiêu hoại toàn bộ các phiền não đó.

5. Giác Ngộ có nghĩa là trí thánh đạo A-la-hán.

5. Và mười bốn trí của một Ðức Phật có nghĩa là mười bốn trí một Ðức Phật có được.[159] Mười bốn trí đó là gì vậy? Trí thánh quả và thánh đạo có cả thảy tám thứ, có sáu trí không thể chia sẻ được cho người khác[160] - Như vậy ta gọi mười bốn trí này là trí của một Ðức Phật.[161] Từ ‘và’ (ca) có nghĩa như là một liên từ. Ý nghĩa ở đây ta nên hiểu là ngài cũng có được những trí khác nữa. bốn tuệ giác phân tích.[162] Trí bốn niềm tin, trí có được do phân định bốn loại tái sanh và năm loại giới hạn[163], trí Thập Lực, và toàn bộ những ân đức đặc biệt của một Ðức Phật.

Sau khi đã chứng đắc được Phật Tính và đồng ý với lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên ngài chuyển Pháp Luân tại nơi vui chơi giải trí Dhanañjaya trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với vị Ðạo sư. Ðây thực sự là cuộc Thấu Triệt Pháp hội lần thứ nhất cho khoảng một trăm ngàn người.

Thế rồi lại có lời nói rằng: tại thành phố Mahdoṇa, có một Long Vương tên là Dona đang cư ngụ trên bờ [164] sông Hằng. Long Vương này có sức mạnh thần thông rất lớn, có uy quyền lớn lao, được đại chúng kính nể, tôn trọng, kính lễ, và tôn thờ. Nếu như những nông dân sống trong vùng đó không dâng của bố thí cho Long Vương thì Long Vương liền tàn phá cả một vùng bằng cách tạo ra hạn hán hay mưa nhiều gây lụt lội hay dùng mưa saṇkhara[165]. Thế nên Ðạo sư Narada, nhìn ngắm hai bên bờ sông, nhận ra rất nhiều ân đức quí báu nơi các chúng sanh. Trong một bài Giáo huấn[166] về Bố thí cho Long Vương và bao quanh là một lượng lớn Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu, ngài đã tiến lại nơi cư trú của Long Vương.

Bởi vậy, khi nhìn thấy Ngài, Ngài liền nói: “Thưa Ðức Thế Tôn,[167] đây là nơi cư trú của Long Vương, vô cùng độc địa sống trong đó. Tính tình nóng nảy khủng khiếp, có sức mạnh thần thông rất cao và tỏ ra rất oai vệ. Nhờ vẻ oai nghi to lớn đó hắn có thể làm hại biết bao nhiêu chúng sanh. Ta không thể nào tiến lại gần hắn được đâu.” Nhưng Ðức Phật cứ tiến tới làm như không nghe thấy những lời cản ngăn của chúng sanh; và khi đã đến nơi ngài liền ngồi thiền tại đó ở một nơi toả ra hương thơm hoa ngào ngạt được chúng sanh sửa soạn nhằm mục tiêu kính trọng Long Vương. Người ta kể lại rằng đám đông chúng sanh qui tụ lại nghe thấy rằng sẽ có một trận chiến diễn ra giữa hai người: Nārada, vị vua hiền triết và Doṇa, Long Vương.

Rồi Long Vương, nhìn thấy vị hiền triết Long tượng[168] ngồi thiền như vậy. Không chiến thắng nổi nỗi điên loạn của mình, hắn liền hiện hình. và thổi ra một làn khói đen ngòm. Ngài Thập Lực cũng thổi ra một làn khói. Lại nữa, Long Vương liền nổi giận. Thế rồi Long Vương, với thân hình thể xác trở nên cực kỳ mệt mỏi do làn khói và luồng hơi đã xông ra từ phía thể xác của ngài Thập Lực, không chiến thắng nổi đau đớn, nghĩ rằng.” Ta sẽ giết hắn với sức mạnh của chất nọc độc.” Và hắn phun ra nọc độc. Sức mạnh của nọc độc này có thể tàn phá toàn bộ Cõi Nam Diêm Phù Ðề (Jambudīpa) nhưng không thể khiến cho ngay cả một sợi tóc trên đầu đức Như Lai Thập Lực rung lên. Thế rồi Long Vương suy nghĩ: “Giờ đây đâu là qui trình tồn tại của sa môn này? “[169] Nhận ra và nhìn thấy Ðức Phật chiếu sáng lộng lẫy và sáng chói với các luồng hào quang gồm sáu màu sắc, giống như ánh sáng mặt trời mùa thu và mặt trăng rằm, Long Vương nghĩ rằng. “Vị Sa môn này nhất định phải có sức mạnh thần thông mạnh mẽ và ta đã sai lầm vì không biết lường sức chính mình.” Long Vương tìm kiếm bảo vệ [186] và đương nhiên hắn tiến lại gần Ðức Phật để quy y ngài. Thế rồi, Nārada vị vua hiền triết, sau khi đã dẫn Long Vương ra ngoài, liền thực hiện Song thông để làm dịu tâm trí của đại chúng đang tụ tập đông đảo tại đó. Thế rồi có đến chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh đã được kiến lập bậc A-la-hán ngay tại đó. Ðây chính là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời người ta nói rằng:

X. 7. Sau khi đã thuần hoá được Long Vương Mahādoṇa, vị Ðại Hiền Triết liền thực hiện Song Thông cho toàn thể thế gian và các chư Thiên.

8. Rồi, ngay việc diễn giải Giáo Pháp đó, đã có hết thảy chín mươi ngàn mười triệu chư Thiên và con người vượt qua được mọi nghi ngờ.

7. Trong trường hợp này thế rồi ngài thực hiện Song thông có nghĩa là “ngài thực hiện Song thông’ hay đây chính là cách giải thích vậy. “Rồi chính các chư Thiên lẫn con người” cũng là một cách giải thích.[170]

8. Trong trường hợp này gồm cả các chư Thiên lẫn con người có ý nghĩa hiểu theo thuộc cách; chính vì thế ý nghĩa phải là: chín mươi ngàn mười triệu gồm cả chư Thiên lẫn con người.

8. Vượt qua có nghĩa là vượt thắng được.

Và khi ngài giáo giới chính con trai của ngài là hoàng tử Nanduttara, lúc đó lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu người. Do vậy người ta nói rằng:

X 9. Vào thời điểm vị anh hùng vĩ đại giáo giới chính con trai mình đã diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội thứ ba có tám mươi ngàn mười triệu người tham dự.

Và khi, trong thành phố Thullakoṭṭhita hai người bạn Bà-la-môn là Bhadda và Vifitamitta[171], đang cùng nhau ngồi tìm đến hồ bất tử. Họ đã gặp được Nārada vị Chánh Ðẳng Giác, người bố thí bản chất sự vật[172]. Nhận thấy có ba mươi hai tướng tốt của một Ðại Nhân trên thân thể Phật Tổ, hai người đã đi đến kết luận: vị Chánh Ðẳng Giác này là người đã vén mở bức màn che khỏi thế gian. Cả hai người đều cảm thấy tin tưởng nơi Ðức Phật và những người đi theo ngài, cả hai đã xuất gia trước sự chứng kiến của Ðức Phật. Khi họ đã xuất gia và chứng đắc A-la-hán Ðức Phật tổ đã tụng Giới Bổn có sự hiện diện của khoảng một trăm ngàn mười triệu các vị tỳ khưu. Ðây chính là lần tu tập đầu tiên. Do vậy có lời nói rằng:

X. 10. Vị Ðại Ẩn sĩ Nārada đã thiết lập được ba tăng đoàn. Lần đầu tiên có một trăm ngàn mười triệu người tham gia.

Vào dịp Ðức Phật Nārada, Bậc Chánh Ðẳng Giác đã đề cập đến biên niên ký sự đại Chư Phật, bắt đầu với chính quyết định của ngài trong một lần tụ tập những người họ hàng lại. Lúc đó lại diễn ra một tụ tập lần thứ hai gồm chín mươi ngàn mười triệu các tỳ khưu. Do vậy có lời nói rằng:

X. 11. Khi Ðức Phật diễn giải về những ân đức đặc biệt của Chư Phật, ngài nêu nguồn gốc những ân đức đó. Có tới chín mươi ngàn mười triệu vị vô tỳ vết đã tụ tập lại cùng lúc đó.

[187] 11. Trong trường hợp này những vị vô tỳ vết có nghĩa là những người không vướng mắc bất kỳ tỳ vết nào, cùng với các lậu hoặc đã đoạn tận.

Thế rồi, sau khi đã dẫn dắt Long Vương Mahadona, lại có một Long Vương sùng đạo có tên là Verocana, sau khi đã cho xây dựng một đại sảnh đường gần bên bờ sông Hằng rộng khoảng ba Gavutas và gồm bảy loại đá quí[173], vị ấy cùng với đoàn tuỳ tùng đã mời chúng sanh trong thành đến cửa một ngôi nhà bố thí đường. Sau khi đã qui tụ lại các vũ công Long Vương và các nhạc công mặc đủ loại quần áo và các đồ trang sức đa dạng, cùng với lòng kính lễ thành kính vị ấy đã thực hiện một cuộc Ðại thí dành cho Ðức Phật Tổ cùng với đoàn tùy tùng đi theo ngài. Khi bữa ăn đã đến lúc kết thúc như thể đang đi xuống vùng sông Hằng, thì Ðức Phật đã ban phước lành cho họ. Rồi Ðức Phật đã tụng Giới Bổn cùng một đoàn các vị tỳ khưu gồm tám mươi trăm ngàn người. Ðược cho là đã xuất gia theo mệnh lênh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu” sau khi họ đã được nghe diễn giải Giáo Pháp vào lúc ngài chúc phúc lành sau bữa ăn.[174] đây là lần tụ tập lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

X 12. Khi Long Vương đã thực hiện một cuộc bố thí cho vị Ðạo sư, có đến tám mươi ngàn người con của vị Chiến Thắng đã tụ tập lại.

Trong trường hợp này tám mươi trăm ngàn có nghĩa là tám mươi trăm ngàn người.[175]

Lúc đó sau khi đã xuất gia trong cuộc xuất gia các nhà tiên tri, vị Bồ Tát đã xây dựng một Ẩn Cư tu viện trên sườn núi Himavant, cư ngụ tại đó ngài đã chứng được ngũ thắng trí và bát thiền chứng. Và do lòng từ bi đối với vị Bồ Tát này Ðức Phật Tổ Nārada đã đến tham quan thiền viện đó có đến tám mươi mười triệu các vị A-la-hán bao quanh ngài và mười ngàn cận sự nam đã kiến lập thánh quả bất Lai. Ngay sau khi vị Ðạo Sĩ đã nhận ra Ðức Phật Tổ đầy hân hoan trong lòng, ngài đã truyền cho xây một thiền viện cho Ðức Phật Tổ cư ngụ với đoàn tùy tùng của ngài, ngài đã hết lòng khen ngợi những ân đức đặc biệt của Ðức Phật. Sau khi đã nghe Ðức Phật diễn giải Giáo Pháp, ngài đã đi đến Uttarakuru Bắc câu lưu châu vào ngày hôm sau, mang về đồ ăn từ đó, và tổ chức một cuộc Ðại thí cho vị Chánh Ðẳng Giác cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài. Sau khi đã tổ chức một cuộc Ðại thí trong vòng bảy ngày, ngài đã đem về một lượng gỗ giáng hương[176] vô giá từ thành phố Himavant và kính lễ Ðức Phật Tổ với loại gỗ giáng hương đó. Rồi đức Như Lai Thập Lực, vây quanh là một đoàn con người cũng như chư Thiên, sau khi đã diễn giải Giáo Pháp cho ngài, đã thọ ký. “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm”. Do vậy có lời nói rằng:

X 13. Vào thời đó Ta đã là một vị Ðạo Sĩ vô cùng khắc khổ. Một vị Ðạo sĩ tóc rối, ta[177] đã là người di chuyển trên không, là người đã chế ngự được ngũ thắng trí.

14. Và khi ta đã cúng dường với đồ ăn thức uống sánh ngang với những gì không thể sánh bằng tùy tùng của ngài. Ta đã kính lễ ngài với gỗ giáng hương màu đỏ quí giá.

15. Và Ðức Phật Nrada, lãnh tụ trên thế gian này cũng đã thọ ký về ta như sau: ‘Vô số niên đại kể từ giờ trở về sau ngài sẽ trở thành một Ðức Phật trên thế gian này.”[178]

16. Khi ngài đã thực hiện cố gắng phấn đấu khổ hạnh....” “....chúng ta sẽ được gặp trực diện với con người này.”

[188] 17. Khi ta đã nghe những lời này, tâm ta ngày càng sảng khoái[179]. Ta đã nhất định quyết tâm tu tập để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

14. Trong trường hợp này Và Khi Ta có nghĩa là và khi ta đã[180]

14. Sánh ngang với những gì không thể sánh bằng có nghĩa là các vị không thể sánh bằng là những vị Giác Ngộ trong quá khứ và tương lai[181]. Sánh bằng với những vị không thể sánh bằng tức là ngang bằng. Ðối nghịch lại với các vị không gì sánh bằng. Hay, các vị không gì sánh bằng không có người nào địch nổi. Ngang bằng tức là có những người sánh bằng. Vị kiệt xuất, sánh bằng với những vị không gì sánh nổi và những vị ngang bằng nên được đề cập đến như là “ngang bằng với các vị không thể sánh bằng và những vị ngang bằng vậy.” ta nên hiểu rằng đây[182] là điều được cho rằng đây là một cách đọc lướt trong ngôn ngữ nơi từ ‘ngang bằng’ ý nghĩa ở đây là sánh ngang với những vị không thể sánh bằng và những vị ngang bằng.

14. Cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài. Có nghĩa là cùng với chúng sanh là những người cận sự nam. “Ngài, chính là người có mắt, cũng đã thọ ký về ta giữa các chư Thiên và con người”[183] cũng là một cách giải thích. Ý Nghĩa này cũng đã rõ ràng.

17. Ta ngày càng sảng khoái trong tâm có nghĩa là đang cảm thấy sảng khoái[184], ngày càng nhieàu hơn, được thoả lòng. (Thỏa mãn trong lòng).

17. Ta đã nhất định quyết tâm thực hiện tu tập có nghĩa là ta đã quyết tâm thực hiện tu tập hết sức mình[185] “Ta đã quyết tâm nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nhằm chu tất mười pháp Ba la mật.” Cũng là một cách giải thích.

Thành phố của Phật Tổ đó có tên là Dhaññavat. Quí Tộc Sát Ðế Lị là cha của ngài tên là Sudeva, mẹ của ngài tên là Anomā. Các tối thượng nam thinh văn của ngài là Bhaddasāla và Jitamitta. Vị thị giả cho ngài có tên là Vāseṭṭha, tối thượng nữ thinh văn của ngài là Uttarā và Phaggunī. Cây Bồ Ðề của ngài là Cây Cổ Thụ Soṇa. Thân hình của ngài cao tới tám mươi tám Cubits, hào quang nơi thân thể ngài liên tục toả sáng khoảng một do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài là chín mươi ngàn năm. Và người vợ chính của Ngài có tên là Vijitasenā.[186], con trai của ngài tên là hoàng tử Nanduttara, ba toà lâu đài của ngài là Vijita, Vijitāvī và Vijitābhirāma[187]. Ngài đã trải qua những ngày ở hậu cung trong vòng chín mươi ngàn năm. Ngài đã thực hiện cuộc Xuất Gia vĩ đại đơn giản bằng đi bộ. Do vậy người ta nói rằng:

X 18. Dhaññavat là tên thành phố của ngài, Sudeva[188] tên của vị Quí Tộc Sát Ðế Lị , Anomā là tên của mẹ Phật Tổ Nārada, là vị ẩn sĩ vĩ đại.

23. Bhaddasāla và Jitamitta là hai vị tối thượng nam thinh văn của Phật Tổ. Vāseṭṭha là tên vị thị giả cho Nārada, vị ẩn sĩ vĩ đại.

24. Uttarā và Phaggunī là hai tối thượng nữ thinh văn. Cây Bồ Ðề của vị Phật tổ đó được cho là một Cây Cổ Thụ Soṇa.

26. Nhà Ðại Hiền Triết cao tám mươi tám ratana. Vị mười ngàn toả sáng chói chang giống như một cột trụ trang hoàng với vòng hoa muôn màu.

27. Những tia hào quang khoảng độ một sải tay từ cơ thể của ngài toả ra khắp tứ phía, liên tục ngày đêm chiếu sáng ra xa khoảng một do tuần yojona[189]

[189] 28. Trong khoảng thời gian đó chẳng có chúng sanh nào trong vòng đường kính một do tuần (yojana) lại thắp lên bất kỳ ngọn đuốc hay ngọn đèn nào cả. vì toàn bộ đã có hào quang của Ðức Phật toả sáng khắp nơi.[190]

29. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều chúng sanh vượt qua khỏi bộc lưu.

30. Vì cõi trời rất đẹp khi được trang hoàng với các thiên thể, cũng như vậy Giáo Pháp của ngài cũng chiếu sáng huy hoàng nơi các vị A-la-hán.

31. Sau khi đã xây đắp chiếc cầu kiên cố Giáo Pháp để cho những người còn lại đã nhập vào Thánh đạo có thể vượt qua dòng luân hồi, đoàn ngưu nhân đã viên tịch [191]

32. Cả vị Phật tổ đó, sánh bằng với vị không thể sánh nổi, và những người nào đã đoạn tận các lậu hoặc. Thuộc hạng sáng giá không gì bì nổi, cũng đã biến mất. Phải chăng tất cả các pháp hành chỉ là trống rỗng cả hay sao?

26. Trong trường hợp này giống như cột trụ trang hoàng với vòng hoa muôn màu. Có nghĩa là đẹp đẽ và đáng yêu như thể một cột trụ được trang hoàng bằng vàng với nhiều loại đá quí.

26. Vị mười ngàn toả sáng chói chang có nghĩa là vì hào quang của ngài ngay cả mười ngàn ta bà Thế Giới cũng được chiếu sáng chói chan. Ý nghĩa ở đây là điều đó được toả sáng. Giải thích chính vấn đề này Ðức Phật có nói: “Các hào quang rực rỡ toả sáng khoảng độ một sải tay từ thân xác của ngài túa ra tứ phía.

27. Trong trường hợp này các hào quang toả ra khoảng độ một sải tay có nghĩa là giống như những hào quang rực rỡ vào khoảng độ một sải tay: các hào quang tỏa ra khoảng một sải tay. Ý nghĩa ở đây là: giống như những hào quang của Ðức Phật tổ của chúng ta toả ra độ một sải tay nơi khắp tứ phương.

28. Chẳng có (na keci) có nghĩa là ở đây chỉ là vần “na” có ý nghĩa loại trừ. Ðiều này nên hiểu là có sự tương quan với ý nghĩa[192] rộng hơn là thế gian chúng thắp sáng.’

28. Những ngọn đuốc có nghĩa là những ngọn đèn nhỏ có tay cầm: đuốc hay đèn; một số người không thắp sáng lên[193] họ không thắp đèn lên. Tại sao vậy? Vì đặc tính sáng ngời của hào quang phát ra từ thân xác Ðức Phật.

28. Với những hào quang của Ðức Phật Tổ có nghĩa là với các hào quang chiếu ra từ thân xác Ðức Phật

28. Toả sáng khắp nơi[194] có nghĩa là chiếu sáng đến tận mọi nơi.

30. Với các thiên thể. Có nghĩa là các vì sao.[195] Vì khi bầu trời chiếu sáng được trang hoàng với các vì sao, cũng như vậy Giáo Pháp của ngài cũng chiếu sáng khi được các vị A-la-hán tô điểm cho.

31. Có thể vượt qua dòng luân hồi có nghĩa là niềm hạnh phúc vượt qua được đại dương luân hồi.

31. Người còn lại đã nhập Vào Thánh Ðạo: ý nghĩa ở đây là, đặt những vị A-la-hán sang một bên. Những cá nhân còn lại là những bậc hữu học với những chúng sanh bình thường “vô cùng yêu mến”[196]

31. Chiếc cầu Giáo Pháp, có nghĩa là cầu chánh đạo. Ý nghĩa ở đây là sau khi đã xây dựng được cây cầu Giáo Pháp để giúp cho những cá nhân còn lại vượt qua kiếp luân hồi, là những người đã thực hiện được toàn bộ những trách nhiệm và đã Níp-bàn viên tịch, còn lại như những gì đã khẳng định ở trên. cũng đã rõ ràng.

Kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Nārada

Kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ chín,

-ooOoo-

XI. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ PADUMUTTARA

[190] Giáo Pháp của Ðức Phật Nārada tiếp tục được triển khai được chín mươi ngàn năm[197] thì biến mất. Và đại kiếp đó cũng đi đến kết thúc. Sau đó một A-tăng-kỳ kiếp đã không có Ðức Phật nào xuất hiện trên thế gian này, đây là thời gian trống rỗng chẳng có bất kỳ hào quang chư Phật nào tồn tại cả. Thế rồi sau khi nhiều đại kiếp và A-tăng-kỳ[198] trôi qua, trên thế gian này lại xuất hiện một Ðức Phật hồng danh là Padumutta trong một đại kiếp và một trăm ngàn đại kiếp đã qua, ngài đã chiến thắng Ma-vương, đã đặt gánh nặng xuống và chính ngài là tinh của thần Meru.[199] Ngài đã không còn luân hồi, ngài là con người hoàn hảo nhất, là người tối thượng hơn hẳn mọi chúng sanh trên thế gian này.[200]

Khi ngài đã hoàn tất các Pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh trong cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Sujātā[201] tại thành phố có tên là Haṃsavatī. Hoàng hậu xuất thân trong một gia đình danh giá[202] và là hoàng hậu nhiếp chính của một quốc vương tên là nanda[203], có nghĩa là người mang lại niềm vui sung sướng tột đỉnh[204] cho chúng sanh. Sau mười tháng mang thai nàng đã đản sanh hoàng tử Padumuttara trong nơi vui chơi giải trí Haṃsavatī. Những điềm lạ đã xảy ra trong thời gian ngài giáng trần trong lòng mẹ và vào ngày, ngài đản sanh trên cõi đời này giống như ta đã nói đến trong các phần đề cập đến các Ðức Phật Tổ ở trên.[205] Người ta kể lại rằng vào lúc ngài đản sanh có một trận mưa hoa sen từ trời rơi xuống. Chính vì lý do này vào ngày lễ đặt tên cho ngài họ hàng của ngài đã đặt tên cho ngài là hoàng tử Padumuttara.

Ngài sống trong hậu cung đúng mười ngàn năm. Ba toà lâu đài của ngài dành cho ba mùa trong năm có tên như sau: Naravāhana, Yasavāhana. Vasavattī. Có hơn một trăm hai mươi ngàn vũ nữ hầu hạ ngài hoàng tử trong cung đứng đầu là công Chúa Vasudattā. Sau khi người con trai, là hoàng tử Uttara[206] vô song[207] trong toàn bộ những ân đức, đã được Công Chúa Vasudatta hạ sanh, sau khi đã chứng kiến bốn hiện tượng, vị Bồ Tát suy nghĩ đến việc nên thực hiện một chuyến Ðại Xuất Gia. Ngay khi mới có suy nghĩ như vậy thì toà lâu đài Vasavattī đã bay vọt lên không trung giống như một bánh xe của người thợ gốm và bay trên bầu trời giống như một căn nhà chư Thiên và giống như mặt trăng rằm đã hạ xuống đất, tương tự như toà lâu đài ta đã đề cập đến ở trên trong phần Bình luận về Biên Niên Ký sự Ðức Phật Tổ Sobhita,[208] có cây Bồ Ðề mọc ở chính giữa. Chúng sanh bàn tán với nhau là Vị Ðại Nhân đã ngự xuống trong toà lâu đài đó,[209] mặc y cà sa màu vàng, biểu ngữ và cờ hiệu A-la-hán do chính các chư Thiên ban tặng cho ngài. Ngài đã xuất gia ngay lập tức. Và khi toà lâu đài đã đến chỗ qui định, liền đậu xuống chính xác nơi chính chỗ cũ. Trừ các phụ nữ, thì toàn bộ đoàn người đã xuất hiện với vị Ðại Nhân đều đã xuất gia. Cùng với những người này, vị Ðại Nhân đã tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày.2 Sau khi ngài đã thọ cơm sữa ngọt, vào ngày rằm tháng Visākha do Rucinandā[210] dâng cúng cho ngài, cô là con gái một lái buôn trong thành phố Ujjenī. Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Sāla. Vào buổi chiều ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Sumitta dâng cúng cho ngài, Sumitta là một vị Ẩn sĩ loã thể và ngài tiến lại gần cây Bồ Ðề tên là cây Salala[211], đi vòng quanh cây từ hướng phải mà tiến lại gần và rải những bó cỏ khô trên một bãi đất rộng đến ba mươi tám cubit. Ðang khi ngài ngồi thiền kiết già, ngài đã nhất quyết tu tập bốn chi tinh tấn, ngài đã cảm thắng được đạo quân Ma-Vương cùng với chính ma vương nữa. Ngài đã nhớ lại những tiền kiếp trong suốt canh đầu trong đêm, ngài đã đạt được thiên nhãn thanh tịnh trong suốt canh hai. Quán xét đến[212] trạng thái Nhân Duyên trong suốt canh ba và xuất khỏi thiền thứ tư thông qua hơi thở ra hít vào. Ngài đã quán xét về ngũ uẩn, thấy toàn bộ năm mươi tướng liên quan đến khởi sanh và diệt. Ðang khi gia tăng thêm thiền quán[213] về trí nhận thức, ngài đã thấu triệt toàn bộ những ân đức đặc biệt của một vị Phật Tổ thông qua Thánh Ðạo. [191] Và ngài đã thốt ra những lời lẽ mang tính tục lệ đối với toàn bộ Chư Phật như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Các chúng sanh nói rằng: thế rồi có một trận mưa hoa sen trút xuống như thể tô điểm cho toàn cõi không gian nơi thập vạn đại nhiên ta bà Thế Giới. Do vậy có lời nói rằng:

XI 1. Sau ngài Nārada có bậc Chánh Ðẳng Giác, vị Chiến Thắng hồng danh là Padumuttara, tối thượng nơi toàn thể các con người, điềm tỉnh tựa như đại dương bao la.

2. Giống như đại kiếp Maṇḍa trong đó Ðức Phật này sanh ra, trong đại kiếp này một con người với công đức xuất chúng cũng đã sanh ra.

Trong trường hợp này giống như đại dương có nghĩa là sâu như đại dương[214]

1. Giống như Maṇḍa đại kiếp có nghĩa là: Ðại kiếp trong đó có hai[215] Ðức Phật xuất hiện được gọi là đại kiếp Maṇḍa. Một đại kiếp có hai đặc tính[216]: đại kiếp trống rỗng và đại kiếp bất trống rỗng. Trong trường hợp này Chư Phật, chính tự bản thân và vì bản thân mình, là các chuyển luân vương không thể nổi lên trong đại kiếp trống rỗng. Chính vì thế người ta gọi là có một đại kiếp trống rỗng là vì không có những cá nhân con người gồm những ân đức đặc biệt, một đại kiếp bất trống rỗng có năm loại: Ðại kiếp Sara, Maṇḍa đại kiếp, Vara đại kiếp, Saramaṇḍa đại kiếp, Bhaddha đại kiếp. Trong trường hợp này có một đại kiếp Sara được gọi với tên như vậy là vì lý do có sự xuất hiện của một vị Chánh Ðẳng Giác tạo ra được bản chất những ân đức đặc biệt đó. Tạo ra được bản chất những ân đức đặc biệt đó trong một đại kiếp lại là trống rỗng các ân đức đặc biệt, thiếu những ân đức đó. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có hai vị lãnh đạo thế giới xuất hiện ta gọi là đại kiếp Maṇḍa. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có ba Ðức Phật xuất hiện, Ðức Phật đầu tiên thọ ký vị bảo vệ thế gian thứ nhì, vị thứ hai lại thọ ký vị thứ ba. Như vậy về khía cạnh này con người hết sức vui mừng vì mỗi vị tự mình đã tạo ra ước muốn được thể hiện ước muốn ngài đã mong đợi từ lâu,[217] chính vì thế ta gọi là đại kiếp Vara. Và trong bất kỳ đại kiếp nào có bốn Ðức Phật xuất hiện, ta gọi đó là đại kiếp Saramaṇḍa vì lý do nó còn kiệt xuất hơn cả đại kiếp trước đó. Trong bất kỳ đại kiếp nào xuất hiện năm Ðức Phật, thì ta gọi đó là Bhadda đại kiếp.[218] Nhưng đây là điều rất khó đạt đến. Và trong loại đại kiếp này thì các chúng sanh trên nguyên tắc rất sung túc về lòng tốt và hạnh phúc; theo luật có ba căn nhân duyên.[219] các nguyên nhân này tạo diệt trừ các phiền não; những đại kiếp nào có hai căn nguyên nhân[220] thì đi đến nhàn cảnh; còn không có căn nhân duyên thì được một nhân duyên. Vì thế loại đại kiếp này được gọi là Ðại kiếp Bhadda. Do vậy người ta nói rằng: “một đại kiếp bất trống rỗng có năm đặc tính.” Ðây là những gì do các vị Trưởng Lão truyền lại như sau:[221]

Một Ðức Phật xuất hiện trong đại kiếp Sara; trong đại kiếp Maṇḍa có hai vị Chiến thắng xuất hiện; trong đại kiếp Vara có ba Ðức Phật xuất hiện; trong đại kiếp Saramaṇḍa lại có bốn Ðức Phật xuất hiện, và năm Ðức Phật xuất hiện trong Ðại kiếp Bhadda – chẳng còn vị chiến thắng nào xuất hiện nhiều hơn thế.

Nhưng trong đại kiếp Padumuttara thì đức Như Lai Thập Lực đã xuất hiện. Ngay cả trong đại kiếp Sara. Ấy vậy, nhờ vào đạt được các ân đức đặc biệt lại có điều trùng hợp với đại kiếp Maṇḍa và điều này được gọi là đại kiếp Maṇḍa.

2. Từ va (giống như) nên được hiểu theo nghĩa tương đồng.

2. Công đức xuất chúng[222]có nghĩa là công đức[223] được tích lũy

2. Con người có nghĩa là rất nhiều người.

Khi Ðức Phật Padumuttara, tối thượng nơi các con người[224], đã trải qua bảy ngày ngồi kiết già gần cây Bồ Ðề, ngài nghĩ rằng: “Ta sẽ đặt một chân xuống đất”. [192] Và ngài đã duỗi chân phải ra, ngay lập tức mặt đất[225] rẽ ra, rồi tại đó, cho dù có nước hay không, đã nổi lên những tua nhụy và những gương sen tinh tuyền, có táng lá tinh tuyền trải rộng ra nổi trên mặt nước. Thực vậy lá sen trải rộng tới chín mươi cubit, các tua nhụy lan toả khoảng ba mươi cubit, các gương sen khoảng độ mười[226] cubit còn những phấn hoa mỗi thứ độ chín chiếc bình đựng nước. Và vị Ðạo sư cao năm mươi tám cubit, sải tay của ngài đo được mười tám cubit, trán rộng năm cubit, và tay chân của ngài mỗi thứ đo được mười một cubit. Nếu như gương sen đo được mười cubit có thể chạm tới hai chân dài mười một cubit của ngài, phấn hoa lan tỏa tới chiều cao chín chiếc bình đựng nước đạt tới chiều cao thân hình năm mươi tám cu bit của ngài đạo sư, bao phủ ngài như thể với loại bột đất rắn chắc màu đỏ. Các vị Tụng Tương ưng Bộ kinh (Samyutta) có cho biết: “Chính vì lý do đó Ðạo sư Padụmuttura đã nổi tiếng khắp thế gian.”*

* SA ii. 80

Rồi sau khi đã nhận lời thỉnh cầu giảng giải Giáo Pháp của vị Phạm Thiên và quán xét căn cơ giữa các chúng sanh, Ðức Phật Padumuttara, tối thượng trên toàn thể thế gian này, đã nhìn thấy tại thành phố Mithilā có hai vị hoàng tử, tên là Devala và Sujāta, đã tròn đủ những ân đức cao nhất; ngay lúc đó thông qua một lối đi hư không, Ðức Phật đã đáp xuống nơi vui chơi giải trí Mithilā và đã nhờ người canh giữ công viên cho điều hai vị hoàng tử lại. Hai vị này nói rằng: con trai cậu chúng ta, là hoàng tử Padumuttara đã xuất gia và đã đạt đến Chánh Ðẳng Giác, đã đặt chân đến thành phố của chúng ta. Nào, chúng ta sẽ đến để gặp lại ngài Phật tổ Padumuttara.” Và rồi cùng với đoàn tuỳ tùng hai người đã tiến lại gần Ðức Phật Padumuttara và họ ngồi vây quanh ngài. Thế rồi Ðức Thế Tôn được đoàn người này ngồi vây quanh ngài tỏa sáng tựa trăng rằm mùa thu vây quanh là một nhóm các vì sao đông đảo, đức Như Lai Thập Lực đã Chuyển Pháp Luân tại đó. Thế rồi một cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên đã diễn ra tại đó, có sự hiện diện của khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh.

Do vậy có lời nói rằng:

XI 3. Ngay lần thuyết pháp đầu tiên của Ðức Phật Padumuttara đã diễn ra cuộc thấu triệt pháp hội có đến một trăm ngàn mười triệu chúng sanh hiện hữu.

Một lần khác, tại một cuộc gặp gỡ Ðạo sĩ Sarada, khi ngài đang diễn giải Giáo Pháp cho một đám đông chúng sanh là những người đang bị cực hình Ðịa ngục Niraya tra tấn. Ngài đã khiến cho một số khoảng ba mươi bảy trăm ngàn người được nếm hương vị Giáo Pháp. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XI 4. Tiếp theo sau đó, đang khi Ðức Phật làm mưa Giáo Pháp khiến cho chúng sanh trở nên tươi mát, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai số người tham dự lên đến con số ba mươi bảy trăm ngàn người.

Và rồi sau đó vị đại vương nanda cùng với hai mươi ngàn chúng sanh và hai mươi ngàn vị quan đã xuất hiện tại thành phố Mithilā có sự hiện diện của Ðức Phật Padumuttara, vị Chánh Ðẳng Giác. Và ngài đã khiến cho tất cả họ xuất gia theo khẩu hiệu, “Thiện lai tỳ khưu”, và vây quanh Ðức Phật [193] Khi thực hiện một hạnh tuyệt hảo cho cha ngài. Ðức Phật đã lưu lại Haṃsavati, thủ đô vương quốc cha ngài đang trị vì. Tại đó, giống như Ðức Phật của chúng ta tại thành phố Kapila, ngài đã rảo bước lên xuống trong vòm trời và thuyết giảng về biên niên Ký Sự của Chư Phật. Thế rồi lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội cho năm mươi ngàn chúng sanh qui tụ tại đó. Do vậy có lời nói rằng:

XI 5. Vào thời điểm vị Ðại Anh Hùng tiến lại gặp nanda, khi ngài đến gặp cha ngài, Ðức Phật Padumuttara đã vỗ trống bất tử.

6. Khi trống bất tử được trổi lên và mưa Giáo Pháp đổ xuống, lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba có khoảng năm chục ngàn người có mặt.

5. Trong trường hợp này đang khi tiến lại[227] gặp nanda có nghĩa là Cha của ngài được biết đến với tên gọi là nhà vua Ānanda.

Vỗ trống có nghĩa là đánh trống lên.

Đã được vỗ lên có nghĩa là trống đã được ánh trống lên.

6. Khi chiếc trống bất tử có nghĩa là khi chiếc trống bất tử[228] - thay đổi giống nên được hiểu ở đây. “cần mẫn nhắc lại” cũng là một cách giải thích. Ý nghĩa đoạn này là điều này đã được nhắc đi nhắc lại liên tục.

Một trận mưa Giáo Pháp đã đổ xuống có nghĩa là đang mưa Giáo pháp[229] xuống trên chúng sanh.

Chứng tỏ cho thấy ý nghĩa tạo ra cuộc thấu triệp Pháp hội có lời nói rằng:

XI 7. Ðức Phật tổ, là người giáo giới, và người huấn luyện, người trợ giúp các chúng sanh vượt qua bộc lưu, rất tài khéo trong cách diễn giải, ngài đã tạo ra cho biết bao nhiêu người vượt qua bộc lưu.

7. Trong trường hợp này người giáo giới có nghĩa là người giáo giới trong lãnh vực đó, ngài đã giáo giới với cách diễn giải những ân đức đặc biệt cũng như những lợi ích của Qui y. Trì giới, hạnh đầu đà[230]

7. Người huấn luyện nghĩa là người ban huấn từ, bậc Giác Ngộ, trong đó Ngài đã chỉ dạy về Tứ Diệu đế.

7. Người trợ giúp vượt qua có nghĩa là một người giúp đỡ vượt qua bốn bộc lưu.

Và khi mặt[231] ngài sáng láng như mặt trăng rằm[232], vị Ðạo sư đã tụng Giới Bổn ngay trong nơi vui chơi giải trí Mithilā, có sự hiện diện của một trăm ngàn mười triệu các vị tỳ khưu vào ngày rằm tháng Māgha. Ðó chính là nhóm người (tăng đoàn) đầu tiên của ngài. Do vậy có lời nói rằng:

XI 8. Đạo sư Padumuttara đã tụ tập được ba nhóm tăng đoàn: nhóm đầu tiên gồm một trăm ngàn mười triệu người.

Và khi đã trải qua mùa mưa trên ngọn núi đá Vebhara[233] Ðức Phật Tổ đã diễn giải Giáo pháp cho đại chúng đến gặp ngài. Và ngài đã để cho khoảng chín mươi ngàn mười triệu người xuất gia theo khẩu hiệu “Thiện lai tỳ khưu” được tiếp nhận[234] vào Tăng Ðoàn, ngài đã tụng Giới Bổn bao quanh ngài là những chúng sanh cùng xuất gia với ngài. Ðây là tăng đoàn thứ nhì. Do vậy có lời nói rằng:

XI 9. Khi Ðức Phật Tổ, sánh ngang với bất kỳ vị khôn ví nào, đang trú ngụ trên núi Vebhara đã xuất hiện tăng đoàn thứ hai gồm chín mươi ngàn mười triệu người.

[194] Lại nữa, khi Ðức Thế Tôn chứng đắc những ân đức đặc biệt, người bảo vệ tam giới đang đi du hành tại vùng đồng quê để giải thoát đại chúng thoát khỏi những triền phược, liền xuất hiện một tăng đoàn gồm tám mươi ngàn mười triệu các vị tỳ khưu. Do vậy lại có lời nói rằng:

XI 10. Lại nữa, khi ngài đã lên đường hoằng đạo, đã diễn ra một tăng đoàn gồm tám mươi ngàn mười trịêu người từ các làng mạc, thị trấn và các thành thị tụ tập lại.

10. Trong trường hợp này từ các làng mạc, thị trấn, và các thành thị có nghĩa là “thông qua các làng mạc, thị trấn và các thành thị”[235] hoặc đây chỉ là một cách giải thích. Ý nghĩa là: đối với những ai đã xuất gia qui y sau khi đã rời khỏi các làng mạc, thị trấn và thành thị.

Khi đó là thủ hiến một thành thị tên là Jatika[236] với một số tài sản nhiều vô số kể, vị Bồ Tát của chúng ta đã tổ chức một cuộc bố thí quang vinh những nguyên liệu may y cà sa cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật tổ làm trưởng đoàn. Và nhân cơ hội[237] chúc phước cho bữa ăn Ðức Phật cũng đã thọ ký về ngài: “Trong tương lai, một trăm ngàn đại kiếp nữa kể từ nay, vị này sẽ trở thành một Ðức Phật hồng danh là Cồ Ðàm” do vậy có lời giải thích rằng:

XI 11. Vào thời đó ta là một vị thủ hiến cai quản thành phố tên là Jatika[238] ta đã bố thí y cùng với thực phẩm cho Tăng đoàn với Ðấng Chánh Ðẳng Giác đứng đầu.

Và rồi cũng[239] chính ngài khi đang ngồi thiền giữa Tăng Ðoàn đó, đã thọ ký: “một trăm ngàn Ðại kiếp kể từ nay về sau người này sẽ trở thành một Ðức Phật.

Khi ngài quyết định tiến hành phấn đấu, ngài đã áp dụng một cách sống hết sức khổ hạnh....” “.... Trong một tương lai xa chúng ta sẽ được đối diện với Ðức Phật này.”

Khi ta đã nghe tiếng ngài đã nhất quyết tiến hành tu tập nhiều hơn nữa và thực hiện một nỗ lực đòi hỏi nhiều cố gắng để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

11. Trong trường hợp này dành cho Tăng Ðoàn với Chánh Ðẳng Giác đứng đầu.[240] có nghĩa là đấng Chánh Ðẳng Giác làm lãnh đạo cho Tăng Ðoàn[241]; đối cách ở đây được hiểu theo nghĩa thuộc cách.

11. Ta đã bố thí y cộng với thực phẩm có nghĩa là ta đã cung cấp thực phẩm cùng với nguyên liệu để may y cà sa.

14. Cố gắng tích cực có nghĩa là rất nhiều cố gắng[242].

14. Nỗ lực có nghĩa là ta đã cố gắng rất nhiều.

Và vào thời Ðức Phật Tổ Padumuttara không có các nhóm ngoại giáo. Toàn bộ các chư Thiên và chúng sanh chỉ đi đến với Ðức Phật Tổ để tìm nơi nương tựa. Do vậy có lời nói rằng:

XI 15. Toàn bộ các nhóm ngoại giáo đều bị dập tắt, bị loạn tâm và rồi chán nản thất vọng. Không ai chăm sóc họ và Người ta đã quẳng họ ra ngoài khỏi thành thị.

[195] 16. Toàn bộ họ đã qui tụ tại đây gặp Ðức Phật Tổ và nói: “Thưa người anh hùng vĩ đại, ngài là người bảo vệ chúng tôi. chớ gì ngài là nơi chúng tôi nương tựa. Ngài cũng đồng ý như vậy.”

17. Với lòng bi mẫn, thương xót chúng sanh, tìm kiếm hạnh phúc cho toàn bộ chúng sanh, ngài đã kiến lập toàn bộ các nhóm ngoại giáo qui tụ lại với năm giới.

Chính vì vậy không can dự vào và trống rỗng các nhóm ngoại giáo. Ðiều đó chỉ còn được trang hoàng với các vị A-la-hán, cùng với những vị kiên định là những người đã chế ngự được.

15. Trong trường hợp này Stamped out có nghĩa là tính kiêu căng và tính tự phụ đã bị dập tắt.

15. Các nhóm ngoại giáo (Titthiyā) có nghĩa là về vấn đề này ta nên hiểu đây là một “chỗ cạn vượt qua được”. Ta nên hiểu là người “tạo ra chỗ cạn” (titthakara). Ta nên hiểu những gì “thuộc chỗ cạn đó” trong trường hợp này khi người ta nói “ở đây họ đã vượt thắng (bộc lưu) nhờ có những thường kiến v.v...” mà niềm tin dị giáo chính là “chỗ cạn” việc tạo ra niềm tin dị giáo này chính là “kẻ tạo ra chỗ cạn”[243] những ai tham gia vào dị giáo này chính là những kẻ tạo ra các nhóm ngoại giáo. Nhưng người ta nói rằng vào thời Ðức Phật Tổ Padumuttara chẳng có nhóm ngoại giáo nào tồn tại. Ta nên hiểu rằng các từ bắt đầu với các môn phái đã bị dẹp bỏ” nhằm mục tiêu chứng tỏ rằng ngay cả những kẻ có chủ trương như vậy đều đã bị dẹp bỏ.[244]

15. Bị loạn tâm có nghĩa là tâm trí bị nhiễu loạn

15. Chán nản thất vọng chính là từ đồng nghĩa với từ trên.

15. Không ai chăm sóc họ có nghĩa là chẳng có người nào phục vụ cho những người thuộc các môn phái khác, cũng chẳng có ai bố thí đồ ăn và kính trọng họ cả, không ai đứng lên khỏi chỗ ngồi để vỗ tay chào đón họ.

15. Khỏi thành thị đó có nghĩa là ngay cả từ chính thành thị nơi họ đang cư trú.

15. Họ quẳng ra ngoài có nghĩa là ném đi, quay lưng lại. Ý nghĩa ở đây nên hiểu là họ không cung cấp nơi cư trú cho họ.

15. Họ có nghĩa là những nhóm ngoại giáo.

16. đi đến gặp Ðức Phật Tổ có nghĩa là vì những cư dân sống trong thị trấn trở lại với ngài. như vậy ngay cả với những môn phái khác, họ liền cùng nhau qui tụ lại. Chỉ đơn giản đi đến nương tựa nơi Phật Tổ Padumuttara, là vị Như Lai Thập Lực. Ý nghĩa ở đây là họ nương nhờ ngài sau khi đã nói như sau: “Ngài là Ðạo sư của chúng tôi, là người bảo hộ, là biên cương, là nơi nghỉ ngơi, là nơi nương nhờ.”

17. Ngài đã tỏ lòng bi mẫn có nghĩa là lòng từ bi nhân hậu.

17. Ngài tỏ lòng thương xót có nghĩa là tỏ lòng thương hại.

17. Qui tụ lại có nghĩa là các nhóm ngoại giáo đang cùng nhau quy tụ lại và đi đến nương nhờ ngài.

17. Ngài đã kiến lập họ với năm giới có nghĩa là ngài khiến cho họ trì Ngũ giới.[245]

18. Không can dự vào có nghĩa là không xen vào. Không hoà đồng với những người khác đang chủ trương những niềm tin dị giáo.

18. Trống rỗng có nghĩa là trống trơn[246] không có bất kỳ nhóm ngoại giáo nào.

18. Điều đó có nghĩa là điều còn lại trong câu văn được coi như có liên quan đến “Giáo Pháp của Ðức Phật tổ.”

18. Được trang hoàng có nghĩa là được trang điểm một cách lộng lẫy.[247]

18. Với những vị đã chế ngự được có nghĩa là những người đã chứng đắc quyền ưu thế.

[196] Thành phố của Ðức Phật Tổ tên là Haṃsavatī, và cha ngài, một Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là nanda. Mẹ của ngài là hoàng hậu tên là Sujātā; Devala và Sujāta là hai[248] tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài có tên là Sumana, Amitā và Asamā là hai4 tối thượng nữ thinh văn của ngài; cây Bồ Ðề của ngài là cây cổ thụ Salata. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit và hào quang rực rỡ nơi thân thể của ngài toả sáng ra tứ phía khoảng mười hai do tuần (yojana). Tuổi thọ của ngài vào khoảng một trăm ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Vasudattā. Con trai của ngài tên là Uttara. Ðức Phật tổ Padumuttara đã Níp Bàn viên tịch tại Công viên Nanda vô cùng thú vị và xá lợi của ngài đã không được phân tán. Toàn dân cư ngụ trong vùng Nam Thiện Bộ châu (Jambudīpa), đã tụ tập lại, xây một điện thờ gồm tới bảy loại đá quí, cao mười hai do tuần (yojana). Do vậy có lời nói về vấn đề này như sau:

XI 19. Haṃsavatī là tên thành phố của ngài đang cư trú. nanda là tên của Quí Tộc Sát Ðế Lị, Sujātā tên của mẹ ngài Phật Tổ Padumuttara, cũng là Ðại Ẩn Sĩ.

24. Devala[249] và Sujāta là hai tối thượng nam thinh văn, Sumana là tên vị thị giả cho ngài Padumuttara. Là Ðại Ẩn Sĩ.

25. Amitā và Asamā là những tối thượng nữ thinh văn của ngài. Tên cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ là cây Salala.[250]

Nhà Ðại Hiền triết này có thân hình cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ba mươi hai tướng tốt của ngài giống như một cột trụ được trang hoàng với nhiều vòng hoa rực rỡ.

Trong khoảng nội vi mười hai do tuần (yojana) tường thành, cổng thành, tường nhà, cây cối bờ triền núi không thể gây cản trở gì được cho ngài cả có nghĩa là ngài di chuyển trong đó hoàn toàn thoải mái.

Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã tạo cho biết bao nhiêu chúng sanh có thể vượt qua được bộc lưu.

Sau khi đã tạo cơ hội cho Ðại Chúng vượt qua được bộc lưu và cắt đứt ngờ vực. Ngài toả sáng như một đám lửa. Rồi viên tịch cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài.

28. Trong trường hợp này Vách núi đá (cheo leo) có nghĩa là ngọn núi, coi như là những vách đá cheo leo.[251]

28. Vật gây cản trở có nghĩa là tạo ra những che dấu vượt lên trên đó.

28. khoảng độ mười hai do tuần (yojana) có nghĩa là ngày đêm hào quang của thân hình Ðức Phật Tổ toả sáng khắp vùng rộng khoảng mười hai do tuần (yojana).

Những đoạn kệ còn lại đã rõ ràng dưới mọi phương tiện. Kể từ đây trở đi. Được tính lược lại những ý nghĩa đã được liên tục xảy ra ngay từ đầu với việc chu tất được Các Pháp Ba la mật. Tôi sẽ chỉ tiến hành nói về những ý nghĩa còn lại. [197] Vì nếu như chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại những gì đã nói đến ở trên thì đến bao giờ chúng ta mới có thể kết thúc được phần Chú giải?

Ðến đây ta kết thúc phần Chú giải Biên Niên ký sự Ðức phật tổ Padumuttara

Cũng kết thúc phần Chú giải Biên niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ mười.

-ooOoo-

XII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SUMEDHA

Và sau khi Ðức Phật Tổ -Vị Chánh Ðẳng Giác - Padumuttara đã Níp Bàn viên tịch và Giáo Pháp của ngài cũng biến mất, chẳng có Ðức Phật nào xuất hiện trong suốt thời gian bảy mươi trăm ngàn đại kiếp.[252] Ðây là giai đoạn trống rỗng không có Ðức Phật nào xuất hiện. Nhưng ba mươi ngàn đại kiếp trở lại đây có hai vị Chánh Ðẳng Giác Sumedha và Sujāta xuất hiện trong cùng một đại kiếp.[253]

Trong trường hợp này Vị Bồ Tát tên là Sumedha là người đã khôn ngoan chứng đắc Chánh Ðẳng Giác,[254] sau khi đã chu tất Các Pháp Ba la mật ngài đã tái sanh trong thành phố ở Cõi Trời Ðâu Suất. Sau khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu tên là Sudattā, là hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua Sudatta hiện đang trị vì thành phố Sudassana. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ, giống như mặt trời mới mọc xé tan kẽ hở nơi những chòm mây mù dày đặc,[255] Ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ ngay trong khu vui chơi giải trí Sudassana. Ngài sống trong hậu cung điện nhà vua trong chín ngàn năm. Người ta kể lại rằng: ngài có ba toà lâu đài là Sucanda,[256] Kañcana,[257] Sirivaḍḍha.[258] Hậu cung nhà vua có tới bốn mươi tám ngàn phụ nữ cư ngụ với vị đại hoàng hậu Sumanā đứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng sau khi hoàng hậu Sumanā đã hạ sanh cho ngài một hoàng tử tên là Punabbasumitta, Ðức Phật Tổ đã thực hiện một cuộc xuất gia, ngồi trên lưng voi rồi ngài rời khỏi hoàng cung (xuất gia). Thế rồi có khoảng một trăm mười triệu người đã cùng xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh là đoàn người kể trên, ngài đã quyết định tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng tám tháng.[259] Vào ngày trăng rằm tháng Visākha, ngài đã thọ cơm sữa ngọt do Nakulā, là con gái của một lái buôn trong thị trấn Nakula dâng cúng. Và sau khi đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Sāla, ngài đã nhận tám nắm cỏ khô do Sirivaḍḍha, là một Ðạo sĩ theo phái loã thể dâng cúng cho ngài. Và ngài đã rải đám cỏ đó trên một bãi đất rộng tới hai mươi cubit ngay gốc cây Bồ Ðề Nīpa.[260] Sau khi cảm thắng đạo quân Ma-vương, ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác[261] và thốt ra những lời tuyên bố long trọng theo cách bắt đầu như sau:

“Xuyên qua biết bao nhiêu lần tái sanh nơi kiếp luân hồi...
Ta đã chứng đắc diệt trừ mọi ái dục.”

Sau khi đã trải qua bảy tuần ngay chính gốc Cây Bồ Ðề, sang tuần thứ tám ngài đã nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên để diễn giải Giáo Pháp. Quán xét những chúng sanh tốt phước, ngài thấy rằng họ chính là những người em trai của Ngài Hoàng Tử Saraṇa và Saccakāli, và một trăm mười triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài là những người đã hội đủ điều kiện thấu triệt Pháp Tứ Diệu Ðế.[262] [198] Bay trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sudassana gần thành phố Sudassana, ngài đã nhờ người canh giữ công viên điệu đến cho ngài hai người em trai của mình và ngài đã Chuyển Pháp Luân trước mặt một người này cùng với đoàn tuỳ tùng của họ. Ðã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội ngay sau đó có hơn một trăm triệu người hiện diện. Do vậy về vấn đề này có lời nói như sau:

XII 1. Sau ngài Phật Tổ Padumuttara là vị thủ lãnh Sumedha, khó lòng tấn công nổi. Với đầy nhiệt tâm, khôn ngoan tối thượng trên toàn cõi thế gian này.

2. Ngài có mắt trong sáng, miệng Ngài đầy đặn, thân hình cao ráo, thẳng đứng oai nghiêm. Ngài chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả chúng sanh và giải thoát biết bao nhiêu người thoát khỏi triền phược.

3.Khi Ðức Phật Tổ đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay trong thành phố Sudassana.

4. Dưới Đảnh hưởng của ngài, đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội đang khi ngài diễn giải Giáo Pháp. Cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên diễn ra với khoảng một trăm mười triệu người.

Trong trường hợp này đầy lòng nhiệt tâm, có nghĩa là có lòng nhiệt tâm cao độ[263].

2. Có mắt trong sáng có nghĩa là mắt của ngài đẹp mỹ miều và trong sáng. Mắt ngài trong sáng như là sợi dây ngọc quí được treo lên sau khi đã được rửa sạch và đánh bóng. Chính vì thế người ta nói rằng “mắt ngài trong sáng lạ thường.” ý nghĩa ở đây là con mắt của ngài đẹp đẽ trong sáng lại nhẹ nhàng và trìu mến. Có màu xanh,[264] vô tỳ vết. Ðược trang điểm với [265] lông mi xinh đẹp. Ðây là điều chính đáng và đúng đắn nói rằng mắt ngài có năm màu thật xinh đẹp[266] vô cùng.

2. Miệng ngài đầy đặn có nghĩa là với vẻ mặt giống như trăng rằm mùa thu[267].

2. Thân hình cao ráo có nghĩa là hình dáng cao. Rộng. Vì thân hình ngài cao tám mươi tám cubit. Ý nghĩa ở đây là chiều cao thân xác của ngài không ai khác[268] có thể sánh bằng.

2. Thẳng đứng có nghĩa là có sắc nét tứ chi[269] thanh cao. Thân hình của ngài vừa cao lại thẳng thắn. Là một thân hình cường tráng giống như một cánh cổng chính dẫn vào thành phố chư Thiên.

2. Oai nghiêm có nghĩa là thân hình của ngài chiếu sáng ra tứ phía.

2. Ngài luôn tìm kiếm hạnh phúc có nghĩa là ngài tìm kiếm cho hạnh phúc.

4. Ba cuộc thấu triệt Pháp hội có nghĩa là việc thấu triệt này xảy ra ba lần.[270] Một cách thay đổi giống được thực hiện.

Và khi Ðức Phật Tổ đã khống chế được sức mạnh của Dạ xoa ăn thịt người tên là Kumbhakaṇṇa[271] và thân xác khủng khiếp của Dạ xoa đó có thể thấy như đang đi rón rén trên những lối mòn trong rừng dẫn vào rừng sâu thẳm. Vào một buổi sáng nọ sau khi ngài đã nhập định Ðại Bi[272], sau khi đã khởi xuất thiền và quán xét thế gian, đang thấy những gì đang diễn ra, ngài đã đi một mình đến nơi Dạ xoa yakkha đang cư ngụ mà chẳng có ai đi theo. Bước vào bên trong và ngồi xuống trên bảo tọa đã được sửa soạn sẵn sàng. Rồi chính Dạ xoa yakkha đó không thể chế ngự nổi tức giận,[273] nó phát điên lên như một con rắn độc khủng khiếp đã bị đập mấy gậy vào lưng, Dạ xoa muốn làm cho đức Như Lai Thập Lực khiếp sợ. Ðang khi tự biến thành khủng khiếp hơn nữa, [199] Dạ xoa liền biến chiếc đầu trở thành một ngọn núi, biến hai con mắt giống như hai quả cầu lửa mặt trời. những chiếc răng nanh dài và rộng và nhọn sắc giống như những chiếc lưỡi cày.[274] Bụng Dạ xoa đong đưa, màu xanh, căng phồng lên, các cánh tay giống như thân cây dừa, mũi hắn tẹt xuống, gớm ghiếc cong xuống, miệng hắn xệ xuống và đỏ lừ trông như một chiếc hố sâu[275] bên cạnh vách núi; tóc hắn rối bù, ngăm ngăm đen bờm xờm thô thiển; hắn biểu lộ vẻ điệu khủng khiếp và đứng trước Ðức Phật tổ Sumedha. Cho dù có khạc ra lửa đốt cháy đủ thứ và nổi cơn lôi đình và cho dù mưa rơi chín trận như trút nước[276] khiến cho đá, núi non, bốc cháy, lửa, nước, bùn, vũ khí, than cháy rực. Và tất cả những thứ đó cũng không thể làm lay động ngay cả một sợi tóc trên đầu Ðức Phật Tổ. Chính vì thế Dạ xoa yakkha nghĩ: “Sau khi ta đặt một câu hỏi cho vị Phật Tổ rồi ta sẽ giết hắn.” Và yêu tinh đã hỏi một câu giống như lavaka đã hỏi.[277] Thế rồi đang khi Ðức Phật trả lời câu hỏi đó ngài đã dẫn Dạ xoa yakkha ra ngoài.[278] Người ta kể lại rằng vào ngày hôm sau những cư dân sống trong thành phố đó đã đem đến một vị hoàng tử rồi cống cho Dạ xoa yakkha cùng chở theo nhiều xe đầy đồ ăn thức uống. Nhưng Dạ xoa yakkha đã nhường vị hoàng tử cho Ðức Phật Tổ, những người đang đứng ở cổng rừng liền tiến lại gần Ðức Phật. Thế rồi đang khi đức Như Lai Thập Lực còn đang diễn giảng Giáo Pháp thích hợp với tâm trí của Dạ xoa đó. Pháp nhãn đã phát sanh nơi chín mươi ngàn mười triệu cư dân đang qui tụ tại đó. Ðây là lần thấu triệt pháp hội lần thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XII 5. Và lại nữa, khi vị Chiến Thắng đang thuần hóa Dạ xoa yakkha Kumbhakaṇṇa, đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai và đã có chín mươi ngàn mười triệu chúng sanh được thấu triệt.

Và khi ngài giảng giải bốn chân đế trong nơi vui chơi giải trí Sirinanda trong thành phố Upakāri, rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh tham dự. Do vậy lại có lời nói rằng:

XII 6. Và còn nữa, khi vị Phật Tổ tiếng tăm lẫy lừng đã giải thích tứ diệu đế, một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba đã diễn ra cho tám mươi ngàn mười triệu chúng sanh.

Vị Phật tổ Sumedha cũng có ba tăng đoàn đồ đệ. Trong tăng đoàn thứ nhất được thành lập tại thành phố Sudassana có tới một trăm ngàn mười triệu vị đã đoạn tận các lậu hoặc. Lại nữa trên Núi Devakṭa khi vật liệu vải kathina được chính thức phân phát đã có tới chín mươi mười triệu vị hiện diện trong tăng đoàn thứ hai này. Còn nữa, tăng đoàn thứ ba được hình thành, khi Ðức Phật Tổ đang đi dạo quanh. Tăng đoàn thứ ba có tới tám mươi mười triệu vị tham gia. Do vậy lại có lời nói rằng:

XII 7. Nhà Ðại Ẩn sĩ Sumedha có ba tăng đoàn trung kiên đi theo ngài là những người đã đoạn tận mọi lậu hoặc, vô tỳ vết và có tâm an tịnh.

8. Khi vị Chiến Thắng tiến đến Sudassana, thành phố vinh quang[279]có một trăm mười triệu các vị tỳ khưu qui tụ lại, họ là những người đã đoạn tận các lậu hoặc.

9. Và còn nữa, trên ngọn núi Devakṭa vào thời điểm ngài phân phát vải kathina may y cà sa cho các vị tỳ khưu, một tăng đoàn thứ hai gồm chín mươi mười triệu người tham gia.

[200] 10. Và còn nữa, khi đức Như Lai Thập Lực đang đi dạo quanh, lại có một tăng đoàn thứ ba vào khoảng tám mươi mười triệu người đi theo.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta[280] đang lúc còn là một chàng trai trẻ Bà-la-môn tên là Uttara. Trổi vượt hơn hết hẳn[281] mọi người. Ðược ban tặng cho tám mươi ngàn thứ của cải giàu sang. Ngài đã tích lũy và tổ chức một cuộc đại thí cho một tăng đoàn các vị tỳ khưu[282] với Ðức Phật Tổ đứng đầu. Ðang khi nghe ngài diễn giảng Giáo pháp[283] thế rồi[284] được kiến lập trong nơi nương tựa. Ðang khi ngài xuất gia, và vào cuối bữa tiệc cũng chính vị Phật Tổ đang khi ban phước lành[285] đã thọ ký về Ngài như sau: “Trong tương lai Ngài sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm” như vậy có lời nói rằng:

XII 11. Vào thời đó ta chỉ là một thanh niên Bà-la-môn tên là Uttara. Ta đã được ban tặng cho tám mươi ngàn của cải quí giá tích luỹ trong nhà của ta.

Ta đã bố thí toàn bộ những của cải đó cho vị lãnh đạo tăng đoàn. Ta đã tiến lại gần ngài xin được quy y và đã tìm thấy niềm vui sướng xuất gia.

Cũng chính vị Phật tổ đó. Đang khi ban phước lành, đã thọ ký về ta như sau: “sau ba mươi ngàn đại kiếp người này sẽ trở thành một Ðức Phật.

Khi ngài đã quyết định phấn đấu, thực hiện những điều khổ hạnh....” “....trong một tương lai xa chúng ta sẽ được diện kiến với vị Phật tổ này.”

Các đoạn kệ về lời tuyên bố cần được diễn giải[286]

Khi ta đã nghe những lời của ngài, ta càng ngày càng ngả theo khuynh hướng (xuất gia). Ta đã quyết tâm quyết định tu tập nhiều hơn để hoàn tất mười pháp Ba la mật.

Ðang khi ta học hỏi thấu đáo Tạng Kinh và Tạng Luật và toàn bộ Giáo Pháp chín chi của vị Ðạo sư. Ta đã soi sáng Giáo Pháp của vị Chiến Thắng.

 Trong trường hợp này cho dù sống một cách siêng năng chuyên cần. Cho dù có đang ngồi, đang đứng hay đang đi, sau khi đã chứng đắc[287] Ba la mật các thắng trí[288] ta tiến tới thế giới Phạm Thiên.

11. Trong trường hợp này tích luỹ có nghĩa là chôn dấu,[289] vì đó là kho báu.

Toàn bộ có nghĩa là toàn thể.

Tất cả[290] có nghĩa là cho mà không cần ghi nhận

Với Tăng Ðoàn có nghĩa là với Tăng Ðoàn của ngài.

Ta tiến tới có nghĩa là ta đến gặp ngài; sở hữu cách hiểu theo nghĩa đối[291] cách.

12. Tìm thấy niềm vui sướng có nghĩa là ta xuất gia.

Sau ba mươi ngàn đại kiếp có nghĩa là khi đã trải qua ba mươi ngàn đại kiếp.

[201] Và tên của thành phố của Ðức Phật Sumedha đó chính là Sudassana. Vị vua cha ngài có tên gọi là Sudatta. Mẹ của ngài tên là Sudatta. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài là Saraṇa và Sabbakāma. Vị thị giả cho ngài có tên là Sāgara. Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài là Rāmā và Surāmā. Cây Bồ Ðề của ngài chính là Cây cổ thụ Nīpa. Thân hình của ngài cao khoảng tám mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài đạt đến chín mươi ngàn năm. Ngài đã trải qua cuộc sống trong hậu cung chín ngàn năm. Người vợ chính thức của ngài tên là Sumanā, con trai của ngài tên Punabbasumitta. Ngài đã xuất gia cưỡi trên lưng voi. Ðiều còn lại thấy trong các đoạn kệ. Do vậy có lời nói rằng:

XII 18. Sudassana là tên thành phố, Sudatta là tên của Quí Tộc Sát Ðế Lị, Sudattā là tên mẹ của ngài Phật Tổ Sumedha. Vị đại ẩn sĩ.

23. Saraṇa và Sabbakāma là những tối thượng nam thinh văn của ngài. Sāgara là tên vị thị giả cho Ðức Phật Tổ Sumedha. Vị đại ẩn sĩ.

24. Rāmā và Surāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Ðạo sư này là cây đại cổ thụ Nipa.[292]

26. Vị đại hiền triết cao khoảng tám mươi tám ratana. Ngài chiếu sáng toàn cõi thế gian giống như mặt trăng giữa một đoàn các vì sao.

27. Giống như một viên ngọc quý của chuyển Luân Vương chiếu sáng trên toàn bộ một do tuần (yojana) chính vì thế viên ngọc quí của ngài cũng phát sáng ra khắp tứ phía một do tuần (yojana).

28. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài khoảng chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu chúng sanh vượt qua bộc lưu.

29. Với những người kiên định đã chứng đắc ba minh, sáu thắng trí, và các sức mạnh. – Với những vị a-la-hán như vậy đây là một đám đông qui tụ lại.

30. Và khi toàn bộ những chúng sanh với tiếng thơm lẫy lừng như vậy đã được giải thoát, không còn sanh y. Ngài đã toả ánh sáng trí tuệ, họ đã viên tịch.

26. Trong trường hợp này Giống như mặt trăng giữa một đoàn các vì sao có nghĩa là giống như một ngày trăng rằm đã làm sáng ngời trên bầu trời và chiếu sáng nơi một đoàn các vì sao thì ngài cũng toả sáng như vậy nơi mọi góc trời. Một số giải thích “giống như mặt trăng rằm.” Ý nghĩa ở đây đã khá rõ ràng.

27. Viên ngọc quý của chuyển luân vương Có nghĩa là kho báu của vị Chuyển Luân Vương được nói đến ở đây được sánh ngang với một trục bánh xe dài đến bốn cubit, được gắn tới tám mươi tư ngàn viên ngọc quí, chính vì thế người ta nói viên ngọc quí đó giống như sắc đẹp hào quang của trăng rằm mùa thu được vây quanh là một đoàn các vì sao. [202] Khi kho báu, vô cùng thú vị để chiêm ngưỡng đến từ một ngọn núi bạt ngàn[293], ngay cả khi tới thì ánh hào quang của nó chiếu sáng khắp thị trấn với một khoảng cách một do tuần (yojana) chung quanh[294]. Cũng như vậy hào quang từ thân thể của vị Phật Tổ Sumedha chiếu sáng khoảng một do tuần (yojana) chung quanh.

29. Ba minh, sáu thắng trí, có nghĩa là Tam minh và lục thắng trí[295].

29. Chứng đắc các sức mạnh có nghĩa là đạt đến được sức mạnh thần thông.

29. Với những người kiên định có nghĩa là những ai đã chứng đắc được hiện trạng kiên định.

29. Được qui tụ lại có nghĩa là tụ họp lại, toả sáng với một màu vàng y cà sa duy nhất.[296]

29. Đây là được đề cập liên quan đến Giáo Pháp hay liên quan đến bề mặt trái đất.

30. Với tiếng thơm lẩy lừng có nghĩa là một đoàn tuỳ tùng đông vô số kể hay tiếng thơm và nổi tiếng tối đa.

30. Không còn sanh y có nghĩa là không còn dính dáng đến bốn loại sanh y.[297]

Trong các đoạn kệ còn lại ý nghĩa đã quá rõ ràng mọi nơi mọi chốn.

Đến đây kết thúc Chú giải biên niên ký sự đức phật tổ sumedha.

Cũng kết thúc Chú giải biên niên Ký Sự về Ðức Phật Tổ thứ mười một.

-ooOoo-

XIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ SUJATA

Tiếp theo sau ngài[298] trong cùng đại kiếp[299] Maṇḍa đó khi toàn bộ chúng sanh đã dần dần tiến đến tuổi thọ không giới hạn, nhưng do quá trình giảm dần, thế nên tuổi thọ chỉ còn lại chín mươi ngàn năm, vị Ðạo sư Sujāta đã xuất hiện trên thế gian này trong một gia đình quí phái[300], có thân hình dễ coi, thuộc dòng dõi hoàn toàn đức hạnh. Sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật, ngài đã tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng bà Pabhcatī, là hoàng hậu nhiếp chính nhà vua có tên là Uggata, đang trị vì trong thành phố Sumaṅgala, ngài đã đản sanh khỏi lòng mẹ sau mười tháng thọ thai. Vì việc giáng lâm của ngài đã đem lại hạnh phúc cho chúng sanh trên toàn cõi Nam Thiện Bộ châu (Jambudīpa), thế nên khi đến ngày lễ đặt tên, người ta đã đặt cho ngài là Sujāta. Ngài đã trải qua chín ngàn năm sống trong hậu cung, Siri, Upasiri và Nanda là ba toà lâu đài dành riêng cho ngài trong hậu cung. Ðã có tới hai mươi ba ngàn phụ nữ chăm sóc cho ngài với hoàng hậu Sirinandā ứng đầu nhóm phụ nữ này.

Khi đã chứng kiến bốn hiện tượng và khi người con trai của ngài tên là Upasena đã được hoàng hậu Sirinandā hạ sanh. Ngài đã thực hiện một cuộc Xuất Gia vĩ đại, ngài đã lìa khỏi hoàng cung cưỡi trên một con ngựa thuần chủng có tên là Haṃsavaha. Trong ngày ngài thực hiện cuộc xuất gia vĩ đại đó cũng có một đoàn người xuất gia theo gương ngài. Vây quanh là đoàn người cùng xuất gia chung với ngài, ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng chín tháng, và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ mật ong rất ngọt và cơm sữa do con gái một lái buôn tên là Sirinandana cúng dường cho ngài tại thành phố Sirinandana, ngài đã trải qua một thời gian tạm trú ngay trong khu rừng Sāla.Về ban chiều ngài đã nhận tám bó cỏ khô dâng cúng cho ngài là một vị Ẩn Sĩ loã thể tên là Sunanda. [203] Và đang lúc tiến lại gần cây Bồ Ðề là cây tre, ngài đã rải những nắm cỏ khô đó trên một mảnh đất rộng khoảng ba mươi ba cubit. Ðang khi mặt trời còn chiếu sáng le lói thì ngay lúc đó ngài đã cảm thắng đạo quân Ma-Vương, trong đó có cả Ma-vương. Thấu triệt Chánh Ðẳng Giác, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng khớp với toàn bộ Chư Phật quá khứ, và ngài đã trải qua bảy tuần gần ngay gốc cây Giác Ngộ.

Theo lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên và thấy chính người em trai của mình là chàng trai tên là Sudassana cùng với người con trai của một thầy tư tế, đó là cậu trai Deva, tất cả đều thấu triệt Phật Pháp Tứ Chân Ðế.[301] Ngài đã di chuyển trên không và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Sumaṅgala gần thành phố Sumaṅgala, chính người em trai của Ngài và người con trai của vị thầy tư tế do người canh giữ nơi vui chơi giải trí điều đến. Ngồi giữa những người nầy cùng với đoàn tuỳ tùng của họ Ðức Phật đã Chuyển Pháp Luân tại đó trước sự chứng kiến của tám mươi mười triệu người. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất. Và khi Ðức Thế Tôn đã thực hiện Song thông ngay dưới gốc cây Ðại Thụ Sāla, ngay cổng vào thành phố Sudassana, ngài đã làm mưa Pháp cho các vị chư Thiên nơi cõi Tam Thập Tam; Thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho khoảng ba mươi bảy ngàn người.[302] Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai.Và sau khi Ðức Phật Sujta, đức Như Lai Thập Lực, đến gặp cha ngài lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng sáu mươi ngàn người. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XIII 1. Trong cùng một đại kiếp Maṇda đó vị lãnh đạo hồng danh là Sujāta, có hàm sư tử, vai rộng,[303] không ai sánh bằng, khó lòng có ai tấn công.

2. Vô tỳ vết tựa mặt trăng, tinh tuyền[304] oai nghiêm giống như đức Như Lai ngàn tia sáng Bậc Chánh Ðẳng Giác, Luôn[305] có ánh hào quang toả sáng.

3. Sau khi đã chứng đắc Vô thượng Chánh Ðẳng Giác, Ðức Phật đã Chuyển Pháp Luân ngay trong thành phố Sumaṅgala

4. Ðang khi đó Ðức Phật Sujāta, lãnh đạo thế gian. Đang diễn giải Giáo pháp vinh quang cho tám mươi mười triệu người được thấu triệt pháp ngay trong cuộc thuyết giảng Pháp hội đầu tiên.

5. Khi Ðức Phật Sujāta, sáng giá vô biên, đang trải qua mùa mưa với các vị chư Thiên, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai cho khoảng ba mươi bảy ngàn người.

6. Khi Ðức Phật Sujāta, sánh ngang với người không thể sánh nổi, đã đến gặp cha của mình, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng sáu mươi trăm ngàn chúng sanh.

1. Trong trường hợp này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có nghĩa là Ðức Phật Sujāta đã xuất hiện trên cõi đời này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa với Ðức Phật Sumedha.

[204] 1. Hàm sư tử có nghĩa là hàm dưới của ngài (khoẻ) như hàm sư tử; và hàm dưới của con sư tử thì đầy đặn, nhưng hàm trên thì không, chính vì thế hàm dưới của vị Ðại Nhân giống như hàm sư tử và cả hai hàm đầy đặn giống như mặt trăng mười hai nửa tháng đầu.

1. Vai rộng có nghĩa là hai vai của ngài tròn trịa giống như vai bò mộng.[306] Hai vai của ngài giống như chiếc trống vàng luôn được nâng niu chăm sóc cẩn thận.[307]

2. Giống như đức Như Lai ngàn tia sáng có nghĩa là giống như mặt trời.

2. Với ánh hào quang có nghĩa là với hào quang chói loà của Ðức Phật.

3. Vô thượng Chánh Ðẳng Giác có nghĩa là Tự Giác Ngộ Tối Thượng.

Khi trong thành phố Sudhammavatī ngài đã diễn giảng Giáo Pháp ngay tại nơi vui chơi giải trí Sudhamma cho đoàn người đã tề tựu lại và khi ngài đã để cho khoảng sáu mươi trăm ngàn chúng sanh xuất gia theo phương pháp[308] “Thiện lai, tỳ khưu” ngài đã tụng Giới bổn trước sự hiện diện của đoàn người đông đảo đến như vậy. Ðây là Tăng Ðoàn đầu tiên. Tiếp theo sau đó. khi Ðức Phật Sujta từ cõi trời[309] đáp xuống lại xảy ra Tăng đoàn lần thứ nhì có tới năm mươi trăm ngàn người tham dự. Còn nữa, khi có tới bốn trăm ngàn người đã đến và nghe vị hoàng tử Sudassana đã xuất gia trước sự hiện diện của Ðức Phật và đã chứng đắc A-la-hán, họ suy nghĩ,” Cả chúng ta nữa cũng sẽ xuất gia” Vị Trưởng Lão Sudassana, đã dẫn họ đến gặp Ðức Phật Sujāta, là một con người rất oai nghiêm. Sau khi đã diễn giải Giáo Pháp cho họ và để cho họ xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai, tỳ khưu” Ðức Phật Sujāta đã tụng Giới bổn ngay giữa Tăng Ðoàn tròn đủ bốn chi phần[310]. Ðây chính là cuộc thấu triệt lần thứ ba. Do vậy, đã có lời nói rằng:

XIII 7. Ðức Phật Sujta, ẩn sĩ vĩ đại, đã qui tụ được ba Tăng Ðoàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận mọi lậu hoặc, thanh tịnh vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

8. Trong số sáu mươi trăm ngàn người đã chứng đắc sức mạnh thắng trí và đã không đi đến tái sanh trở lại, họ đã tụ tập lại vây quanh ngài.

9. Và còn nữa, ngay tại một Tăng Ðoàn khi vị Chiến Thắng đã xuất hiện từ cõi trời hạ thế, lại diễn ra một tăng đoàn thứ hai gồm năm mươi trăm ngàn người.

10. Vị tối thượng nam thinh văn của ngài,[311] tiến lại gặp vị Phật Tổ siêu phàm[312] đã đến trình diện với đấng Chánh Ðẳng Giác có đến bốn trăm ngàn người tham dự.

8. Trong trường hợp này không đi đến có nghĩa là không đi đến tái sinh liên tục. “không tiến tới[313] tái sanh liên tiếp” cũng là một cách giải thích. Ðây chính là nghĩa đúng nhất.

9. đang từ cõi trời hạ thế có nghĩa là từ cõi trời giáng trần. Ðây là điều nên hiểu theo nghĩa chủ động (nơi một động từ[314]); người ta cho là đây là cách chuyển đổi cách. Hay, đang từ trời giáng thế có nghĩa là xuống trần từ một cõi trời nào đó.[315]

9. Khi vị Chiến Thắng có nghĩa là đối với vị Chiến Thắng[316]. Ðịnh sở cách ở đây hiểu theo nghĩa sở hữu cách là điều ta nên hiểu ở đây.

Người ta cho rằng lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta cũng là một Chuyển Luân Vương[317] Ðang khi nghe có một Ðức Phật xuất hiện trên thế gian này. Ngài đã đến gặp Ðức Phật đó, nghe thuyết về Giáo Pháp và đang khi bố thí cả vương quốc của ngài gồm tới bốn đại lục cùng với bảy báu cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu có Ðức Phật lãnh đạo, ngài đã xuất gia trước sự hiện diện của Ðức Phật Sujāta. [205] Toàn bộ chúng sanh cư trú trong đại lục này đã thu gom sản phẩm nơi quốc gia của mình thực hiện bổn phận dành cho một ngôi chùa, liên tục thực hiện Ðại thí cho Tăng Ðoàn có Ðức Phật đứng đầu. Vị Ðạo sư đó cũng thọ ký về ngài. “Trong tương lai ngài sẽ trở thành Ðức Phật hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy có lời giải thích rằng:

XIII 11. Vào thời đó ta là thủ lãnh cai quản bốn đại lục[318], ta đã di chuyển trên không trung[319], với tư cách là một chuyển luân vương[320], đầy sức mạnh.

13. Sau khi đã bố thí cho Ðức Phật Sujta toàn thể vương quốc của ta gồm tới bốn đại lục và bảy báu sáng giá. Ta đã xuất gia trước sự hiện diện của ngài.

 Những kẻ đang cư trú trong thiền viện, đã gom góp tất cả những sản phẩm thu được trong vùng quê, đem đến dâng cho Tăng Ðoàn các vị tỳ khưu cùng với những đồ thiết yếu, giường chiếu và ghế ngồi.

 Ðức Phật,[321] Thế tôn mười ngàn ta bà thế giới cũng đã thọ ký về ta như sau: “Sau ba mươi ngàn đại kiếp người này sẽ trở thành một Ðức Phật.

 Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh, tu tập rất nhiều việc khắc khổ.....” “... trong một tương lai xa chúng ta sẽ được diện kiến với vị này.”

 Khi ta nghe lời nói của ngài ta càng cảm thấy trong lòng phấn khởi. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập tích cực hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

 Sau khi việc học hỏi Kinh và Luật cùng với toàn bộ Giáo Pháp chín chi do vị Ðạo sư truyền lại đã được thông suốt. Ta đã được Giáo pháp của vị Chiến Thắng Khai sáng (Giác Ngộ)..

 Trong trường hợp này đang khi sống cuộc đời cần mẫn, phát triển tu tập Phạm Trú, sau khi đã đạt đến Ba la mật về thắng trí ta đã tái sanh nơi cõi Phạm Thiên.

11. Trong trường hợp này thuộc bốn đại lục có nghĩa là bốn đại lục có các đại dương bao quanh.

11. Người di chuyển trên không người di chuyển trên trời theo bảo luân xa.

13. Bảy Báu có nghĩa là bảy báu bắt đầu với voi báu.

13. Sáng giá có nghĩa là oai hùng. To lớn[322] hay ý nghĩa nên được hiểu ở đây là “về đức phật tổ oai hùng.

13. Bố thí có nghĩa là dâng cúng.

14. Sản phẩm[323] có nghĩa là điều gì được sản xuất[324] ra trong vương quốc: ý nghĩa ở đây là thu nhập[325]

14. Sau khi đã gom góp lại có nghĩa là đem sản phẩm chất đống lại, gom góp lại.

[206] 14. Những đồ thiết yếu có nghĩa là những dụng cụ thết yếu bắt đầu với cà sa.

15. Thế Tôn mười ngàn ta bà thế giới có nghĩa là người cai quản mười ngàn ta bà thế giới ta nên hiểu rằng điều này được đề cập liên quan đến lãnh vực tái sanh.[326] Thế Tôn là Thế Tôn của mười ngàn ta bà thế giới.

15. Sau ba mươi ngàn đại kiếp có nghĩa là mười ngàn đại kiếp từ nay trở đi.

Và còn nữa[327], thành phố nơi cư trú của Ðức Phật Sujāta có tên là Sumaṅgala, vị Quốc vương, cha ngài tên là Uggata, mẹ ngài có tên là Pabhāvatī. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài tên và Sudassana và Deva[328] vị thị giả cho ngài tên là Nārada Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài là Nāgā và Nāgasamālā. Cây Bồ Ðề của ngài là Cây Tre Cổ Thụ; người ta nói rằng thân cây to lớn đó lại không đặc[329], trông vô cùng đẹp đẽ. Và cành cây toả rộng ra che phủ với những tàn lá tinh tuyền có màu lục ngọc thạch toả sáng giống như đuôi con công. Và thân hình của vị Phật Tổ đó cao khoảng năm mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Sirinandā. Con trai của ngài tên là Upasena. Ngài đã xuất gia cưỡi trên lưng chiến mã thuần chủng. Và ngài đã Níp Bàn viên tịch trong ngôi Chùa Sīla trong thành phố Candavatī.

XIII 20. Sumaṅgala là tên thành phố. Uggata là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, Pabhāvatī là tên người mẹ của Ðạo sư Sujāta, vị ẩn sĩ tiên tri.

25 Sudassana và Deva là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Nārada là tên vị thị giả cho Ðạo sư Sujāta., vị đại ẩn sĩ.

26. Nāga và Nāgasamālā là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài được cho là Ðại cổ thụ Velu[330]

27. Và cây đó rất dầy [331] đẹp và không có đốt, rậm lá và là một cây tre thẳng tắp, to, trông rất đẹp và đầy thú vị.

28. Cây mọc lên rất cao như một thân cây và sau đó một cành cây gẫy; giống như những chiếc lông ở đuôi con công được bó chặt vào với nhau trông rất đẹp như vậy cây đó cũng chiếu sáng.

29. Cây chẳng có gai, cũng như không có đốt. Thân cây rất to, cành cây trải rộng ra khắp nơi, không thưa thớt. Bóng mát dầy đặc, và trông thật hấp dẫn.

31. Vị Chiến Thắng đó cao khoảng năm mươi ratanas. Ngài đã được trang bị với toàn bộ những đặc tính vinh quang. Và được trang bị với đủ mọi ân đức cao thượng.

[207] 32. Hào quang của ngài, không gì sánh bằng. Toả sáng khắp tứ phía. Ngài thực vô tận, vô song, không thể so sánh với bất cứ điều gì tương tự.

33. Tuổi thọ bình thường của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu như vậy ngài đã khiến cho nhiều bá tánh vượt qua bộc lưu.

34. Giống như sóng biển đại dương, giống như sao trên trời, chính vì thế Lời của Ðức Phật đã được dùng để tán dương các vị A-la-hán.

35. Cả vị Phật tổ không gì sánh nổi, và những ân đức đặc biệt của ngài cũng đã biến mất toàn bộ. thế chẳng phải toàn thể những pháp hành đều là rổng không hết hay sao?

27. Trong trường hợp này không có đốt có nghĩa là không có đốt trên thân cây tre. Ta nên hiểu như trong văn phong “một kẻ hầu nữ xinh đẹp”[332] Một số người giải thích “các đốt tre thì không có nghĩa lý gì cả.”

27. Rậm lá có nghĩa là rất nhiều lá. Ý nghĩa ở đây là có rất nhiều lá màn sắc giống như pha lê và ngọc quí.[333]

27. Thẳng tắp có nghĩa là không cong queo. Không vặn vẹo.

27. Cây tre có nghĩa là một cây tre.[334]

27. To có nghĩa là toàn bộ thân cây to lớn.

28. Như một thân cây có nghĩa là như một cây đứng giữa cánh đồng trống.

28. Mọc lên rất cao có nghĩa là lớn lên[335]

28. Sau đó có một cành cây gẫy[336] có nghĩa là sau đó kể từ khi cây tre có năm cành mục nên đã bị gẫy5 sau đó có một cành gẫy5.” Cũng là một cách giải thích.

28. Được bó chặt vào với nhau trông rất đẹp có nghĩa bó chặt với nhau trông rất xinh theo kiểu lông đuôi công[337] xếp lại rất đẹp.

28. Lông đuôi con công[338] có nghĩa là người ta gọi là bó lông con công cột lại với nhau để tránh nắng nóng.[339]

29. Chẳng có gai[340] có nghĩa là trên cây tre đó chẳng có gai góc4 cũng như những dây tầm gửi4

29. Không thưa thớt có nghĩa là cây được che phủ với những cành lá không thưa thớt.

29. Bóng mát dầy đặc có nghĩa là bóng cây được các cành che phủ dầy đặc. Người ta nói rằng “bóng cây dầy đặc” chỉ đơn giản là vì lá cây không thưa thớt.

31. Năm mươi Ratanas có nghĩa là năm mươi cubit.

31. Được trang bị với toàn bộ những đặc tính vinh quang có nghĩa là: được trang bị với muôn ngàn vinh quang đủ mọi cách được gọi là “được trang bị với đủ mọi đặc tính vinh quang.”

31. Được cung cấp đủ mọi ân đức đặc biệt chỉ là một đồng nghĩa với từ ở trên.

32. Vô tận có nghĩa là không thể đo lường được: Vô tận có nghĩa là không tài nào có thể đo được.

32. Vô song ý nghĩa là chẳng có kẻ nào có thể sánh bằng, độc nhất

32. Với bất kỳ điều gì tương tự có nghĩa là với bất kỳ điều gì có thể so sánh được.

32. Không thể so sánh. có nghĩa là không có gì để so sánh với. Không tài nào có thể nói được “giống thế này thế nọ.” Ý nghĩa là “không thể được so sánh”

[208] 35. Và những vị có những ân đức đặc biệt đó có nghĩa là: Và những ân đức đặc biệt đó.[341] Ý nghĩa là: những ân đức đặc biệt bắt đầu với trí toàn tri. Ở đây có thay đổi về giống.

Những gì còn lại đã rõ ràng.

Ðến Ðây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Sujāta.

Kết thúc phần Chú giải Biên niên ký sự Ðức Phật Tổ thứ mười ba.

-ooOoo-

XIV. CHÚ GIẢI ĐỨC PHẬT TỔ PIYADASSIN

Và tiếp theo sau Ðức Phật Sujāta, một trăm ngàn đại kiếp trước đây, có ba Ðức Phật xuất hiện đó là: Piyadassin, Dhammadassin và Atthadassin và cả ba được tái sanh trong cùng một đại kiếp.[342] Trong trường hợp này, sau khi đã chu tất các pháp Ba la mật, Ðạo Sư có hồng danh là Piyadassin đã tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Sau khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Candā tại thành phố Sudhaññavat, diện mạo[343] của hoàng hậu giống như mặt trăng (canda). Bà là vợ nhiếp chính của nhà vua Sudassana. Sau mười tháng trong bụng mẹ, hoàng hậu đã đản sanh ngài ngay trong khu vui chơi giải trí Varuṇa. Vì có nhiều điềm lạ rất quý báu cho thế gian đã xuất hiện, thế nên vào ngày lễ đặt tên cho ngài họ hàng đã đơn giản đặt tên cho ngài là Piyadassin (Người nhìn thấy những điều thân thương).Ngài đã sống trong hậu cung khoảng độ chín ngàn năm. Người ta nói rằng ngài có ba toà lâu đài tên là Sunimmala[344] Vimala. Giribrah[345]. Có tới ba mươi ba ngàn phụ nữ hầu hạ Ngài có hoàng hậu Vimalā lãnh đạo.

Khi đã chứng kiến bốn hiện tượng và hoàng tử Kañcana[346] được hoàng hậu Vimalā hạ sanh ngài đã xuất gia trong một cuộc xuất gia vĩ đại trên một chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo. Và ngài đã lên đường. Có khoảng mười triệu người cũng đã xuất gia theo gương của ngài. Vây quanh là đoàn người đông đảo đã đi theo, ngài đã quyết định tiến hành một cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng sáu tháng và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt do con gái thầy Bà la môn tên là Vasabha dâng cúng cho ngài ngay trong ngôi làng Varuṇ. Ngài đã trải qua một ngày tạm tú trong khu rừng Sāla. Nhận tám bó cỏ khô do Sujāta, một ẩn sĩ loã thể dâng tặng ngài. Ngài đã tiến tới cây Bồ Ðề Kakudha và rải những nắm cỏ khô đó xuống một khoảng đất rộng năm mươi ba cubit. Ngồi thiền kiết già ngài đã thấu triệt trí toàn tri và thốt lên lời tuyên bố long trọng. Sau khi đã trải qua bảy tuần lễ khu rừng đó và biết rằng những chúng sanh đã xuất gia theo gương của ngài cũng đã có khả năng thấu triệt Thánh pháp. Ngài đã bay lên không trung và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Usabhavana gần thành phố Usabhavatī.[347] Vây quanh là mười triệu các vị tỳ khưu ngài đã Chuyển Pháp Luân tại đó, thế rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh. Ðây là cuộc thấu triệt đầu tiên.

[209] Còn nữa, có một vị Thiên chủ tên là Sudassana đang cư trú trên núi Sudassana không xa thành phố Subhavatī là bao. Ngài chủ trương tà kiến. Hàng năm dân chúng trong Nam Thiện Bộ châu (jambudīpa) phải gom hàng trăm ngàn lễ vật để dâng cúng cho ông ta. Vị Thiên chủ Sudassana này đang ngồi trên cùng một chiếc ghế với vị vua chúng sanh trên thế gian, nhận lễ vật cúng của dân chúng đem lại. Thế rồi Ðức Phật Sudassana suy tính, “Ta sẽ xua đuổi những tà kiến của vị Thiên chủ Sudassana kia”, ngài liền đi vào nhà của vị Thiên chủ đang lúc hắn ra ngoài tụ họp các Dạ-xoa (Yakkha) lại, lên kiệu hoàng cung, Ngài phát ra hào quang sáu màu, rồi ngồi xuống giống như mặt trời mùa thu trên núi Yugandhara. Các vị chư Thiên là những đồ đệ và trợ lý của vị Thiên chủ liền phủ phục kính lễ đức Như Lai Thập Lực cùng với vòng hoa, nước thơm và thuốc cao và đứng vây quanh lấy ngài. Thế rồi vị Thiên chủ Sudassana quay trở về sau khi đã đi qui tụ các dạ xoa và nhìn thấy hào quang sáu màu chiếu ra từ nơi cư trú của mình, hắn nghĩ. “Giờ đây, một vẻ vinh quang như thể luồng sáng chói có nhiều hào quang phát ra, điều này chưa hề xuất hiện trước đây bao giờ, kẻ nào đã dẫn xác đến đây? – chư Thiên hay thường dân đây?” Nhìn quanh hắn nhận ra vị Phật Tổ đang ngồi thiền và toả sáng với luồng sáng của hào quang sáu màu giống như mặt trời mùa thu mọc trên đỉnh núi. Hắn nghĩ. “Vị Sa môn đầu trọc đang ngồi trên kiệu vinh quang vây quanh là đoàn tuỳ tùng của ta.” Tâm trí của hắn nổi lên cơn tức giận và hắn nghĩ, “Thực vậy, giờ đến lượt ta sẽ chứng tỏ sức mạnh cho hắn thấy.” Và hắn đã biến cả ngọn núi thành một đám lửa cháy khủng khiếp.[348] Hắn nghĩ, “Chắc hẳn vị Sa môn đầu trọc kia hẳn sẽ bị ngọn lửa kia thiêu rụi thành than.” Nhìn quanh hắn trông thấy đức Như Lai Thập Lực lại chiếu sáng rực rỡ, thân hình vinh quang của ngài sáng chói với sự tỏa sáng rất nhiều hào quang, vẻ mặt[349] của ngài thanh tịnh với vẻ đẹp tráng lệ hiếm có, làn da của ngài đẹp đẽ biết bao. Hắn lại nghĩ. “Ngọn lửa hung hãn đang bừng bừng cháy kia đã không gây hề hấn gì cho tên Sa môn đó sao? Nào, ta sẽ cho nước dâng lên thành đại hồng thuỷ để giết chết tên Sa môn kia.” Và hắn đã tạo ra một trận lụt rất lớn trước cửa nhà. Nhưng ngay cả khi cơn lụt đó đã tràn khắp căn nhà vẫn không thể làm ướt ngay cả một sợi vải y cà sa của Ðức Phật đang ngồi thiền trong căn nhà đó, hoặc ngay cả một sợi lông[350] trên cơ thể ngài cũng chẳng hề hấn gì. Bởi vậy tên Thiên chủ Sudassana lại suy nghĩ, “Chắc chỉ bằng cách này thì Sa môn mới bị ngạt thở[351] mà chết.” Nhưng khi hắn đã cho nước rút hết, nhìn quanh, hắn lại nhìn thấy Ðức Phật đang ngồi vây quanh là chính đoàn đồ đệ của mình, ngài Toả sáng chói chan với biết bao nhiêu hào quang tỏa sáng giống như mặt trăng rằm mùa thu thấu qua các kẻ hở những đám mây đen. Không thể kiềm chế nổi tức giận hắn lại nghĩ, “Nào ta sẽ giết chết tên Sa môn kia.” Và rồi trong tức giận hắn cho đổ xuống một trận mưa gồm đến chín loại vũ khí.[352] Nhưng nhờ vẻ oai nghiêm của Ðức Phật tất cả các loại vũ khí liền biến thành những vòng hoa đủ loại hương vị vô cùng ngọt ngào, sảng khoái rơi ngay xuống dưới chân Như Lai Thập Lực.

Khi Sudassana, Thiên chủ chứng kiến thấy điều lạ đó, hắn trở nên vô cùng bực tức, bằng cả hai tay hắn túm lấy chân đức Phật và muốn quẳng ngài ra khỏi nơi cư trú của mình. Hắn liền nhảy ra xa[353] và biến mất và khi đã vượt qua đại dương hắn đến ngọn núi trong vùng Cakkavāḷa. Thiên chủ nghĩ trong tâm, “Giờ đây, không hiểu tên ẩn sĩ khốn kiếp kia còn sống hay đã chết?” Nhìn quanh hắn lại thấy ngài vẫn ngồi thiền trên cùng chiếc kiệu đó và hắn nghĩ, “Ôi vị Sa môn này có sức mạnh phi thường oai nghiêm quá sức, ta không thể trục xuất ngài khỏi chỗ này được; nếu như có kẻ nào biết được điều này hẳn ta sẽ bị thiên hạ ruồng bỏ mất. [210] Nhưng vì chẳng có ai chứng kiến thấy điều này, thế nên ta có thể ra đi và bỏ hắn lại đây.”

Thế rồi quán xét trạng thái tâm của Thiên chủ, đức Như Lai Thập Lực nhất quyết khiến cho toàn bộ chúng sanh và chư Thiên đều chứng kiến thấy tên vua quỷ quyệt đó.Và ngay ngày hôm đó một ngàn quốc vương trên khắp Nam Thiện Bộ châu đã tụ tập lại để dâng lên hắn ta một lễ vật. Các vị vua con người nầy nhìn thấy Thiên chủ Sudassana đang ngồi đó ôm chân vị Phật tổ, các vị vua chúng sanh liền nghĩ. “Thiên chủ của chúng ta đang kính phục dưới chân Ðạo sư Piyadassin, là vua các vị hiền triết. Ôi Ðức Phật thật tuyệt vời biết bao. Ôi, những ân đức đặc biệt của ngài vô cùng đặc sắc.” Và với tấm lòng đầy tin tưởng đối với Ðức Phật, những vị vua nầy đều đứng lên kính lễ Ðức Phật giơ tay cao trên đầu. Bởi vậy Ðức Phật Piyadassin, để cho vị Thiên chủ Sudassana ngồi ngay phía trước mọi người, và diễn giải Giáo Pháp. Rồi có khoảng chín mươi ngàn mươi triệu gồm cả chư Thiên cũng như con người đã chứng đắc A-la-hán. Ðây là cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai.

Còn nữa, trong thành phố Kumuda rộng khoảng chín do tuần (yojana) có vị Trưởng Lão Soṇa, giống như Devadatta, ngài đã tỏ ra không thân thiện với Ðức Phật, họ đã cùng nhau tham khảo ý kiến với hoàng tử Mahāpaduma, là vị hoàng tử đã giết chết cha mình, rồi cũng còn nghĩ ra nhiều phương cách nhằm giết luôn cả Ðức Phật Piyadassin.[354] Nhưng vì không thể thực hiện được điều đó, hoàng tử đã sai tên quản tượng Doṇamukha, vua các con voi hoàng gia. Hoàng tử đã điều và tán tỉnh hắn giải thích sự việc cho hắn biết: “Giờ đây, khi nào vị Sa môn Piyadassin vào thành phố khất thực, hãy thả voi Doṇamukha, vua các voi ra và để cho voi Doṇamukha giết chết vị ẩn sĩ Piyadassin” Thế rồi tên quản tượng, một người rất thân tình với đức vua, chẳng nghĩ gì đến điều xấu tốt[355] sẽ xảy ra, liền cân nhắc. “Rất có thể vị Sa môn này có thể khiến cho ta mất chức.[356] Và hắn đã đồng ý nói rằng. “Ðược rồi”

Vào ngày hôm sau, sau khi đã quan sát thời điểm đức Như Lai Thập Lực’ đi vào thành phố, hắn đã khiến cho chú voi[357] say khướt bằng cách cho ăn rất nhiều đồ ăn có tẩm dầu và khói trầm. Hắn đã điều con voi hung hăng nhất trong đoàn[358] tên là Ervaṇa,[359] để giết chết con voi vinh quang, con voi của các vị hiền triết. Khi còn đi lang thang đó đây, con voi hung hãn liền tiến lại gần làm khiếp sợ voi Antaka.[360] Ðầu Trán voi[361] và thuỳ trán được trang hoàng rất đẹp. Hai bên hông sườn[362] dốc và có đường cong giống như chiếc cung nỏ, hai tai to tướng trải rộng ra, mắt nâu rất dịu dàng, lưng và hai u vai[363] được trang hoàng rất đẹp, hai bên thắt lưng rất dầy, là những gì được che khuất giữa hai đầu gối đồ sộ, hai chiếc ngà vô cùng xinh đẹp trông giống hệt hai chiếc lưỡi cày. Chiếc đuôi màu xanh đậm, con voi đã có được toàn bộ những đặc điểm rất tao nhã để ta chiêm ngắm. Giống như đại dương bao la vô bờ bến, giáng đi của con voi giống như chúa sơn lâm, rất uyển chuyển và mạnh mẽ. Cả môi trên và môi dưới đều mấp máy. Con voi vô cùng vững vàng, và tỏ dấu rất sung sức trong mọi tình huống.

Thế rồi con voi vinh quang[364] như thể đang trong cơn hung hãn, sau khi đã giết chết nhiều chú voi cũng như các con trâu rừng, ngựa và cả chúng sanh đàn ông cũng như đàn bà. Thân hình của nó hình như nhuốm màu máu của các nạn nhân đó,[365] mắt nó để lộ rõ một ánh sáng nội tâm chói chang, đã từng đập tan những gọng xe, cửa sổ cả những căn nhà có tháp nhọn, những cổng vào nhà và vườn tược. Ðang đi lang thang đó đây có bầy quạ đói, diều hâu và chim kên kên đuổi theo. Khi đã bẻ gẫy các chi của trâu rừng, người, ngựa và những con voi[366] khác, chú voi đó đã giết chết các nạn nhân, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến giống như Dạ xoa ăn thịt người. Ngay lúc đó nó đã nhìn thấy đức Như Lai Thập Lực xuất hiện từ xa đang tiến lại gần, vây quanh là đoàn các đồ đệ đi theo và con voi đã nhanh chóng tiến gần đến gặp Ðức Phật tổ. Với vận tốc của một con chim phượng hoàng bay trên không trung. Thế rồi các cư dân sống trong thành phố tâm của họ tràn đầy khiếp sợ và hoảng loạn đã leo lên những căn nhà cao, những bức tường nhà và tường thành[367] và leo cả lên cây cao và đã nhìn thấy con voi đang phóng nhanh[368] về phía đức Như Lai phát ra những tiếng kêu khủng khiếp, “a ha, a ha” [211] Nhưng một số đồ đệ đi theo lại bắt đầu kiểm chứng con voi với nhiều phương cách và phương pháp khác nhau.

Rồi bậc Long Tượng (voi = naga) đó, nhìn thấy chú voi naga[369] đang khi nó tiến lại gần ngài, tâm an tịnh toả ra một lòng bi mẫn, bao trùm lấy con voi với lòng từ bi. Bởi vậy con voi naga đó, biết rõ nhược điểm sân hận của mình, những căn nguyên sân hận trong lòng được làm dịu đi bằng lòng từ tâm đã lan toả lấy hắn. Không tài nào đứng vững trước Ðức Phật do bởi xấu hổ chú voi liền phủ phục đầu xuống dưới chân Ðức Phật như thể đang độn thổ vào lòng đất. Và đang khi nó phủ phục xuống đất như vậy thì toàn thân hình nó biến thành một khối đen ngòm và toả sáng ra giống như một đám biển tháo gổ gần một đỉnh núi chói chang vinh quang nhuốm màu ánh sáng ban chiều. Nhìn thấy con voi chúa[370] nằm phục xuống như vậy với đầu phục dưới chân vị vua hiền triết, cư dân trong thành phố, liền kêu lên những tiếng reo hò như tiếng sư tử. “hoan hô” tâm họ tràn đầy phỉ lạc tuyệt vời nhất. Họ liền kính lễ ngài bằng nhiều cách khác nhau với vòng hoa thơm phức, với gỗ dáng hương, nước hoa thơm, bột thơm và nhiều đồ trang sức quí hoá. Họ vẫy quần áo khắp tứ phía. Trên bầu trời tiếng trống các chư Thiên đang vang vọng lại. Rồi Ðức Phật Tổ nhìn thấy con voi vinh quang[371] đang nằm phủ phục xuống dưới chân ngài như một ngọn núi không bị ràng buộc. Sau khi đã vỗ đầu con voi vinh quang[372] với bàn tay của ngài được tô điểm với những điều thôi thúc, biểu ngữ, lưới, chank. Bánh xe, ngài đã chỉ dạy cho voi bằng cách diễn giảng Giáo Pháp liên quan đến đặc tính ngoan ngoãn trong lòng:

Hãy lắng nghe những gì ta đã nói về con voi vinh quang và hãy nghe theo lời của ta là quan tâm đến hạnh phúc và thịnh vượng của chúng sanh. Rồi từ bỏ đi việc cướp bóc và thói nghiện ngập sát sanh, chứng đắc an tịnh, bố thí những gì là cảm khoái.

85

Vua tượng. thường gây hại cho các chúng sanh do tính tham lam và sân hận hay si mê vì những kinh nghiệm lâu ngày, nỗi thống khổ khủng khiếp trong địa ngục (Niraya) vì sát sanh.

86

Ðừng bao giờ thực hiện hành vi như vậy nữa, hỡi voi thần,[373] do tính cẩu thả hoặc tính hão huyền. Vì thực hiện sát sanh ta chỉ rước lấy đau khổ phải chịu nơi địa ngục A Tỳ (Avīci) kéo dài hàng nhiều đại kiếp.

87

Sau khi đã chịu đựng nổi thống khổ khủng khiếp trong địa ngục (Niraya), nếu như người đó lại được tái sanh nơi cõi người này, người đó sẽ liên tục chỉ được tuổi thọ ngắn ngủi, vô duyên, tàn bạo, là người phải can dự vào nỗi thống khổ thái quá.[374]

88

Và bởi vì chúng sanh là những người vô cùng yêu quí, chính vì thế chúa tượng naga (voi), biết rõ như vậy là quần chúng rất quý báu đối với người khác. can dự vào phải xa lánh.

89

[212] Sau khi đã nhận ra có nhiều điều nơi sân hận và thói nghiện ngập làm hại cho người khác cũng như kiềm chế khỏi sát sanh. (thế thì) kiêng không sát sanh, bạn có thể ao ước[375] Šhạnh phúc mai hậu trên thiên đàng.

90

Kiềm chế không sát sanh, thuần hoá tốt. Chúng ta sẽ trở nên quí mến và được yêu thích trên đời này, và sau khi thân xác này đã tan biến Ðức Phật dạy được cư ngụ trên thiên đàng.

91

Trên thế gian này không có ai lại ước muốn đau khổ cả. Tuy nhiên, tất cả mọi người sanh ra đều tìm kiếm hạnh phúc. Chính vì thế, voi vĩ đại, sau khi đã từ bỏ sát sanh, sẽ tu tập từ tâm và lòng bi mẫn luôn mãi.

92

Thế rồi sau khi con voi vinh quang, được đức Như Lai Thập Lực chỉ dạy như vậy, đã đạt được tính kiềm chế.[376] Con vật trở nên giống như người đồ đệ học hỏi được kỷ luật và chánh hạnh và được huấn luyện kỹ càng. Chính vì thế Ðức Phật Tổ Piyadassin sau khi đã thuần hoá được con voi vinh quang Doṇamukha ngài đã thuyết giảng Giáo Pháp tại đó cho đại chúng, cũng giống như Ðức Phật của chúng ta sau khi đã thuần hoá được Dhanapāla. Sau đó một cuộc thấu triệt Pháp hội cho tám mươi trăm ngàn mười triệu chúng sanh đã diễn ra. Ðây là cuộc thấu triệt pháp hội thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XIV. 1. Tiếp theo sau Sujāta, đã thấy xuất hiện Piyadassin, là vị lãnh đạo thế gian, vị tự hiện hữu, khó lòng có ai tấn công được ngài, tài năng khôn ví và tiếng tăm lừng lẫy.

2. Và Ðức Phật đó trở nên nổi tiếng vang dội giống như mặt trời, tiêu diệt được hết mọi bóng tối u ám, ngài đã Chuyển Pháp Luân.

Và nơi ngài toả ra một nguồn sáng vô tận, đã xảy ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội. Cuộc thấu triệt đầu tiên cho khoảng một trăm ngàn mười triệu người.

Sudassana, Thiên chủ, đã mắc phải tà kiến. Sau khi đã xua tan được hết tà kiến cho Sudassana, vị Ðạo Sư đã diễn giải Giáo Pháp cho vị vua đó.

Sau đó Có một Hội chúng các bá tánh đông đảo vô tận và vĩ đại đã được tụ tập lại; cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai diễn ra cho khoảng chín mươi ngàn mười triệu người.

Khi bậc Ðiều Ngự Trượng phu đã thuần hoá được Doṇamukha đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp lần thứ ba cho khoảng mười triệu tám mươi ngàn người.[377]

Trong thành phố Sumaṅgala con trai của nhà vua tên là Pālita và con trai của vị thầy tu tên là Sabbadassin, hai đứa trẻ đã là bạn chơi với nhau từ thời còn nhỏ. Nghe có vị Chánh Ðẳng Giác, Piyadassin đến thăm thành phố. Ðang khi ngài còn thực hiện một cuộc du hành, cả hai đã đến gặp ngài cùng với đoàn tuỳ tùng khoảng độ mười triệu một trăm ngàn người. Khi hai chàng trai nghe biết Giáo Pháp của ngài Phật Tổ [213] và đã tổ chức một cuộc Ðại thí trong vòng bảy ngày, hai chàng trai đã xuất gia vào ngày thứ bảy cùng với hơn mười triệu một trăm ngàn người vào buổi kết thúc lời chúc phước lành cho bữa ăn. Cả hai đã chứng đắc A-la-hán. Ðức Phật đã tụng Giới Bổn giữa họ. Ðây là Tăng Ðoàn đầu tiên. Sau đó một thời gian vào một lần tụ tập dành cho Sudassana, Thiên chủ, có 10.090.000 người đã chứng đắc A-la-hán, họ vây quanh Ðạo sư và ngài đã tụng Giới Bổn. Ðây là Tăng Ðoàn thứ nhì. Còn nữa, 10.080.000 người cũng đã xuất gia vào dịp ngài thuần hoá voi Doṇamukha và chứng đắc A-la-hán. Vị Phật Tổ đã tụng Giới Bổn ngay giữa họ. Ðây là Tăng Ðoàn thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XIV 7. Và Ðức Phật Piyadassin đã qui tụ được Tăng Ðoàn. Tăng đoàn đầu tiên qui tụ khoảng 10.100.000 người.

8. Sau đó có 10.090.000 người hiền triết (sage) đã cùng nhau tụ tập lại. Tăng Ðoàn thứ ba lại gồm tới 10.080.000 người.

Vào thời đó có vị Bồ Tát của chúng ta là một thanh niên Bà-la-môn tên là Kassapa; ngài đã thông thạo ba Phệ Ðà với truyền thống huyền thoại là Phệ Ðà thứ năm. Khi ngài được nghe giáo Pháp của Ðạo Sư, bằng một hy sinh một khoản tiền gồm 10.100.000 ngàn ồng tiền vàng, ngài đã cho xây một thiền viện thật dễ thương dành cho Tăng Ðoàn, và đã kiến lập nơi nương tựa và năm giới. Thế rồi vị Ðạo sư đã thọ ký về ngài BồTát, “1800 đại kiếp sau kể từ lúc này ngài sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy có lời nói rằng:

XIV

9. Vào thời đó ta mới chỉ là một thanh niên[378] Bà-la-môn tên là Kassapa. một người trì tụng, là chuyên gia thần chú, tinh thông cả ba Phệ Ðà[379].

Khi ta đã được nghe Giáo Pháp của ngài ta đã kiến lập được một niềm tin. Với hơn 10.100.000 đồng tiền vàng ta đã cho xây dựng một công viên cho Tăng Ðoàn.

Sau khi đã bố thí cho Ðức Phật Piyadassin công viên đó, ta cảm thấy vui sướng và phấn khởi trong tâm, ta đã Qui y và thọ trì năm giới khiến cho ta vững mạnh trong những giới hạnh đó.

Và cả Ðức Phật[380] đó nữa khi ngài ngồi giữa tăng đoàn, đã thọ ký về ta như sau, “Sau 1800 đại kiếp nữa vị này sẽ trở thành một Ðức Phật.

Khi ngài đã quyết định thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh....” “./... chúng ta sẽ đối mặt với người này.”

Khi ta nghe những lời này, càng ngày ta càng có khuynh hướng quyết tâm thực hiện. Ta nhất quyết tiếp tục tu luyện nhiều hơn nữa để hoàn tất được mười pháp Ba la mật.

[214] Và thành phố của Ðức Phật đó có tên là Sudhañña, nhà vua cha ngài tên là Sudatta, mẹ ngài là hoàng hậu trong cung có tên là Sucandā. Pālita và Sabbadassin là tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài tên là Sobhita, Sujātā và Dhammadinnā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài là cây Kakudha. Ngài có thân hình cao tám mươi cubit, tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Vīmalā là tên của người vợ chính của ngài, con trai của ngài tên là Kañcanvela. Ngài đã xuất gia trên một chiếc xe do con ngựa thuần chủng hoàng gia kéo. Do vậy có lời nói rằng:

XIV.

Sudhañña là tên thành phố,[381] Sudatta[382] là tên của vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, còn Sucandā[383] là tên của mẹ Ðức Phật Piyadassin, vị Ðạo sư.

Pālita và Sabbadassin là hai tối thuợng nam thinh văn, Sobhita là tên vị thị giả cho Ðức Phật Pyadassin, vị Ðạo sư.

Sujātā và Dhammadinnā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó là cây đại thụ Kakudha[384].

Và Ðức Phật đó vô cùng nổi tiếng đã có ba mươi hai tướng tốt. Cao tám mươi cubit, Ngài trông giống như một cây Sāla vương đế.

Chẳng có luồng sáng ngọn lửa, mặt trăng và mặt trời nào có thể sánh bằng hào quang của vị đại tiên ẩn sĩ và chẳng có gì sánh nổi.

24.Tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm.

Nhưng Ðức Phật khôn ví đó, và những cặp không gì sánh kịp đó cũng đã biến mất. Thế chẳng phải tất cả các pháp hành đều trống rỗng cả hay sao?

11. Trong trường hợp này những nơi nương tựa và thọ trì năm giới: ý nghĩa ở đây là: Tam Qui và ngũ giới.[385]

12. 1800 đại kiếp có nghĩa là đến kỳ hạn 1800 đại kiếp kể từ đây.

23. Giống như cây Sāla vương đế. Có nghĩa là ngài xuất hiện giống như một vị vua các cây Sāla với thân cây[386] tròn trịa và cân đối, nhìn ngắm cây đó là điều thích thú vô cùng. Khi cây trổ lộc đâm bông.

23. Và những cặp đó có nghĩa là những cặp đó là những đôi tối thượng nam thinh văn v.v... của ngài.[387]

Tất cả những gì còn lại trong các đoạn kệ trên coi như đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc phần Chú giải biên niên ký sự Ðức Phật tổ Piyadassi.

Cũng kết thúc phần Chú giải biên niên ký sự Ðức Phật tổ thứ mười bốn.

-ooOoo-

XV. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ ATTHADASSIN

[215] Sau khi Ðức Phật Chánh Ðẳng Giác Piyadassin đã Níp Bàn và Giáo Pháp của ngài đã biến mất, và khi tuổi thọ của chúng sanh sau một thời kỳ kéo dài vô hạn định, nay đã giảm dần rồi lại gia tăng lên và giảm xuống đến thời điểm hạn định tuổi thọ một trăm ngàn năm, có Ðức Phật tên là Atthadassin, vị tiên tri Chân Ðế tối thượng (paramatthadassin), đã xuất hiện trên thế gian này. Sau khi ngài đã chu tất các pháp Ba la mật, ngài được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. Rồi tịch diệt khỏi cõi đó và giáng trần tái sanh trong lòng Sudassanā, hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua Sāgara, đang trị vì trong một thành phố hết sức tráng lệ (paramasobhana) tên là Sobhana. Sau mười tháng trong bụng mẹ ngài đã đản sanh ngay tại nơi vui chơi giải trí Sucindhana. Ngay cùng lúc vị Ðại Nhân được đản sanh ngài suy nghĩ, “Những chủ nhân tài sản chiếm được các kho báu to lớn đã chôn dấu trong một thời gian dài, nay xuất hiện tiếp trong các gia đình.”. Vào ngày lễ đặt tên, họ hàng đã đặt tên cho ngài là Atthadassin. Ngài đã trải qua mười ngàn năm sống trong hậu cung, Amaragiri, Suragiri và Girivhana là tên ba cung điện vô cùng xinh đẹp của ngài. Có ba mươi ngàn phụ nữ (trợ lý) hầu hạ ngài trong cung đứng đầu là hoàng hậu Visākhā.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và hoàng tử tên là Sela[388] đã được hoàng hậu Visākhā hạ sanh, thì Ðức Phật đã leo lên lưng ngựa đầu đàn trong hoàng cung tên là Sudassana và thực hiện cuộc Ðại Xuất Gia, ngài đã lên đường xuất gia. Có tới chín mười triệu người đã theo gương ngài mà xuất gia cùng ngày hôm đó. Khi Vị Ðại Nhân, vây quanh là những người đã rắp tâm thực hiện phấn đấu khổ hạnh trong vòng tám tháng, và vào ngày rằm tháng Visākha ngài đã thọ cơm sữa ngọt, là của bố thí do một nữ long vương tên là Sucindharā cùng đại chúng đã dâng cúng cho ngài, cùng với một chiếc bát bằng vàng do nàng dâng tặng. Toàn bộ những thân hình của họ được hiện ra cho thấy Ngài trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Sāla còn non, được trang hoàng với hàng trăm ngàn cây Sāla. Vào ban tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô kusa do Long Vương có tên là Dhammaruci dâng tặng cho ngài, và rồi tiến lại gần cây Bồ Ðề Campaka[389] ngài đã rải cỏ khô kusa lên một vùng đất rộng khoảng năm mươi ba cubit. Ngồi kiết già dưới gốc cây, ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác. Rồi ngài lại thốt lên những lời tuyên bố rất khớp với toàn bộ Chư Phật đã làm. Và rồi ngài đã trải qua bảy tuần lễ gần gốc cây Bồ Ðề đó.

Khi ngài đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên về việc giảng giải Giáo Pháp và chính ngài đã thấy chín mươi triệu vị tỳ khưu là những người đã xuất gia cùng với ngài, đã hội đủ có khả năng thấu triệt Thánh Pháp. Ngài đã di chuyển trên không, và đáp xuống nơi vui chơi giải trí Anoma gần thành phố Anomā, vây quanh là những vị tỳ khưu đi theo. Ngài đã Chuyển Pháp luân tại đó. Thế rồi một cuộc thấu triệt Pháp hội lần đầu tiên đã diễn ra tại đó có đến một 10.100.000 người được thấu triệt.

Còn nữa, khi Ðức Phật, vị lãnh đạo toàn thế gian, đã lên đường du hành vào cõi chư Thiên và đã thuyết Pháp tại đó. Lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai bao gồm 10.100.000 người có mặt. Và khi Ðức Phật Atthadassin đã vào thành phố Sobhana, giống như vị Ðạo sư của chúng ta đã gia nhập thành phố Kapila. Và ngài đã diễn giải Giáo Pháp tại đó. Thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba gồm 10.100.000 người có mặt. Do vậy có lời giải thích như sau:

[216] XV1. Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa[390] Ạtthadassin rất nổi tiếng[391] đã tiêu diệt được bóng tối u ám bao la, và chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

Khi đó do Phạm Thiên thỉnh cầu, ngài đã Chuyển Pháp Luân và làm tươi mát bất tử trường sanh cho cả các chư Thiên lẫn chúng sanh nơi mười ngàn ta bà thế giới.

Và dưới vị bảo vệ thế gian này đã diễn ra cả thảy ba cuộc thấu triệt Pháp hội. Cuộc thấu triệt đầu tiên gồm 10.100.000 người tham dự.

Khi Ðức Phật Atthadassin đang thực hiện một chuyến du hành vào thế giới các vị chư Thiên lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai cho 10.100.000 chúng sanh được thấu triệt.

Và còn nữa. khi Ðức Phật Tổ đang thuyết giảng Giáo pháp có sự hiện diện của cha ngài lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho 10.100.000 chúng sanh được thấu triệt.

1. Trong trường hợp này trong cùng đại kiếp đó có nghĩa là trong cùng một đại kiếp Maṇḍa đó. Nhưng ở đây đại kiếp Vara lại có nghĩa là đại kiếp Maṇḍa. Trong một đại kiếp có tới ba đức Phật xuất hiện, thì đại kiếp đó được gọi là đại kiếp Vara. Như đã giải thích ở trên.[392] Trong phần bình luận về biên niên ký sự Ðức Phật Padumuttara. Chính vì thế đại kiếp Vara được đề cập đến ở đây chính là đại kiếp Maṇḍa.

Tiêu diệt có nghĩa là tiêu hủy[393], hay đây chính là một cách giải thích thôi.

Khi đó có nghĩa là lúc ấy[394].

2. Trường sinh bất tử có nghĩa là được nếm hương vị bất tử để đạt đến thánh quả của thánh đạo.

2. Ngài làm tươi mát có nghĩa là làm cho tỉnh táo trở lại.[395] ý nghĩa ở đây là ngài được làm tăng thêm hăng hái.

2. Mười ngàn có nghĩa là mười ngàn ta bà Thế Giới.

4. Đi du hành thế giới các vị chư Thiên: ý nghĩa ở đây là: thực hiện một chuyến du hành vào cõi các chư Thiên nhằm dẫn dắt họ ra khỏi cõi đó.

Người ta nói rằng trong thành phố Sucandaka, con trai của nhà vua, là Santa, và con trai của một thầy tu, là Upasanta, vì không nhận ra điều cốt lõi Tam Phệ Ðà trong suốt thời gian hai người học hỏi tìm hiểu, đã bố trí bốn người có kiến thức và hiểu biết ngay tại cổng vào thành phố và chỉ thị, “Bất kỳ một vị Sa môn có kiến thức nào hay bất kỳ một thầy Bà la môn nào các người gặp hay nghe nói, hãy trở lại và báo cho chúng ta biết những thông tin về người này”. Vào thời đó Atthadassin, vị bảo hộ thế gian đã đến thành phố Sucandaka. Và như đã nhận được chỉ thị họ đã quay trở lại và thông báo cho những vị ấy, có một đức Như Lai Thập Lực đã đến và đang có mặt tại thành phố. Thật bình tĩnh khi nghe biết có đức Như Lai, với đoàn tùy tùng của họ khoảng độ một ngàn người, hai người này đã vui vẻ trong lòng và đến gặp đức Như Lai Thập Lực, là người thanh tịnh khôn ví[396]. Khi họ chào đón và mời ngài vào thăm thành phố, họ đã tổ chức một cuộc Ðại thí không gì sánh bằng trong vòng bảy ngày cho Tăng Ðoàn với Ðức Phật tổ đứng đầu. Vào ngày thứ bảy cùng với toàn bộ những người đang cư ngụ trong thành phố, họ đã nghe một bài thuyết pháp của đức Như Lai. Người ta kể lại rằng trong ngày đó đã có chín mươi tám ngàn[397] người đã xuất gia theo mệnh lệnh xuất gia “Thiện lai tỳ khưu” và chứng đắc A-la-hán. Ðức Phật tổ đã tụng Giới Bổn nơi Tăng Ðoàn này, đó là lần qui tụ đầu tiên.

Và khi Ðức Phật Tổ [217] đang diễn giải Giáo Pháp cho chính con trai mình, là Trưởng Lão Sela. Và ngài đã làm cho tám mươi tám ngàn người phải siêu lòng, và ngài đã cho họ xuất gia theo khẩu hiệu “Thiện lai tỳ khưu” và họ đã chứng đắc A-la-hán. Ngài đã tụng Giới Bổn. Ðó là lần qui tụ thứ hai.

Còn nữa, khi ngài đang diễn giải Giáo Pháp cho cả chư Thiên lẫn chúng sanh trong một hội chúng về Kinh Ðại Ðiềm Lành (Maha Maṅgala[398]) vào một ngày rằm tháng Māgha, ngài cũng đã khiến cho bảy mươi tám ngàn người chứng đắc A-la-hán. Ngài đã tụng Giới Bổn trong Tăng đoàn này. Ðó là Tăng Ðoàn thứ ba. Do vậy có lời nói về điều này như sau:

XV 6. Và Vị Ðại ẩn sĩ này cũng đã qui tụ được ba Tăng Ðoàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận các lậu hoặc, trở nên vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

Tăng Ðoàn đầu tiên gồm chín mươi tám ngàn chúng sanh; Tăng Ðoàn thứ hai có tám mươi tám ngàn người tham gia.

Tăng Ðoàn thứ ba gồm bảy mươi tám ngàn[399] người tham dự. Họ thuộc những người đã được giải thoát không dư sót (tái sanh còn lại) và đã trở thành những người vô tỳ vết và đại ẩn sĩ.

Họ nói rằng vị Bồ Tát của chúng ta vào thời ấy là một thầy Bà la môn rất giàu có, có tên gọi là Susima cư ngụ tại thành phố Campaka. Ngài đã bố thí tất cả của cải của mình cho người nghèo, những người không được bảo vệ, cho những người ăn xin, v.v...ngài đã trẩy đến núi Hy-mã-lạp-sơn và xuất gia làm Ðạo sĩ. Ðắc thủ bát Thiền chứng và ngũ thắng trí và đạt được sức mạnh thần thông to lớn, oai phong lẫm liệt, sau khi đã diễn giải cho đại chúng về vô tội và có tội thuộc các pháp thiện và bất thiện. Ngài đã đi đến phục dưới chân Ðức Phật tổ và ở lại đó.

Vào một dịp khác khi Ðức Phật Atthadassin, người bảo vệ thế gian, đã xuất hiện trên thế gian này và đã mưa xuống thế gian một trận mưa Giáo pháp đang lúc hiện diện tới tám hội chúng trong thành phố lớn Sudassana, Ngài, (susima) đã nghe theo Giáo Pháp của Ðức Phật đi đến cõi trời và đã từ cõi chư Thiên đó mang về biết bao nhiêu hoa mandarava, hoa sen, hoa cây trầm v.v... thân hình của ngài đã thể hiện do chính thần thông của mình, đang khi làm mưa hoa rơi xuống giống như một trận cuồng phong che phủ khắp bốn châu lục nơi khắp tứ phương thiên hạ. Tạo thành những lùm cây hoa khắp nơi và các cột trụ được trang điểm bằng những tràng hoa bằng vàng và các cổng chào. Ngài đã kính lễ đức Như Lai Thập Lực với một màn trướng bằng hoa mandarava và Ðức Thế Tôn này cũng tuyên bố về ngài như sau, Trong tương lai người này sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy có lời nói rằng:

XV.

Vào thời đó ta là một vị Ðạo sĩ tóc búi nghiêm khắc tên là Susima, được coi như là một người hoàn hảo nhất trên thế gian này.

Khi ta mang về những đóa hoa mandarava. Hoa sen, và hoa cây trầm, từ cõi chư Thiên ta đã tỏ lòng kính lễ vô hạn Vị Chánh Ðẳng Giác.

[218] 11. Rồi[400] cả ngài nữa, Atthadassin, là vị đại hiền triết, cũng đã thọ ký về ta như sau: “sau 1800 đại kiếp người này sẽ trở thành một Ðức Phật.

 12. Khi ngài đã nhất quyết theo đuổi cuộc phấn đấu.....” “....chúng ta sẽ được đối diện với vị này.”

Khi ta nghe được những lời của ngài như vậy, trong lòng rất phấn khởi, ta đã hạ quyết tâm theo đuổi tu tập nhiều hơn nữa để chu tất mười Pháp Ba la mật.

9. Trong trường hợp này đạo sĩ búi tóc có nghĩa là vị Ðạo sĩ búi tóc, có tóc để búi.

Ðược coi như là người hoàn hảo nhất trên thế gian này có nghĩa là ngài được coi như, được thẩm định như vậy ngay cả ở trên toàn cõi thế gian này ngài là người tốt nhất, siêu phàm và đầy quang vinh.

Thành phố Ðức Phật đó cư ngụ có tên là Sobhana, vị vua cha của ngài tên là Sgara, mẹ ngài tên là Sudassanā. Santa và Upasanta là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài có tên là Abhaya. Dhammā và Sudhammā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài có tên là Campaka. Thân hình của ngài cao tám mươi cubit. Hào quang thân hình của ngài phát ra luôn toả sáng độ một do tuần (yojana) tứ phía. Tuổi thọ của ngài kéo dài một trăm ngàn năm. Visākhā là tên người vợ chính thức của ngài. Con trai của ngài tên là Sela. Ngài đã xuất gia trên lưng ngựa. Do vậy có lời nói rằng:

XV.

Tên thành phố ngài cư ngụ là Sobhana[401]. Sāgara là tên một vị Quí Tộc Sát Ðế Lị Sudassanā tên của mẹ ngài Atthadassin là vị Ðạo sư.

22. Và Ðức Phật đó, cao tám mươi cubit[402] toả sáng giống như một cây Sāla vương đế, giống như vị vua các thiên thể tỏa sáng toàn diện.

23. Hàng trăm ngàn Hào quang vô số kể từ hiện trạng tự nhiên của ngài đã toả sáng khắp mười phương khoảng một do tuần (yojana) cả trên xuống dưới.

24. Và cả Ðức Phật này, một người phi thường,[403]một vị hiền triết vĩ đại. siêu việt nơi mọi con người. Người có mắt đã lưu lại trên thế gian này khoảng một trăm ngàn năm.

Sau khi đã để lộ ra sự sáng ngời và tỏa sáng trên khắp thế gian này với các chư vị chư Thiên. ngài cũng chứng đắc vô thường giống như ngọn lửa đang tiêu hao hết nguyên liệu.

22. Trong trường hợp này giống như vị vua gồm các thiên thể toàn diện có nghĩa là vị vua các vì sao khi thiên thể vô tỳ vết của ngài toả sáng vào buổi trăng rằm mùa thu.

[219] 23. Xuất phát từ bản chất tự nhiên của ngài. Có nghĩa là xuất hiện do hiện trạng tự nhiên, chứ không do hiện trạng tự quyết. Như đức Như Lai này mong muốn như vậy. ngài có thể toả sáng hào quang của mình xa tới hàng trăm hàng ngàn mười triệu ta bà Thế Giới.

23. Hào quang có nghĩa là những tia sáng.[404]

25. Sự tiêu hao nhiên liệu[405] có nghĩa là ngọn lửa tiêu huỷ nguyên liệu do việc tàn phá do ngọn lửa tạo ra.[406]

Liên quan đến diệt trừ tứ thủ, cả vị Phật Tổ này cũng đã viên tịch vô dư y Níp Bàn giới đó không tái sanh trong thành phố Anupana trong chùa Anoma.

Và do quyết định xá lợi của Ngài được phân chia khắp nơi.

Ðiều còn lại trong các đoạn kệ mọi ý nghĩa đã được làm rõ.

Ðến Ðây Kết Thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Atthadassin

Cũng kết thúc phần Chú giải biên niên Ký sự Ðức Phật tổ thứ mười lăm.

-ooOoo-

XVI. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ DHAMMADASSIN

Sau khi Ðức Phật Atthadassin, đấng Chánh Ðẳng Giác đã chứng đắc Níp Bàn và một đại kiếp giữa thời gian đó cũng đã trôi qua, và khi tuổi thọ các chúng sanh là vô hạn định, nay đã giảm dần lại chính vì thế tuổi thọ của họ giờ chỉ kéo dài một trăm ngàn năm. Có đạo sư tên là Dhammadassin, là người mang ánh sáng đến cho thế gian, người hướng dẫn thế gian thoát khỏi mọi cấu uế tham, v.v... người lãnh đạo duy nhất đã nổi lên trên thế gian này. Cả đức Thế Tôn này cũng vậy, sau khi đã chu tất pháp Ba la mật, lại được tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. Khi đã tịch diệt khỏi cõi đó, ngài lại giáng trần trong lòng Sunandā, là hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua tên là Saraṇa, nơi nương tựa (saraṇa) cho toàn thế giới, trong thành phố Saraṇa. Sau mười tháng thọ thai, ngài đã Đản sanh khỏi lòng mẹ ngài ngay trong nơi vui chơi giải trí Saraṇa giống như ánh trăng rằm xuyên thấu qua những khe hở mây mưa dầy đặc trong mùa mưa. Và ngay từ thuở còn rất sớm, khi bậc Ðại nhân vừa lọt lòng mẹ những việc tu luyện không đúng trong Giới Luật đã tự biến mất, và chỉ còn các việc tu luyện đúng còn tồn tại mà thôi. Chính vì điều này mà người ta đã đặt tên cho ngài là Dhammadassin (người nhận ra Giáo Pháp hay nhận ra điều chính trực) vào ngày lễ đặt tên. Ngài sống trong hậu cung tám ngàn năm. Ba lâu đài của ngài có tên là Araja, Viraja và Sudassana. Có hơn một trăm ngàn phụ nữ hầu hạ ngài, trong đó đứng đầu là hoàng hậu Vicikolī[407].

Khi ngài đã chứng kiến bốn điềm lạ và cậu con trai của ngài tên là Puñavaḍḍhana đã được hoàng hậu Vicikolī sanh ra, giống như một hoàng tử chư Thiên đã được chăm sóc hết sức cẩn thận, được hưởng hạnh phúc vô tận giống như hạnh phúc chư Thiên, thức dậy vào giữa canh của đêm và ngồi trên nệm hoàng gia, ngài đã nhận ra được sự thay đổi nơi các phụ nữ khi họ đang ngủ. Ngài cảm thấy rùng mình và nổi lên ý tưởng xuất gia đi tu. Ngay lập tức ý định của ngài khuấy động toà lâu đài Sudassana bay bổng lên trời, vây quanh là bốn đạo binh, giống như một mặt trời thứ hai và di chuyển như một toà nhà chư Thiên. [220] rồi đáp xuống gần cây Bồ Ðề Kuravaka màu đỏ[408] rồi dừng lại ở đó. Người ta kể lại rằng vị Ðại Nhân sau khi đã nhận y cà sa màu vàng nơi tay một vị Phạm Thiên dâng tặng, đã xuất gia và hiện xuống từ phía cung điện, ngài lưu lại gần đó. Toà lâu đài cũng di chuyển trên không và đến đậu trên mặt đất đang khi còn giữ nguyên cây Bồ Ðề bên trong. Và những người phụ nữ cùng với đoàn tuỳ tùng của họ cũng bước xuống khỏi tòa lâu đài và đứng đở người ra sau khi đã đi bộ được chừng một nửa gāvuta Ðang khi những người phụ nữ cùng với đoàn tuỳ tùng và những người đầy tớ vẫn còn đứng yên tại đó, thì toàn bộ những người đàn ông ều xuất gia theo gương của Ngài, trong số đó có khoảng một trăm ngàn vạn triệu vị tỳ khưu.

Rồi khi vị Bồ Tát Dhammadassin đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng bảy ngày và đã tham dự một bữa ăn cơm sữa ngọt do hoàng hậu Vicikoḷī[409] dâng cúng. Ngài đã trải qua ngày tạm trú tại khu rừng Badara. Vào ban tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Sirivaḍḍha, là người bảo vệ khu trồng bắp dâng cúng cho ngài và đang khi tiến lại gần cây Bồ Ðề Bimbijāla, ngài đã rải những bó cỏ khô đó xuống một mảnh đất rộng khoảng năm mươi cubit. Thấu triệt được trí toàn tri và thốt ra những lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần tại đây. Sau khi ngài đã ồng ý nhận lời thỉnh cầu của Vị Phạm Thiên và biết rằng một trăm ngàn vạn triệu các vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài đã chứng đắc khả năng thấu triệt Diệu pháp, ngài đã đi bộ mười tám do tuần (yojana) dọc theo con đường dẫn đến Isipatana (nơi cư ngụ của vị tiên tri) chỉ trong vòng có một ngày vây quanh là các vị tỳ khưu, ngài đã chuyển Pháp Luân tại đó. Rồi đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất cho một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham gia. Do vậy có lời nói rằng.

XVI.1Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa Ðức Phật Dhammadassin, là người rất nổi tiếng, đã xua tan được bóng tối và tỏa sáng cả trên cõi đời này với nơi cõi các vị chư Thiên.

Và với sự chói sáng vô song không gì sánh kịp, ngài đã Chuyển Pháp Luân và đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ nhất cho khoảng một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham dự.

1. Trong trường hợp này bóng tối đó: có nghĩa là bóng tối đó không liên quan[410] gì đến bóng tối hỗn loạn.

Và khi nhà vua tên là Sañjaya tr vì trong thành phố Tagara đã nhìn thấy mối nguy hiểm do dục lạc đem lại và đã từ bỏ như là một sự an toàn, ngài đã xuất gia cùng với các vị ẩn sĩ. Rồi chín mươi vạn triệu người xuất gia theo gương của ngài. Cho dù toàn bộ những người này đã chứng đắc năm thắng trí và tám thiền chứng. Rồi vị đạo sư Dhammadassin, khi nhận ra những thành tích của họ thể hiện nơi những ân đức đặc biệt đó, liền đi trên không trung và tiến tới phần đất thiền viện của ẩn sĩ Sañjaya đã được kiến thiết, ngài lưu lại trên không. Khi ngài đã diễn giải Giáo Pháp thích hợp cho quyết tâm các vị Ẩn sĩ này đang theo đuổi. Ngài làm nổi dậy Pháp nhãn[411] nơi họ. Lúc này lại xuất hiện một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai. Do vậy có lời nói rằng:

XVI.

Khi Ðức Phật Dhammadassin đã hướng dẫn vị ẩn sĩ Sañjaya ra khỏi (tối tăm) đã diễn ra một cuộc thấu triệt Phật Pháp thứ hai cho khoảng chín mươi vạn triệu chúng sanh tham gia.

Và khi Thiên Chủ (Sakka), lãnh tụ các vị chư Thiên, đang nóng lòng muốn nghe Giáo Pháp của đức Như Lai Thập Lực, tiến lại gặp ngài, thế rồi lại diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi vạn triệu chúng sanh tham gia. Do vậy có lời nói rằng:

XVI 4. Khi Thiên Chủ (Sakka) và đoàn tuỳ tùng của ngài tiến tới gặp ngài dẫn ường ra khỏi (tối tăm) thế rồi lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba cho khoảng tám mươi vạn triệu chúng sanh tham gia.

Và khi trong thành phố Saraṇa ngài đã để cho hai người em trai vợ, là hoàng tử Paduma và hoàng tử Phussadeva[412] cùng với đoàn tùy tùng của ngài, ngài đã mời bằng một lễ Tự tứ chính thức tinh tuyền[413] trước sự chứng kiến của hơn một trăm vạn triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia cùng với ngài vào cuối mùa mưa. Ðây là Tăng Ðoàn đầu tiên. Còn nữa, khi Ðức Thế Tôn từ cõi chư Thiên đáp xuống, lại xuất hiện một Tăng Ðoàn thứ hai có khoảng một trăm vạn triệu người tham gia. Và khi tại thiền viện Sudassana, ngài đã diễn giải về những lợi ích do các ân đức đặc biệt xuất phát từ mười ba hạnh Ðầu Ðà đem lại, ngài đã kiến lập người đứng đầu nhóm này là một đồ đệ vĩ đại tên là Harita. Thế rồi đức Thế Tôn đã tụng Giới bổn giữa đám người gồm tới tám mươi vạn triệu người. Do vậy có lời nói rằng:

XVI.

Và các vị chư Thiên đã qui tụ được ba Tăng Ðoàn những người kiên định đã đoạn tận mọi lậu hoặc, có lòng vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

Khi Ðức Phật Dhammadassin đi tới Sanraṇa và qua mùa mưa tại đó, đã diễn ra cuộc Tăng hội gồm tới một trăm vạn triệu chúng sanh[414]

Và còn nữa, khi đức Thế Tôn từ cõi chư Thiên xuất hiện nơi cõi con người[415] lại diễn ra một Tăng Ðoàn thứ hai có khoảng một trăm vạn triệu người qui tụ lại.

Và lại nữa, khi đức Thế Tôn diễn giải những ân đức đặc biệt về hạnh Ðầu Ðà, lại diễn ra một Tăng Ðoàn thứ ba bao gồm cả tám chục vạn triệu người qui tụ lại.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta, một Ðại Nhân, là vị Thiên Chủ (Sakka), vua các vị chư Thiên xuất hiện có các vị chư Thiên vây quanh từ hai cõi chư Thiên, ngài đã kính lễ đức Như Lai với hương trầm chư Thiên và hoa v.v... và với các nhạc cụ chư Thiên. Và vị đạo sư đó cũng đã thọ ký về ngài như sau: “Trong tương lai ngài sẽ trở thành một Ðức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.”

XVI

Vào thời đó Ta là Thiên Chủ (Sakka), một thí chủ hào phóng.[416] Ta đã kính lễ ngài với các hương thơm chư Thiên, vòng hoa muôn màu và nhạc cụ chư Thiên.

 Rồi ngồi giữa đám chư Thiên, ngài [417] thọ ký về ta như sau: “Sau mười tám ngàn đại kiếp nữa người này sẽ trở thành là một Ðức Phật.

 Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh...” ...mặt giáp mặt với người này.”

Khi ta đã nghe tiếng ngài thọ ký, ta càng cảm thấy có chiều hướng thiên về việc tu tập nhiều hơn để chu tất mười pháp Ba la mật.

[222] Và thành phố của đức Phật này có tên là Saraṇa. Vị vua là cha ngài có tên là Saraṇa, mẹ ngài tên là bà Sunandā. Paduma và Phussadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài, vị thị giả cho ngài tên là Sunetta; Khemā và Sabbanāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của ngài là cây Bimbijāla. Và thân xác của ngài cao khoảng tám mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kèo dài khoảng một trăm ngàn năm. Vị hoàng hậu tên là Vicikolī là hoàng hậu nhiếp chính, Puññavaḍḍhana là tên con trai của ngài. Ngài đã xuất gia trong toà lâu đài của ngài. Do vậy có lời nói rằng:

XVI

Saraṇa là tên thành phố ngài cư ngụ, Saraṇa là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị , Sunandā là tên mẹ của ngài đạo sư Dammadassin.

Paduma và Phussadeva là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Sunetta là tên vị thị giả cho vị đạo sư Dhammadassin.

Khemā và Sabbanāmā[418] là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó là cây Bimbijāla.

Và Ðức Thế Tôn đó, cao tám mươi cubit, đã toả sáng hào quang trên Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

Giống vị cây sala vương giả đang trổ bông. Giống như tia chớp trên bầu trời, giống như mặt trời giữa ngọ. Thì ngài cũng toả sáng ra như vậy.

Và cuộc sống[419] chiếu sáng không gì sánh nổi cũng tương tự như vậy. Đức Như Lai có mắt vẫn tồn tại trên thế gian này khoảng độ một trăm ngàn năm.

 Sau khi đã để lộ ra nguồn sáng như vậy, sau khi đã tạo ra được Giáo Pháp vô tỳ vết ví như mặt trăng đã biến mất[420] trên bầu trời, cũng như vậy ngài cũng đã viên tịch với các đồ đệ của mình.

19. Trong trường hợp này bimbijāla có nghĩa là cây kuravaka màu đỏ[421].

21. Trên Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới có nghĩa là: trên mười ngàn ta bà thế giới.

22. Giống như tia chớp có nghĩa là giống như tia chớp.

22. Ngài đã toả sáng ra có nghĩa là: Giống như tia chớp trên bầu trời và mặt trời giữa ngọ chiếu sáng, vị Phật tổ này cũng chiếu sáng như vậy.

23. Tương tự như có nghĩa là: tuổi thọ của ngài cũng chính xác y hệt như tuổi thọ của biết bao nhiêu nhân loại[422] khác.

24. Biến mất có nghĩa là đã biến mất.

[223] 24. Giống như mặt trăng có nghĩa là giống như mặt trăng trên trời ngài cũng tịch diệt đi.

Người ta nói rằng Ðức Phật Tổ Dhammadassin đã chứng đắc Níp Bàn ngay trong công viên Kesa trong thành phố Sālavatī. Những gì còn lại ý nghĩa đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc phần Chú giải Biên niên ký sự Ðức Phật tổ Dhammadassin.

Cũng kết thúc phần biên niên ký sự đức Phật Tổ thứ mười sáu.

-ooOoo-

XVII. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ SIDDHATTHA

Khi Ðức Thế Tôn Dhammadassin đã chứng đắc níp-bàn và đại kiếp đó đã qua đi và Giáo Pháp của ngài cũng đã biến mất theo, và khi một ngàn bảy trăm lẻ sáu đại kiếp cũng đã trôi qua. Chín mươi bốn đại kiếp trước đây có một đạo sư, tên là Siddhattha, người chăm sóc đến hạnh phúc thế gian[423] và đạt đến đỉnh cao chân đế,1 đã xuất hiện trên thế gian này trong một đại kiếp.[424] Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

1. Tiếp theo sau Ðức Phật Dhammadassin đã khởi xuất Phật tổ Siddhattha, lãnh tụ thế gian[425] ngài đã xua tan mọi bóng tối và giống như mặt trời mọc vậy.

Vị Bồ Tát Siddhattha cũng vậy, sau khi đã chu tất được các pháp Ba la mật, được tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài đã gián trần tái sanh trong lòng hoàng hậu Suphassā, là vợ nhiếp chính của nhà vua tên là Udena trị vì thành phố Vebhāra. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ ngài đã Đản sanh hạ ngay trong công viên Viriya. Và khi Vị Ðại Nhân được sanh ra những công trình do nhiều người thực hiện và mong đợi từ bấy lâu nay đã trở thành hiện thực và thành công mỹ mãn (atthāsiddhi). [426] Chính vì thế mà họ hàng của ngài đã đặt tên cho ngài là Siddhattha[427] Ngài sống trong hậu cung khoảng thời gian mười ngàn năm. Ba lâu đài dành cho ngài có tên là Kokā, Suppala, Paduma[428]. Có khoảng bốn mươi tám ngàn phụ nữ sống trong cung để hầu hạ ngài với Hoàng Hậu Somanassā [429] lãnh đạo đám phụ nữ này.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và cậu con trai của ngài là Anupama được hạ sanh cho hoàng hậu Somanassā, ngài đã lên đường xuất gia vào một đêm trăng rằm tháng Āsḷhi trên một chiếc cáng bằng vàng và được cáng tới nơi vui chơi giải trí Viriya. Ngài đã xuất gia như vậy. Một trăm ngàn vạn triệu người xuất gia theo gương ngài. Họ cho là Vị Ðại Nhân cùng với những người này đã thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh cam go trong vòng mười tháng. Vào ngày rằm tháng Visākha, ngài đã tham gia một bữa tiệc cơm sữa ngọt do một nữ Bà la môn tên là Sunettā đang cư ngụ trong một ngôi làng bà la môn tên là Asadisa dâng cúng cho ngài.[224] Ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong khu rừng Badara. Vào buổi tối ngài đã nhận tám bó cỏ khô do Varuṇa dâng cúng cho ngài, ông là người gác cánh đồng ngô và sau đó ngài tiến lại gần cây Bồ Ðề Kaṇikra, ngài đã rải tám bó cỏ khô được một khoảng đất rộng bốn mươi cubit. Ngồi thiền kiết già tại đó. Sau khi đã chứng đắc trí toàn tri và đưa ra lời tuyên bố oai nghiêm, ngài đã trải qua bảy tuần lễ tại đó. Khi ngài thấy một trăm ngàn vạn triệu vị tỳ khưu xuất gia cùng với ngài đã chứng đắc khả năng thấu triệt Tứ Diệu Ðế, đi theo một con đường dốc đứng,[430] ngài đã xuống sảnh iện Con Nai tại Gayā và Chuyển Pháp Luân tại đó. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên có tới một trăm ngàn vạn triệu chúng sanh tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

Sau khi ngài đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và đã khiến cho cả thế gian với các vị chư Thiên vượt qua bộc lưu. Ngài đã mưa xuống từ đám mây Giáo Pháp, khiến cả thế gian với các chư Thiên trở nên tươi mát.

Và dưới thời ngài, với lòng nhiệt tình mãnh liệt đã diễn ra ba cuộc thấu triệt Pháp hội. Cuộc Pháp hội ầu tiên có đến một trăm ngàn vạn triệu người tham dự.

Trong trường hợp này với cả các chư Thiên có nghĩa là thế gian cũng như các chư Thiên nữa.

2. Từ đám mây Phật Pháp có nghĩa là từ đám mây mưa do diễn giải Giáo Pháp đem lại.

Và trong thành phố Bhīmaratha, được nhà vua tên là Bhīmaratha mời[431], khi ngài ngồi trong phòng đại sảnh ường được xây ngay chính giữa thành phố. Ngài đã vỗ lên tiếng trống bất tử, tràn ngập khắp tứ phương thiên hạ với giọng nói đầy yêu thương dịu dàng và rõ ràng. Một cảm giác sảng khoái được nghe tiếng ngài, vô cùng ngọt ngào, xuyên đến tận tâm can những người thông minh. Giống như một buổi lễ dâng hiến bao la, một giọng nói sâu đậm và ngọt ngào. Đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội thứ nhì có khoảng chín mươi vạn triệu người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVII.

4. Và còn nữa, khi ngài vỗ trống trong thành phố Bhīmaratha, liền xuất hiện một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng chín mươi vạn triệu người tham dự.

Và khi ngài đang diễn giải phần Biên Niên Ký Sự về Chư Phật trong một cuộc tụ họp những người họ hàng thân thiết tại thành phố Vebhāra. Pháp nhãn nổi lên cho khoảng chín mươi vạn triệu người. Ðó là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

Khi Ðức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp trong thành phố kiêu sang Vebhāra. Thế rồi cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ ba diễn ra cho chín mươi vạn triệu cư dân tham gia.

Trong thành phố Amara xinh đẹp dễ coi, có hai anh em, là Sambahula[432] và Sumitta đang cùng trị vì vương quốc. Thế rồi đạo sư Suddhattha, nhận ra các vị vua này đạt đến các ân đức, ngài đã bay trên không trung và đáp xuống ngay trung tâm thành phố Amara để lại dấu chân hiển thị[433] như thể bước đi trên mặt đất bằng cách đi trên đó bằng gót chân được trang điểm bằng tướng bánh xe. [225] khi ngài đến được nơi vui chơi giải trí Amara ngài đã ngồi xuống trên chính hòn đá bằng phẳng rất tuyệt vời được làm lạnh đi do lòng bi mẫn.[434] rồi hai anh em nhà vua, nhìn thấy dấu chân của đức Như Lai Thập Lực liền đi theo dấu vết đó và đến đức Phật Siddhattha. Vị đạo Sư đã đạt đến chân lý tuyệt đối. Ðó là việc dẫn đàng chỉ lối cho toàn thế giới, cộng với đoàn đi theo ngài, và sau khi đã kính lễ vị Phật Tổ họ đã ngồi xuống quanh Ngài. Ðức Phật tổ diễn giải Giáo Pháp cho họ thích hợp với căn cơ của họ. Khi hai người đã nghe bài thuyết pháp, được tràn đầy niềm tin, cả hai người đều xuất gia và chứng đắc A-la-hán. Ðức Phật tổ đã tụng Giới Bổn giữa đám đông khoảng độ một trăm vạn triệu người đã đoạn tận lậu hoặc. Ðó là Tăng Ðoàn thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

Và con người siêu phàm giữa các chúng sanh này đã có ba nhóm người kiên định, đoạn tận các lậu hoặc và đã trở nên tinh tuyền vô tỳ vết và an tịnh trong lòng.

Có cả thảy ba cơ hội đã họp lại gồm toàn những người tinh tuyền vô tỳ vết: gồm một nhóm một trăm vạn triệu người, chín mươi vạn triệu người và tám mươi vạn triệu người.

7. Trong trường hợp này chín mươi và tám mươi vạn triệu có nghĩa là có những nhóm người tụ họp lại gồm chín mươi vạn triệu và tám mươi vạn triệu người.

7. Đã có ba cơ hội như vậy có nghĩa là ba cơ hội này chính là để tụ họp lại[435] “đã có ba cơ hội như vậy”[436] cũng là cách giải thích vậy.

Lúc bấy giờ vị Bồ Tát của chúng ta là một thầy Bà la môn tên là Maṅgala đang cư ngụ tại thành phố Surasena. Sau khi đã tinh thông được các Kinh Phệ Ðà và kinh Vedanga. Ngài đã ban tặng một kho báu gồm biết bao nhiêu là tài sản quí báu cho người nghèo và người không được bảo vệ, v.v... và vì ngài đã ước ao xa lánh thế tục, ngài đã xuất gia theo các vị ẩn sĩ và đã chứng đắc các tầng thiền và thắng trí. Khi nghe có Ðức Phật Siddhattha đã xuất hiện trên thế gian này và đang sống tại đó, ngài đã đến gặp ngài, kính lễ ngài, và khi ngài đã nghe thuyết pháp ngài liền tiến đến gặp ngài. Bằng sức mạnh thần thông siêu phàm, ngài đã biến cây Táo Hoa Hồng đơm trái táo hoa hồng (Jambu) vùng đất táo hoa hồng này (Jambudipa) được gọi[437] như vậy xuất phát từ cây Táo Hoa Hồng đó. Ngài đã hỏi Siddhattha vị đạo sư và đoàn tùy tùng của ngài gồm tới chín mươi vạn triệu vị tỳ khưu đang ngồi trong thiền viện Surasena. Và đang chăm sóc cho ngài làm tươi mát cho ngài với trái táo lấy từ cây táo hoa hồng đó. Rồi sau khi đã dùng những quả đó vị đạo sư đã thọ ký, “Chín mươi tư đại kiếp kể từ giờ trở đi ngài sẽ trở thành một Ðức Phật hồng danh là Cồ Ðàm” do vậy có lời nói rằng:

XVII

 Vào thời điểm đó ta là một vị ẩn sĩ tên là Maṅgala, khắc khổ, khó ai có thể vượt qua, đầy đủ sức mạnh thắng trí.

 Mang lại một quả lấy từ cây Táo Hoa Hồng ta đã đưa quả đó cho đức Phật Siddhattha: khi vị Chánh Ðẳng Giác đã nhận quả đó ngài đã nói những lời sau đây:

“Các người có nhận ra vị ẩn sĩ tốc rối rất kham khổ này chứ? Chín mươi bốn đại kiếp kể từ giờ phút này trở về sau ngài sẽ là một đức Phật.

[226] 11. Khi ngài đã nhất quyết thực hiện phấn đấu khổ hạnh...”

12.Khi đã nghe những lời này ta càng quyết tâm trong lòng. Ta đã nhất quyết thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để chu tất được Ba la mật.

8. Trong trường hợp này khó có thể vượt qua có nghĩa là khó tấn công, hay đây chỉ là một cách giải thích.

Và thành phố đức Phật tổ đó cư ngụ có tên là Vebhāra, vị vua cha của ngài Phật tổ tên là Udena- và tên của vị vua đó cũng là Jayasena[438]. Mẹ ngài tên là Suphassā. Hai tối thượng nam thinh văn của ngài có tên là Sambala[439] và Sumitta. Vị thị giả cho ngài tên là Revata. Hai tối thượng nữ thinh văn của ngài tên là Sīvalā và Surāmā. Cây Bồ Ðề của ngài là cây Kaṇikra. Thân hình của ngài cao sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài một trăm ngàn năm. Somanassā là tên của người vợ chính của ngài. Anupama là tên con trai của ngài. Ngài đã xuất gia trên một chiếc cáng bằng vàng. Do vậy có lời nói rằng:

XVII

13.Vebhāra là tên thành phố ngài cư trú. Udena là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, Suphassā là tên của mẹ ngài Siddhattha[440], Ðại ẩn sĩ

18. Sambala5 và Sumitta là hai tối thượng nam thinh văn. Revata là tên thị giả cho ngài Siddhattha, vị đại ẩn sĩ.

19. Sīvalā và Surāmā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó được cho là Cây Kaṇikāra.

21. Và đức Phật này cao sáu mươi ratanas lên tới trời. Giống như một cột trụ[441] bằng vàng ngài chiếu sáng trên Thập Vạn Ðại Thiên ta bà Thế Giới.

22. Và vị Phật Tổ đó, không có gì sánh bằng, có sức mạnh vô song, vô địch, vị có mắt đã lưu lại trên thế gian này được một trăm ngàn năm.

Ngài đã để lộ ra một luồng sáng toả [442]ra rất xa. Ðã khiến cho các đồ đệ của ngài đâm hoa kết trái, duyên dáng với những chứng đắc[443] đạt được, ngài viên tịch cùng với các đồ đệ của người.

Trong trường hợp này sáu mươi ratanas có nghĩa là ngài cao đủ sáu mươi Ratanas trên trời.

Giống như một cây cột bằng vàng trang điểm với có nghĩa là giống như một cây cột trụ khảm với đủ loại ngọc quí đa dạng và đủ loại trang sức bằng vàng.

Ngài toả sáng tới Thập Vạn Ðại Thiên Thế Giới, có nghĩa ngài toả sáng khắp toàn thể mười ngàn vũ trụ[444]

23. Rất xa có nghĩa là trải rộng bao la. Có nghĩa là nguy nga sáng ngời.

[227] 23. Khiến cho đâm chồi nảy lộc có nghĩa là: đã khiến cho các đồ đệ của ngài đạt đến nhan sắc đẹp tuyệt trần giống như một cây trổ bông với những chiếc bông là ắc chứng thiền định, thắng trí thánh đạo và chánh quả.

23. Duyên dáng có nghĩa là: tự tỏ ra duyên dáng[445], tự tỏ ra đáng yêu[446] hấp dẫn thu hút

23. Các chứng đắc có nghĩa là: với những thiền chứng hiệp thế và siêu thế và các thắng trí.

23. Viên tịch có nghĩa là tịch diệt Níp Bàn chẳng còn chấp thủ dính dáng bụi trần.

Và họ cho biết rằng đạo Sư Siddhattha đã Níp Bàn ngay tại nơi vui chơi giải trí Anoma trong thành phố Kañcanaveḷu.[447] Ngay trong thành phố đó họ đã cho xây một điện thờ, được làm bằng đá quí, cao tới bốn do tuần (yojana)

Mọi sự còn lại trong đoạn kệ này đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc Phần Bình Luận Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ Siddhattha

Kết thúc Biên Niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ mười bảy.

-ooOoo-

XVIII. CHÚ GIẢI ÐỨC PHẬT TỔ TISSA

Tiếp sau Ðức Phật Siddhattha có một đại kiếp trống không, không có đức Phật nào xuất hiện trong thời kỳ này. Chín mươi hai đại kiếp cho đến nay có hai đức Phật xuất hiện đó là Tissa và Phussa, cả hai vị được sanh trong cùng một đại kiếp.[448] Trong trường hợp này sau khi đã chu tất các Pháp Ba la mật, vị Ðại Nhân Tissa được tái sanh nơi Cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó ngài giáng trần trong lòng hoàng hậu tên là Padumā, bà có cặp mắt giống như đế hoa sen (paduma), là hoàng hậu nhiếp chính cho nhà vua có tên là Saccasandha[449] đang trị vì trong thành phố Khema. Sau mười tháng ngài được Đản sanh ra khỏi lòng mẹ trong nơi vui chơi giải trí Anomā. Ngài đã sống trong hậu cung bảy ngàn năm. Ba tòa lâu đài của ngài có tên là Guhasela,[450] Nārisa,[451] và Nisabha.[452] đã có ba mươi ba ngàn phụ nữ với hoàng hậu Subhaddā đứng đầu hầu hạ ngài trong hậu cung.

Khi Ðại Nhân Tissa đã chứng kiến bốn hiện tượng và khi con trai của ngài, hoàng tử nanda đã được sanh ra cho hoàng hậu Subhaddā, ngài liền cưỡi một chiến mã bất kham có tên là Sonuttara và thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại. Có khoảng mười triệu chúng sanh cùng xuất gia theo gương ngài. Vây quanh ngài là đoàn người cũng thực hiện xuất gia với ngài. Họ đã quyết tâm thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh trong vòng tám tháng. Sau khi ngài đã tham gia một bữa tiệc cơm sữa ngọt do con gái một thương lái tên là Vīra cư ngụ trong thị trấn Vīra dâng cúng cho ngài vào ngày rằm tháng Visākha, ngài đã trải qua những ngày tạm trú trong cánh rừng Salaḷa.

Vào buổi tối, sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do người canh ruộng ngô tên là Vijitasaṅgāmaka dâng cúng, ngài đã tiến lại gần cây Bồ Ðề Asana và rải tám bó cỏ khô thành một Bồ đoàn rộng khoảng bốn mươi cubit. Ngồi kiết già trên đó, ngài đã chiến thắng đạo quân Ma-vương, và sau khi đã đạt được trí toàn tri, ngài đã thốt lên những lời tuyên bố long trọng và trải qua bảy tuần lễ gần chính cây Bồ Ðề đó. Khi ngài nhận ra rằng Brahmadeva và Udayana, là hai vị hoàng tử của nhà vua đang trị vì trong thành phố Haṃsavatī và đoàn tuỳ tùng cùng đi với họ đã chứng đắc các ân đức đặc biệt, ngài đã bay trên không trung [228] và đáp xuống trên cung điện Con Nai trong thành phố Yasavatī, ngài đã truyền cho người trông coi khu vui chơi giải trí mời hai vị hoàng tử đến gặp ngài. Trước hai vị hoàng tử và đoàn tuỳ tùng của họ, ngài đã Chuyển Pháp Luân. Với giọng nói ngọt ngào, lịch thiệp và rõ ràng ngài đã phổ biến Giáo Phát tới mười ngàn ta bà Thế Giới. Rồi cuộc thấu triệt Pháp hội đầu tiên đã diễn ra, có một trăm mười triệu người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

1. Sau Ðức Phật Siddhattha, đã xuất hiện Phật Tổ Tissa, là người vô địch và có giới đức bất tận, tiếng tăm lẫy lừng và là vị lãnh đạo tối cao trong thế gian.

2. Xua tan bóng đêm ảm đạm làm sáng ngời cõi chư Thiên với lòng từ bi nhân hậu. Vị đại anh hùng là người có mắt trổi vượt trên thế gian này.

3. Cả sức mạnh thần thông của ngài chẳng có ai sánh kịp, giới đức vô song, Thiền định tinh thông, sau khi đã đạt đến Ba la mật trong mọi sự, ngài đã Chuyển Pháp Luân.

4. Ðức Phật Tổ đó đã khiến cho mười ngàn Thế Giới nghe được lời thuyết pháp thanh tịnh của ngài. Ngay lần thuyết pháp đầu tiên cả trăm mười triệu người đã thấu triệt[453] Pháp hội.

3. Trong trường hợp này trong mọi sự có nghĩa là ngài đã đạt đến Ba la mật nơi hết mọi sự.

4. Nơi mười ngàn Thế Giới có nghĩa là trên mười ngàn toàn cõi thế gian[454].

Vào khoảng thời gian tiếp theo có mười triệu các vị tỳ khưu đã xuất gia với đạo Sư Tissa đã bỏ không sống chung với nhau thành nhóm và đã di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Khi Vị Ðại Nhân tiến đến gốc cây Bồ Ðề và khi họ đã nghe tin Ðức Phật Tổ Tissa đã Chuyển Pháp Luân, một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai đã diễn ra gồm chín mươi mười triệu người tham dự. Còn nữa, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có sáu mươi mười triệu người tham gia vào lúc kết thúc lời chúc phước cho chúng sanh tại cuộc hội họp để nghe đạo sư Chú giải Kinh Ðại Ðiềm Lành.[455] Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Cuộc thấu triệt Pháp lần thứ hai có chín mươi mười triệu người tham dự, cuộc thứ ba gồm sáu mươi mười triệu người tham dự. Ngài đã giải thoát[456] khỏi kiết sử cho cả chúng sanh lẫn các chư Thiên là những người hiện diện ở đó.

5. Trong trường hợp này cuộc thấu triệt thứ hai gồm chín muơi mười triệu người có nghĩa là cuộc thấu triệt Pháp hội lần thứ hai có tới chín mươi mười triệu chúng sanh tham dự.

5. Thoát khỏi kiết sử có nghĩa là ngài giải thoát họ khỏi cảnh tù tội do mười thứ kiết sử.  đây cho thấy chúng sanh được giải thoát khỏi chính hình thái của mình, ngài đề cập đến cả “con người lẫn chư Thiên.”

5. Cả con người lẫn chư Thiên có nghĩa là cả con người lẫn chư Thiên[457]

Người ta nói rằng trong cuộc tụ tập thứ nhất vào mùa mưa tại thành phố Yasavatī, khi đó có đoàn người đi theo ngài vào khoảng một trăm ngàn vị A La Hán đã xuất gia. [229]. Sau hoàng tử có tên là Nārivāhana, con trai của nhà vua tên là Sujāta, được sanh ra một cách tốt lành (sujata) thuộc cả hai phương diện, đã đến thành phố Nārivāhana và với đoàn tùy tùng của mình đã đến gặp Ðức Phật Tổ Tissa, người bảo vệ thế gian, hoàng tử đã mời đức Như Lai Thập Lực với tăng đoàn các vị tỳ khưu dùng bữa đồng thời lại tổ chức một cuộc bố thí vĩ đại không gì sánh bằng kéo dài trong bảy ngày. Rồi sau khi ngài đã chuyển giao vương quốc cho chính con trai của mình, nhà vua đã xuất gia cùng với đoàn tùy tùng của mình theo lời kêu gọi xuất gia “Thiện lai tỳ khưu” trước sự hiện diện của Ðức Phật tổ Tissa, đấng Chánh Ðẳng Giác, chúa tể hoàn vũ. Dân chúng cho rằng cuộc xuất gia của nhà vua đã được thông báo trên toàn cõi dương gian, chính vì thế, khi đám người đông đảo đi theo ngài, họ cũng xuất gia theo gương vị hoàng tử Nārivāhana. Sau đó đức Như Lai Thập Lực đã tụng Giới Bổn ngay trước sự hiện diện của chín mươi trăm ngàn các vị tỳ khưu. Ðó là cuộc tụ tập lần thứ hai. Còn nữa, trong cuộc tụ tập những người bà con tại thành phố Khemavatī, có tám mươi trăm ngàn người đã xuất gia trước sự chứng kiến của Phật Tổ, sau khi họ đã nghe một bài thuyết pháp về Biên Niên Ký Sự Chư Phật và họ đã chứng đắc A-la-hán. Những người đã xuất gia này vây quanh vị đạo Sư, là người Chăm Sóc Hạnh Phúc cho chúng sanh, ngài đã tụng Giới Bổn. Ðó là cuộc tụ họp lần thứ ba. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Phật Tổ Tissa, vị lãnh đạo cao siêu nhất trên thế gian này. Đã tụ họp được ba Tăng oàn gồm những người trung kiên đã đoạn tận các lậu hoặc, trở nên vô tỳ vết và an tịnh trong tâm.

Lần tụ họp đầu tiên có khoảng một trăm ngàn người,[458] họ đã đoạn tận các lậu hoặc. Cuộc tụ tập thứ hai có chín mươi trăm ngàn người tham dự.

Cuộc tụ họp lần thứ ba gồm tám mươi trăm ngàn người đã đoạn tận lậu hoặc, trở nên vô tỳ vết, phát triển tu tập do được giải thoát[459].

Rồi trong thành phố Yasavatī có một vị Bồ Tát, là nhà vua Sujāta. Sau khi đã từ bỏ tất cả các thị trấn làng mạc trong vương quốc giàu sang và thịnh vượng của ngài, giống như từ bỏ một bó cỏ héo tàn và đồng thời ngài cũng từ bỏ biết bao nhiêu kho báu tài sản mà không cảm thấy lưu luyến gì cả. Nhà vua đã ra đi vì trong lòng nổi lên nỗi lo lắng phải tái sanh v.v... ngài đã xuất gia cùng với một nhóm các vị ẩn sĩ. Ngài có sức mạnh đại thần thông và rất oai phong. Khi nghe có một đức Phật tổ xuất hiện trên thế gian này nhà vua cảm thấy phấn chấn với phỉ lạc khôn tả.[460] Ngài tiến lại gặp Ðức Phật Tổ Tissa mà không chút ganh tỵ.[461] Sau khi đã kính lễ ngài, nhà vua suy nghĩ, “Nào, ta hãy kính lễ đức Phật với những đóa hoa chư Thiên Mandārava và cây Trầm v.v...” Sau khi suy tính như vậy với sức mạnh thần thông mãnh liệt ngài đã đi đến các thiên giới, vào khu rừng Cittalata và hái lượm những lộc hoa sen, lộc cây Trầm và cây Mandārava ựng trong một chiếc tráp nhỏ bằng bạc rộng khoảng một gavuta. Rồi từ trời cao ngài quay trở lại và kính lễ Ðức Phật Tổ bằng những lộc cây chư Thiên đó. Giữa một hội chúng bốn phần ngài đứng cầm chiếc lọng che nắng mặt trời làm bằng hoa sen giống hệt như bóng mát thơm phức hương sen lan toả khắp một vùng trời với tay cầm cẩn đá quý. Với những khoang hình cốc gồm có vàng, quạt làm bằng lá sen cẩn đá ru-bi và các loại đá quí khác. Rồi vị Phật Tổ đã long trọng thọ ký về ngài, “Khoảng chín mươi hai đại kiếp trở về sau ngài sẽ trở thành một đức Phật có hồng danh là Cồ Ðàm.” Do vậy người ta nói như sau:

XVIII

Vào thời đó ta là một Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Sujāta. Sau khi đã từ bỏ của cải giàu sang, ta đã lên đường xuất gia cùng với các vị ẩn sĩ.

Khi ta xuất gia có một vị lãnh đạo thế gian xuất hiện. Nghe tiếng “Ðức Phật” phỉ lạc trào dâng trong ta.

Sau khi đã lấy hoa trái chư Thiên Mandārava, hoa sen và hoa cây Trầm cầm trong hai tay cùng tiếng kêu xột xoạt, ta đã lên đường đến kính lễ ngài.

 Ðức Phật Tissa, vị lãnh đạo tối cao trên thế gian vị chiến thắng. Khi ngài được vây quanh với bốn hội chúng, ta đã đem những bông hoa đó tới kính lễ ngài, ta đã giữ trên đầu Ngài.

Ðang khi ngồi có đám đông vây quanh, ngài[462] thọ ký về ta như sau: “ Chín mươi hai đại kiếp từ đây về sau người này sẽ trở thành một Ðức Phật.”

Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh......” “...chúng ta sẽ gặp lại ngài.”

Khi đã nghe lời ngài thọ ký như vậy, ta càng quyết tâm. quyết định thực hiện tu tập nhiều hơn nữa để chu tất mười Pháp Ba la mật.

10. Trong trường hợp này Khi ngài đã xuất gia có nghĩa là khi ngài đã đạt đến hiện trạng một người thực hiện xuất gia.[463] Ta đã thấy ghi lại trong Kinh “đã đến thời điểm ta thực hiện xuất gia”[464]; ta nên hiểu đây là cách viết văn không cẩn thận.

10. Nổi lên có nghĩa là xuất hiện.[465]

Cả hai tay có nghĩa là với cả hai tay.[466]

Lấy có nghĩa là mang.

Tiếng kêu xột xoạt. Có nghĩa là như tiếng kêu xột xoạt của quần áo[467]

12. Vây quanh là bốn hội chúng: vây quanh với bốn nhóm người có nghĩa là, các ẳng cấp: Nhóm Quí Tộc Sát Ðế Lị, nhóm Bà la môn, nhóm người chủ gia nhân, và nhóm các vị Sa môn. Một số người lại giải thích là “vây quanh là bốn giai cấp (caste –vannas)”[468]

Và thành phố đức Thế Tôn đó cư trú có tên là Khema, Cha Ngài là Quí tộc Sát Ðế lị có tên là Janasandha, mẹ ngài tên là Padumā. Brahmadeva và Udaya là hai tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị thị giả cho ngài có tên là Samatha.[469] Phussā và Sudattā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của vị Phật Tổ đó là cây Asana. Thân hình ngài cao khoảng sáu mươi cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm. Tên người vợ chính thức của ngài là Subhaddā. Con trai của ngài tên là nanda. Ngài đã xuất gia trên lưng ngựa. Do vậy có lời nói rằng:

XVIII

Khemaka là tên thành phố, Janasaṅdha[470] là tên vị Quí Tộc Sát Ðế Lị, và Padumā là tên của mẹ đức Phật Tổ Tissa, vị đại ẩn sĩ.

[231] 21. Brahmadeva và Udaya là tối thượng nam thinh văn của ngài. Samatha[471] là tên thị giả cho đức Phật Tổ Tissa, vị đại ẩn sĩ.

Phussā và Sudattā là hai tối thượng nữ thinh văn của ngài. Cây Bồ Ðề của đức Phật Tổ đó là cây Asana.

24. Vị Phật Tổ đó[472], là vua chiến thắng, có thân hình cao sáu mươi ratanas[473]; không gì sánh nổi, độc nhất vô nhị. Ngài được coi như là vị Himavant.

25. Tuổi thọ của ngài thuộc dạng sáng giá không gì sánh nổi, là người mắt lưu lại trên thế gian kéo dài một trăm ngàn năm.

26. Ðược hưởng danh thơm nổi tiếng to lớn, oai phong, vinh quang nhất, tuyệt hảo. Toả sáng như một đám lửa rồi ngài đã viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

27. Giống như một đám mây trước gió, giống như đám sương giá trước mặt trời, giống như bóng đen trước ngọn đèn sáng, ngài viên tịch cùng với các đồ đệ của mình.

24. Trong trường hợp này cao có nghĩa là chiều cao của ngài.

24. Ngài được coi như là một Himavant có nghĩa là ngài là một Himavant[474] hay đây chính là một cách giải thích. Giống như Himavant là một ngọn núi cao một trăm do tuần (yojana) và những người ở rất xa cũng có thể nhìn thấy trông rất tuyệt. Do độ cao và phong cảnh an bình[475] của ngọn núi tạo ra. Ngay cả ngọn núi như vậy thì cũng không thể sánh bằng vị Phật Tổ Tissa được.

25. Không gì có thể vượt qua nổi. Có nghĩa là, không quá dài cũng không quá ngắn. Ý nghĩa ở đây là tuổi thọ của ngài kéo dài khoảng một trăm ngàn năm.

26. Oai phong, quang vinh nhất, tuyệt hảo: có nghĩa là: đây là những từ đồng nghĩa với nhau.

27. Sương giá có nghĩa là một tinh thể của nước đá, giống như đám mây, sương giá và bóng tối đã bị gió, mặt trời và ngọn đèn đẩy lùi. Đức Phật Tổ Tissa viên tịch cùng với các đồ đệ của mình. Người ta cho rằng đức Phật Tổ Tissa đã Níp-bàn (viên tịch) trong Thiền viện Sunanda tại thành phố Sunandavatī. Những gì còn lại thì ý nghĩa đã quá rõ ràng trong các đoạn kệ đó.

Ðến đây kết thúc Phần Chú giải Biên Niên Ký Sự Phật Tổ Tissa

Kết thúc Phần Biên Niên Ký sự đức Phật Tổ thứ mười tám.

-ooOoo-

XIX. CHÚ GIẢI PHẬT TỔ PHUSSA

[232] Tiếp theo sau Ðức Phật Tissa sau khi đã kéo dài trong một thời gian vô định, do quá trình giảm xuống, tuổi thọ tăng dần trở lên và lại giảm xuống dần đến mức độ chúng sanh chỉ còn được hưởng tuổi thọ vào khoảng chín mươi ngàn năm, lúc đó Ðức Phật Phussa đã xuất hiện trong thế gian đó. Sau khi đã chu tất các pháp Ba la mật. Ngài tái sanh nơi cõi Trời Ðâu Suất. Tịch diệt khỏi cõi đó, ngài đã giáng trần tái sanh trong lòng hoàng hậu có tên là Sirima, hoàng hậu nhiếp chính của nhà vua Jayasena đang trị vì trong thành phố Kāsi. Sau mười tháng ngự trong lòng mẹ, ngài đã Đản sanh trong công viên Sirimā. Ngài đã trải qua cuộc sống hậu cung trong vòng chín ngàn năm.[476] Người ta kể lại rằng ngài có ba tòa lâu đài tên là Garuḷapakkha[477], Haṃsa và Suvaṇṇahrā[478]. Có khoảng ba mươi ngàn phụ nữ phục dịch cho ngài trong hậu cung với Kisāgotamī ứng đầu.

Khi ngài đã chứng kiến bốn hiện tượng và người con trai của ngài tên là Anupama được sanh ra cho người vợ của ngài là Kisāgotamī, sau khi đã lên đường thực hiện một cuộc xuất gia vĩ đại, ngài đã rời khỏi hoàng cung cưỡi trên lưng voi. Cùng với một đoàn người khoảng mười triệu người cũng đã xuất gia theo gương của ngài trong cuộc xuất gia đó. Ðoàn người này đang vây quanh ngài, đã quyết định thực hiện một cuộc phấn đấu khổ hạnh kéo dài trong vòng sáu tháng. Rồi sau khi đã từ biệt đám đông và rút lui sống một mình trong vòng một tuần, ngài đã tiến tới rất nhiều tĩnh lặng. Khi ngài đã tham dự một bữa tiệc cơm sữa ngọt do người con gái một thương buôn tên là Sirivaḍḍhā dâng cúng cho ngài vào ngày rằm tháng Visākha ngay tại một thành phố nào đó, ngài đã trải qua một ngày tạm trú trong cánh rừng Simsapā[479].

Vào ban đêm, sau khi đã nhận tám bó cỏ khô do một vị đạo sĩ[480] tên là Sirivaḍḍhā Ngài đã tiến lại gần gốc cây Bồ Ðề Āmalaka và rải đám cỏ khô đó trên một khoảng đất rộng ba mươi tám cubit. Sau khi đã chứng đắc Chánh Ðẳng Giác và thốt lên những lời tuyên bố long trọng, ngài đã trải qua bảy tuần lễ gần Cây Bồ Ðề đó. Khi ngài thấy mười triệu vị tỳ khưu đã cùng xuất gia với ngài đã có khả năng thấu triệt Pháp, ngài liền di chuyển trên không, và đáp xuống vườn Lộc Uyển là nơi cư trú của nhà ẩn sĩ trong thành phố Saṅkassa, ngài đã Chuyển Pháp Luân ngay giữa đám đông. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội cho khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh tham dự. Do vậy có lời kể lại rằng:

XIX

1. Trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có đạo sư Phussa, là người trí tuệ[481], vô địch, là vị lãnh đạo cao nhất trên thế gian này.

2. Khi Ngài đã xua tan mọi bóng tối và gỡ mọi rối rắm to lớn cho thế gian. Ngài đã làm mưa xuống nước bất tử để làm tươi tắn thế gian với cả các chư Thiên nữa.

3. Khi Ðức Phật Phussa đã Chuyển Pháp Luân trong buổi lễ hội các chòm sao,[482] đã diễn ra cuộc thấu triệt Pháp hội có khoảng một trăm ngàn mười triệu chúng sanh tham gia.

[233] 1. Trong trường hợp này trong cùng một đại kiếp Maṇḍa có nghĩa là: một đại kiếp trong đó nổi lên hai đức Phật cùng một lúc. Ðược gọi như ở trên là đại kiếp Maṇḍa[483].

2. Đã gỡ rối cho có nghĩa là đã làm sáng tỏ (gỡ rối)

2. Tình trạng rối rắm lớn có nghĩa là về vấn đề này “tangle” là một từ đồng nghĩa với ái dục. Ðiều này, do thường xuyên nổi lên vì thường xuất hiện cả trên lẫn dưới các đối tượng thiền, lại được cho là rối bời như mớ bòng bong” được biết đến như là mạng lưới (với những sợi dây[484] hiểu theo nghĩa bện quấn lại[485]: đó là một mối rối bời to lớn.

2. Với các chư Thiên có nghĩa là thế gian này cùng với các chư Thiên.

2. Mưa xuống có nghĩa là đổ mưa xuống.

2. Nước bất tử.[486] Có nghĩa là làm tươi mát (thế gian) ngài đã đổ mưa xuống bằng thứ nước của những bài thuyết pháp được coi là bất tử.

Và khi trong thành phố Bāraṇasī của nhà vua tên là Sirivaḍḍha, người đã từ bỏ một số tài sản rất lớn, ngài đã xuất gia trong một cuộc xuất gia gồm các vị đạo sĩ. Chín mươi ngàn các vị đạo sĩ đi theo ngài. Ðức Phật Tổ đã thuyết pháp cho họ. Rồi đã diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội gồm tới chín mươi ngàn người tham dự. Và khi ngài diễn giải Phật Pháp cho chính con trai của ngài, là hoàng tử Anupana, lại diễn ra một cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba gồm tám mươi ngàn người tham dự. Do vậy có lời nói rằng:

XIX.4. Cuộc thấu triệt Pháp hội thứ hai có khoảng chín mươi ngàn người. Cuộc thấu triệt Pháp hội thứ ba có khoảng tám mươi ngàn chúng sanh.

Vào thời đó trong thành phố Kanṇakujja, con của Ðức vua Surakkhita và con của vị thầy tử tế, ồng tử Dhammasena cùng với sáu mươi ngàn người đi đến diện kiến Ðức Phật Phussa bậc A la Hán, Chánh Ðẳng Giác, khi Ngài đến thành phố của họ. Sau khi đảnh lễ Ngài và mời thỉnh Ngài, họ đã tổ chức một cuộc đại thí khoảng bảy ngày, và khi họ đã nghe Pháp do Ðấng Thập lực[487] thuyết, những vị ấy đã đắc A la Hán. Ðức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa sáu mươi ngàn vị tỳ khưu này. Ðó là Tăng hội thứ nhất. Lại nữa, trong thành phố Kāsi Ngài đã giảng dạy Biên Niên Ký Sự của Chư Phật trong một cuộc hội họp có ít nhất khoảng hoàng thân quốc thích của Ðức vua Jayasena. Khi họ nghe thời pháp nầy, năm mươi ngàn người đã xuất gia bằng cách “Thiện lai tỳ khưu” (công thức cho xuất gia) và đã đắc A la Hán. Ðức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa những vị nầy. Ðó là Tăng hội thứ nhì. Còn nữa, khi bốn mươi ngàn người nghe thuyết giảng điều lành trong một cuộc hội họp về đại điềm lành. Mahā, Maṅgala[488], những vị ấy đã xuất gia và đắc A la Hán. Ðức Thế Tôn đã tụng Giới Bổn trong giữa những vị nầy. Ðó là Tăng hội thứ ba. Do vậy, có lời kể rằng:

XIX

5. Và Phật Tổ Phussa, vị đại ẩn sĩ, đã qui tụ được ba nhóm người kiên định, những vị ấy đã đoạn tận các lậu hoặc là những người vô tỳ vết, và an tịnh trong lòng.

[234] 6. Tăng hội ầu tiên gồm sáu mươi ngàn người; Tăng hội thứ hai gồm năm mươi ngàn người.

7. Tăng hội thứ ba là nhóm gồm tới bốn mươi ngàn người, là những người đã được giải thoát khỏi toàn bộ sanh y không còn dính líu gì đến tái sanh.

Vị Bồ Tát của chúng ta lúc đó là một Quí Tộc Sát Ðế Lị, tên là Vijitviṅ cư ngụ trong thành phố Arimanda. Sau khi đã nghe diễn giải Giáo Pháp và rất thán phục đức Phật Tổ Phussa, ngài đã tổ chức một cuộc đại thí cho ngài. Sau khi đã từ bỏ vương quốc rộng lớn của mình, ngài đã xuất gia trước sự chứng kiến của Ðức Phật Tổ Phussa, ngài đã thấu triệt được Tam Tạng, ngài là chuyên gia về Tam Tạng, ngài đã thực hiện thuyết Giảng Giáo pháp cho đại chúng và chu tất Giới Ba la mật. Đức Phật Tổ đó lại thọ ký về ngài như sau, “Người đó sẽ trở thành một Phật Tổ.” Do vậy mà có lời nói rằng:

XIX

8. Vào thời điểm đó ta là một Quí Tộc Sát Ðế Lị tên là Vijitāvin. Sau khi đã từ bỏ vương quốc rộng lớn của mình, ta đã xuất gia trước sự hiện diện của (Ðức Phật Phussa) vị Ðại ẩn sĩ.

9. Và đức Phật Phussa, vị lãnh đạo thế giới tối thượng, cũng đã thọ ký về ta như sau: ”Chín mươi hai đại kiếp kể từ nay vị này sẽ là một đức Phật.”

10. Khi ngài đã quyết định thực hiện cuộc phấn đấu khổ hạnh....”

11. ...Ðể chu tất mười pháp Ba la mật.

12. sau khi đã học hỏi thông suốt Tạng Kinh và Tạng Luật cùng toàn bộ Giáo pháp chín chi của vị đạo sư. Ta đã khai sáng Giáo Pháp của vị chiến thắng.

13. Sống cuộc đời chuyên cần, tu tập được những điều tu tập Phạm trú, sau khi đã đạt đến Ba la mật thắng trí ta đã được gia nhập cõi Phạm Thiên[489].

Thành phố của Phật tổ Phussa tên là Kāsī[490], quốc vương cha ngài tên là Jayasena[491], mẹ ngài tên là Sirimā. Surakkhita[492] và Dhammasena là tối thượng nam thinh văn của ngài. Vị Thị giả của Ngài tên là Sabhiya. Sālā và upasālā [493]là hai tối thượng nữ thinh văn của Ngài. Cây Bồ Ðề có tên là Āmalaka. Thân hình của ngài cao khoảng năm mươi tám cubit. Tuổi thọ của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Người vợ chính của ngài tên là Kisāgotamī. Con trai của ngài tên là Anupama[494] Khi xuất gia ngài cưỡi trên lưng voi. Do vậy có lời nói rằng:

XIX

14. Kāsika là tên thành phố ngài đã trụ trì trong đó, Jayasena là tên của Quí Tộc Sát Ðế Lị, và Sirimā là tên của mẹ Phật tổ Phussa, vị đại ẩn sĩ.

[235] 20. Cây Bồ Ðề của đức Phật Tổ đó được cho là cây maṇḍa.

22. Và thân hình của vị hiền nhân này cao khoảng năm mươi tám ratanas. Ngài chiếu sáng như thể đức Như Lai có ngàn Hào quang, trông tựa trăng rằm.

23. Tuổi thọ bình thuờng của ngài kéo dài chín mươi ngàn năm. Sống lâu đến như vậy ngài đã khiến cho biết bao nhiêu người vượt qua được bộc lưu.

Khi ngài đã động viên được biết bao nhiêu chúng sanh[495] vượt qua bộc lưu, vị đạo sư đó cũng đã nổi tiếng vô cùng, và ngài đã viên tịch với các đồ đệ của ngài.

20. Trong trường hợp này āmaṇḍa có nghĩa là cây[496] Giác Ngộ āmalaka.

Khi ngài đã động viên có nghĩa là ngài đã đưa ra những lời động viên, sau khi đã thuyết giảng.

24. V Ðạo sư này cũng đã vô cùng nổi tiếng, có nghĩa là: vị đạo sư đó, nổi tiếng vô cùng. “Khi ngài đã trở nên nổi tiếng vô song” cũng là một cách giải thích.[497] Ý nghĩa theo như đối với tất cả những gì được nói về ngài là, “sau khi đã từ bỏ địa vị cao trọng của mình”[498] Họ cho là Ðức Phật Phussa đã Níp-bàn trong công viên hoàng gia Sena[499] tại thành phố Kusinārā. Người ta cho là xá lợi của ngài đã được phân tán.

Nhng gì còn lại trong các đoạn kệ khác đã quá rõ ràng.

Ðến đây kết thúc Phần Chú giải Biên niên Ký Sự Đức Phật Tổ Phussa.

Ðến đây cũng kiết thúc Biên niên Ký Sự Ðức Phật Tổ thứ mười chín.

-ooOoo-


[1]. Có nghĩa là ngài Revata

[2]. IIA 83tt.

[3]. Giải thích ở trên đưa ra mười ngàn. Nhưng xin đọc thêm bản văn tr.170

[4]. Sañjtasaṃvega

[5]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là gaganatalam. BvAC lại ghi là gaganam.

[6]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uggāyiṃsu, còn BvAB lại ghi là upagāyiṃsu.

[7]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vipāliṃsu, còn BvAB lại ghi làvilapiṃsu,

[8]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là balaṃ, còn Chú giải  Phật Tông bản tiếng Miến ghi là Mārabalaṃ

[9]. Dhammatābalena. Thờng thường dhammatā có nghĩa là “qui luật” ‘cần phải thực hiện như vậy. Có lẽ tất cả những điều đó có nghĩa là Ðức Phật đã bị Ma vương tấn công trong giai đoạn này như vậy đây là một “biến cố tục lệ”

[10]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi thêm anekajāti, v.v...

[11]. Bv, Be ghi là vinivattayi. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là viniṭṭayi

[12]. Ở đây Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là vinivattayi

[13]. Heṭṭhā ti heṭṭham

[14]. Cittapāṭalī

[15]. Jonesia Asoka

[16]. Assakaṇṇa, Vatica Robusta, Tự điển Chú giải Pāli (CPD) có lẽ không đúng, Shorea robusta chính là cây sāla. Nhưng cây Sāla lại có thể là cây Shorea [Vatica] robusta.

[17]. Campaka, Michelia champaka

[18]. Nāga

[19]. Callophyllum inophyllum, Alexandrian hay là Alexandra laurel; một cây rất to có tàng to rất đẹp với lộc có mùi rất thơm

[20]. Mimusops elengi

[21]. Mango-tree. Mangifera indica, theo như tự điển M-W-

[22]. Panasa, Artocarpus integrifolia

[23]. Pentaptera (Terminalia) tomentosa

[24]. Shorea robusta

[25]. Terminalia Arjuna, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến giải thích là Kunda, Jasmine (cây hoa nhài)

[26]. Sahakāra

[27]. Karavira, Nerium odorum

[28]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Sunanda

[29]. Dasasanayanapura phải là một thành phố thần tiên trong đó Thiên Chủ (Sakka) (vị Thiên vương nghìn mắt) đang cai trị.

[30]. Sura

[31]. Xin đọc bản văn tr. 126, 165

[32]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uggata, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là ubhata, và có lẽ ý nghĩa là “tinh tuyền” được truyền lại cả từ phía nguồn gốc gia đình, vì Sujāta tên của ngài ám chỉ được sanh ra một cách tốt lành hay hoàn hảo. xin đọc udita trong bản văn tr. 190

[33]. Ajita trong Ja i. 35

[34]. Akās’ahaṃ ti akāsim ahaṃ

[35]. Giải thích trong bản văn tr. 202

[36]. Xin đọc thêm trong bản văn tr. 36

[37]. Tāresī ti tārayi

[38]. Xin đọc bản văn tr. 193 về xi 7

[39]. Punappuna vacanam anusiṭṭhi nāma. Xin đọc thêm NdA I 114 anusiṭṭhin ti punappunaṃ sallakkhāpanavacanaṃ

[40]. Sesake jane

[41]. Hutāsano va tāpetvā ti aggi viya tappetvā Hutāsana là người “ăn chay trường”, bàn thờ hy tế. Xin đọc Vism 171 trong đó từ này được đưa ra như là ví dụ về tên các loại lửa.

[42]. Nhiên liệu và chấp thủ cũng đều có cùng một từ upādāna, xin ọc bản văn tr. 166

[43]. Budhapāda, theo t điển M-W cho là pāda ôi khi được thêm vào làm bằng chứng cho sự kính trọng đối với các hồng danh riêng hay tước hiệu của người được nói tới.

[44]. Một vara-kappa, xin đọc bản văn tr. 191. cũng được gọi như vậy trong Jkm 13

[45]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ I 149, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 105

[46]. Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 105 Bandhumatī với II Candavārī, Candavatī, và Bhandavatī

[47]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Sumanda, với v.l Sunanda

[48]. IIA 83tt

[49]. Phật Tông vaḍḍha.

[50]. Pentaptera (Terminalia) Arjuna

[51]. Bản văn tr. 83

[52]. Dassesi thế cho desesi

[53]. Devamānuse ti devamanussānaṃ

[54]. Nhưng xin hãy đọc Miln 260 đối với quan điểm đối nghịch. Vị Chú giải của chúng ta có thể biết đựơc chiều sâu đại dương ở đó ‘mọi sự đều bất động”, Sn 920, nhưng rất có thể ngài lại nghĩ về đại dương khác với bất kỳ điều gì được quẳng xuống đó. xin đọc thêm bản văn tr. 141

[55]. Xin đọc thêm Miln 278

[56]. Apāra, vô tận, hay thường dùng hơn, điều không thể vượt qua nổi: rất có thể ý nghĩa ở đây là Ðức Phật đã đến được nơi không có gì lai vãng tới được.

[57]. Tassa Buddhassa thấy nơi giải thích về taṃ Buddhaṃ

[58]. Vyāharantan ti vyāharantassa

[59]. Iddho phīto, thường để chỉ một người giàu có và người sang trọng hay người thành thị. Ở đây không nên hiểu theo ý nghĩa thế tục.

[60]. Koṭisatānī ti koṭīnaṃ satāni.

[61]. Koṭisatayo

[62]. Satakoṭiyo

[63]. Pentaptera tomentosa. BvAB lại đưa ra từ s 1 amba-.

[64]. Surāripurābhibhavane, lu ý như là môt v.1 trong BvAB

[65]. Maṅgalapañhaniddesa. Xin ọc bản văn tr. 136

[66]. Saliladhāra nh trong Miln 117

[67]. Ðược nói trong bản văn tr. 149. chính trên con đường trực tiếp giữa Verañjā và Payāgatittha Vin iii 111. cũng có một con đường du mục nối liền giữa Soreyya với Takkasilā. Pháp cú kinh (Dhammapada) I 325tt. chính vì thế đây là một địa điểm quan trọng an tịnh đáng kể.

[68]. BvAC ghi là omita

[69]. Tassā pi dipaduttamo

[70]. Tassā pi dipaduttamassa

[71]. Hoặc, do tại. Xin đọc thêm dưới đây tr. 178, MA v. 59

[72]. Lakkhaṇa giống như trong bản văn tr 89, 114, 238

[73]. Saddasattha, giống như trong bản văn tr.,114, 238

[74]. Abhiññbalapattānan ti abhiñnaṃ balappattānaṃ

[75]. Hoặc, do tại. Xin đọc thêm dưới đây tr. 178, MA v. 59

[76]. Ðối với những gì tiếp theo xin đọc MA I 139

[77]. BvAC ghi là bhutta. BvAB ghi là bhatta

[78]. BvAC ghi là arite còn BvAB lại ghi là atikkante

[79]. Xin đọc bản văn tr. 171

[80]. Chú giải Tăng Chi Bộ I 149 Visabhatthera, với v.l Nissa-; nhưng trong Chú giải Tăng Chi Bộ I 152tt lại gọi là Nisabhatthera (Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến Upavana giống như trong bản văn tr 172

[81]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon bỏ qua. (Chú giải Tăng Chi Bộ I 149, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 106.

[82]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon yugalakāni. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến yugalāni.

[83]. Aniccamukha, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) hay Tự điển Chú giải Pāli (CPD) theo như động từ “nhập” tôi đã hiểu mukkha theo nghĩa cái miệng hay là lối mở ra.

[84]. Rittakam eva Saṅkhārā, trong đó sai theo ngữ pháp.

[85]. Rittakā tucchakā. Tôi không được rõ sức mạnh chính xác ở đây của tiếp vĩ ngữ ka

[86]. Sa-m-anarahitaṃ. Tôi không biết rõ tại sao điều này lại được đề cập đến ở đây vì từ này đã xuất hiện rồi.

[87]. Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ I 152 tt Pháp cú kinh (Dhammapada) I 106 tt

[88]. Mayā ganthavitthārabhayena na uddhaṭanti

[89]. BvAC 177 ghi là bhavane, còn BvAB lại ghi là thành phố tinh tuyền.

[90]. BvAB, Jkm 13 ghi là Campaka

[91]. Bv ix, 17 ghi là Nandā, Suyasā, Uttarā; Be ghi Nandā, Vasubhā. Yasuttarā; BvAB ghi Nanduttarā, Vassuttara Yasuttara.

[92]. BvAC ghi là sahakāravane. BvAB mahāsālavante (khu rừng cây sāla vĩ đại)

[93]. Xin đọc bản văn tr. 83

[94]. Bhājamabhūte

[95]. Aññaslema, có lẽ đây là một “giới hạnh khác nữa”

[96]. Xin đọc bản văn tr. 175

[97]. Atulatejā

[98]. Nhắc lại từ tassa. Chính vì thế đoạn kệ có thể được đọc như sau: atulatejassa dhammacakkappavattane tassa tayo abhisamayā, mối liên quan có thể xuất hiện giữa cách toả sáng chói chan của ngài với con số những cuộc thấu triệt diển ra.

[99]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại bỏ qua, chính vì thế mà tên ngài lại xuất hiện là Subhāvittata

[100]. Usabha, con bò mộng “Ðại tiên tri bò mộng” và các cách diễn đạt đại loại như vậy chỉ có nghĩa là “vĩ đại nhất, quí phái nhất” v.v...

[101]. Pātipade. iều này cũng có thể hiểu là “đi theo chánh đạo.”

[102]. Không nghi ngờ, điều này ám chỉ trong Vin MV VII dòng 5. Visālamati một cách chơi chữ về tên vị trưởng lão.

[103]. Sīhavikkantagāmī. Xin ọc thêm Miln 400, sīho vikkantacarī

[104]. Varivāha, người sách nước. Ở đây hình như muốn ám chỉ các đầm nước và dòng suối hơn là mây mưa.

[105] Hay là, tiếng rì rầm, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon 179 ghi là gumugumāyamāne, BvAB lại ghi là Gumbu- với v.1 gumu- cũng xin đọc bản văn tr. 95

[106]. Bhamaramadhukara; chỉ có madhukara xuất hiện trong Vism 136.

[107]. Vadhā, con cái thuộc bất kỳ loại vật nào. M-W-. nghĩa này không thấy ghi trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[108]. Apagīyamāne, xin ọc M-W-, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[109]. Kākali, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[110]. Atthāra... attharaṇa

[111]. Vibhatti-lopa giống như trong ItA ii 18 v.v...

[112]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là upāgato ti upāgami; Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Miến ghi Upāgamīti upāgato.

[113]. Dvinnaṃ satasahassinan ti dvinnaṃ satasahassānaṃ

[114]. Tadā āsi samāgamo cho đoạn kệ tadā samāgamo āsi

[115]. Xin đọc attho thay vì atthi

[116]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon bỏ qua

[117]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vanditvā còn BvAB lại ghi là sutvā.

[118]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon chỉ ghi bhikhu. Nhưng xin đọc đoạn kệ 12

[119]. Paviveka, loại, rút khỏi

[120]. Upaṭṭhahaṅ ti upaṭṭhahiṃ từ sau được giải thích trong  Phật Tông

[121]. Samāmayī ti samāhari

[122]. Samānayī ti samāhari

[123]. BvAB lại ghi thêm ahosi

[124]. BvAB ghi thêm tassa

[125]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến cũng vậy

[126]. Anuttarā

[127]. Atiramma

[128]. Tanaya

[129]. Paduma trong Ja I 36

[130]. Như trên, Rāmā và Uparāmā

[131]. Phật Tông –agghi- Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon –aggi-, là lửa, Agghi là thể rút gọn của từ agghiya

[132]. Va.....viya

[133]. Sabbasaṅikhāre...sabbasaṅkhāraṃ

[134]. Trung Bộ Kinh i. 69tt

[135]. Nt i. 71

[136]. Vimuttisarā là sara cuối cùng trong số bốn sara trong A. ii. 141; xin đọc như trên 244, iv 339 ở đây –Sārada lại trùng âm với Nārada

[137]. Vāsudeva, xin ọc bản văn tr. 114 vasu ti ratanaṃ Vuccanti. Việc chơi chữ về tên Sudeva là điều rõ ràng.

[138]. Kapparukkha

[139]. Narānaṃ

[140]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là kariṃsu. BvAB lại ghi là akaṃsu.

[141]. Nara với da, người được ban tặng cho nhân loại.

[142]. Phật Tông x. 19 Jitāvijitābhirāma. Bản văn tr. 188 gọi toà lâu đài thứ ba là Vijitābhirāma. Cũng như Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến với v.1 Jītābhirāma.

[143]. Manonukūla, anukūla có nghĩa là dễ dãi, trung thành và sẵn sàng.

[144]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là vīsatisahassādhikaṃ itthīnaṃ satasahassaṃ ahosi; Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là vīsativassādhikaṃ itthisatasahassaṃ ahosi

[145]. Sabbalokānanda-kara

[146]. Xin đọc bài tường trình sau đây với bản văn tr 161

[147]. “Vào buổi chiều” sāyaṇhasamaye, ược bỏ qua.

[148]. Ðược chấp nhận trong việc dịch các đoạn kệ

[149]. Trong phần dịch tôi dịch từ orasa có nghĩa là “chính con trai” của mình. trong tự điển Comy, oraso putto. Ðã khiến ý nghĩa thêm rõ ràng hơn.

[150]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uyyāna. BvAB lại ghi là ārāma với v. 1 uyyāna.

[151]. Tilaka, xin đọc M – W để biết ý nghĩa về đồ trang sức được làm một màu mà người phụ nữ bôi lên trán

[152]. Vikhyāta không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[153]. Chú giải  Phật Tông tiếng Ceylon ghi là vipulo rukkho, Chú giải  Phật Tông bản tiếng Miến ghi là rukkho vipulo

[154]. ṇavar’uppajjī ti ṇavaraṃ udapādi

[155]. Xin đọc A I 124

[156]. Về đoạn này xin đọc thêm bản văn trong 83, 133, 190

[157]. Sabbakilesānī ti sabbakilese

[158]. Tattha sabbakilesehi.

[159]. Buddhañṇe ca cuddasā ti Buddhaṇāni cuddasa

[160]. Xin đọc MQ ii 9 n.6

[161]. Xin đọc bản văn tr. 42, Miln 216, 285

[162]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại thêm āṇāni

[163]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến catuyoniparicchedakañṇāni pañcagatiparicchedakañṇāmi.

[164]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là rahade. Ðầm lầy, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là tīre, bờ sông, giống như một số hàng dưới đây

[165]. Không rõ nghĩa?

[166]. Vinayana, lấy đi, dạy bảo, đưa ra ví dụ điển hình.

[167]. Bhagavā, một cách xưng hô. Và không phải là một hình thức để nói.

[168]. Xin đọc Vin I 24 tt, đối với đoạn này.

[169]. Pavattī, xin đọc Vism 546

[170]. Tadā devamanussa vā rất có thể thế chỗ cho tadākāsi ...sadevake trong oạn kệ. Xin đọc tự điển Phật giáo tiếng Do thái- tiếng Phạn (BHSD) để biết ý nghĩa của từ vā.

[171]. Jitamitta trong đoạn kệ 23.

[172]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là ativiya sāradaṃ. BvAB ghi là ativisārada với v.1 giống như trong BvAC. xin hãy đọc thêm bản văn tr. 182 “người ban tặng bản chất giải thoát”.

[173]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại thêm saparivāram bhagavantaṃ tattha nisidāpetivā. Mời Ðức Thế Tôn và đoàn tuỳ tùng của ngài ngồi xuống đó.

[174]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi bhuttānumodana. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến bhatt.

[175]. Asītisatasahassiyo ti satasahassānam asītiyo

[176]. Xin đọc Dh 55, Miln 321

[177]. Miln 322 xin đọc xiii 11

[178]. Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) buddho loke bhavissati. Phật Tông ayam buddho bhavissati

[179]. Phật Tông hāsetvā BvAC ghi  bhāvetvā

[180]. Tadā p’ahan ti tadā pi ahaṃ

[181] Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến chỉ có “quá khứ” mà thôi; Chú giải Tăng Chi Bộ I 116 cũng có “quá khứ và tương lai” trong phần định nghĩa về “ngang bằng với không sánh bằng.”

[182]. Rất có thể là asamasama cho asamasamasama.

[183]. Văn suôi kể chuyện, ngay trong đoạn 13, giải thích là amaranaraparivuto trong khi đó cách giải thích ở trên thì ghi là naramarūnaṃ

[184]. Mặc dù tôi nghĩ là bhāvetvā, tu luyện, trong BvAC thì ý rõ hơn. tôi theo cách giải thích của Phật Tông Be, BvAB ghi là hāsetvā, BvAB lại lưu ý đến cách giải thích bhāvetvā. Xin ọc đoạn 17 ở trên.

[185]. Adhiṭṭhahiṃ vatam uggan ti uggaṃ vataṃ adhiṭṭhāsiṃ

[186]. Phật Tông x 20 Jitasena

[187]. Jitābhirāma trong bản văn tr. 182

[188]. Sumedha trong Ja I 37

[189]. Tadā, Phật Tông ghi disā

[190]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon. Ðổi ngược thứ tự của đoạn kệ này và đoạn kế tiếp.

[191]. Uttarattha, không thấy ghi trong BvAB

[192]. Cách giải thích ở đây là keci pi janā na ujjālenti đối với na keci....junā....ujjālenti trong đoạn kệ đó.

[193]. Buddharaṃsenā ti buddharasmīhi

[194]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon thêm vào otthatā và trước adhigatā.

[195]. Ulhīti tārāhi

[196]. Kalyāṇa

[197]. Vì vậy BvAB trong v.1 cũng như trong BvAC có ghi là pañcanavutivassāni. 95 năm

[198]. Xin xem giải thích trong Jkm 14

[199]. Núi Meru là biểu tượng cho sức mạnh và đặc tính vững vàng không lay chuyển. Từ này và hai từ kế tiếp giải thích là Merusāra, asaṃsāra, sattsāra

[200]. Sabbalokuttara. là cách chơi chữ với hồng danh Ðức Phật

[201]. Sumedhā trong SA iii. 89, Chú giải Tăng Chi Bộ I 287

[202]. BvAB có ghi udito-ditakule jātāya. BvAC ghi uditakule jātāya. xin ọc uggata trong bản văn tr. 169 và bản văn tr., 36. uggato ti udito.

[203]. Ānanda trong Bv, BvAC 192tt, 196 và DPPN, Nandana ở trên, Nanda trong BvAB. SA 89, AA i. 287 Sunanda trong Pháp cú kinh (Dhammapada) I 417.

[204]. nandanakara

[205]. IIA 83tt

[206]. SnA I 341 Uparevata

[207]. Anuttara

[208]. Bản văn tr. 167

[209]. BvAC đã bỏ xót đoạn này xuống còn “có bảy ngày” như trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đã lưu ý đến điều này.

[210]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Rucānandā

[211]. Xin đọc IIA 51

[212]. Về đoạn này xin đọc bản văn tr. 83,133, 184

[213]. Vipassanā, rất có thể câu này được chèn vào đây như là một đoạn song song.

[214]. Xin đọc Trung Bộ Kinh i. 487 tt, Vị Tathāgata-Như Lai thì sâu giống như đại dương

[215]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon lại ghi thêm sambahulā vā. “hay một vài”

[216]. Việc Chú giải về kappa này xuất hiện ngắn gọn trong Jkm 20tt. trong nt, 14 ngài Padumuttara chính xác được gán vào đại kiếp Sāra, nh đã được giải thích dưới đây, lại có ân đức thuộc đại kiếp Maṇḍa

[217]. Vārayanni, một nguyên nhân cách. ước nguyện như vậy thường có ảnh hưởng đến một số địa vị cao trong cuộc sống tu hành có thế đạt đến được trong tương lai. Như thể địa vị của một tối thượng thinh văn.

[218]. Một đại kiếp đầy hứa hẹn

[219]. Xin đọc VbhA 17 đối với từ tihetukā, du- và ahetukā để có được ba trong số các nguyên nhân (hetu) này thì nhất thiết phải vô tham vô sân hay vô si. Một chúng sanh như vậy chỉ tìm thấy được nơi con người mà thôi.

[220]. Vô tham, vô sân.

[221]. BvAB lưu ý rằng đoạn kệ này và tham vọng của nó đã bị bỏ xót trong BvAC

[222]. Kusala, nghĩa đen là khéo léo hay tốt đẹp

[223]. Puñña

[224]. Xin đọc đoạn này với SnA ii 89tt

[225]. Sn BvAB , SA ii 89, AA I 287; bảy tuần trong BvAC

[226]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là mười hai

[227]. Upasaṃkamitvā thay cho upasaṃkami của đoạn kệ đó.

[228]. Amatabherimhī ti amatabheriyā

[229]. Vassante dhammavuṭṭhiya ti dhammavassaṃ vassante

[230]. Xin đọc Miln 351.

[231]. Vadana, vẻ mặt.

[232]. Ðiều này ám chỉ bindussara, là một trong số tám ân đức của một giọng nói hoàn hảo. Ðược qui cho một vị Ðại nhân như trong SnA. 349 và được liệt kê trong D ii. 211, 227. từ Bindu có thể dịch là, đầy đặn, gần gũi, súc tích (chính vì thế Tự điển Pāli-Anh (PED) ghi là bindu).

[233]. Một trong số năm ngọn đồi bao quanh thành phố Rājagaha.

[234]. Ehibhikkhubhva.

[235]. Gāmanigamaṭṭhehi, với hay thông qua

[236]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Jaṭila

[237]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là samaya, Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại ghi là avasāna, có nghĩa là vào lúc cuối.

[238]. Be, BvA , Ja I 37, giải thích là Jaṭila, Phật Tông ghi là Jatila.

[239]. Tadā, Phật Tông ghi là buddho.

[240]. Akāsiṃ uggaṃ (Bv ghi aggaṃ) daḷhaṃ, Be ghi uggadaḷhaṃ.

[241]. Ðối cách.

[242]. Sở hữu cách.

[243]. Xin đọc bản văn tr. 170 xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ ii 272

[244]. Ye pana santi te pi īdisā ahesun ti.

[245]. Ðối với cách sử dụng tỷ mỉ của nhà Chú giải về cách sai khiến về tình cảm được để lộ ra td. Dh 276 “nhiệt tình trong công việc; vị như lai là người chỉ đường (Chánh đạo)”

[246]. Suññatan ti suññaṃ

[247]. Vicittavicitta

[248]. Om, trong Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon

[249]. Như trong Ap I 10tt; Revata trong SA ii. 90 ThagA I 115 tt

[250]. Salalarukkho ti vuccati. Phật Tông ghi là salaḷo ti pavuccati

[251]. Nagasiluccayā ti nagasaṅkhātā siluccayā. Xin ọc Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. naga có sự lẫn lộn giữa cây (rừng) và núi.

[252]. Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) 411, Jkm 14 cho là “một A-tăng-kỳ”  gồm sáu mươi chín ngàn đại kiếp.

[253]. Chính vì thế đây là niên đại Maṇḍa

[254]. Adhigatamedha, một cách chơi chữ với hồng danh của ngài

[255]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là Jaladharavivaragata; còn BvAB ghi là saliladhara

[256]. BvAC ghi là Sucandanaka; BvAB ghi là Sucandana.

[257]. BvAC ghi là Koñca

[258].BvAB ghi là -vaḍḍhana

[259]. BvAC ghi là aṭṭha māse, 8 tháng, cũng như tr. 296. giải thích là aḍḍhamāsa, nửa tháng. Bv, Be. BvAB,(lại lưu ý cách giải thích của BvAC tr. 296) hầu như là sai. Xin đọc EC tr. 21. n.2

[260]. Nimba trong Bv xii. 21 Jkm 15 (xin đọc thêm EC tr. 21. n. 3)

[261]. Ở đây abhisambodhi đối với sammānam-là thường xuyên hơn.

[262]. Hay là bốn điều chân thật. Catusaccadhamma. Tuy nhiên trong Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) thấu triệt hay thâm nhập Pháp hội lại rất ít khi được đề cập tới.

[263]. Một cách chơi chữ: uggatejo ti uggatatejo. Cũng giống hệt như vậy trong SA iii. 8 (về S iv. 172) có thêm một từ là balava-tejā.

[264]. Nila trong td. Trung Bộ Kinh iii 137 một trong những tướng tốt của vị Ðại Nhân chỉ cho Ðức Phật Cồ Ðàm

[265]. BvAC ghi là āvuta. BvAB lại ghi là ācita

[266]. Ðịnh nghĩa từ này, pasannnanetta, SnA 453 đã dùng cách diễn tả pañcavaṇṇa, là năm màu. Ðiều này liên quan đến nhục nhãn của Ðức Phật maṃsacakkhu, chúng ta đã gặp ở trên bản văn tr. 33 và Nd2 oạn 235

[267]. Xin đọc SnA 453: khuôn mặt trông giống như một thiên thể trăng rằm. Xin đọc bản văn tr. 193

[268]. Ðiều này phải liên quan đến những người cùng thời với ngài như ba Ðức Phật khác cũng có cùng một chiều cao (xin đọc bản văn tr. 296) và Sumana có chiều cao là chín mươi cubit

[269]. Xin đọc SnA 453. là một trong các tướng tốt của một Ðại Nhân.

[270]. Abhisamayā tīṇi...tayo

[271]. Cho dù tên này được viết ở đây theo tiếng Pāli. Tôi chỉ có thể đưa ra tham khảo là từ rākṣasa Kumbhakarṇa, là người anh khổng lồ của Rāvaṇa, ược mô tả trong cuốn Rāmāyaṇa

[272]. Xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) i. 26, 367

[273]. Xin đọc bản văn tr. 185

[274]. Naṅgalasīsa, xin ọc S i. 104

[275]. Vīla, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) ; xin đọc M-W-

[276]. Cũng được gọi tên trong SnA 224, cả ba đều giống nhau, và sáu đều khác như ở trên. Xin đọc bản văn tr.289 cũng như tr. 209 để biết thêm nava vidha-āyudhavassa

[277]. Một Dạ xoa khác; xin đọc SnA 225 tt

[278]. Taṃ yakkhaṃ vinayam upanesi

[279]. BvAC ghi là nagaravaraṃ. Bv ghi là nagaraṃ varaṃ. BvAB ghi là nāma nagaraṃ

[280]. BvAC chỉ giải thích vị Bồ Tát

[281]. Uttara. Một cách chơi chữ về tên ngài

[282]. BvAB chỉ giải thích về Tăng Ðoàn mà thôi

[283]. BvAC ghi là tassa. BvAB ghi là dasabalassa

[284]. BvAC không ghi lại (bỏ qua)

[285]. BvAC ghi là bhojanāvasāne anumodento; BvAB ghi là bhojanānumodanaṃ karonto

[286]. Xin đọc IIA 62-70

[287]. BvAC ghi là patvā, Bv, BvAB ghi là gantvā, đi tới. Xin đọc bản văn tr. 138, 151, 234

[288]. BvAC ,Bv , Be ghi là abhiññsu pāramiṃ BvAB ghi là abhiññpā

[289]. BvAC ghi là nihitaṃ BvAB ghi là nidahitaṃ

[290]. Không dịch trong đoạn kệ như theo sau kevala, là toàn bộ. sabba, là tất cả, hình như chỉ là vô ích, (thừa)

[291]. (tassa upagañchiṃ trong oạn kệ) Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) giải thích là upagañchin ti taṃ upagañchiṃ

[292]. Anthocephalus cadamba, Bv gọi là ba mahānimba, cây cổ thụ Neem Azadirachta Indica, xin đọc EC tr. 21.n.3

[293]. Xin đọc Miln 218

[294]. Xin đọc Trung Bộ Kinh iii. 274, Miln 118

[295]. Tevijja-chaḷabhiññeh (giải thích cần khớp với tādihi, “ với những người kiên trì” ti tevijjehi chaḷabhiññehi c ti attho

[296]. Xin đọc Vbh 247, Miln 19

[297]. Upadhi, được đưa ra trong td. MA iii 169 như chấp thủ đối với các uẩn (khandha) với các lậu hoặc (kilesa) việc quyết tâm (abhisankhāra) và với khoái cảm giác quan (kāmaguṇa)

[298]. Sumedha, Ðức Phật quá khứ

[299]. Xin đọc bản văn tr. 191

[300]. Sujāta, thuộc dòng dõi tinh tuyền, không thuộc cha mẹ pha trộn (đẳng cấp)

[301]. Xin xem chú thích trong bản văn tr. 197 ở trên

[302]. Be, BvAB giải thích 37 ngàn ở đây và trong đoạn kệ 5

[303]. Xin đọc IIB tr. 194

[304]. Suddha ghi trong Bv, Be; còn Buddha trong BvACB

[305]. BvAC ghi là sadā, còn Bv ghi là pabhā

[306]. Chính vì thế từ mô tả usadhakhandha, “vai bò mộng” ở đây được dịch là “vai rộng”

[307]. Xin đọc thêm bản văn tr. 124

[308]. Ehibhikkhubhāvena

[309]. Tidiva, thường là một tên để gọi cõi Tam Thập Tam Thiên. xin đọc Chú giải trong đoạn kệ 9 dưới đây

[310]. Xin đọc bản văn tr. 126

[311]. BvAC , Bv ghi là tassa yo. Be. BvAB ghi là Sudassano

[312]. BvAC , Bv naravasabhaṃ, Be. BvAB ghi là narasabhaṃ

[313]. Appavatta, tôi không nghĩ là của Tự điển Chú giải Pāli (CPD) “thiếu hoạt động, không có hoạt động” đều mang một ý nghĩa nào đó. từ này xuất hiện trong bản văn tr. 106 trong phần Chú giải về “không có hai nghĩa” được dịch ở đó là “không diễn ra”

[314]. Bình thường đây có thể là vorohante. Chứ không phải là vorohane như trong đoạn kệ trong đó không sử dụng thể chủ động.

[315]. Tidivorohane ti tidivato otaraṇe.

[316]. Jine (Ðịnh sở cách) ti jinassa (sở hữu cách)

[317]. Có nghĩa là, một quốc vương hoàn vũ

[318]. Jambudīpa (Nam Thiện Bộ châu) Pubhavideha, Aparagoyāna. Uttarakuru

[319]. Ði theo sau kho báu của chuyển luân, trong x 13 vị Bồ tát cũng là một antalikkhacara nhưng vì một lý do khác.

[320]. Người quay chuyển luân chính quyền cai trị

[321]. BvAC giải thích là so pi maṃ tadā thay cho so pi maṃ buddho.

[322]. Uttame ti uttamāni

[323]. Uṭṭhāna.

[324]. Uppāda, nh ở trên (ngay trước các đoạn kệ) cũng có nghĩa là “một biến cố không bình thường” ở đây là một cuộc Ðại thí thuộc bốn châu lục, v.v... chính vì thế “việc nhường vương quốc” nhưng Chú giải Lịch sử Chư Phật (BvA) tiếp tục chi tiết thêm “là thu nhập”

[325]. Āya, thu nhập. Lợi tức, Lợi lộc, Lợi nhuận

[326]. Xin đọc Vism 414 trong ba lãnh vực Ðức Phật. nguồn gốc gia đình, quyền thế, mục tiêu. Lãnh vực nguồn gốc gia đình bị giới hạn do lãnh vực mười ngàn ta bà thế giới rung chuyển khi vị bồ tát thọ thai.v.v...

[327]. Puna rất có thể ám chỉ một số chi tiết được đề cập đến trong đoạn mở đầu cuốn Biên Niên Ký Sự này.

[328]. Bv Be BvAB ghi là Sudeva nhưng BvAC đồng ý với từ Deva. Cả hai trước đó trong tập biên niên ký sự và trong đoạn kệ 25 dưới đây

[329]. Mandacchiddo, ý nghĩa sinh ra từ acchiddo và n’āpi chiddaṃ trong oạn kệ 27, 29

[330]. Mahāveḷu. Một cây tre lớn. rất có thể là cây tre vĩ đại

[331]. Jāta Be ghi ghama, có nghĩa là dầy.

[332]. Anudarā kañ Anudara không có Tự điển Chú giải Pāli (CPD) hay PTC , nhưng xin đọc M-W-“mỏng, gầy gò; nghĩa đen không có dạ dày hay là khoang. Tôi không thể đưa ra được trích dẫn nếu có bất kỳ loại trích dẫn nào

[333]. BvAB ghi là kācamaṇivaṇṇehi, BvAC marakatamaṇi- rất có thể mara- nên đọc là mora-. Con công?

[334]. Vaṃso ti veḷu giống như trong SnA 76

[335]. Pavaḍḍhitvā ti vaḍḍhitvā

[336]. Pabhijjati...pabhijjittha...pabhijjatha

[337]. BvAC piñjabandhana; BvAB pañcabandhana, xin xem Tự điển Pāli-Anh (PED) s.v. pañca

[338]. Morahattha

[339]. Rất có thể là cái quạt

[340]. Kaṇtakā....kaṇṭakino...kaṇṭakā. một trong những ý nghĩa của kaṇṭakā là kẻ trộm, cướp; như vậy đây là kẻ ăn bám.

[341]. Gunāni ca tānī guṇā ca te

[342]. Ðại kiếp Vara, xin đọc thêm trong bản văn tr. 191

[343]. Vadana, không có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) theo ý nghĩa này, xin đọc trong M- W.

[344]. Bv Sunimala

[345]. Bv, Be ghi là Giriguhā

[346]. Bv, ghi là Kañcanavela, cả ở nơi khác nữa. Trong bản văn tr. 214 ngài có tên là Kañcanāvela

[347]. Ussāvana là tên ghi trong Phật Tông xiv. tr. 19

[348]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là ekajālamālaṃ, còn BvAB lại ghi là ekajālaṃ

[349]. Vadana

[350]. BvAC ghi là roma, còn BvAB ghi là loma

[351]. Nirassāsa, không thể thở được, không còn hơi, bị ngạt. Không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED)

[352]. Xin đọc chín loại vũ khí trong bản văn tr. 299,289 và năm loại vũ khí trong Miln 339

[353]. Ukkhipitvā không có nghĩa đúng ở đây. Tôi nghĩ là người đó bị túm lấy, cầm chắc đến nỗi tự mình phải vặn vẹo đi tự bay lên không.

[354]. Xin đọc câu chuyện về Ajātasattu, người phạm tội giết cha mình, và âm mưu giết Ðức Phật Cồ Ðàm của hắn.

[355]. Hitāhitavicāraṇarahita

[356]. Thānantara. Xin ọc tự điển Childers; cũng giống như trong Chú giải Trường Bộ Kinh (DA) I 297, Pháp cú kinh (Dhammapada) I 340

[357]. Ở đây và dưới này thì vārana chẳng phải là nāga

[358]. Arivāraṇavāraṇa, xin đọc bản văn tr. 245

[359]. Con voi của Thiên Chủ (Sakka), xin đọc bản văn tr. 245

[360]. Người gây ra chết chóc. Cái chết, đôi khi là một tính ngữ ám chỉ Ma-vương

[361]. Ðọc là –nalāta trong BvAB còn BvAC thì ghi là -thala

[362]. Suṇḍa taṭa. không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) xin đọc M-W- v.l sroṇi-taṭa

[363]. Khandhāsana

[364]. Dviradavaro. Xin đọc dirata dưới đây. và tr. 288, không thấy có trong Tự điển Pāli-Anh (PED) nhưng lại có trong tự điển Childers

[365]. Hata, những kẻ mà hắn đã giết chết.

[366]. Dirada.

[367]. Caya. xin đọc M-W- s.v. I ci, trong đó có nhiều ý nghĩa được đưa ra là những toà lâu đài nhiều loại khác nhau.

[368]. BvAC ghi là abhipatantaṃ. Còn BvAB ghi là abhidhāvāntaṃ

[369]. Hatthi-naga

[370]. Karirajā

[371]. Dirada

[372]. Gaja

[373]. Mātaṅga

[374]. Dukkhavisesabhāgī

[375]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là icchaya tvaṃ, BvAB ghi là icchati te

[376]. Sañña từ Saṃ +yamati; Xin đọc VSm 57-asaṃyatassa V.1-asaññatassa do một người không biết kiềm chế”

[377]. 80 trăm ngàn như đã được đưa ra ở trên.

[378]. BvAC ghi là māṇavo, BvAB lu ý là trong đó Bv, Be giải thích là brāhmaṇo

[379]. Như trong IIA 6, 10

[380]. tadā  trên, Buddho trong Phật Tông

[381]. Sudhaññavat trong bản văn tr. 208 và BvAB, Anoma trong Ja i. 39

[382]. Sudassana trong bản văn tr. 208 bà Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, Sudinna trong Ja i. 39

[383]. Canda trong bản văn tr. 208, BvAB , Ja i. 39

[384]. Piyaṅgurukkha trong Ja i.39

[385]. Saraṇe pañcasle cāti tisaraṇāni ca pacaslāni cā ti attho

[386]. Samavattakkhandha, có vai rộng tròn trịa. Cũng là một trong 32 tướng tốt của một đại nhân; xin đọc bản văn tr 124, 204

[387]. Xin đọc bản văn tr 176

[388]. Bv xv. 16 sema

[389]. Michelia champaka: tiến Sinhale gọi là Sapu. Một cây rất cao hoa có hương thơm màu vàng, cây chỉ mọc trong vùng nhiệt đới, và có liên quan tới cây quả jak. Tại Sri-lanka cây chủ yếu được trồng tại vùng Kandy. Gỗ của cây được dùng để đóng đồ đạc dùng trong nhà sau khi đã được chế biến và được ngâm dưới bùn một ruộng lúa khoảng độ một tháng.

[390]. Xin đọc bản văn tr. 191

[391]. Mahāyasa, cũng như trong Be, BvAB ; narāsabha trong Bv

[392]. Bản văn tr. 191

[393]. Nihantvānā ti nihanitvā

[394]. Santo ti samāno

[395]. Tappayī ti atappayi

[396]. Asabala, ở đây là một tính ngữ của dasabala

[397]. BvAC 98 một trăm ngàn, nhưng điều này không phát sanh ra trong đoạn kệ 7 dưới đây

[398]. Xin đọc bản văn tr. 136

[399]. Bv giải thích 38.000 aṭṭhatiṃsasahassa

[400]. Tadā, Bv ghi là buddho

[401]. Ja i. 39 sobhita

[402]. BvAC ghi là ratana, Phật Tông ghi là hattha

[403]. BvAC ghi là naravasabho. Phật Tông ghi là narāsabho

[404]. Raṃsi ti rasmiyo

[405]. Upādāna

[406]. Indhana, chất đốt, xin đọc bản văn tr. 166

[407]. Phật Tông ghi là Vicitolī, còn Be BvAB lại ghi là -kolī

[408]. Cây này, được gọi là bimbijāla nh trong bản văn tr. 220, 222 và trong Bv 19 đó là cây Amaranth màu đỏ. dưới đây tr. 222 và Ja v. 155 rattakuravaraka được cho là một từ đồng nghĩa với bimbijāla xin cũng đọc trong Ja I 39. Chú giải Thí Dụ Kinh (ApA) 43: “cây Bồ đề là cây kuravaka màu đỏ; cũng được gọi là cây bimbijāla

[409]. Ðiều này không được nói đã diễn ra trong ngày rằm tháng Visākha

[410]. Asaṅkhāta xin đọc Ja iv. 4 được giải thích là arimaṃsita, không được nghiên cứu, không được trạch pháp. Avove ý nghĩa có thể là bá tánh đã quá rối loạn hay ngu dốt để biết được bóng tối này mù mịt đến cỡ nào và chấp nhận như là điều tự nhiên

[411]. Dhammacakkhu. Xin đọc bản văn tr. 33

[412]. DPPN gọi những người này là anh em họ, điều này cũng giống như họ được gọi là hoàng tử. Kumāra, nhưng nhà Chú giải của chúng ta lại không đưa ra nhận định gì là họ có quan hệ với Ðức Phật

[413]. Một trong đó toàn bộ những lỗi phạm, cho dù có được thấy, nghe hay nghi ngờ, mà đã được thú nhận chính vì thế mà các vị tỳ khưu tham gia vào việc mời gọi này được vô tội, liên quan đến các lỗi phạm này, vì nhờ thú nhận mà họ được gở bỏ khỏi những lỗi phạm đó.

[414] Chính vì thế Phật Tông, Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon giải thích là một trăm ngàn như trong Be, BvAB

[415] Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là eti mānusaṃ; còn Phật Tông lại ghi là ehi mānuse

[416] Purindada. Xin đọc MLS ii 52 n. 5 cũng nghĩa là một “thí chủ rộng rãi” như đã ghi trong Chú giải Thiên Cung Sự Vimānavatthu tr. 171.

[417]. BvACB ghi là tadā, Bv Be ghi buddho

[418]. Saccanāmā ghi trong Bv

[419]. Jīvata, là cuộc sống, nguyên lý cuộc sống, và có thể có cùng ý nghĩa giống như āyu, tc là tuổi thọ.

[420]. Phật Tông giải thích là virocayi, chiếu sáng, một cách giải thích hoàn toàn thích hợp giống như nơi Chư Phật khác đã tàn lụi đi trong ánh sáng vinh quang, tuy nhiên, mọi người đều giải thích là cavi, được giải thích dưới đây bằng từ cuto. Có nghĩa là té rơi, tịch diệt, biến mất không được tái sanh trở lại.

[421]. Xin đọc thêm chú thích trong bản văn tr. 220

[422]. Ở đây narasatta. Trong toàn bộ tuổi thọ của Chư Phật đều giống hệt như những vị Phật cùng một tuổi với nhau.

[423]. Chú ý đến cách chơi chữ về hồng danh của ngài: lok-attha-attho-caro. Adhigataparam-attho

[424]. Ðại kiếp Sāra, xin ọc bản văn tr. 191

[425]. BvACB ghi là lokanāyako; Bv ghi nāma nāyako

[426]. Atthāsiddhim agamaṃsu

[427]. “Nhiệm vụ được hoàn tất” hay là thực hiện được một cách thành công.

[428]. Phật Tông xvii 14 ghi là Kokamudā

[429]. Phật Tông xvii 15 ghi là Sumanā

[430]. Anilapattha giống như trong bản văn tr. 178, 192

[431]. Nimantito, thường thường là mời dùng bữa ăn.

[432]. BvAC ghi là Sambahula; BvAB lưu ý điều này là một v.1 giải thích Sambala. Giống như đoạn kệ về bản văn tr. 226, và cả trong Be Samphala trong Bv xvii 18

[433]. Padacetiyāni dassetvā là dấu chân để lại trên mặt đất do các “vị thánh” mà thôi. xin đọc Pháp cú kinh (Dhammapada) iii 194 người ta kể lại rằng khi Chư Phật nhất quyết để lại dấu chân nghĩ rằng: chớ gì người này người kia nhìn thấy dấu chân này, chỉ được nhìn thấy nơi một chỗ đã đặt chân lên, và không được nhìn thấy ở nơi nào khác.

[434]. Ở đây là chơi chữ: karuṇāsītale silātale

[435]. Ete āsuṃ tayo ṭhānā ti etāni tīṇi sannipātaṭṭhānāni ahesuṃ

[436]. ṭhānān etāni tīṇi ahesuṃ

[437]. Xin đọc Vin i. 30

[438]. Ðược gọi như vậy trong Ja i 40

[439]. Xin đọc chú thích trong bản văn tr. 224

[440]. Xin đọc xi 27

[441]. Xin đọc xi. 27

[442]. Vipula; Phật Tông ghi là vimala, vô tỳ vết

[443]. Phật Tông vilāsetvā ca samapāttiyā; Be, BvAC ghi là villāsetvā samāpatyā BvAB cũng lại ghi a v.1 varasamāpattiyā

[444]. Dasasahassī virocati dasasahassiyaṃ virocati

[445]. Vilāsetvā ti vilāsayitvā

[446]. Kīḷayitvā; nghĩa thông dụng nhất của chơi. Là thể thao, tự tiêu khiển. Hình như không thích hợp ở đây

[447]. Trống vàng.

[448]. Ðại kiếp Maṇḍa

[449]. Ðược công nhận như là một v.1 trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, với Phật Tông, Be và bản văn tr. 230, giải thích là Janasandha.

[450]. Ðược công nhận như là một s.1 trong Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến, giải thích là Guhā-, giống như trong Phật Tông vậy.

[451]. Phật Tông ghi là Nārī; Be và BvAB ghi Nārisaya. Nhng BvAB có ghi Nārisa g giống như một v.1

[452]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến đưa ra một v.1 Usabha

[453]. Koṭisatāni abhisamiṃsu; Bv ghi Koṭisatasahassāni samiṃsu.

[454]. Dasasahassimhī ti dasasahassiyaṃ.

[455]. Xin đọc bản văn tr. 136

[456]. Pamocesi; Phật Tông vimocesi

[457]. Naramarū ti narāmare, xin ọc bản văn tr. 98, 136

[458]. Phật Tông giải thích là một ngàn

[459]. Pupphitāmaṃ vimuttiyā, nh trong viii 8, và được chú thích trong bản văn tr. 175

[460]. Pītī, sung sướng tột đỉnh, hay là lòng nhiệt tình. Xin đọc Vism 143.

[461]. Apagata-issaṃ Tissam

[462]. Tadā Bv ghi Buddho

[463]. Mayi pabbajite ti mayi pabbajitabhāvaṃ upagate

[464]. Mama pabbajitaṃ santaṃ

[465]. Upapajjathā ti uppajjittha, ám chỉ “phỉ lạc.”

[466]. Ubho hatthehī ti ubhohi hatthehi

[467]. Bị nhàu nát do các vị ẩn sĩ đã sử dụng lâu ngày.

[468]. Cātuvaṇṇaprivutan ti... catuvaṇṇehi parivutan ti pathanti keci. Tôi không rõ nếu như có sự khác biệt chỉ có nghĩa trong cách sử dụng ngữ pháp thôi chăng -vaṇṇa - & - vaṇṇehi; hoặc giả nếu như vaṇṇa ầu tiên có nghĩa là bốn nhóm các vị Quí Tộc Sát Ðế Lị v.v... hình như rất có thể ý nghĩa thứ hai mang ý nghĩa bốn đẳng cấp giống như một số keci vậy

[469]. Xin đọc n. 10 đoạn kệ 21 dưới đây

[470]. Saccasandha trong bản văn tr. 227. trong đó ta thấy có chú thích

[471]. Ðược công nhận giống như một v.1 trong Be. Samaṅga trong Phật Tông, Sambhava trong Ja i. 40

[472]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là So còn Phật Tông ghi là so pi

[473]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là uccattane. Phật Tông ghi là uccatarena

[474]. Viya dissati...va padissati.

[475]. Sommabhāva, trong đó somma=tiếng Phạn là saumya, yên lặng, êm dịu khoái cảm, tốt lành hình như rất có thể muốn ám chỉ về khu đất trồng rừng, những khu rừng nhỏ, thích hợp cho việc thiết lập các thiền viện khổ hạnh. Xin đọc td. SA I 200 283, 343 xin cũng đọc Miln 283.

[476]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon cho là khoảng 6.000 năm, nhưng 9.000 năm của Be, BvAB Jkm lại đồng ý cho là tốt hơn hết là với chiều dài tuổi thọ của ngài.

[477]. Phật Tông ghi là Garuḷa

[478]. Phật Tông ghi là –bharā. Người khác lại giải thích là –bhārā, - tārā

[479]. Dulbergia sisu

[480]. Taāpasa, BvAB ưa ra điều này như là v.1 do upāsaka

[481]. Chú giải Lịch sử Chư Phật tiếng Ceylon ghi là asadiso, độc nhất. Nhưng Bv, Be, và BvAB đều ghi asamasamo.

[482]. Phussa cũng còn là tên gọi một chòm sao. Ðoạn kệ này cũng được dịch rất tốt là, “khi ngài đang Chuyển Pháp Luân trong một cuộc lễ hội các chòm sao Phussa” người ta cũng đã coi ngài được sanh ra dưới chòm sao này hay có một lễ hội được tổ chức vào ngày sinh nhật của ngài, và ngài được đặt tên theo đó. Mhvu iii. 245

[483]. Bản văn tr. 191

[484]. Suttagumhajālapūvassaṅkhātajatā. ṇamoli. Ppn tṛ 109 gợi ý rằng Jālapūva trong Vism 108 “có thể là điều giờ đây ta biết được tại Ceylon như là loại nhẩy dây hay đại loại như vậy” từ Jālapūva cũng xuất hiện trong Pháp cú kinh (Dhammapada) I 319 với v.1 là pūpa.

[485]. Hay, khâu lại với nhau. saṃsibbana

[486]. Amatambu

[487]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến lại chèn từ bhagavati pasīdīvati te saparivāro pabbajitvā (cảm thấy hài lòng với Ðức Thế Tôn những người này, cùng với đoàn tuỳ tùng của họ vây quanh đã xuất gia. Và chú ý đến việc bỏ sót trong BvAC. Rất có thể số ít, saparivāro tợng trưng cho sự khác biệt này vì giống như mỗi hoàng tử rất có thể có đoàn tuỳ tùng riêng của mình, số nhiều ở đây xem ra thích hợp hơn

[488]. Xin đọc bản văn tr. 136

[489]. Về hai đoạn kệ sau cùng này xin đọc bản băn tr 138, 151. 200

[490]. Chú giải Lịch sử Chư Phật bản tiếng Miến ghi là Kāsika

[491]. Chú giải Tăng chi Bộ Kinh i.256-259 ghi la Mahinda

[492]. Phật Tông ghi là Sukhita

[493]. Phật Tông ghi là Sālā Upacālā

[494]. nanda trong Phật Tông XIX.16

[495]. Be-BvACB bahū jane, Phật Tông mahā jane

[496]. malaka trong bản văn trang 232. Chú giải trung Bộ Kinh IV.147 cũng chú thích maṇḍa (ở M.Tri-101) bằng malaka. Xem MLS iii.140.n.3

[497]. So jahitvā amitayaso

[498]. Visesaṃ hitvā

[499]. Như trong Be, BvAC, Ja Jkm nhưng Phật Tông ghi là Sona, Thup 15 ghi là Sundara

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục & Giới thiệu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Việt Nam, đã gửi tặng bản vi tính.

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-06-2007