Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Khái lược Duyên Hệ

Tỳ khưu Chánh Minh

DL 2008 – PL 2552

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[2.2]

Đồng sinh duyên. (Sahajātapaccayo).

 Định nghĩa.

Đồng sinh là “cùng sinh ra”. Duyên là “trợ giúp, ủng hộ”.

Đồng sinh duyên là năng duyên trợ giúp, ủng hộ sở duyên. Và cả năng và sở đều cùng sinh ra một lúc.

 Chi pháp.

 Năng duyên. Tất cả tâm và tâm sở hợp + sắc Tứ đại + sắc Ý vật tục sinh (paṭisandhi hadayavatthu).

 Sở duyên. Tất cả tâm và tâm sở hợp + sắc pháp.

Phi sở duyên. Nípbàn và Chế định.

Duyên trùng với Đồng sinh duyên.

Có 3 duyên trùng với Đồng sinh duyên vì có cùng chi pháp là:

1- Đồng sinh y duyên (sahajāta nissaya paccayo).

2- Đồng sinh hiện hữu duyên (sahajātatthi paccayo)

3- Đồng sinh bất ly duyên (sahajāta avigata paccayo).

Đồng sinh duyên với tam đề thiện.

Có 9 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ giúp pháp thiện sinh lên được vững mạnh, theo cách “cùng sinh lên”.

Ví như “ánh sáng cùng sinh lên với ngọn lửa và ánh sáng lan toả ra”.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

3- Giải.

Có các cách như sau:

* Một uẩn thiện trợ ba uẩn thiện kia bằng Đồng sinh duyên. Như:

- Tâm sở Thọ thiện trợ giúp cho tâm cùng các tâm sở khác sinh lên.

Thọ uẩn thiện là năng duyên. Các danh pháp còn lại là sở duyên.

- Tâm sở Tưởng thiện trợ cho các tâm sở khác và tâm cùng sinh lên.

Tưởng uẩn thiện là năng duyên. Các danh pháp khác là sở duyên.

-Tâm sở Tín thiện trợ giúp các danh pháp khác sinh lên.

Hành uẩn thiện là năng duyên. Các danh pháp khác là sở duyên.

* Hai uẩn thiện trợ hai uẩn thiện. Như:

- Thọ uẩn thiện và tưởng uẩn thiện trợ cho Thức uẩn thiện và hành uẩn thiện sinh lên. Hay

- Thọ uẩn thiện và thức uẩn thiện trợ cho Tưởng uẩn thiện và hành uẩn thiện sinh lên …

* Ba uẩn thiện trợ một uẩn thiện.

Câu này đối với.

- Người: 11 người (trừ bậc Tứ quả).

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ Ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ phản khán…

Nói chung là những tâm lộ có tâm thiện sinh khởi.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Nên lưu ý: Ở đây chỉ nói đến khía cạnh “đồng sinh”, không đề cập đến các khía cạnh như: Nhân, quyền, Trưởng…

Tuy chi pháp năng duyên có tâm sở Trí nhưng bất định, do đó các khía cạnh như “nhân duyên”, “quyền duyên”… không đề cập đến.

Tổng quát “Đồng sinh duyên có 7 duyên hợp trợ”, trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng và sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

 Như vậy, có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ giúp pháp vô ký sinh lên, được vững mạnh theo cách “đồng sinh”.

b- Chi pháp.

 Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

-Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện.

c- Giải.

Thí dụ: Vị pháp sư thuyết pháp đến tứ chúng.

Năng duyên là “tâm thiện”.

Tư cách thuyết pháp như nói, ngồi: là sắc tâm thiện (sở duyên).

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn (trừ 4 cõi Vô sắc + cõi Vô tưởng).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền của Thánh hữu học và phàm tam nhân, lộ phản khán thiền, lộ phản khán đạo hữu học, lộ hiện thông thiện.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở không trợ giúp năng, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện và pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ giúp pháp thiện và pháp vô ký sinh lên, được vững mạnh theo cách “đồng sinh”.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tất cả pháp thiện.

Thiện và Vô ký sở duyên. Tất cả pháp thiện và sắc tâm thiện.

c- Giải.

Có các cách như sau:

- Một trong 4 danh uẩn thiện trợ giúp cho 3 danh uẩn thiện còn lại và sắc tâm thiện sinh lên được vững mạnh.

- Hai danh uẩn thiện trợ cho 2 danh uẩn thiện còn lại và sắc tâm thiện sinh lên được vững mạnh.

- Ba danh uẩn thiện trợ cho 1 danh uẩn thiện còn lại và sắc tâm thiện sinh lên được vững mạnh.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền, lộ phản khán thiền ...

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

 Có 3 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở duyên có sắc pháp, nên không hổ trợ năng duyên được, nên không có “Hổ tương duyên” và “Tương ưng duyên”.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo:

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện trợ giúp pháp bất thiện sinh được vữngh mạnh, bằng cách “cùng sinh lên”.

b- Chi pháp.

Bất Thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

- Một danh uẩn bất thiện trợ ba danh uẩn bất thiện còn lại.

- Hai danh uẩn bất thiện trợ hai danh uẩn bất thiện còn lại.

- Ba danh uẩn bất thiện trợ cho một danh uẩn bất thiện còn lại.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, (có đổng lực tâm bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở duyên hổ trợ cho năng duyên, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở nương tựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở hòa hợp, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ.

Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo:

Páp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ cho sắc tâm bất thiện, theo cách đồng sinh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Pháp bất thiện.

Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

Ví dụ: Người đồ tể thọc huyết heo.

Bất thiện năng duyên là “tâm Sân”.

Sở duyên là “sắc thân biểu tri bất thiện”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực tâm bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở duyên nương vào năng duyên để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Sở duyên là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở không hổ trợ năng, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Sở là sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajāta paccayena paccayo:

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện trợ giúp pháp bất thiện và pháp vô ký sinh lên được vững mạnh, theo cách “đồng sinh”.

b- Chi pháp.

Bất Thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp + sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

- Một danh uẩn bất thiện trợ ba danh uẩn bất thiện còn lại và sắc tâm bất thiện.

- Hai danh uẩn bất thiện trợ hai danh uẩn còn lại và sắc tâm bất thiện.

- Ba danh uẩn bất thiện trợ cho một danh uẩn bất thiện còn lại và sắc tâm bất thiện.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 3 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở duyên có sắc pháp nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”.

- Sở duyên có danh pháp nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng là pháp bất thiện, nên không “Quả duyên”.

Có 4 duyên không hợp trợ.

Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký trợ cho pháp vô ký sinh lên được vững mạnh, bằng cách “cùng sinh lên”.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp + sắc tứ đại + sắc Ý vật tục sinh.

Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp + sắc tâm tục sinh, sắc nghiệp tục sinh, sắc tâm bình nhật, sắc nghiệp bình nhật, sắc âm dương, sắc vật thực.

c- Giải.

Tong câu lọc này có: Danh vô ký trợ danh vô ký, danh vô ký trợ sắc, danh vô ký trợ danh - sắc vô ký và sắc trợ sắc. Có cả ba thời “Tục sinh, bình nhật và tử”.

Danh trợ danh có trong 30 cõi hữu tâm. Danh trợ sắc và danh trợ danh sắc có trong 26 cõi ngũ uẩn. Sắc trợ sắc có trong 27 cõi sắc pháp.

a’- Danh trợ danh ở 30 cõi hữu tâm.

* Thời bình nhật.

- Một danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho ba danh uẩn quả (hay Hạnh) còn lại.

- Hai danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho hai danh uẩn quả (hay Hạnh) còn lại.

- Ba danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho ba danh uẩn quả (hay Hạnh) còn lại.

Duyên hợp trợ.

- Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng duyên là pháp quả, nên có “Quả duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

* Thời Tục sinh và thời tử.

Tương tự như trên, chỉ có khác là “không có danh uẩn Hạnh”.

b- Danh vô ký trợ sắc ở 26 cõi ngũ uẩn.

* Thời bình nhật.

Một trong 4 uẩn hay cả 4 uẩn vô ký trợ cho sắc tâm quả hay sắc tâm Hạnh sinh lên.

Duyên hợp trợ.

- Sở nương vào danh để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

* Thời tục sinh. Một, hai, ba hay cả 4 uẩn quả trợ sắc Tục sinh.

* Thời tử. Một, hai, ba hay cả 4 danh uẩn quả trợ sắc tâm tử.

c- Danh vô ký trợ cho danh - sắc vô ký, ở 26 cõi ngũ uẩn.

* Thời bình nhật.

- Một danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho 3 danh uẩn còn lại và sắc tâm quả (hay Hạnh).

- Hai danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho 2 danh uẩn còn lại và sắc tâm quả (hay Hạnh).

- Ba danh uẩn quả (hay Hạnh) trợ cho 1 danh uẩn còn lại và sắc tâm quả (hay Hạnh).

Phần này đối với:

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý ….

Duyên hợp trợ.

-Sở dựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng có pháp quả, nên có “Quả duyên”.

-Năng - sở cùn có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Không hợp trợ.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”.

- Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

* Thời Tục sinh.

- Một danh uẩn quả Tục sinh trợ cho 3 danh uẩn còn lại, và sắc nghiệp Tục sinh.

- Hai danh uẩn quả Tục sinh trợ cho 2 danh uẩn quả còn lại, và sắc nghiệp Tục sinh.

- Ba danh uẩn quả Tục sinh trợ cho 1 danh uẩn quả Tục sinh, và sắc nghiệp tục sinh.

Chú thích.

Trong sắc nghiệp Tục sinh có “đoàn ý vật” hổ trợ cho tâm Tục sinh, nên có thêm “Hổ tương duyên” trong phần duyên hợp trợ.

 * Thời tử. Tương tự như thời bình nhật, chỉ có điều là “không có tâm Hạnh và sắc tâm Hạnh”.

d- Sắc trợ cho sắc.

Nói chung là :

- Một sắc tứ đại trợ cho 3 sắc tứ đại còn lại …

(Học viên cần xét theo cõi ngũ uẩn hoặc cõi Vô tưởng).

Phụ chú:

Trong phần nói về sắc tứ đại trợ giúp sắc tứ đại, là nói đến: Sắc tứ đại ngoại, sắc tứ đại do tâm tạo, sắc tứ đại do nghiệp tạo, sắc tứ đại do vật thực tạo và sắc tứ đại do thời tiết tạo.

Trong sắc do tâm tạo thì “sắc tứ đại tâm trợ giúp cho sắc y sinh tâm” sinh lên. Tương tự như vậy với “sắc do nghiệp tạo, sắc do vật thực tạo và sắc do âm dương tạo”.

Trong cõi Vô tưởng:

- Một, 2 hay 3 sắc tứ đại cõi Vô tưởng trợ cho sắc tứ đại cõi vô tưởng còn lại sinh lên.

- Bốn sắc tứ đại cõi vô tưởng trợ cho sắc y sinh cõi Vô tưởng sinh lên.

Câu 8. Kusalo ca abyākatassa ca dhammā abyākatassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp thiện và pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện cùng pháp vô ký trợ giúp pháp vô ký sinh lên theo cách “đồng sinh”.

b- Chi pháp.

Thiện và vô ký năng duyên. Tất cả pháp thiện + sắc tâm thiện tứ đại.

Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện.

c- Giải.

-Một trong bốn danh uẩn thiện hay 2, 3 hoặc cả 4 danh uẩn thiện trợ sắc tâm thiện.

- Một, 2 hay 3 trong 4 sắc tứ đại tâm trợ cho sắc tứ đại tâm còn lại.

- Một, 2, 3, hay cả 4 sắc tứ đại tâm trợ cho sắc y sinh tâm. Sắc tứ đại tâm trợ trợ sắc tứ đại tâm.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng là danh - sắc, sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”.

- Năng là pháp thiện, nên không có”Quả duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 9. Akusalo ca abyākato ca dhammā abyākatassa dhammassa sahajāta paccayena paccayo.

Pháp bất thiện và pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện và pháp vô ký trợ giúp pháp vô ký sinh lên được vững mạnh, theo cách “đồng sinh”.

b- Chi pháp.

Bất thiện và vô ký năng duyên. Pháp bất thiện + sắc tứ đại tâm bất thiện.

Vô ký sở duyên. sắc tâm bất thiện.

c- Gỉải.

Có các cách như sau:

- Bốn danh uẩn bất thiện trợ sắc tâm bất thiện.

- Một, 2, hay 3 trong 4 sắc tứ đại tâm bất thiện trợ cho sắc tứ đại tâm bất thiện còn lại.

- Sắc tứ đại tâm bất thiện trợ sắc y sinh tâm bất thiện.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý. (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng là danh - sắc, sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”.

- Năng là pháp thiện, nên không có”Quả duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

 

Hổ tương duyên.

(Aññamañña paccayo).

Định nghĩa.

Aññamañña: dịch là hổ tương nghĩa là sự trợ giúp qua lại. Tức là “năng duyên” trợ giúp cho sở duyên, ngược lại sở duyên cũng trợ giúp cho năng duyên.

Ví như 2 khúc gỗ tựa vào nhau để đứng vững.

Sự tác động qua lại giữa năng và sở, do cả năng và sở đều cùng giống với nhau.

Chi pháp.

1. Năng duyên.

* Cõi Vô sắc.

- Thời bình nhật: Có 46 tâm [1] ‑ và 46 tâm sở hợp (trừ Sân phần + Vô lượng phần).

- Thời tục sinh: 4 tâm quả Vô sắc và 30 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần + hỷ + tầm + tứ).

* Cõi ngũ uẩn.

- Thời bình nhật: Có 117 tâm ( 121 tâm - 4 tâm quả Vô sắc) và 52 tâm sở hợp + sắc tứ đại ngoại + sắc tứ đại tâm + sắc tứ đại nghiệp + sắc tứ đại vật thực + sắc tứ đại âm dương.

- Thời tục sinh: 15 tâm quả Tục sinh cõi ngũ uẩn và 36 tâm sở hợp + sắc tứ đại nghiệp tục sinh + sắc Ý vật tục sinh.

* Cõi Vô tưởng.

- Sắc tứ đại nghiệp vô tưởng.

2. Sở duyên:

* Cõi vô sắc. Bốn danh uẩn thời bình nhật và thời tục sinh.

* Cõi ngũ uẩn.

- Bốn danh uẩn thời bình nhật + sắc tứ đại (sắc tứ đại ngoại, sắc tứ đại thời tiết, sắc tứ đại vật thực, sắc tứ đại nghiệp thời bình nhật).

- Bốn danh uẩn thời tục sinh + sắc tứ đại nghiệp tục sinh.

* Cõi vô tưởng. Sắc tứ đại nghiệp Vô tưởng.

3. Phi sở duyên. Sắc y sinh (trừ sắc Ý vật tục sinh).

Chú thích.

- Một đại hổ trợ cho 3 đại, 3 đại hổ trợ cho 1 đại, nên sắc tứ đại được kể vào sở duyên của “Hổ tương duyên”.

- Sắc y sinh không thể hổ trợ cho sắc tứ đại, nên sắc y sinh được kể vào “phi sở duyên” của “Hổ tương duyên.

Hổ tương duyên với tam đề thiện.

Có 3 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa aññamañña paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Hổ tương duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ giúp cho pháp thiện sinh lên, cả hai pháp năng và sở đều hổ trợ lẫn nhau.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

Ví dụ: Người có đức tin, nên cung kỉnh Tam bảo.

c- Giải.

Có các cách như sau:

- Một danh uẩn thiện trợ cho 3 danh uẩn thiện theo cách “hổ tương”.

 - Hai danh uẩn thiện trợ cho 2 danh uẩn thiện theo cách “hổ tương”.

 - Ba danh uẩn thiện trợ cho 1 danh uẩn thiện theo cách “hổ tương”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … (với đổng lực thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Hổ tương duyên có 7 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng và sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Câu 2. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa aññamañña paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Hổ tương duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện trợ cho pháp bất thiện, cả năng và sở đều hổ trợ lẫn nhau.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Ví dụ: Người hay ganh tỵ với hạnh phúc người khác.

c- Giải.

- Một danh uẩn bất thiện trợ giúp 3 danh uẩn bất thiện còn lại.

- Hai danh uẩn bất thiện trợ giúp 2 danh uẩn bất thiện còn lại.

- Ba danh uẩn bất thiện trợ trợ giúp một danh uẩn bất thiện còn lại.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ Ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng và sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Câu 3. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa aññamañña paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Hổ tương duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký trợ giúp pháp vô ký sinh lên, cả năng và sở đều hổ trợ lẫn nhau.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên: 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp + sắc tứ đại hiển + sắc Ý vật tục sinh.

Vô ký sở duyên: 72 tâm vô ký và 38 hợp + sắc tứ đại hiển + sắc Ý vật tục sinh.

c- Giải.

Sắc Tứ đại hiển trong phần này (cả năng lẫn sở) là chỉ cho sắc tứ đại trong: Sắc ngoại, sắc do tâm tạo, sắc do nghiệp tạo, sắc do thời tiết tạo, sắc do vật thực tạo, sắc nghiệp Vô tưởng.

Không kể sắc y sinh, vì sắc y sinh không hổ trợ cho sắc tứ đại được.

Có các cách như sau:

* Danh vô ký trợ danh vô ký bằng hổ tương duyên.

- Một, 2 hay 3 danh uẩn Hạnh trợ cho các danh uẩn Hạnh còn lại.

- Một, 2, hay 3 danh uẩn quả trợ cho các danh uẩn quả còn lại.

(không kể sắc do tâm tạo, vì sắc tâm không hổ trợ được năng duyên).

* Chi pháp.

Năng duyên: 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp.

Sở duyên: 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp.

 * Phần này đối với:

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

* Duyên hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng có pháp quả, nên có “Quả duyên”.

(Nếu là tâm Hạnh, thì loại trừ Quả duyên ra).

- Năng - sở là danh pháp, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 6 duyên hợp trợ .

* Danh vô ký trợ danh - sắc bằng Hổ tương duyên.

Điều này chỉ có trong thời điểm Tục sinh.

- Một, 2, 3 danh uẩn quả Tục sinh cõi ngũ uẩn, trợ giúp các danh uẩn quả còn lại và sắc Ý vật tục sinh.

- Bốn danh uẩn quả Tục sinh trợ giúp sắc Ý vật tục sinh.

- Sắc Ý vật tục sinh trợ cho 4 danh uẩn quả Tục sinh.

* Chi pháp.

Năng duyên. 15 tâm quả tục sinh cõi ngũ uẩn và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần) + sắc Ý vật tục sinh.

Sở duyên. 15 tâm quả tục sinh cõi ngũ uẩn và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần) + sắc Ý vật tục sinh.

* Phần này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời tục sinh.

- Lộ tâm: Lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

* Duyên hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở là danh và sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng là pháp quả, nên có “Quả duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 6 duyên hợp trợ.

 * Sắc trợ cho sắc.

- Một sắc tứ đại, 2, 3 sắc tứ đại trợ cho các sắc tứ đại còn lại, trong các sắc do tâm tậm, sắc do nghiệp tạo …. sắc nghiệp Vô tưởng.

* Chi pháp.

Năng duyên: Sắc tứ đại hiển.

Sở duyên: Sắc tứ đại hiển.

* Phần này đối với:

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 4 Thánh quả.

- Cõi: 27 cõi hữu sắc.

- Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý và lộ sắc ở cõi hữu sắc.

- Giống: Giống đồng sinh.

* Duyên hợp trợ.

- Năng sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 4 duyên hợp trợ.

Y duyên.

(Nissaya paccayo).

 Định nghĩa.

Nissaya dịch là Y, nghĩa là “nơi nương nhờ”.

Y duyên là “mãnh lực trợ giúp” bằng cách cho nương nhờ.

Ví như: Người học trò nnương vào người thầy để được phát triển, tiến hóa.

 Phân tích.

Y duyên chia rộng có ba duyên là:

- “Đồng sinh y duyên” trùng với “Đồng sinh duyên”.

- Vật tiền sinh y duyên.

- Vật cảnh tiền sinh y duyên.

A - Vật sinh tiền y duyên (vatthupurejātanissaya paccayo).

Định nghĩa.

 “Sắc vật” sinh trước, làm chỗ nương nhờ cho tâm. Gọi là “Vật sinh tiền y duyên”.

Duyên trùng.

Vật sinh tiền y duyên trùng với bốn duyên:

1- Vật sinh tiền duyên (vatthupurejāta paccayo).

Lả sáu vật [2] , làm chỗ nương nhờ cho tâm sinh sau.

2- Vật sinh tiền bất tương ưng duyên.

Là sáu vật sinh trước, làm chỗ nương nhờ cho tâm sinh sau. Và cả năng - sở không hòa hợp với nhau.

3- Vật sinh tiền hiện hữu duyên (vatthupurejāt’atthi paccayo) .

Là sáu vật sinh trước, làm chỗ cho tâm sinh sau nương nhờ. Cả vật và tâm cùng có mặt.

4- Vật sinh tiền bất ly duyên (vatthupure jāta avigata paccayo).

Là sáu vật sinh trước, làm chỗ nương cho tâm sinh sau. Vật và tâm không lìa nhau.

 Chi pháp.

Năng duyên. Là 6 sắc vật đang ở giai đoạn trụ.

Có bốn cách:

1- Bọn trung thọ (majjhimāyuka) của năm vật [3]  đồng sanh với tâm hữu phần Vừa qua.

2- Sắc Ý vật đồng sinh với tâm trước đó. Như vào lúc Tục sinh sắc Ý vật đồng sinh với tâm Tục sinh, sắc Ý vật này làm chỗ nương cho tâm Hữu phần sinh kế tục tân Tục sinh.

3 - Sắc Ý vật sinh lên trước khi xuất thiền diệt.

4- Sáu sắc hữu vật đồng sinh với tâm thứ 17 kể tử tâm tử trở về trước.

Sở duyên.

Nhất định. 47 tâm = 2 tâm Sân + 8 tâm Đại quả + 15 tâm quả Sắc giới + 5 tâm Sơ đạo + 17 tâm Vô nhân (trừ tâm Hướng ý môn) và 48 tâm sở hợp (trừ Tham phần và tâm sở Hoài nghi) .

Bất định. 70 tâm = 8 tâm Tham + 2 tâm Si + tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại thiện + 8 tâm Đại hạnh + 8 đổng lực Vô sắc + 35 tâm siêu thế (trừ 5 tâm sơ đạo) và 46 tâm sở hợp (trừ Si phần + Vô lượng phần).

Chú thích.

Sở duyên nhất định là tính những tâm và tâm sở hợp chỉ có trong 26 cõi ngũ uẩn.

Sở duyên bất định là những tâm và tâm sở hợp có trong 30 cõi hữu tâm.

Phi sở duyên.

Nhất định: 28 sắc pháp + 4 tâm quả Vô sắc và 30 tâm sở hợp.

Bất định: 70 tâm và 46 tâm sở hợp.

Khi 70 tâm này ở cõi ngũ uẩn là sở duyên. Khi ở cõi Vô sắc là “phi sở duyên”.

Vật sinh tiền y duyên với tam đề thiện.

Có ba câu lọc.

Câu 1. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa vatthupurejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Vật sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là sáu vật sinh trước, làm chỗ nương nhờ cho tâm vô ký sinh lên sau.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 6 sắc vật sinh trước.

Vô ký sở duyên. 68 tâm vô ký (trừ 4 tâm quả Vô sắc giới) và 38 tâm sở hợp sinh sau trong cõi ngũ uẩn.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Năm sắc thần kinh đang trụ là Vật sinh tiền y duyên cho năm đôi thức và 7 tâm sở hợp nương nhờ.

b’- Sắc Ý vật đang trụ là Vật sinh tiền y duyên cho 58 tâm vô ký (trừ năm đôi thức + 4 tâm quả Vô sắc).

c’- Sắc Ý vật sinh trước đang trụ trợ cho tâm Tam quả Siêu thế, tâm Tứ quả Siêu thế sinh lên khi vị Thánh xuất thiền Diệt.

d’- Sáu vật đồng sinh với tâm 17 kể từ tâm tử trở lại, trợ cho 16 tâm sinh sau kể cả tâm tử.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 15 cõi Sắc giới, năng duyên là thần kinh Nhãn, thần kinh Nhĩ, sắc Ý vật.

Ở 11 cõi Dục giới, năng duyên là sáu sắc vật.

- Thời: Thời bình nhật, thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, Lộ ý, lộ đổng lực tâm Duy tác, lộ đắc đạo, lộ phản khán, nhập thiền quả, nhập thiền, lộ đắc thiền của vị Alahán, lộ Nípbàn, lộ Nípbàn liên thiền, lộ hiện thông…

- Giống: Giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Vật sinh tiền y duyên có 5 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có

* Hợp trợ.

- Năng là vật sinh trước, nên có “Vật sinh tiền duyên”.

- Năng là sắc sinh trước, sở là danh, nên có “Vật sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng sở đều có mặt, nên có “Vật sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật sinh tiền bất ly duyên”.

Có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Vật không làm cảnh, nên không có “Vật cảnh sinh tiền duyên”.

Câu 2. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa vatthupurejāta nissaya paccayena paccayo.

Vô ký trợ pháp thiện bằng Vật sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là “vật” sinh trước, làm chỗ nương nhờ cho pháp thiện sinh sau.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên: Sắc Ý vật đang trụ nghĩa là sắc Ý vật sinh vào tâm trước trước đó.

Thiện sở duyên: 37 tâm thiện sinh sau sắc Ý vật ở cõi ngũ uẩn.

c- Giải.

- Sắc Ý vật sinh trước từ tâm Phán đoán hay tâm Hướng ý môn trở về trước ở giai đoạn trụ (49 sátna tiểu), trợ giúp cho 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

Đoàn sắc Ý vật đang sinh (sátna 1) hay đang diệt (sátna 51) không thể làm chỗnương cho tâm.

- Thiện trong lộ cận tử thì nương nhờ vào sắc Ý vật sinh từ tâm thứ 17 kể từ tâm Tử trở về trước.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: bình nhật, thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực tâm thiện), lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền, lộ phản khán, lộ hiện thông, lộ cận tử (đổng lực thiện).

- Giống: Giống sinh tiền.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Sắc Ý vật sinh trước, làm chỗ nương cho tâm sinh sau, nên có “Vật sinh tiền duyên”.

- Năng là sắc, sở là danh, nên có “Vật sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng không là cảnh của sở duyên, nên không có “Cảnh tiền sinh duyên”.

Có 1 duyên không hợp trợ.

Câu 3. Abyākato dhammo Akusalassa dhammassa vatthupurejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Vật sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là sắc Ý vật sinh trước, làm chỗ cho tâm bất thiện và tâm sở hợp sinh sau.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Sắc Ý vật sinh trước, ở giai đoạn trụ.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp sinh sau.

c- Giải.

- Sắc Ý vật đang trụ trợ các uẩn bất thiện.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 quả hữu học.

- Cõi: Trong 26 cõi ngũ uẩn (sở duyên là 12 tâm bất thiện).

Trong 15 cõi Sắc giới (sở duyên là 10 tâm bất thiện (trừ 2 sân)).

- Thời: bình nhật, thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ cận tử (đổng lực không bất thiện).

- Giống: Giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Giống như câu lọc 2.

Phụ chú:

Đồng sinh y duyênVật sinh tiền y duyên kết hợp, có hai câu lọc đặc biệt như sau:

Câu lọc 1. Kusalo ca abyākato dhammā kusalassa dhammassa sahajāta nissaya vatthupurejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp thiện và pháp vô ký trợ pháp thiện bằng câu sinh y duyên và Vật sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện hợp với pháp vô ký trợ giúp pháp thiện tương ưng sinh lên theo cách hổn hợp: Vừa đồng sinh, vừa sinh trước.

b- Chi pháp.

Thiện và Vô ký năng duyên. Pháp thiện + sắc Ý vật (sinh trước).

Thiện sở duyên. Pháp thiện.

c- Giải.

Tức là danh năng duyên đồng sinh với sở duyên. Sắc năng duyên sinh trước sở duyên.

- Sắc Ý vật ở giai đoạn trụ, hay đồng sinh với tâm Phán đoán (trong lộ ngũ) hoặc tâm Hướng ý môn (trong lộ ý), cùng với 1 danh uẩn thiện, trợ ba danh uẩn thiện tương ưng bằng hai duyên.

- Sắc Ý vật sinh trước cùng 2 danh uẩn thiện, trợ hai danh uẩn thiện tương ưng bằng hai duyên.

- Sắc Ý vật sinh trước cùng ba danh uẩn thiện, trợ một danh uẩn thiện tương ưng bằng hai duyên.

Câu lọc này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 thánh hữu học.

- Cõi: Cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý … với đổng lực thiện.

- Giống: Giống đồng sinh và giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ.

Có ba duyên hợp trợ là: Y duyên, hiện hữu duyên, Bất ly duyên.

Câu lọc 2. Akusalo ca abyākato ca dhammā akusalassa dhammassa sahajāta nissaya vatthupurejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp bất thiện và pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh y duyên và Vật sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện hợp với pháp vô ký, trợ giúp pháp bất thiện tương ưng sinh lên, theo cách hổn hợp: Vừa đồng sinh vừa sinh trước.

b- Chi pháp.

Bất thiện và Vô ký năng duyên. Pháp bất thiện + sắc Ý vật sinh trước.

Thiện sở duyên. Pháp bất thiện.

c- Giải.

Tức là: Danh năng duyên đồng sinh với sở duyên. Sắc năng duyên sinh trước sở duyên.

- Sắc Ý vật ở giai đoạn trụ hay đồng sinh với tâm Phán đoán (trong lộ ngũ) hoặc tâm Hướng ý môn (trong lộ ý), cùng với 1 danh uẩn bất thiện, trợ ba danh uẩn bất thiện tương ưng bằng hai duyên.

- Sắc Ý vật sinh trước cùng 2 danh uẩn bất thiện, trợ hai danh uẩn bất thiện tương ưng bằng hai duyên.

- Sắc Ý vật sinh trước cùng ba danh uẩn bất thiện, trợ một danh uẩn bất thiện tương ưng bằng hai duyên.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: lộ ngũ, lộ ý … (đổng lực bất thiện)

- Giống: Giống đồng sinh và giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ.

Có ba duyên hợp trợ là: Y duyên, Hiện hữu duyên, Bất ly duyên.

B- Vật- cảnh sinh tiền y duyên.

(Vatthārammaṇa purejāta upanissaya paccayo).

Định nghĩa.

Là vật sinh trước, vừa là chỗ nương cho tâm sinh sau, lại bị tâm ấy nhận biết.

Ví dụ: Vị vua nương vào sức mạnh quân đội để bảo vệ đất nước và biết rõ sức mạnh quân đội.

Theo định nghĩa trên: 5 sắc vật sinh trước chỉ là chỗ nương cho 5 đôi thức, nhưng không bị năm đôi thức nhận biết.

Chỉ có sắc Ý vật có thể thỏa mãn 3 điều kiện: Sinh trước, là chỗ trú cho tâm, vừa làm cảnh cho tâm.

Sắc Ý vật có thể làm chỗ trú cho tâm hữu phần, nhưng tâm hữu phần không thể “biết” sắc Ý vật. Như vậy tâm “sinh lên sau”, chỉ có thể là tâm khách trong lộ tâm.

Duyên trùng.

Vật- cảnh sinh tiền y duyên trùng bốn duyên như sau:

1- Vật- cảnh sinh tiền duyên (vatthārammaṇa purejāta paccayo).

Là vật sanh trước làm cảnh trợ giúp cho tâm và tâm sở hợp sinh sau.

2- Vật- cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên (vatthārammaṇa purejāta vippayuttapaccayo).

Là vật sinh trước làm cảnh trợ giúp cho tâm và tâm sở hợp sinh sau nhưng không hòa hợp.

3. Vật - cảnh sinh tiền hiện hữu duyên (vatthārammaṇa purejāt’atthi paccayo).

Là vật sinh trước làm cảnh cho tâm và tâm sở hợp sinh sau và đang có mặt.

4- Vatthārammaṇa purejāt’āvigatā paccayo: Vật-cảnh sinh tiền bất ly duyên.

Là vật sinh trước làm cảnh cho tâm và tâm sở sinh sau, năng - sở không xa lìa nhau.

Mãnh lực trợ giúp của năm duyên có bốn trạng thái như sau:

- Giúp bằng cách là “vật” tức là sắc Ý vật.

- Giúp bằng cách làm thành “cảnh”, để tâm sinh lên sau nhận bắt.

- Sinh ra trước.

- Tùy theo tư cách sở duyên, như: Nương nhờ, không hòa hợp, đang còn, hay không xa lìa.

 Chi pháp.

Năng duyên Sắc Ý vật đồng sanh với tâm thứ 17 kể từ tâm tử trở về trước.

Sở duyên. Là những tâm khách trong lộ cận tử, bao gồm:

Tâm hướng ý môn + 29 đổng lực dục giới (javanakāmavacara) + 2 tâm thông (iddhipādacitta) + 44 tâm sở hợp (trừ Tật, lận, hối, Giới phần và Vô lượng phần).

- Phi sở duyên.

* Nhất định. Sắc pháp + năm đôi thức + Ý giới + tâm Siêu thế + tâm Đáo đại và 38 tâm sở hợp.

* Bất định. Là 41 tâm dục giới ( trừ năm đôi thức + ý giới) và 52 tâm sở hợp.

Đây là trường hợp đặc biệt, tâm có khả năng vừa nương vật lại nhận chính vật đó làm cảnh, chỉ xảy ra trong thời cận tử.

Vật - cảnh sinh tiền y duyên với tam đề thiện.

Có 3 câu lọc.

Câu 1. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa vatthāramaṇa purejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Vật - cảnh sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là sắc Ý vật sinh trước, vừa là chỗ nương của tâm vừa làm cảnh, để tâm vô ký sinh lên sau nhận bắt.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Sắc Ý vật sanh trước tâm tử 17 sátna.

Vô ký sở duyên. Tâm Hướng ý môn + tâm Sinh tiếu + 8 tâm Đại hạnh + 11 tâm Na cảnh + tâm Thông hạnh và 33 tâm sở hợp (trử Giới phần + Vô lượng phần).

c- Giải.

Câu lọc này chỉ cho lộ viên tịch của vị Thánh Alahán.

Với vị Thánh Alahán có 2 lộ viên tịch: Lộ viên tịch thông thường và lộ viên tịch đặc biệt.

Lộ viên tịch đặc biệt, khi nhận sắc Ý vật làm cảnh, đó là lộ viên tịch hiện thông. Như Đức Ānanda hiện thông khi viên tịch.

* Với lộ viên tịch thông thường có 4 cách:

- Đổng lực, Na cảnh, hữu phần và Viên tịch.

- Đổng lực, Na cảnh và Viên tịch.

- Đổng lực, hữu phần và Viên tịch.

- Đổng lực và Viên tịch.

Trong lộ này: Sắc Ý vật đồng sinh với tâm thứ 17, kể từ tâm Viên tịch trở về trước sẽ trợ giúp các tâm khách sinh lên sau, những tâm và tâm sở hợp này vừa trú ở sắc Ý vật và nhận sắc Ý vật làm cảnh.

Sở duyên trong phần này là: Tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại Hạnh + tâm Sinh tiếu + 11 tâm Na cảnh và 33 tâm sở hợp.

* Với lộ Nípbàn hiện thông.

Lộ Nípbàn hiện thộng có 2 mô thức:

- Tâm Thông diệt đi, một tâm hữu phần xuất hiện, sau đó là tâm Viên tịch xuất hiện.

- Tâm Thông diệt đi, tiếp theo là tâm Viên tịch.

Sở duyêntrong phần này là: Tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí + tâm Thông hạnh và 33 tâm sở hợp.

 Câu này đối với.

- Người: Bậc Alahán.

- Cõi: 22 cõi ngũ uẩn (trừ 4 cõi khổ).

- Thời: Thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ viên tịch và lộ Nípbàn liên thông.

- Giống: Giống cảnh và giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Vật- cảnh sinh tiền y duyên có 8 duyên hợp trợ, trong câu lọc này có

* Hợp trợ.

- Năng làm cảnh cho sở, lại sinh trước, nên có “Cảnh duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”.

- Năng là vật, lại là cảnh và sinh trước, nên có “Vật - cảnh sinh tiền duyên”.

-Năng là sắc, sở là danh, nên có “Vật - cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Vật - cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật - cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Có sáu duyên hợp trợ:

 * Không hợp trợ.

- Năng không là cảnh trưởng, nên không có “cảnh trưởng duyên”“Cảnh cận y duyên”.

Câu 2. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa vatthāramaṇa purejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Vật - cảnh sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là sắc Ý vật sinh trước vừa là chỗ nương nhờ cho tâm thiện sinh lên sau vừa là cảnh của tâm ấy.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Sắc Ý vật đồng sanh trước tâm tử 17 sát na.

Thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện dục giới sinh trong lộ cận tử 5 sát na + tâm thông thiện và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần).

c- Giải thích.

Sắc Ý vật sanh trước vào tâm thứ 17 kể từ tâm tử trở lại, trợ cho 8 tâm thiện dục giới + tâm thông thiện (trừ tâm thần túc thông) và 33 tâm sở hợp trong lộ tử còn tục sinh.

Đối với Thần túc thông phải nhận cảnh là “Chế định”, là cảnh của 10 đề mục Kasina như “Đất, nước, gió, lửa…”, khi ấy mới thi triển được năng lực thần thông.

Phàm nhân hay Thánh hữu học cũng có thể có “Thiên nhãn trí”, “Vị lai trí”… có thể biết được chỗ tái sinh trong kiếp sau của mình.

Như trưởng giả Dhammika thấy những cổ thiên xa ở 6 cõi trời đến rước ông [4]

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ cận tử (với đổng lực thiện) còn tục sinh và lộ tử hiện thông còn tục sinh.

- Giống: Giống cảnh và giống sinh tiền.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

- Năng là cảnh, nên có “Cảnh duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”.

- Năng - sở không hòa hợp, nên có “Vật - cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Vật - cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật - cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng không là cảnh trưởng, nên không có “Cảnh trưởng duyên”, “cảnh cận y duyên”.

Câu 3. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa vatthāramaṇa purejāta nissaya paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Vật - cảnh sinh tiền y duyên.

a- Định nghĩa.

Là sắc Ý vật sinh trước, vừa là chỗ nương trú cho tâm bất thiện sinh sau, vừa bị tâm bất thiện ấy nhận làm cảnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Sắc Ý vật đồng sinh với tâm thứ 17 kể từ tâm tử trở về trước.

Bất Thiện sở duyên. 5 sátna đổng lực bất thiện trong lộ cận tử. Tức là: 12 tâm bất thiện và 24 tâm sở hợp (trừ Tật, Lận, Hối).

c- Giải.

- Sắc Ý vật đồng sanh với tâm 17 trước tâm tử, làm chỗ trú cho tâm bất thiện sinh sau và bị tâm bất thiện ấy bắt làm cảnh, ở trong lộ cận tử cuối cùng.

Câu lọc này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời cận tử.

- Lộ tâm: Lộ tử (với đổng lực bất thiện) còn tục sinh.

- Giống: Giống cảnh + giống sanh tiền.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng là cảnh, nên có “Cảnh duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”.

- Sở duyên có bất thiện Tham khi nhận sắc Ý vật là cảnh, nên có “Cảnh trưởng duyên”, “Cảnh cận y duyên”.

- Năng - sở không hòa hợp, nên có “Vật - cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Vật - cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật - cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Cận y duyên.

(Upanissaya paccayo).

Định nghĩa.

“Cận y duyên” là mãnh lực trợ giúp bằng cách cho nương nhờ tốt nhất. Như cha mẹ là nơi nương nhờ tốt nhất đối với con.

Phân tích.

Cận y duyên chia rộng có ba duyên:

1. Cảnh cận y duyên trùng với Cảnh trưởng duyên.

2. Vô gián cận y duyên trùng với Vô gián duyên.

3. Thường cận y duyên.

Thường cận y duyên.

(Pakatūpanissaya paccayo).

Định nghĩa.

Thường cận y duyên là mãnh lực trợ giúp ủng hộ cho nương nhờ mạnh mẽ bằng cách rất thuần thục chuyên môn, thường làm mãi cho đến khi nhuần nhuyễn thành tánh nết.

Ví dụ: người thợ cấy thuần thục trong phương pháp cấy mạ.

Chi pháp.

 Năng duyên. Tâm + tâm sở, sắc pháp, chế định có sức mạnh (trừ chế định nghiệp xứ).

Sở duyên. Tâm + tâm sở sinh sau sau.

Phi sở duyên. Sắc pháp.

Thường cận y duyên với tam đề thiện.

Có 9 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện từng thực hành trước đây, có năng lực trợ giúp cho pháp thiện sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 32 tâm thiện (trừ 5 tâm Alahán đạo) và 38 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp + tâm Thông thiện.

Năng duyên không có tâm “Tứ đạo”, vì sau tâm Tứ đạo là tâm quả Siêu thế nên không thể có “thiện trợ giúp thiện”.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người có đức tin mạnh trước đó, có thể bố thí, trì giới, đắc thiền, tu quán, đắc đạo, đắc thông, nhập thiền…

Năng duyên là “tâm sở Tín”; sở duyên là “8 tâm Đại thiện” sinh lên sau, khi bố thí, cung kỉnh, phục vụ, nghe pháp …

Hay : Năng duyên là “8 đại thiện và 38 tâm sở hợp”, có tâm sở Tín là hướng đạo, làm “Thường cận y duyên” trước đó.

Sở duyên là “8 đại thiện và 38 tâm sở hợp” sinh lên sau.

- Khi thọ trì ngũ giới, thanh tịnh giới, năng duyên là “8 tâm đại thiện và 38 tâm sở hợp”, có tâm sở Tư làm hướng đạo sinh trước đó.

Sở duyên là “8 tâm Đại thiện và 38 tâm sờ hợp” sinh lên sau.

Như người “thường cố ý lánh xa sát sinh, trộm cắp…” trở thành “Thường cận y duyên” cho các tâm thiện sinh lên sau để giữ giới…

- Khi Đắc thiền: 9 tâm thiện Đáo đại thành sở duyên, có tâm sở Tư hướng đạo là “thường cận y duyên”.

- Khi tu tập thiền quán: 8 tâm thiện có tâm sở Tư, hay tâm sở Trí làm hướng đạo là “thường cận duyên”, trợ giúp cho “8 tâm thiện và 38 tâm sở hợp” sinh lên sau.

- Khi đắc Đạo: 20 tâm Đạo là sở duyên khi có các tâm sở Trí, Niệm, Cần, Định, Tín làm hướng đạo là năng duyên.

-Khi đắc Thông: Là ngũ thông do tâm thiện Ngũ thiền Sắc giới là sở duyên.

- Khi nhập thiền, tức là “sau khi đắc thiền”, 9 tâm thiện Đáo đại sinh lên, sau là sở duyên ...

b’- Có người nhờ sức mạnh trì giới có thể bố thí, đắc thiền, đắc thông, đắc đạo…

Ví dụ: Tích vị Tỳkhưu quán giới hạnh mình đã hành đắc quả Alahán.

c’- Trí trợ cho đức tin, trì giới bằng Thường cận y duyên.

Ví dụ: Vị Tuđàhườn có niềm tin bất động với Tam bảo và không xa rời ngũ giới, do nhờ vào trí tuệ đã thấy rõ Nípbàn.

d’- Bốn tâm đại thiện có trí trợ cho 9 tâm thiện Đáo đại bằng Thường cận y duyên trong lộ đắc thiền, lộ nhập thiền.

e’- Tâm thiện Đáo đại thấp trợ tâm thiện Đáo đại cao bằng Thường cận y duyên.

f’- Luyện ngũ thông bằng tâm đại thiện có trí là “thiện trợ các tâm Thông” bằng Thường cận y duyên.

g’. Bốn đại thiện có trí trợ 20 tâm Đạo bằng Thường cận y duyên khi hành thiền minh sát (Tứ Niệm xứ).

h’- Đạo thấp trợ cho các Đạo cao bằng Thường cận y duyên.

i’. Bậc hữu học có Đạo mạnh trợ cho đắc thiền hay đắc thông bằng Thường cận y duyên.

Tức là vị ấy thường nhập thiền hay có Thông từ trước, khi đắc Đạo thì Thiền hay Thông cùng sinh lên với tâm Đạo.

k’. Đạo mạnh trợ cho tâm quán thấy vô thường: khổ não, vô ngã.

Tâm quán là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”, là sở duyên.

l’-. Ba Đạo hữu học trợ bậc quả hữu học đắc tứ vô ngại giải là: Lý vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện vô ngại giải.

Tứ vô ngại là sở hữu trí trong tâm thiện là sở duyên.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

-Thời: Thời bình nhật.

-Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền, lộ phản khán, lộ hiện thông …

- Giống: Giống thường cận y duyên.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Không có.

Câu 2. Kusalo dhammo akusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện từng thực hành trước đây, trợ giúp cho pháp bất thiện sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên: 17 tâm thiện hợp thế [5]  và 38 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên: 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người có đức tin mạnh có thể phát sinh ngã mạn, tà kiến, sân hận ...

Như “người có đức tin Tam bảo quá mạnh khi nghe người khác nói không tốt về Đức Phật thì không hài lòng ….”

Đức tin hợp tâm thiện: năng duyên.

Không hài lòng là “thọ ưu hợp với tâm sân” (sở duyên).

b’. Người trì giới, đa văn, bố thí, trí tuệ nhiều cũng có thể phát sinh ngã mạn, tà kiến, sân, si…

c’- Người đắc thiền cũng có khi phát sinh ngã mạn, tà kiến ...

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý.

- Giống: Giống thường cận y duyên.

 Duyên hợp trợ.

Không có.

Câu 3. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện thường làm, trợ cho pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 36 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần).

Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’. Người có đức tin nhiều có thể làm cho thân khổ.

Ví dụ: Người có đức tin quen tu khổ hạnh khiến thân đau nhức.

Đức tin là tâm thiện (năng duyên).

Thân đau nhức là tâm Thân thức thọ khổ (sở duyên).

b’- Người trì giới, đa văn, bố thí, trí tuệ nhiều cũng có thể làm cho thân khổ.

Ví dụ: người trì giới khi quá ngọ không thọ thực khiến thân khó chịu.

c’- Đức tin, trì giới, đa văn, bố thí, trí tuệ nhiều cũng có thể giúp cho thân sướng và nhập thiền quả.

Pháp năng duyên: pháp thiện (trừ Vô lượng phần).

Pháp sở duyên: Thân thức thọ lạc và tâm thiền quả Siêu thế.

d’- Nghiệp thiện trợ giúp tâm quả bằng Thường cận y duyên.

e’. Bậc Alahán nhờ đạo mạnh nên thiền Hạnh không có cũng phát sinh để quán vô thường, khổ não, vô ngã.

Ví dụ: Ngài Cūla Paṇṭhaka nhờ đạo mạnh nên quán khăn lau bụi đắc thánh quả Al;ahán và đắc thiền cùng với Hóa tâm minh.

f’- Đạo Alahán mạnh trợ đắc lục thông bằng Thường cận y duyên.

g’- Đạo mạnh giúp nhập thiền quả bằng Thường cận y duyên.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ cận tử.

- Giống: Giống thường cận y duyên.

Duyên hợp trợ.

Có một duyên hợp trợ là “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu lọc 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện thường làm, trợ giúp pháp bất thiện sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Ví dụ: Đề -Bà - Đạt - Đa nhiều kiếp thường gây oan trái với BồTát.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người có nhiều ái dục, sân, si, ngã mạn, tà kiến có thể trợ cho sát sanh, trộm cướp, nói dối, nói lời đâm thọc….

b’- Ý sân ác có trước, có thể trợ cho tham ác, kiến ác …

c’ - Ngũ nghịch đại tội thời quá khứ cũng có thể duyên cho ngũ nghịch đại tội đời này bằng Thường cận y duyên.

d’- Tà kiến nhất định thời quá khứ, có thể trợ tà kiến nhất định đời này bằng Thường cận y duyên.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm.

- Cõi: 21 cõi phàm ngũ uẩn (trừ 5 cõi Tịnh cư + 4 cõi Vô sắc + cõi Vô tưởng).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống Thường cận y duyên.

Duyên hợp trợ.

Không có.

Câu 5. Akusalo dhammo kusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp thiện bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện thường làm, trợ giúp pháp thiện sinh lên sau vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên: 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên: 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

Như Bồtát có kiếp hoàn tục rồi xuất gia 7 lần.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người nặng về tham dục cũng trợ cho bố thí, trì giới, tu tịnh cho đến khi đắc thiền, nhập thiền, hiện thông hay tu quán đắc đạo …

Năng duyên: Tâm Tham và 22 tâm sở hợp, có tâm sở Tham làm hướng đạo.

Sở duyên: 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

b’- Có người nặng về tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến cũng có thể trợ cho bố thí, trì giới, tu tiến …

c’- Có người đã sát sanh, vì muốn chận đứng quả bất thiện sau này nên phát tâm bố thí, trì giới, tu tiến cho đến đắc thiền, đắc thông, đắc đạo.

Ví dụ: Ngài Aṅgulimala vì sát sanh nhiều, sau cố gắng tu quán đắc Tứ đạo.

Năng duyên: 2 tâm Sân và 22 tâm sở hợp.

Sở duyên: 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

d’- Có người từng tà dâm, trộm cướp, vọng ngữ sau thức tỉnh cố gắng hành trì thiện pháp như bố thí, trì giới, tu tiến cho đến đắc thiền, đạo quả.

Ví dụ: Bà Ambapāli là kỷ nữ sau thức tỉnh hành trì thiện pháp đắc Tứ đạo.

e’- Có người từng giết cha, mẹ, chích thân huyết Phật, pháp hòa hợp Tăng, sau phát tâm bố thí, trì giới.

Ví dụ: Vua Axàthế sau khi giết cha là Bình Sa Vương, sau hối ngộ trở thành phật tử thuần thành.

Năng duyên: Tâm sân và 22 tâm sở hợp và tâm Si và 15 tâm sở hợp (có lẽ tâm Si chỉ phá hòa hợp Tăng).

Sở duyên: 8 tâm đại thiện và 36 tâm sở hợp.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý môn, lộ đắc đạo, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền.

 Duyên hợp trợ.

Không có.

Câu 6. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện thường làm trước đây, trợ giúp cho pháp vô ký sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất Thiện năng duyên 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người đã nặng tình dục cũng có thể làm tự nóng nảy, cho đến thân khổ bằng cách tìm tòi.

Năng duyên: tâm Tham và 22 tâm sở hợp làm Thường cận y .

Sở duyên: Thân thức thọ khổ và 7 tâm sở hợp.

b’- Sân, si, ngã mạn, tà kiến mạnh cũng có thể làm thân thọ khổ bởi sự tìm tòi.

Như: Người đa sân thường gây sự đánh nhau.

Nămg duyên: tâm Sân và 22 tâm sở hợp .

Sở duyên: Thân thức thọ khổ.

c’- Người năng về ái thân thể, thường hay trau chuốt cho thân thể xinh đẹp hơn như nhịn đói để có eo ….

* Nặng về thân mình là thân kiến thuộc tà kiến, hay là tham ái (là năng duyên).

* Nhịn đói: Thân thức thọ khổ ( là sở duyên).

d’- Tham dục, sân, si, ngã mạn, tà kiến có sự mong mõi có thể làm duyên cho Thân thức thọ lạc, cũng có thể giúp nhập thiền quả bằng Thường cận y duyên.

Ví dụ: Ngài Nanđà tu hành tinh tấn đắc Thánh quả chỉ vì nhân là cưới vợ thiên nữ.

Pháp năng duyên: Tâm tham và 22 tâm sở hợp.

Sở duyên: 20 tâm quả siêu thế và 36 tâm sở hợp.

- Thầy Tỳkhưu Chanda tự tử vì bệnh, trước khi chết lo sợ nên hành pháp đắc quả Alahán.

Lo sợ chết: Tâm sân và tâm sở hợp ( là năng duyên).

Sở duyên: Tâm Tứ quả.

e’- Nghiệp bất thiện trợ quả bất thiện bằng Thường cận y duyên.

Năng duyên: Tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện.

Sở duyên: 7 tâm quả bất thiện và 10 tâm sở hợp.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ thân môn, lộ ý môn hoặc lộ nhập thiền quả.

Duyên hợp trợ.

Có “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký thường làm, trợ giúp cho pháp vô ký sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp + sắc pháp.

Vô ký sở duyên. 72 Tâm vô ký và 38 tâm sở hợp.

Thí dụ: Vị Alahán thường bị bệnh, mỗi khi thân đau nhức thường nhập thiền quả, hoặc thiền Duy tác.

Thân đau nhức là “thân thức thọ khổ” (năng duyên).

Nhập thiền quả hay thiền Hạnh là “tâm Vô ký hữu nhân” (sở duyên).

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Thân sướng trợ cho thân sướng hoặc thân khổ hay nhập thiền Hạnh, thiền quả bằng Thường cận y duyên.

Năng duyên: Thân thức thọ lạc và7 tâm sở hợp.

Sở duyên: 2 tâm Thân thức + 20 tâm thiền quả Siêu thế + 9 tâm duy tác thiền hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

b’- Sự khổ thân cũng trợ khổ thân và lạc thân và nhập thiền quả + thiền duy tác hiệp thế.

Năng duyên: tâm Thân thức thọ khổ và 7 tâm sở hợp.

Sở duyên: 2 tâm Thân thức + 20 tâm quả Siêu thế + 9 tâm thiền duy tác hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

c’- Sắc thời tiết (âm dương) trợ thân lạc, thân khổ, thiền quả, thiền duy tác hiệp thế bằng Thường cận y duyên.

Năng duyên: Sắc lửa (sự nóng - sự lạnh) thích hợp hay không thích hợp.

Sở duyên: 2 tâm Thân thức + 20 tâm quả Siêu thế + 9 thiền duy tác hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

d’- Sắc Vật thực trợ cho thân khổ, thân lạc, nhập thiền quả, nhập thiền duy tác hiệp thế.

Năng duyên: món ăn thích hợp hay không (sắc vật thực ngoại).

Sở duyên: 2 tâm Thân thức + 20 tâm quả Siêu thế + 9 tâm thiền duy tác hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

e’- Chổ ở trợ cho hai tâm Thân thức + 20 tâm quả Siêu thế + 9 tâm thiền duy tác hiệp thế và tâm sở hợp.

f’- Nhập thiền quả, nhập thiền duy tác trợ tâm Thân thức thọ lạc.

g’- Vị Alahán nương sự lạc thân, những thiền chưa từng có cũng nhập được, hoặc quán các pháp hành bằng vô thường, khổ não, vô ngã.

Năng duyên: tâm Thân thức thọ lạc và 7 tâm sở hợp.

Sở duyên: 9 tâm Duy tác Đáo đại + 8 tâm Đại hạnh khi tu quán và 35 tâm sở hợp.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý môn, lộ Thân môn, lộ nhập thiền.

- Giống: Giống thường cận y duyên.

 Duyên hợp trợ.

Không có.

Câu 8. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Thường cận y duyên.

a-                  Định nghĩa.

Là pháp vô ký thường làm, trợ giúp pháp thiện sinh lên sau được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 47 tâm quả (trừ 5 tâm quả Alahán) [6]  và 38 tâm sở hợp + sắc pháp.

Vô ký sở duyên. 37 Tâm thiện và 38 tâm sở hợp + tâm Thông thiện ...

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người thường đầy đủ tứ vật dụng khiến phát tâm làm việc bố thí, trì giới.

Vô ký năng duyên là “sắc pháp”.

Thiện sở duyên là “8 tâm Đại thiện”.

 b’-Thân thức thọ lạc thường mạnh cũng có thể phát sanh bố thí, trì giới, tu quán đến đắc thiền hay đắc Đạo (như bà Visakhā dâng y suốt đời đến Chư Tăng).

c’- Nhờ sự khổ thân thường quen mạnh hay sắc thời tiết, sắc vật thực, chổ ở yên vui cũng làm Thường cận y duyên cho sự bố thí, trì giới, tu thiền ...

Như vị Tỳkhưu hành hạnh Đầu đà ở trong rừng có thể đắc thiền, đắc thông, đắc đạo …

d’’- Sự sướng thân, khổ thân và sắc thời tiết, sắc vật thực thích hợp có thể làm Thường cận y duyên cho đức tin trì giới, đa văn, trí tuệ, bố thí bằng tâm thiện dục giới và 33 tâm sở hợp khi tu quán.

e’- Các quả lành (hay quả bất thiện) có thể là Thường cận y duyên để phát sinh bố thí, trì giới…

Như người bị bịnh thường xuyên, có thể phát sinh “trì giới”.

Người thường xuyên nghèo khổ, có thể phát sinh tâm bố thí …

Vô ký năng duyên: Các tâm quả Dục giới và tâm sở hợp.

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 38 tâm sở hợp.

g’- Các tâm quả Đáo đại trợ cho Tha tâm thông thiện bằng Thường cận duyên.

h’-Vị Thánh hữu học thường nhập thiền quả, làm phát sinh lộ thiền quả sau sau.

Vô ký năng duyên là “15 tâm quả Siêu thế và 36 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên là “4 Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp” (trong lộ nhập thiền quả).

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý môn, lộ thân môn, lộ kiên cố tùy trường hợp.

- Giống: Giống Thường cận y duyên.

Duyên hợp trợ.

Có “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 9. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa pakatūpanissaya paccayo:

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Thường cận y duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký thường làm, trợ giúp pháp bất thiện sinh lên.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 47 tâm quả (trừ 5 tâm Tứ quả) và 38 tâm sở hợp + sắc pháp.

Vô ký sở duyên. 12 Tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

c- Giải.

a’- Do sự sướng thân mạnh làm thường cận y duyên cho sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ… cho đến tạo ngũ nghịch đại tội.

Như người đầy đủ tứ vật dụng có thể sanh lòng tham dục, tà dâm…

b’- Do sự khổ thân, vật thực, chổ ở cũng có thể làm thườngcận y duyên cho sát sanh, trộm cắp, tà dâm …

Ghi chú: Trong câu này nói về hai hạng người là:

- Phàm nhân có thể làm ác tức là thập ác và bất thiện.

- Bậc Thánh hữu học chỉ làm việc bất thiện được chứ không hề làm ác.

Bậc quả hữu học khởi tâm tham ly tà như ưa thích dục lạc hoặc ngã mạn chứ không trộm cướp, tà dâm…

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý môn, lộ thân môn (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống thường cận y duyên.

Duyên hợp trợ.

Có “Nghiệp biệt thời duyên”.

Sinh tiền duyên.

(Purejāta paccayo).

Định nghĩa.

Sinh tiền duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách sinh trước trợ cho pgháp sinh sau.

Ví dụ: Tượng Phật an vị sẵn, phật tử đến chiêm ngưỡng lễ bái.

Phân tích.

Sinh tiền duyên chia rộng có ba là:

1 - Cảnh sinh tiền duyên (ārammaṇa purejāta paccayo).

2 - Vật sinh tiền duyên (vatthu purejāta paccayo).

3- Vật - cảnh sinh tiền duyên (vatthārammaṇa purejāta paccayo).

Vật sinh tiền duyên trùng với Vật sinh tiền y duyên.

Vật cảnh sinh tiền duyên trùng với Vật - cảnh sinh tiền y duyên.

 Cảnh sinh tiền duyên.

(Ārammaṇa purejāta paccayo).

 Định nghĩa.

Cảnh sinh tiền duyên là mãnh lực trợ giúp ủng hộ bằng cách sinh ra trước làm thành cảnh.

Tức là 18 sắc rõ từ sắc Đất đến sắc Vật thực sinh trước trợ cho tâm sinh lên sau. nhận sắc rõ làm cảnh hiện tại.

Cần phân biệt giữa Cảnh duyên và Cảnh sinh tiền duyên là:

* Cảnh duyên bao gồm cả danh lẫn sắc, làm thành 6 hay 21 cảnh trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

* Cảnh sinh tiền duyên chỉ nói đến 18 hiển sắc làm thành 6 cảnh [7]  trong thời hiện tại.

 Chi pháp.

Năng duyên. Là 18 sắc rõ làm thành 6 cảnh trong thời hiện tại.

Sở duyên.

* Nhất định. Năm đôi thức + Ý giới và tâm sở hợp.

* Bất định. 41 tâm Dục giới (trừ 5 đôi thức + Ý giới) + 2 tâm thông và 50 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần).

Phi sở duyên.

* Nhất định. 27 tâm thiền + 40 tâm Siêu thế và 38 tâm sở hợp+ sắc pháp.

* Bất định. 41 tâm Dục giới và 52 tâm sở hợp + 2 tâm Thông, khi không nhận 18 hiển sắc làm cảnh .

 Giải thích.

- 41 tâm dục giới + 2 tâm thông bất định, vì có khi nhận 18 hiển sắc làm cảnh hoặc như tâm Thiên nhãn thông, bấy giờ là “sở duyên”.

Khi không nhận 18 hiển sắc là cảnh, chúng trở thành “phi sở duyên”.

Như người nhớ lại tâm thiện của mình đã làm bằng tâm thiện (thiện trợ thiện đồng nghĩa cảnh duyên).

- 27 tâm thiền và 40 tâm Siêu thế là “phi sở duyên nhất định”, vì tâm Thiền Đáo đại chỉ bắt cảnh chế định hay cảnh “danh pháp” [8] .

- 40 tâm Siêu thế bắt cảnh Nípbàn.

Duyên trùng.

Cảnh sinh tiền duyên đồng nghĩa với:

1- Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên. Là 18 sắc rõ sinh trước làm duyên trợ giúp bằng cách làm cảnh hiện tại.

2. Cảnh sinh tiền bất ly duyên. Là 18 sắc rõ sinh trước trợ giúp bằng cách làm thành cảnh và không xa lìa

Trong 18 hiển sắc thì:

- 7 sắc cảnh là Đất, lửa, gió và 4 sắc cảnh do lộ ngũ bắt.

- 11 sắc rõ còn lại do lộ ý bắt.

Cảnh sinh tiền duyên với tam đề thiện.

Có ba câu lọc.

Câu 1. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇa purejāta paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Cảnh sinh tiền duyên.

a- Định nghĩa.

Là 18 hiển sắc sinh trước làm cảnh, trợ giúp tâm sinh lên sau.

b- Chi pháp.

- Vô ký năng duyên. 18 hiển sắc làm cảnh hiện tại.

- Vô ký sở duyên. 34 tâm vô ký [9]  + tâm Thông hạnh và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần).

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- 7 sắc cảnh hiện tại làm duyên cho “năm đôi thức và 7 tâm sở hợp”.

b’- Cảnh ngũ hiện tại làm duyên cho “Ý giới và 10 tâm sở hợp”.

c’- 18 sắc rõ làm cảnh hiện tại cho tâm Hướng ý môn + 9 đổng lực Duy tác dục giới + 11 tâm Na cảnh và 33 tâm sở hợp.

d’- 5 sắc thần kinh + 7 sắc cảnh làm cảnh hiện tại cho vị Alahán quán vô thường, khổ não, vô ngã.

Năng duyên: 12 sắc thô làm cảnh hiện tại.

Sở duyên: 4 tâm Đại hạnh có trí.

e’- Nhãn thông hạnh của vị Alahán thấy rõ cảnh sắc hiện tại dù thô, tế, xa, gần, trống, kín, lớn, nhỏ.

Năng duyên: Sắc cảnh sắc hiện tại.

Sở duyên: tâm Nhãn thông hạnh.

f’- Tâm Nhĩ thông hạnh nghe tất cả các tiếng hiện tại.

Năng duyên: Sắc cảnh thinh hiện tại.

Sở duyên: tâm Nhĩ thông hạnh.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 quả.

- Cõi: 26 ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ quán sát, lộ hiện thông, tùy từng trường hợp.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Cảnh sinh tiền duyên có 7 duyên hợp trợ, trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng làm cảnh cho sở, nên có “Cảnh duyên”.

- Năng là sắc vật làm cảnh, nên có “Vật - cảnh sinh tiền y duyên”.

- Năng là sắc, sở là danh, nên có “Vật - cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt nên có “Vật- cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật - cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

Năng là sắc, sở là danh nên không có “Cảnh trưởng duyên”, “Cảnh cận y duyên”.

Câu 2. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇa purejāta paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Cảnh sinh tiền duyên.

a- Định nghĩa.

Là 18 hiển sắc sinh trước làm cảnh, trợ giúp pháp thiện sinh lên sau.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 18 sắc rõ thành cảnh hiện tại.

Thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện + tâm Thông thiện và 36 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần) khi bắt sắc rõ làm cảnh.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Bậc Thánh hữu học và phàm nhân quán xét 18 sắc rõ bằng vô thường, khỗ não, vô ngã.

Năng duyên: 18 sắc rõ.

Sở duyên: 4 tâm Đại thiện có trí.

b’- Hiển sắc trợ tâm thiện sinh lêrn,như người phật tử thấy kim thân Phật đảnh lễ bằng tâm thiện.

Thấy kim thân Phật là”sắc cảnh sắc” (năng duyên).

Đảnh lễ là “8 tâm Đại thiện (sở duyên).

c’- Bậc Thánh hữu học và phàm nhân thấy sắc, nghe tiếng bằng tâm thông thiện.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ tu quán, lộ hiện thông.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng là cảnh, sinh trước nên có “Cảnh duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”.

- Năng là vật, làm cảnh cho tâm sinh lên sau vững vàng, nên có “Vật- cảnh sinh tiền y duyên”.

- Năng là sắc, sở là danh, nên có “Vật-cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Vật-cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Vật cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Như vậy có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở duyên là pháp thiện, năng là hiển sắc, nên không có “Cảnh trưởng duyên”, “Cảnh cận y duyên” [10] .

Câu 3. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇa pure jāta paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Cảnh sinh tiền duyên.

a- Định nghĩa.

Là 18 hiển sắc sinh trước làm cảnh, trợ giúp pháp bất thiện sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 18 hiển sắc làm cảnh hiện tại.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp, khi bắt sắc rõ làm cảnh.

c- Giải.

Như: Người thấy sắc đẹp, tiếng hay… có thể phát sanh tham dục, sân hận, tà kiến, hoài nghi, phóng dật.

Ghi chú: Bậc Bất lai dù bắt 18 sắc rõ thành cảnh cũng không phát sinh Tham, sân hận, hoài nghi, tà kiến chỉ phát sanh phóng dật mà thôi. Vì bậc này đã diệt trừ Tham dục và Sân.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Có đủ 7 duyên hợp trợ là: Cảnh duyên, Cảnh trưởng duyên, Vật - cảnh sinh tiền y duyên, Cảnh cận y duyên, Vật- cảnh sinh tiền bất tương ưng duyên, Vật - cảnh sinh tiền hiện hữu duyên, Vật - cảnh sinh tiền bất ly duyên.

Sở dĩ có “Cảnh trưởng duyên” và “Cảnh cận y duyên”, vì sở duyên có tâm Tham.

Sinh hậu duyên.

(Pacchājāta paccayo).

 Định nghĩa.

Sinh hậu duyên là mãnh lực trợ giúp bằng cách sinh sau, nhưng hổ trợ giúp cho pháp sinh trước được vững mạnh.

Ví như: Trời mưa giúp cho cây đã trồng trước phát triển mạnh.

Duyên trùng.

Sinh hậu duyên trùng với:

1- Sinh hậu bất tương ưng duyên (pacchājāta vippayutta paccayo).

Là mãnh lực trợ giúp bằng cách sinh ra sau, nhưng không hòa hợp với năng duyên.

2- Sinh hậu hiện hữu duyên (pacchā jatatthi paccayo).

Là mãnh lực trợ giúp bằng cách sinh ra sau, nhưng hiện diện chung với năng duyên.

3- Sinh hậu bất ly duyên (pacchā jāta avigata paccayo).

Là mãnh lực trợ giúp bằng cách sinh ra sau và không lìa năng duyên.

Luận giải

Chi pháp của bốn duyên này cho chúng ta thấy nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh giữa năng và sở.

Sinh hậu duyên cho hcúng ta thấy “năng duyên sinh sau trợ giúp sở duyên sinh trước”.

Sinh hậu bất tương ưng duyên cho chúng ta thấy “năng và sở không hòa hợp nhau”, như vậy nếu năng là danh thì sở phải là sắc hay ngược lại.

Sinh hậu hiện hữu duyên và sinh hậu bất ly duyên, giúp thêm điều kiện để xácđịnh năng và sở.

Hiện hữu Bất ly cho thấy “trong một lúc nào đó năng và sở cùng có mặt, không thể xa lìa nhau được”

Đời sống danh pháp ngắn hơn đời sống sắc pháp 17 lần. Nếu sở duyên là “danh pháp” sinh trước, thì không thể “cùng có mặt” với năng duyên là “sắc pháp” sinh sau.

Như vậy, xác định được năng duyên là “danh pháp” sinh sau và sở duyên là “sắc pháp”, có như thế mới thích hợp với những điều nêu trên.

 Chi pháp.

Năng duyên. 117 tâm (trừ 4 tâm quả Vô sắc) và 52 tâm sở hợp, sinh sau.

* Nhất định. 2 tâm Sân + 5 đôi thức + Ý giới + 11 tâm Na cảnh + tâm Sinh tiếu + 15 tâm Sắc giới + 5 tâm Sơ đạo.

* Bất định. 8 tâm Tham + 2 tâm Si + tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại thiện + 8 tâm Đại hạnh + 8 đổng lực Vô sắc giới + 35 Siêu thế (trừ 5 tâm Sơ đạo) và 48 tâm sở hợp (trừ Sân phần).

Sở duyên. Sắc 3 nhân tạo và sắc 4 nhân tạo.

Phi sở duyên. 121 tâm và tâm sở hợp + sátna sanh, sátna diệt của sắc pháp + 2 sắc tiêu biểu + sắc nghiệp Vô tưởng.

Luận giải.

Năng duyên. Không có tâm Tục sinh, vì trước tâm Tục sinh không có bọn sắc nào sanh ra cả.

Bốn tâm quả Vô sắc làm việc Tục sinh, hữu phần và Tử ở cõi Vô sắc, nên những tâm này không thể là năng duyên.

Năng duyên nhất định. Có 47 tâm vì những tâm này chỉ có trong cõi ngũ uẩn nên có khả năng trợ giúp cho sắc pháp sinh trước đó.

Năng duyên bất định. Có 70 tâm, vì những tâm này có trong 30 cõi hữu tâm, khi ở 26 cõi ngũ uẩn là năng duyên, ở cõi Vô sắc là “phi năng duyên”.

Sở duyên.

- Trừ 2 sắc Tiêu biểu vì sắc tiêu biểu đồng sinh đồng diệt với tâm, nên tâm không trợ cho sắc Tiêu biểu bằng cách sinh ra sau.

- Trừ sátna Sinh và sátna Diệt, vì sátna Sinh không còn khi năng duyên sinh ra. Năng duyên cũng không thể “trợ giúp sátna Diệt tồn tại”.

Sinh hậu duyên với tam đề thiện.

Có ba câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa pacchājāta paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Sinh hậu duyên.

a- Định nghĩa.

Là danh pháp thiện sinh ra sau, nhưng trợ cho sắc pháp sinh ra trước được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tất cả pháp thiện sinh ra sau.

Vô ký sở duyên. 24 sắc pháp (trừ 2 sắc Tiêu biểu + sắc Sinh + sắc Diệt) sinh ra trước đang trụ.

c- Giải.

 - Những uẩn thiện sinh ra sau trợ cho sắc pháp sanh trước trong cõi ngũ uẩn.

Sắc pháp sinh trước là sắc do ba nhân tạo hoặc 4 nhân tạo trong thân ngũ uẩn là: Sắc nghiệp tạo, sắc thời tiết tạo, sắc vật thực tạo và sắc tâm tạo (ngoại trừ 2 sắc Tiêu biểu), những sắc này sinh trước tâm thiện từ 1 đến 16 sátna.

Như khi chúng đồng sinh với tâm Phán đoán hay tâm Hướng ý môn hoặc tâm Tục sinh …

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực thiện), lộ kiên cố (trừ lộ Nípbàn).

- Giống: Giống sinh hậu.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Sinh hậu duyên có 3 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có đủ 3 duyên hợp trợ.

- Năng là danh sinh sau, sở là sắc sinh trước, nên có “Sinh hậu bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Sinh hậu hiện hữu duyên”, “Sinh hậu bất ly duyên”.

Câu 2. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa pacchājāta paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Sinh hậu duyên.

a-Định nghĩa.

Là pháp bất thiện sinh ra sau, trợ cho sắc pháp sinh ra trước được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp, sinh ra sau.

Vô ký sở duyên. Sắc do 3 nhân tạo hay do 4 nhân tạo, sinh trước đang ở giai đoạn trụ.

c- Giải.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống sinh hậu.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Như trên.

Câu 3. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa pacchājāta paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Sinh hậu duyên.

a- Định nghĩa.

Là danh pháp vô ký sinh ra sau, trợ giúp sắc pháp sinh ra trước đó.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp, sinh ra sau.

Vô ký sở duyên. 24 sắc pháp sinh trước đang trụ.

c- Giải.

Như tâm quả Siêu thế hay tâm Hạnh hữu nhân sinh ra ở lộ đổng lực, có khả năng trợ giúp sắc pháp đồng sanh với các tâm trước đó.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 bậc Thánh quả.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực vô ký).

- Giống: Giống sinh hậu.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Như trên.

Tập hành duyên.

(Āsevana paccayo).

Định nghĩa.

“Tập hành duyên” là mãnh lực trợ giúp bằng cách “làm vững mạnh” hơn”.

 Tức là sátna tâm đổng lực trước trợ cho sátna tâm đổng lực sau được thuần thục và mạnh hơn.

Ví như: người học sinh nhờ năm học đầu giúp cho những năm kế tiếp giỏi hơn.

Gọi là Tập hành duyên do có 2 điều kiện.

- Phải là loại tâm đổng lực liên tiếp sátna.

- Phải cùngg giống.

Trong phần “cùng giống” không kể tâm Đổng lực quả Siêu thế, vì loại tâm này đã tăng trưởng sức mạnh cao tột rồi, tâm trước không thể trợ giúp tâm sau tăng thêm sức mạnh nữa.

Có thể nói: “Tập hành duyên” là một khía cạnh riêng của Vô gián duyên.

Chi pháp.

Năng duyên. 47 tâm đổng lực hiệp thế  [11] (trừ đổng lực cuối trong lộ đổng lực).

Sở duyên. 67 tâm đổng lực  [12]  sinh nối tiếp (trừ sátna thứ 1)

Phi sở duyên. (Sátna 1) tâm đổng lực Dục giới trong lộ đổng lực [13] , 2 tâm Hướng môn (dvāravajjanacitta), 52 tâm quả + sắc pháp.

Tập hành duyên với tam đề thiện.

Có ba câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa āsevana paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Tập hành duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện sinh trước trợ pháp thiện sinh sau kế tục không gián đoạn, được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 17 tâm thiện hiệp thế [14]  và 38 tâm sở hợp (trừ thiện đổng lực sátna cuối).

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp sinh sau (trừ thiện đổng lực sátna 1).

Ví như “đoàn tàu hỏa có bảy toa, toa đầu kéo toa sau đến toa chót không kéo toa nào cả”.

c- Giải.

Có các cách như sau:

* Trong lộ đổng lực thiện thông thường, có 7 sátna thì: Những danh uẩn thiện ở sátna thứ 1, trợ những danh uẩn thiện ở sátna thứ 2, những danh uẩn thiện sátna 2 trợ những danh uẩn thiện sátna 3 … đến sátna 7 thì dứt.

* Trong lộ đắc thiền thiện thì: Tâm Chuẩn bị trợ giúp cho tâm Cận hành, tâm Cận hành trợ giúp cho tâm Thuận thứ, tâm Thuận thứ trợ giúp cho tâm Chuyển tánh (Gotrabhū), tâm Chuyển tánh trợ giúp cho tâm Thiền.

Năng duyên là “ 4 tâm Đại thiện có trí”.

Sở duyên là “4 Đại thiện có trí (trừ thiện sátna 1) + 9 tâm thiện Đáo đại và tâm sở hợp.

* Trong lộ nhập thiền thiện thì: Tâm Chuẩn bị trợ cho tâm Cận hành …. Tâm thiền thiện trợ cho tâm thiền thiện (trừ sátna thiền thiện cuối cùng).

Năng duyên là “4 tâm Đại thiện có trí + 9 tâm thiền thiện và tâm sở hợp (trừ sátna thiền thiện cuối cùng).

Sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí (trừ tâm Chuẩn bị) + 9 tâm thiền thiện và tâm sở hợp.

Chú ý: Trong lộ nhập thiền thì tâm thiền thiện có thể diễn tiến vô lượng sátna chứ không phải có 7 sátna.

* Trong lộ đắc Đạo thì “tâm Chuyển tánh hay tâm Tiến bậc (vodanā) trợ cho tâm Đạo).

Năng duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và tâm sở hợp”.

Sở duyên là “20 tâm Đạo và 36 tâm sở hợp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực thiện), lộ đắc đạo, lộ đắc thiền thiện, lộ nhập thiền thiện.

- Giống : Giống vô gián.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tập hành duyên có 5 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có.

* Hợp trợ.

- Năng - sở liên tiếp không gián đoạn, nên có “Vô gián duyên”, “Đẳng vô gián duyên”.

- Sở nhờ năng thêm vững mạnh, nên có “Vô gián cận y duyên”.

- Năng - sở vắng mặt, nên có “Vô hữu duyên”, “Ly duyên”.

Như vậy có 5 duyên hợp trợ.

Câu 2. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa āsevana paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Tập hành duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện sinh trước trợ giúp pháp bất thiện sinh kế tiếp được vững mạnh hơn.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện sinh trước (trừ đổng lực bất thiện ở sátna thứ 7).

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện sinh sau (trừ đổng lực bất thiện ở sátna 1).

c- Giải.

Trong lộ đổng lực bất thiện: Bất thiện đổng lực sátna 1 trợ giúp đổng lực bất thiện sátna 2 ….

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Như trên.

Câu 3. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa āsevana paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Tập hành duyên.

a- Định nghĩa.

Là danh pháp vô ký Hạnh sinh trước trợ danh pháp vô ký Hạnh sinh sau thêm vững mạnh và không gián đoạn.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 18 tâm đổng lực Hạnh và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần) sinh trước .

Vô ký sở duyên. 18 tâm đổng lực Hạnh sinh sau và 35 tâm sở hợp (trừ đổng lực hạnh sátna 1).

c- Giải.

- Những danh uẩn Hạnh sinh trước trợ cho những danh uẩn hạnh sinh sau.

Câu này đối với.

- Người: Bậc Alahán.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm (trừ 4 cõi khổ + cõi Vô tưởng).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực Hạnh dục giới), lộ nhập thiền Hạnh

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Như trên.

Nghiệp duyên.

(Kamma paccayo).

Định nghĩa.

“Nghiệp duyên” là mãnh lực trợ giúp bằng cách sắp đặt hay đào tạo.

Nói cách khác, “là tâm sở Tư ở trong tất cả tâm, trợ giúp các pháp đồng sinh khác sinh lên” theo cách “sắp đặt”, “tạo tác”.

Ví như “người trưởng phòng hướng dẫn nhân viên làm việc dưới quyền của mình”.

Phân tích.

Nghiệp duyên chia rộng có ba duyên:

1- Đồng sinh nghiệp duyên (sahajātakamma paccayo).

2- Nghiệp biệt thời duyên ( nānākkhaṇikakamma paccayo).

3- Vô gián nghiệp duyên (anantarakamma paccayo).

Ở đây, nghiệp được chia thành hai cách:

- Cách đồng sinh. Tức là tâm sở Tư trợ cho các danh uẩn còn lại cùng sinh lên với nó, gọi là “Đồng sinh nghiệp duyên.

- Cách khác thời kỳ. Là tâm sở Tư lưu lại “hạt giống” để cho tâm quả sau này. gọi là “Nghiệp biệt thời duyên”.

Chính Vô gián nghiệp duyên cũng là “Nghiệp biệt thời duyên”. Nhưng vì cho tâm quả liên tiếp khộng gián đoạn, nên nêu ra để phân biệt.

A- Đồng sinh nghiệp duyên.

(Sahajātakamma paccayo)

Định nghĩa.

“Đồng sinh nghiệp duyên” là mãnh lực trợ giúp của tâm sở Tư với các pháp đồng sinh.

 Chi pháp.

Năng duyên. Tâm sở Tư trong tất cả tâm.

Sở duyên. Tâm và 51 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) + sắc tâm + sắc nghiệp tục sinh.

Phi sở duyên. Tâm sở Tư trong tất cả tâm + sắc nghiệp bình nhật + sắc Vật thực + sắc khí hậu (utujarūpa) + sắc ngoại + sắc nghiệp Vô tưởng.

Đồng sinh nghiệp duyên với tam đề thiện.

Có 7 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư thiện trợ giúp các pháp thiện cùng sinh lên.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm thiện.

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư).

c- Giải.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 bậc Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực thiện), lộ đắc thiền, lộ nhập thiền thiện, lộ phản khán thiện, lộ đắc đạo …

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

“Đồng sinh nghiệp duyên” có 9 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng - sở hổ trợ nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở nương vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là “tâm sở Tư”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng sở hòa hợp nhau và cùng có mặt, nên có “Tương ưng duyên”, “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 7 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp thiện nên không có “Quả duyên”.

- Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ.

Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư trong tâm thiện trợ giúp các sắc tâm thiện sinh lên.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm thiện.

Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện.

c- Giải.

- Tâm sở Tư trong tâm thiện trợ giúp sắc Thân biểu tri, thực hiện những “hành động thiện” như: Đi kinh hành, ngồi thiền, cung kỉnh vái chào, phục vụ, không sát sinh, không trộm cắp, bố thí bằng tay….

- Tâm sở Tư trong tâm thiện trợ giúp sắc Ngữ biểu tri, nói lên những thiện ngôn như: lời chân thật, lời êm dịu, thuyết pháp, không nói dối …

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 bậc Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền, lộ đắc đạo…

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là tâm sở Tư, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 6 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là danh, sở là sắc, nên không “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư thiện trợ giúp các pháp thiện đồng sinh cùng sắc tâm thiện được vững mạnh, theo cách “tạo tác”.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm thiện.

Thiện và Vô ký sở duyên. 37 tâm thiện và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) + sắc tâm thiện.

c- Giải.

Câu này gom chung cả 2 câu lọc trên.

Người có ý thiện, sẽ hành động bằng thân hay lời nói, như: Chấp tay lễ chào, nói pháp, luận đạo …

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo …

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là tâm sở Tư, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

*-Không hợp trợ.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”.

Có 4 duyên không hợp trợ.

Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư bất thiện, trợ các danh uẩn bất thiện cùng sinh lên.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm bất thiện.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư).

c- Giải.

Tâm sở Tư bất thiện trợ cho các danh uẩn bất thiện cùng sinh lên với nó.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý ( có đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở đều là danh pháp, nên có “Tương ưng duyên”, “Hổ tương duyên”.

- Năsng là tâm sở Tư, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh sinh bất ly duyên”.

Có 7 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng - sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ.

Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư bất thiện, trợ giúp sắc tâm bất thiện.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm bất thiện.

Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

- Tâm sở Tư bất thiện trợ sắc Thân biểu tri để thực hiện những hành động bất thiện như: Sát sinh, lấy của không cho …

- Tâm sở Tư bất thiện trợ cho sắc Ngữ biểu tri, nói dối, nói ác …

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Có 6 duyên hợp trợ là: Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Danh vật thức duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên.

Có 3 duyên không hợp trợ là: Quả duyên, Tương ưng duyên, Hổ tương duyên.

Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư bất thiện trợ giúp các danh uẩn bất thiện cùng với sắc tâm bất thiện, theo cách “nghiệp đồng sinh”.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm bất thiện.

Bất thiện và vô ký sở duyên. 12 tâm bất thiện và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) + sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

Câu này bao gồm cả 2 câu trên.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là tâm sở Tư, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”, “ Tương ưng duyên”.

- Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 4 duyên không hợp trợ.

Câu 7. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa sahajātakamma paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh nghiệp duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư trong tâm vô ký, trợ cho các pháp đồng sinh sinh lên, theo cách “nghiệp”.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm vô ký.

Vô ký sở duyên. 72 tâm vô ký và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Tư) + sắc tâm vô ký.

c- Giải.

 a’- Tâm sở Tư vô ký trợ danh uẩn tương ưng và sắc tâm vô ký, trong thời bình nhật = Đồng sinh nghiệp duyên.

b’- Khi tục sinh, tâm sở Tư quả trợ danh uẩn quả tương ưng + sắc nghiệp tục sinh = Đồng sinh nghiệp duyên.

c’- Tâm sở Tư trợ sắc Ý vật = Đồng sinh nghiệp duyên.

Năng duyên: Tâm sở Tư trong 15 tâm Tục sinh cõi ngũ uẩn.

Sở duyên: 15 tâm Tục sinh cõi ngũ uẩn và 34tâm sở hợp (trừ Giới phần + tâm sở Tư) + sắc nghiệp tục sinh.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 bậc Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm

-Thời: Thời bình nhật, thời tục sinh và thời tử.

-Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ Tục sinh, lộ cận tử.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Cân phân tích 3 trường hợp:

- Tâm sở Tư vô ký trợ danh vô ký, có 8 duyên hợp trợ: “Đồng sinh duyên, Hổ tương duyên, Đồng sinh y duyên, Quả duyên, Danh vật thực duyên, Tương ưng duyên, Đồng sinh hiệrn hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”.

- Tâm sở Tư trợ sắc tâm vô ký, có 7 duyên hợp trợ: “Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Quả duyên, Danh vật thực duyên, Đồng sinh bất tương ưng duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”

- Tâm sở Tư vô ký trợ danh - sắc vô ký, có 6 duyên hợp trợ:“Đồng sinh duyên, Đồng sinh y duyên, Quả duyên, Danh vật thực duyên, Đồng sinh hiện hữu duyên, Đồng sinh bất ly duyên”.

B- Nghiệp biệt thời duyên (Nānakkhaṇikakamma paccayo).

 Định nghĩa.

Là tâm sở Tư trong tâm thiện hay tâm bất thiện, lưu lại “hạt giống” (bīja), để cho quả khác thời kỳ (khác sátna).

 Chi pháp.

Năng duyên. Tâm sở Tư hợp trong tâm thiện hay tâm bất thiện (trong quá khứ)

Sở duyên. Sắc nghiệp + tâm quả và 38 tâm sở hợp trong hiện tại.

Phi sở duyên. Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm duy tác + sắc tâm, sắc ngoại, sắc vật thực, sắc khí hậu.

Nghiệp biệt thời duyên với tam đề thiện.

Có 2 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa nānakkhaṇikakamma paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Nghiệp biệt thời duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư trong tâm thiện trước đây lưu lại “hạt giống”, trợ giúp tâm quả thiện cùng sắc nghiệp thiện sinh lên trong hiện tại.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm thiện quá khứ.

Vô ký sở duyên. 45 tâm quả thiện [15] và 38 tâm sở hợp + sắc nghiệp thiện.

c- Giải.

a’- Tâm sở Tư trong tâm thiện sinh trước trong đời này hay đời trước đã diệt, nhưng lưu lại “hạt giống” tạo ra tâm quả thiện + sắc nghiệp trong hiện tại.

b’- Tâm sở Tư trong tâm thiện Sắc giới, tạo ra tâm quả Sắc giới và sắc nghiệp cõi Sắc giới.

c’- Tâm sở Tư trong tâm thiện Ngũ thiền Sắc giới, tạo ra sắc Nghiệp vô tưởng.

d’- Tâm sở Tư trong tâm thiện Vô sắc giới, tạo ra tâm quả Vô sắc giới và tâm sở hợp.

e’- Tâm sở Tư trong 20 tâm Đạo tạo ra 20 tâm quả Siêu thế.

Ở đây, trong lộ đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ đạo dù rằng ngay tích tắc, sau sátna Đạo thì đến sátna quả Siêu thế ngay, nhưng vẫn thuộc về “khác thời”.

Nếu Đạo có bậc thiền nào thì quả Siêu thế cũng được thiền bậc ấy.

Trong trường hợp này, các Ngài gọi là “Vô gián nghiệp duyên”. Tức là cho ngay tâm quả “không gián đoạn".

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 31 cõi.

- Thời: Thời bình nhật, thời Tục sinh và thời Tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc đạo và siêu lộ.

- Giống: Giống biệt thời.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Nghiệp biệt thời duyên tổng quát có 6 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

Vỉ có tâm sở Tư trong tâm Đạo trợ giúp tâm Quả Siêu thế sinh kế tục không gián đoạn, nên có: “Vô gián duyên, Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Thường cận y duyên”.

- Năng - sở không cùng có mặt, nên có “Vô hữu duyên”, “Ly duyên”.

Câu 2. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa nānakkhaṇikakamma paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Nghiệp biệt thời duyên.

a- Định nghĩa.

Là tâm sở Tư trong tâm bất thiện sinh trước, trợ giúp tâm quả bất thiện cùng sắc nghiệp bất thiện sinh lên sau.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Tâm sở Tư trong tâm bất thiện có trước.

Vô ký sở duyên. 7 tâm quả bất thiện và tâm sở hợp + sắc nghiệp bất thiện có sau.

c- Giải.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi Ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật, thời Tục sinh và thời tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý chót mót.

- Giống: Giống biệt thời.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng thường làm, nên có “Thường cận y duyên”.

- Năng - sở không cùng có mặt, nên có “Vô hữu duyên”, “Ly duyên”.

Có ba duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng - sở không liên tiếp nhau, nên không có ba duyên “Vô gián duyên”, “Đẳng vô gián duyên”“Vô gián cận y duyên”.

 



 [1]  – 46 tâm = 10 tâm bất thiện (trừ 2 tâm Sân) + tâm Hướng ý môn+ 16 đổng lực hữu nhân dục giới + 12 tâm Vô sắc giới + 7 tâm Siêu thế ngũ thiền 9trừ tâm Sơ đạo ngũ thiền).

 [2] - Sáu vật là: Nhãn vật, tức thần kinh nhãn.

- Nhĩ vật, tức thần kinh nhĩ.

- Tỷ vật, tức thần kinh tỷ.

- Thiệt vật, tức thần kinh thiệt.

- Thân vật, tức thần kinh thân.

- Ý vật, tức sắc Ý vật.

 [3] - Là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt và Thân vật.

 [4] - DhpA. Câu số.

 [5] - 8 tâm Đại thiện + 9 tâm thiện Đáo đại = 17 tâm thiện hiệp thế.

 [6] - 15 tâm quả vô nhân + 8 tâm đại quả + 9 tâm quả Đáo đại + 20 tâm quả Siêu thế. = 52 tâm quả.

 [7]  Nếu phân tích rộng thì có 7 cảnh là: Cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh mùi, cảnh vi, cảnh xúc, cảnh Ngũ và cảnh pháp.

Nếu gom cảnh ngũ và cảnh pháp vào cảnh pháp thì còn 6 cảnh.

 [8] - Chỉ cho 3 tâm Thức vô biên xứ và 3 tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 [9]  - 36 tâm vô ký nhận 18 hiển sắc làm cảnh = 18 tâm vô nhân + 8 tâm  Đại quả + 8 tâm Đại hạnh.

 [10] - Hiển sắc chỉ là cảnh trưởng đối với với tâm Tham mà thôi.

 [11] - 12 tâm bất thiện + tâm sinh tiếu + 8 đại thiện + 8 đại tố+ 9 thiện đáo đại + 9 duy tác đáo đại.

 [12] ‑ Là 47 tâm đổng lực hiệp thế + 20 tâm Đạo (Maggacitta).

 [13] - Javanavithī (lộ đổng lực).

 [14] - 8 tâm Đại thiện + 9 tâm thiện Đáo đại = 17 tâm thiện hiệp thế.

 [15] -  8 tâm quả thiện vô nhân + 8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại + 20 tâm quả Siêu thế.

ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009