Đàm luận Phật Pháp
- 207 -

Thiền quán niệm: Hướng dẫn thực hành
IV. Quán tứ đại

 
1_contents.jpg
1_contents.jpg
1287 * 850
2_chuong4.jpg
2_chuong4.jpg
1249 * 866
3_sati_khung.jpg
3_sati_khung.jpg
1346 * 930
4_7baitap.jpg
4_7baitap.jpg
1037 * 898
5_khia-canh.jpg
5_khia-canh.jpg
1197 * 897
6_tudai.jpg
6_tudai.jpg
964 * 799
7_wheel2.jpg
7_wheel2.jpg
965 * 922
8_cothe4dai.jpg
8_cothe4dai.jpg
1194 * 799
9_scan.jpg
9_scan.jpg
1947 * 1265

 

BỐN PHÁP LẬP NIỆM
Kinh Lập Niệm
Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10

Lược trích

–Tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời. Thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân?

Tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

Như một người đồ tể thiện xảo, hay học trò của người ấy, giết một con bò rồi ngồi cắt chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

[Điệp khúc]
Bằng cách ấy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong thân; hay sống quán tính diệt tận trong thân; hay sống quán tính sinh và diệt trong thân. Hay niệm “có thân đây”được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy sống độc lập, không bám chấp điều gì trên đời. Như vậy là tỳ-khưu sống quán thân như thân.

(MN 10, Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta)


Kinh Niệm Xứ (MA 98)
Trung A-hàm, kinh số 98

… Lại nữa, tỳ-khưu quán thân như thân; tỳ-khưu quán sát giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Như gã đồ tể mổ bò, lột hết bộ da, trải lên mặt đất, phân thành sáu đoạn; cũng vậy, tỳ-khưu quán các giới trong thân rằng ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Tỳ-khưu khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-khưu như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là tỳ-khưu quán thân như thân.


Kinh Nhất Nhập Đạo (SA 12.1)
Tạp A-hàm, Phẩm 12, Kinh số 1

… Lại nữa, tỳ-khưu quán thân này, phân biệt các giới; thân này có bốn đại chủng. Giống như người khéo mổ bò, hoặc học trò người mổ bò, xẻ con bò từng phần để tự xem xét: đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương, đây là đầu. Cũng vậy, tỳ-khưu kia phân biệt giới này mà tự quán sát: thân này có các đại chủng đất, nước, lửa, gió. Tỳ-khưu quán sát thân như vậy mà tự an trú.

 

* * *

 

TỨ ĐẠI, CATTĀRI MAHĀ-BHŪTĀNI, CATTĀRI DHĀTU

Dựa theo Buddhist Dictionary, Nyanatiloka Mahathera (1980) và Phật Quang Đại từ điển:

Tứ đại 四大 - cattāri mahā-bhūtāni, là tên gọi tắt của tứ đại chủng, bốn loại lớn 四大種, còn gọi là 四界 Tứ giới - cattāri dhātu, được hiểu theo quan kiến của người Ấn Độ thời Đức Phật là bốn tính chất căn bản của vật chất hay sắc pháp. Đó là:

1) Đất (địa đại, địa giới, paṭhavī-dhātu): Chất có tính cứng, chắc, thô.

2) Nước (thủy đại, thủy giới, āpo-dhātu): Chất có tính lỏng, thấm ướt, dính, kết hợp.

3) Lửa (hỏa đại, hỏa giới, tejo-dhātu): Chất có có tính nhiệt.

4) Gió (phong đại, phong giới, vāyo-dhātu): Chất có tính chuyển động, dưỡng nuôi.

Bốn chất căn bản hay nguyên tố (elements) nầy có mặt trong mọi hiện tượng, đối tượng vật lý hay sắc pháp với những cường độ khác nhau.

1) Lược trích Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi (MN 28):

Có nội địa giới, có ngoại địa giới. Thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ; như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ. Như vậy gọi là nội địa giới. Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới.

Cần phải như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.

Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ; như mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ. Như vậy gọi là nội thủy giới. Những gì thuộc nội thủy giới và những gì thuộc ngoại thủy giới, đều thuộc về thủy giới.

Cần phải như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ thủy giới.

Có nội hỏa giới, có ngoại hỏa giới. Thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ; như cái gì khiến cho hâm nóng, khiến cho hủy hoại, khiến cho thiêu cháy; cái gì khiến cho những vật được ăn uống, nhai, nếm, có thể khéo tiêu hóa, hay tất cả những vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ. Như vậy gọi là nội hỏa giới. Những gì thuộc nội hỏa giới và những gì thuộc ngoại hỏa giới, đều thuộc về hỏa giới.

Cần phải như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát hỏa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ hỏa giới.

Có nội phong giới, có ngoại phong giới. Thế nào là nội phong giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc động tánh, bị chấp thủ; như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang tay chân, hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Như vậy gọi là nội phong giới. Những gì thuộc nội phong giới và những gì thuộc ngoại phong giới đều thuộc về phong giới.

Cần phải như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Sau khi như thật quán sát phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới.

2) Lược trích Kinh Lập Niệm - Satipaṭṭhāna Sutta, MN 10

–Tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời. Thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân?

Tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

Như một người đồ tể thiện xảo, hay học trò của người ấy, giết một con bò rồi ngồi cắt chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

3) Lược trích Thanh tịnh đạo, Vism 11.30

Cũng như người đồ tể cho bò ăn xong, đem nó tới lò thịt, trói nó lại, làm thịt nó. Khi thấy nó đã bị giết, đã chết, người ấy vẫn không mất cái tưởng “bò” cho đến khi nó bị phanh ra chia thành từng phần. Khi người ấy đã chia con bò ra, khi ngồi đấy, mất cái tưởng “bò” và cái tưởng “thịt” phát sinh. Người ấy không nghĩ: “Ta đang bán bò” hoặc “Họ đang đem bò đi” mà nghĩ: “Ta đang bán thịt” hoặc “Họ đang mang thịt đi”.

Cũng vậy, tỳ-khưu này khi còn là phàm phu ngu si – dù đang làm cư sĩ hay đã xuất gia – không mất cái tưởng “chúng sinh” hay “người” hay “ngã tính” bao lâu chưa quán sát thân này, bằng lối phân tích thành bốn đại chủng, dù ở trong tư thế nào, dù được sử dụng cách nào, cũng đều chỉ gồm có tứ đại. Nhưng khi tỳ-khưu ấy đã phân tích thân này là gồm tứ đại, thì vị ấy mất đi cái tưởng “chúng sinh” và tâm vị ấy an trú trên bốn đại chủng.

* * *

 

Thu âm và phổ biến trên YouTube:

Tham khảo:

Nghe hướng dẫn từng bài tập:

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/1.-Anatomy.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/2.-Elements.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/3.-Death.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/4.-Feeling.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/5.-Mind.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/6.-Hindrances.mp3

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/2018/03/7.-Awakening.mp3

Tải về toàn bộ 7 bài tập, dạng nén ZIP (111 Mb):

https://www.windhorsepublications.com/wp-content/uploads/audio/satipatthana-meditation/satipatthana-recordings.zip


  1. Satipaṭṭhāna: Con Đường Thẳng Tới Chứng Ngộ, Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch (2017) - http://budsas.net/sach/vn43.pdf
     
  2. Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization, Bhikkhu Analayo (2004) - http://budsas.net/sach/en41.zip  (dạng nén Zip, cần phải giải nén trước khi đọc)
     
  3. Phụ đính: MN 10 Satipatthana-sutta, in: A Comparative Study of the Majjhima-Nikaya, Bhikkhu Analayo (2011) - http://budsas.net/sach/en140.pdf
     
  4. Perspectives on Satipaṭṭhāna, Bhikkhu Analayo (2013) - http://budsas.net/sach/en141.zip  (dạng nén Zip, cần phải giải nén trước khi đọc)

 

Bhikkhu ANALAYO (1962-)
Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg, Germany

Tỳ-khưu Analayo sinh năm 1962 tại Đức. Sư xuất gia gieo duyên năm 1990 tại chùa Wat Suan Mokkh ở miền nam Thái Lan. Năm 1994, Sư đến Sri Lanka xuất gia với ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, và sau đó thọ giới tỳ-khưu với Hòa thượng Pemasiri vào năm 2007 trong hệ phái Shwegyin Nikaya (bắt nguồn từ hệ phái chính Amarapura Nikaya). Tuy nhiên, Bhikkhu Bodhi là vị thầy chính.

Sư hoàn tất chương trình tiến sĩ tại University of Peradeniya năm 2000 và luận án tiến sĩ được xuất bảm thành sách với tựa đề “Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization”. Cuốn sách được nhiều người khen ngợi, đã được tái bản nhiều lần và dịch sang 10 thứ tiếng. Bản tiếng Việt được Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch, với tựa đề “Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ”, xuất bản năm 2017.

Hiện nay, Sư là giáo sư Phật học tại Trung tâm Phật học của Đại học Hamburg, Đức quốc (Centre for Buddhist Studies, University of Hamburg), Đại học Phật giáo Pháp Cổ, Đài Loan (Dharma Drum Buddhist College, Taiwan). Sư là đồng sáng lập viên Nhóm Nghiên cứu A-hàm (Āgama Research Group) và là giảng sư của Trung tâm Phật học Barre, Hoa Kỳ (Barre Center for Buddhist Studies).

Hiện nay (2018), ngài trú và tịnh tu tại Trung tâm Phật học Barre, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Các nguồn thông tin:

1) Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo 
2) University of Hamburg: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/en/personen/analayo.html 

------------------

Cư sĩ NGUYỄN VĂN NGÂN

Cư sĩ Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân cư ngụ tại Canada, là dịch giả các cuốn sách:

Abhidhamma Áp Dụng (2002)
Giải Thoát Bằng Năm Tập Hợp (2003)
Phân Tích (2005)
Đạo Vô Ngại Giải (2006); tái bản (2015)
Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật (2016)
Satipaṭṭhāna, Con đường thẳng tới giác ngộ (2017)

 

[ Home ]

14-10-2018