Đàm luận Phật Pháp
- 127 -

Quán niệm hơi thở
Kinh Girimānanda (AN 10.60) 

 
00-sach.jpg
00-sach.jpg
1285 * 855
01-5uan.jpg
01-5uan.jpg
1403 * 881
02-6xu.jpg
02-6xu.jpg
1216 * 649
03-32phancothe.jpg
03-32phancothe.jpg
1403 * 900
04-sick.jpg
04-sick.jpg
1711 * 850
05-quan_tubo.jpg
05-quan_tubo.jpg
1328 * 903
06-niemhoitho.jpg
06-niemhoitho.jpg
1331 * 874

 

(10) NIỆM HƠI THỞ

(10) Và này Ānanda, thế nào là niệm hơi thở vào, hơi thở ra? Ở đây, vị tỳ-khưu đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi xuống, giữ lưng thẳng, để niệm trước mặt. Vị ấy thở vào với niệm; vị ấy thở ra với niệm.

Thở vào dài, vị ấy biết: "Tôi thở vào dài". Thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vào ngắn, vị ấy biết "Tôi thở vào ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra," vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập.

"Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. [1]

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. [2]

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Đó gọi là niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

– (Kinh Girimānanda, AN 10.60)

Ghi chú – Theo Bhikkhu Bodhi:
[1] Tâm hành (cittasaṅkhāra) ở đây là thọ và tưởng, vì hai uẩn nầy được xem là dính chặt với tâm và phụ thuộc vào nó (MN 44.15).
[2] Đây là tâm giải thoát khỏi các chướng ngại trong việc tinh luyện chỉ và quán.

* * *

Sau khi hướng tâm về vô vi (Niết-bàn), hành trình quán tưởng tiếp tục qua việc hướng tâm trở về đối tượng hữu vi. Thật vậy, pháp quán thứ mười hướng đến đối tượng hữu vi tối cần thiết để duy trì thân thể, đó là tiến trình hơi thở. Niệm hơi thở là pháp quán cuối cùng trong mười pháp quán tưởng ghi trong kinh Girimānanda, và pháp quán nầy tự nó là một chương trình hành thiền gồm có mười sáu bước riêng biệt. Có lẽ lý do xem toàn bộ chương trình thiền quán nầy là một pháp quán tưởng đơn lẻ là để phản ánh đặc điểm hội tụ về một đối tượng duy nhất, đó là hơi thở. Đây là quán niệm về bản chất thay đổi của hơi thở, và từ đó, nhận thức về bản chất thay đổi của mọi chứng nghiệm xảy ra cùng với tiến trình của hơi thở.

Chức năng quán niệm hơi thở trong tiến trình quán tưởng nầy dường như để mang các khía cạnh khác nhau trong chín quán trưởng trước đó vào một pháp thống nhất với một đối tượng duy nhất là hơi thở. Tổng hợp các nhận thức đã được tu luyện cho đến giai đoạn nầy là một cách thức điển hình cho việc chuyển tiếp áp dụng từ việc hành thiền vào các sinh hoạt hằng ngày, cũng như cách thức tụ hội các nhận thức khác nhau vào thân, khẩu, ý của hành giả trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Chức năng tương tự của mười sáu bước quán niệm hơi thở cũng được giảng dạy trong bài Đại kinh Giáo giới La-Hầu-La (Mahārāhulovāda-sutta, MN 62). Trong bài kinh ấy, khi yêu cầu được dạy về pháp quán niệm hơi thở, ngài La-Hầu-La được dạy phải quán tưởng về bản chất vô ngã của ngũ đại là đất, nước, gió, lửa, và không gian. Năm yếu tố nầy được dùng để tạo cảm hứng phát sinh trạng thái kiên nhẫn và tâm bình thản. Dựa vào những trạng thái tâm đó, hành giả hướng đến bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả), rồi quán tưởng về bất mỹ (bất tịnh) và vô thường. Sau đó, mười sáu bước quán niệm hơi thở mới được chỉ dạy thực hành trong bài kinh. Tiến trình hành thiền trong bài kinh nầy bao gồm các chủ đề có ý nghĩa liên quan đến Kinh Girimānanda, dường như có ý nghĩa tương tự là quán niệm hơi thở là đỉnh điểm trong công phu hành thiền.

Đỉnh điểm nầy được thực hiện trong khung sườn của bốn pháp lập niệm (satipaṭṭhāna, niệm xứ) qua khuôn khổ của bốn nhóm bộ bốn, mỗi bộ gồm bốn bước, tạo thành mười sáu bước niệm hơi thở. Mỗi nhóm bộ bốn tương ứng với một pháp lập niệm (niệm xứ). Toàn thể tiến trình quán niệm nầy được tu tập cùng với nhận thức hơi thở vào ra như sau:

Quán thân:
• biết hơi thở dài
• biết hơi thở ngắn
• cảm nghiệm toàn thân
• an tịnh thân hành

Quán thọ:
• cảm nghiệm hỷ thọ
• cảm nghiệm lạc thọ
• cảm nghiệm tâm hành
• an tịnh tâm hành

Quán tâm:
• cảm nghiệm về tâm
• làm tâm hân hoan
• làm tâm định tĩnh
• làm tâm giải thoát

Quán pháp:
• quán vô thường
• quán ly tham
• quán đoạn diệt
• quán buông xả, từ bỏ

Mười sáu bước nầy bắt đầu bằng việc ngồi xếp chân tại một nơi vắng vẻ và chỉ chú tâm đến các hơi thở vào ra. Trên thực tế, tôi đề nghị ta theo dõi hơi thở bằng bất cứ cách nào ta thấy thích hợp. Điểm theo dõi có thể là trong ống mũi khi hơi thở chạm vào đó hay bất cứ nơi nào trong thân mà ta có thể cảm thấy tác động của hơi thở, chẳng hạn như chuyển động tại bụng. Cũng có thể không cần phải chú tâm vào một điểm nhất định. Công việc chính là nhận thức được hơi thở vào và hơi thở ra, có thể được thực hiện tự nhiên và thích hợp cho mỗi cá nhân hành giả.

Theo những hướng dẫn trong kinh Girimānanda, bốn bước đầu tiên của quán niệm hơi thở là cần phải chú ý tới hơi thở đi vào cũng như đi ra, đồng thời ý thức được bốn khía cạnh sau:

• biết hơi thở dài,
• biết hơi thở ngắn,
• cảm nghiệm toàn thân,
• an tịnh thân hành.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là, sau khi đã tỉnh thức ghi nhận được hơi thở đi vào và đi ra, hành giả ghi nhận độ dài của những hơi thở đó. Chúng có thể là dài hoặc ngắn. Ở đây, cần lưu ý rằng trong kinh Girimānanda, các hướng dẫn cho hai bước đầu tiên được mô tả như là các lựa chọn thay thế, rõ ràng trong việc sử dụng từ Pāli “vā” có nghĩa là “hoặc là, hay là”. Điều này cho thấy rằng hành giả không phải thở một hơi dài và sau đó thở một hơi ngắn, mà đúng hơn, hành giả nhận thức được là hơi thở đó dài hay ngắn. Tuy nhiên, để bao gồm cả hai bước này theo đúng trình tự mô tả trong bài kinh, hành có thể bắt đầu thở sâu và dài, rồi sau đó chú ý quan sát các hơi thở bình thường tiếp theo trở nên ngắn hơn một cách tự nhiên.

Cho dù dùng cách nào cho hai bước đầu tiên, bước thứ ba tiếp theo là để cảm nghiệm toàn thân. Bước nầy được hiểu là toàn thân thể vật lý, hiểu theo ý nghĩa nầy là phù hợp với công thức được sử dụng trong nhiều phiên bản tương đương, qua đó hành giả nhận thức hơi thở kết hợp với nhận thức toàn thân thể trong tư thế ngồi thiền. An tịnh thân hành trong bước thứ tư được thực hành tiếp theo trong việc để hơi thở trở nên êm dịu và thư giãn thân thể cho đến lúc cả hơi thở lẫn thân thể trở nên ổn định và tĩnh lặng tự nhiên.

Niệm hơi thở tiếp tục từ quán thân chuyển sang quán các cảm thọ qua bốn bước:

• cảm nghiệm hỷ thọ
• cảm nghiệm lạc thọ
• cảm nghiệm tâm hành
• an tịnh tâm hành

Với nhận thức rằng các trạng thái hỷ lạc có thể cảm nghiệm được mặc dù hành giả chưa đắc thiền, hành giả đơn giản để cho sự tĩnh lạc và an bình của hơi thở và thân thể đạt được trong bước trước phát khởi niềm hoan hỷ. Niềm hoan hỷ đó, là kết quả tự nhiên sau khi tâm ổn định và tỉnh thức trong thời khắc hiện tại, có thể khó nhận biết lúc ban đầu. Khởi sinh niềm hoan hỷ được thực hiện bằng cách chú tâm ghi nhận những biểu hiện hân hoan vi tế và khuyến khích qua duyệt xét trạng thái dễ chịu, bình thản đạt được cho đến giây phút nầy.

Chính điều kiện tạo bình thản nầy cũng sẽ đảm bảo khởi sinh niềm hoan hỷ đưa đến cảm nghiệm vi tế và tĩnh lặng của an lạc. Tiến triển từ việc tỉnh thức ghi nhận toàn thân trong bộ bốn bước trước đến cảm giác hỷ và lạc thọ trong phần đầu của bộ bốn bước bây giờ bao gồm những cấp độ tinh luyện, với niệm được dùng để ghi nhận các trạng thái tâm. Các trạng thái nầy trở thành đối tượng cho bước tiếp theo – cảm nghiệm tâm hành – trong đó, nhiệm vụ chính là cảm nghiệm bất cứ trạng thái tâm nào xảy ra trong hiện tại, bất cứ suy tưởng hay cảm thọ nào đang xảy ra. Bước tiếp theo là làm an tịnh các tâm hành đó. Đây là tiếp tục con đường đã bắt đầu với chuyển đổi là hỷ thọ sang lạc thọ, trong đó thái độ sẵn sàng buông xả các vui sướng đưa đến tâm an định hơn. Nguyên tắc tương tự như thế được áp dụng ở đây, trong sự sẵn sàng buông xả các tâm hành của bất cứ loại loại nào sẽ đưa đến kết quả là tâm sẽ được an định sâu lắng hơn.

Niệm hơi thở tiếp tục đưa tâm tỉnh thức ghi nhận trong bốn bước tiếp theo:

• cảm nghiệm về tâm
• làm tâm hân hoan
• làm tâm định tĩnh
• làm tâm giải thoát

Việc làm lắng đọng các tâm hành (thọ và tưởng) tự nhiên đưa tâm nhận thức chính nó, bao gồm việc tinh luyện sự chú tâm của hành giả để nhận thức được cái biết. Về phương diện thực hành, chuyển sang bộ bốn thứ ba nầy đưa nhận thức về cái gì đang biết hơi thở, đang biết thân thể, đang biết trạng thái an lạc, v.v. Sự tinh tế nầy đưa đến cảm giác hân hoan, chỉ cần ghi nhận như thế sẽ khuyến khích thăng hoa tâm trí với sự hân hoan. Sự hân hoan nhẹ nhàng đó sẽ giúp cho tâm được tụ hội và tập trung. Chính xác vì trạng thái an định thâm sâu như thế, sự cảm nghiệm trở nên thú vị đến nỗi không có một quyến rũ làm phân tán tâm có thể tác động đến được. Sự chuyển tiếp trong giai đoạn nầy chỉ là một hướng nghiêng nhẹ nhàng về trạng thái tập trung. Tiếp theo, hành giả buông xả hướng nghiêng của tâm, cho phép nó thoát ra khỏi mọi sự can thiệp, và đồng thời vẫn giữ được tình trạng giải thoát khỏi bất kỳ sự phân tâm nào.

Đến lúc nầy, công phu hành thiền đã thiết lập được điều kiện lý tưởng để phát triển tuệ minh, theo bài kinh Girimānanada, qua bốn bước có liên quan với nhau:

• quán vô thường
• quán ly tham
• quán đoạn diệt
• quán buông xả, từ bỏ

Chủ đề đầu tiên, vô thường, đã hiện diện trong các bước trước. Trong bước nầy, vô thường được chuyển sang hàng đầu của quán tưởng qua cách nhận thức rõ ràng rằng tất cả mọi khía cạnh của cảm nghiệm từng mỗi thời khắc hiện tại chỉ là một tiến trình, một dòng chảy. Chúng đều có bản chất thay đổi. Hơi thở thay đổi liên tục, và thân thể phụ thuộc vào nó cũng thay đổi liên tục, cũng như tâm trí cũng thay đổi thường xuyên.

Tiếp theo, hành giả phát triển tâm ly tham, không ham muốn về tiến trình thay đổi của các cảm nghiệm nầy. Bằng cách cho phép tâm ly tham phát triển và chuyển đổi thái độ ham muốn, sự dính mắc và đam mê dần dần mờ nhạt. Từ đó mang đến những trạng thái đối nghịch là sự không chấp dính và không ham muốn để thay vào đó. Từ ly tham, hành giả chuyển sang đoạn diệt, nhận thức được khía cạnh biến mất của tiến trình cảm nghiệm. Hơi thở bây giờ trở nên tinh tế, hầu như biến mất. Cảm nghiệm hiện tại cũng trở nên tinh tế, hầu như biến mất.

Phương cách thực hành làm sắc bén sự nhận thức về vô thường đưa vào một khía cạnh đe dọa hàng đầu trong thiền quán: mọi sự việc hầu như đều tan biến. Tuệ minh nầy càng chín muồi thì càng dễ đưa đến tâm buông xả. Buông xả mọi chấp trước, ham muốn, bám víu, nắm bắt dưới bất cứ hình thức nào mà chúng thể hiện. Với tâm buông xả như thế, pháp hành thiền hướng thẳng đến những gì mà các pháp quán tưởng thứ 6 đến thứ 9 (ly tham, đoạn diệt, nhàm chán đối với tất cả thế giới, và vô thường trong tất cả hành) hội tụ về, đó thực chứng được bất tử, Niết-bàn.

Một sự bố trí khác cho nhóm bộ bốn cuối cùng nầy, ghi nhận trong vài phiên bản khác của mười sáu bước quán niệm hơi thở (chẳng hạn như trong phiên bản của bộ Luật Căn bản Hữu bộ, Mūlasarvāstivāda Vinaya) gồm các bước theo thứ tự như sau:

• vô thường,
• buông xả, từ bỏ,
• ly tham,
• đoạn diệt.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tiến hành từ việc quán chiếu vô thường để loại ra và từ bỏ bất kỳ sự bám víu hoặc nắm giữ nào, tiếp theo là ly tham và đoạn diệt theo cách được mô tả ở trên.

Với bước cuối cùng trong mười sáu bước của pháp niệm hơi thở, toàn bộ chương trình hành thiền được mô tả trong bài kinh Girimānanda được hoàn tất. Trong phần còn lại của buổi thiền, hành giả có thể tiếp tục với một hình thức thực hành không theo một khung sườn nào. Với sự liên tục tỉnh thức ghi nhận về thân trong tư thế ngồi như là điểm quy chiếu, và từ đó có một tâm chánh nhiệm vững chắc, hành giả sẵn sàng cảm nghiệm bất cứ một tiến trình thay đổi nào trong từng khoảnh khắc hiện tại. Tâm được giữ trong trạng thái cởi mở, gắn chặt với dòng cảm nghiệm hiện tiền qua dựa trên nền tảng chánh niệm vững mạnh, có thể bao gồm cả sự tỉnh thức ghi nhận tiến trình hơi thở. Nếu tâm phóng đi, một chút tập trung vào hơi thở trong khung tổng thể của nhận thức toàn thân có thể giúp làm ổn định vào thời khắc hiện tại. Khi công phu hành thiền lấy đà trở lại, sự tập trung đó có thể bỏ đi, nhường chổ cho sự tỉnh thức mở rộng và thoải mái hơn.

– Bhikkhu Anālayo (Bình Anson trích dịch, 19/06/2017)

* * *

 

Kinh Girimānanda (AN 10.60)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimānanda bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. [2074] Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Girimānanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimānanda, vì lòng từ mẫn.

- Này Ānanda, nếu Thầy đi đến tỳ-khưu Girimānanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: tỳ-khưu Girimānanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức. Thế nào là mười?

(1) Tưởng vô thường, (2) tưởng vô ngã, (3) tưởng bất tịnh, (4) tưởng nguy hại, (5) tưởng từ bỏ, (6) tưởng ly tham, (7) tưởng đoạn diệt, (8) tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, (9) tưởng vô thường trong tất cả hành, (10) tưởng niệm hơi thở vô hơi thở ra.

(1) Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường." Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thủ uẩn này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô thường.

(2) Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô ngã? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các tiếng là vô ngã; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã; thân là vô ngã, xúc là vô ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã." Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô ngã.

(3) Và này, Ānanda thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: "Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng bất tịnh.

(4) Và này Ānanda, thế nào là tưởng nguy hại? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: "Nhiều khổ là thân này, nhiều sự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều loại bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, bệnh khởi lên từ đàm, niêm dịch, các bệnh khởi lên từ gió; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra; các bệnh do thời tiết sinh ra, các bệnh do làm việc quá độ sinh, các bệnh do sự trùng hợp các sự kiêng; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện". Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là các tưởng nguy hại.

(5) Và này Ānanda, thế nào là tưởng từ bỏ? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu, không có chấp nhận dục tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh trưởng; không có chấp nhận hại tầm đã sinh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh trưởng; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sinh trưởng. Này Ānanda, đây được gọi tưởng từ bỏ.

(6) Và này Ānanda, thế nào là ly tham? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: ”Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn”. Này Ānanda, đây được gọi tưởng ly tham.

(7) Và này Ānanda, thế nào là tưởng đoạn diệt? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: "Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự đoạn diệt tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, đoạn diệt, Niết bàn". Này Ānanda, đây được gọi tưởng đoạn diệt.

(8) Và này Ānanda, thế nào là tưởng không ưa thích đối với tất cả thế giới? Ở đây, này Ānanda, phàm ở đời có những tham dự và chấp thủ, thiên kiến, dính mắc, tùy miên nào, tỳ-khưu từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ānanda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới.

(9) Và này Ānanda, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu kinh sợ, xấu hổ, ghê tởm đối với tất cả các hành. Này Ānanda, đây gọi là tưởng vô thường trong tất cả hành.

(10) Và này Ānanda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài", Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra," vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này Ānanda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.

Này Ānanda, nếu thầy đi đến tỳ-khưu Girimānanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra: tỳ-khưu Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức".

Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimānanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimānanda mười tưởng này. Tôn giả Girimānanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimānanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Ðược đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimānanda.

 


Girimānanda Sutta (AN 10.60)
Translated by Bikkhu Bodhi

On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the Venerable Girimānanda was sick, afflicted, and gravely ill. Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: [1]

“Bhante, the Venerable Girimānanda is sick, afflicted, and gravely ill. It would be good if the Blessed One would visit him out of compassion.”

“If, Ānanda, you visit the bhikkhu Girimānanda and speak to him about ten perceptions, it is possible that on hearing about them his affliction will immediately subside. What are the ten?

“(1) The perception of impermanence, (2) the perception of non-self, (3) the perception of unattractiveness, (4) the perception of danger, (5) the perception of abandoning, (6) the perception of dispassion, (7) the perception of cessation, (8) the perception of non-delight in the entire world, (9) the perception of impermanence in all conditioned phenomena, and (10) mindfulness of breathing.

(1) “And what, Ānanda, is the perception of impermanence? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘Form is impermanent, feeling is impermanent, perception is impermanent, volitional activities are impermanent, consciousness is impermanent.’ Thus he dwells contemplating impermanence in these five aggregates subject to clinging. This is called the perception of impermanence.

(2) “And what, Ānanda, is the perception of non-self? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘The eye is non-self, forms are nonself; the ear is non-self, sounds are non-self; the nose is non-self, odors are non-self; the tongue is non-self, tastes are non-self; the body is non-self, tactile objects are non-self; the mind is non-self, mental phenomena are non-self.’ Thus he dwells contemplating non-self in these six internal and external sense bases. This is called the perception of non-self.

(3) “And what, Ānanda, is the perception of unattractiveness? Here, a bhikkhu reviews this very body upward from the soles of the feet and downward from the tips of the hairs, enclosed in skin, as full of many kinds of impurities: ‘There are in this body hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, intestines, mesentery, stomach, excrement, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, grease, saliva, snot, fluid of the joints, urine.’ Thus he dwells contemplating unattractiveness in this body. This is called the perception of unattractiveness.

(4) “And what, Ānanda, is the perception of danger? Here, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This body is the source of much pain and danger; for all sorts of afflictions arise in this body, that is, eye-disease, disease of the inner ear, nose-disease, tonguedisease, body-disease, head-disease, disease of the external ear, mouth-disease, tooth-disease, [2] cough, asthma, catarrh, pyrexia, fever, stomach ache, fainting, dysentery, gripes, cholera, leprosy, boils, eczema, tuberculosis, epilepsy, ringworm, itch, scab, chickenpox, scabies, hemorrhage, diabetes, hemorrhoids, cancer, fistula; illnesses originating from bile, phlegm, wind, or their combination; illnesses produced by change of climate; illnesses produced by careless behavior; illnesses produced by assault; or illnesses produced as the result of kamma; and cold, heat, hunger, thirst, defecation, and urination.’ Thus he dwells contemplating danger in this body. This is called the perception of danger.

(5) “And what, Ānanda, is the perception of abandoning? Here, a bhikkhu does not tolerate an arisen sensual thought; he abandons it, dispels it, terminates it, and obliterates it. He does not tolerate an arisen thought of ill will . . . an arisen thought of harming . . . bad unwholesome states whenever they arise; he abandons them, dispels them, terminates them, and obliterates them. This is called the perception of abandoning.

(6) “And what, Ānanda, is the perception of dispassion? Here, having gone to the forest, to the root of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This is peaceful, this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, nibbāna.’ This is called the perception of dispassion. [3]

(7) “And what, Ānanda, is the perception of cessation? Here, having gone to the forest, to the root of a tree, or to an empty hut, a bhikkhu reflects thus: ‘This is peaceful, this is sublime, that is, the stilling of all activities, the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, cessation, nibbāna.’ This is called the perception of cessation.

(8) “And what, Ānanda, is the perception of non-delight in the entire world? Here, a bhikkhu refrains from [4] any engagement and clinging, mental standpoints, adherences, and underlying tendencies in regard to the world, abandoning them without clinging to them. This is called the perception of non-delight in the entire world.

(9) “And what, Ānanda, is the perception of impermanence in all conditioned phenomena? Here, a bhikkhu is repelled, humiliated, and disgusted by all conditioned phenomena. This is called the perception of impermanence in all conditioned phenomena. [5]

(10) “And what, Ānanda, is mindfulness of breathing? Here, a bhikkhu, having gone to the forest, to the foot of a tree, or to an empty hut, sits down. Having folded his legs crosswise, straightened his body, and established mindfulness in front of him, just mindful he breathes in, mindful he breathes out.

“Breathing in long, he knows: ‘I breathe in long’; or breathing out long, he knows: ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he knows: ‘I breathe in short’; or breathing out short, he knows: ‘I breathe out short.’ He trains thus: ‘Experiencing the whole body, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the whole body, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Tranquilizing the bodily activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Tranquilizing the bodily activity, I will breathe out.’

“He trains thus: ‘Experiencing rapture, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing rapture, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Experiencing happiness, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing happiness, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Experiencing the mental activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the mental activity, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Tranquilizing the mental activity, I will breathe in’; he trains thus: ‘Tranquilizing the mental activity, I will breathe out.’ [6]

“He trains thus: ‘Experiencing the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Experiencing the mind, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Gladdening the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Gladdening the mind, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Concentrating the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Concentrating the mind, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Liberating the mind, I will breathe in’; he trains thus: ‘Liberating the mind, I will breathe out.’ [7]

“He trains thus: ‘Contemplating impermanence, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating impermanence, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating fading away, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating fading away, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating cessation, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating cessation, I will breathe out.’ He trains thus: ‘Contemplating relinquishment, I will breathe in’; he trains thus: ‘Contemplating relinquishment, I will breathe out.’

“This is called mindfulness of breathing.

“If, Ānanda, you visit the bhikkhu Girimānanda and speak to him about these ten perceptions, it is possible that on hearing about them he will immediately recover from his affliction.” Then, when the Venerable Ānanda had learned these ten perceptions from the Blessed One, he went to the Venerable Girimānanda and spoke to him about them. When the Venerable Girimānanda heard about these ten perceptions, his affliction immediately subsided. The Venerable Girimānanda recovered from that affliction, and that is how he was cured of his affliction.

NOTES:

[1] Apart from this text there is no further information about Girimānanda in the Nikāyas. In Theravāda Buddhist countries this sutta has achieved the status of a paritta, a “protective discourse,” which bhikkhus often recite to people afflicted with illness.

[2] In Be only, oṭṭharogo, lip disease, is between dantarogo and kāso.

[3] Both this and the following perception are reflective contemplations on nibbāna. In the classical scheme of forty meditation subjects, they can be subsumed under the “recollection of peace” (upasamānussati), explained at Vism 293–94, Ppn 8:245–51.

[4] Where Ce and Ee read pajahanto viramati anupādiyanto, Be has pajahanto viharati anupādiyanto. Mp offers no clarification.

[5] It is hard to see exactly how the explanation is connected to the theme of impermanence. Some manuscripts read this perception as sabbasaṅkhāresu anicchāsaññā, “perception of wishlessness (or desirelessness) in regard to all conditioned phenomena,” which seems to tie up better with the definition.

[6] The mental activity (cittasaṅkhāra) here is perception and feeling, for these things are said to be bound up with the mind and to occur in dependence on it (see MN 44.15, I 301,28–29).

[7] That is, liberating the mind from the obstacles to the refinement of serenity and insight.

* * *

[ Home ]

18-06-2017