Đàm luận Phật Pháp
- 108 -

Satipatthana (3) - Quán thân

 

21-book.jpg
21-book.jpg
1010 * 850
22-than.jpg
22-than.jpg
968 * 822
23-def.jpg
23-def.jpg
1324 * 675
24-sati.jpg
24-sati.jpg
1204 * 800
25-diepkhuc.jpg
25-diepkhuc.jpg
1435 * 696
26-order.jpg
26-order.jpg
1306 * 808
27-kaya.jpg
27-kaya.jpg
1436 * 882

 


 

01-book.jpg
01-book.jpg
1010 * 850
02-sati.jpg
02-sati.jpg
1363 * 846
03-structure.jpg
03-structure.jpg
968 * 1712
04-oneway.jpg
04-oneway.jpg
1324 * 675
05-chanhniem.jpg
05-chanhniem.jpg
1204 * 800
06-diepkhuc.jpg
06-diepkhuc.jpg
1435 * 696
07-quanthan.jpg
07-quanthan.jpg
1306 * 808
08-quanthan3.jpg
08-quanthan3.jpg
1196 * 838
09-hoitho.jpg
09-hoitho.jpg
1287 * 771
10-hoitho16.jpg
10-hoitho16.jpg
1266 * 887

 

KINH LẬP NIỆM (MN 10)

(Satipaṭṭhana Sutta, Kinh Niệm xứ, Trung bộ 10)

 

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:

– Này các tỳ-khưu.

Các Tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn.

2. Thế Tôn thuyết như sau:

– Này các tỳ-khưu, đây là con đường nhất hướng để thanh tịnh hóa chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn – đó là bốn pháp lập niệm.

3. Thế nào là bốn? Này các tỳ-khưu, tỳ-khưu sống quán thân như thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ như các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm như tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp như các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời.

 

(Quán thân)

[1. Quán hơi thở]

4. Và này các tỳ-khưu, thế nào là tỳ-khưu sống quán thân như thân? Ở đây, tỳ-khưu đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi xuống. Sau khi xếp tréo chân, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt, vị ấy thở vô với ghi nhận rõ ràng, vị ấy thở ra với ghi nhận rõ ràng. Thở vô dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vô dài;” hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra dài;” hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở vô ngắn;” hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, biết rõ: “Tôi quay dài”, hay khi quay ngắn, biết rõ: “Tôi quay ngắn”. Cũng vậy, tỳ-khưu thở vô dài, biết rõ: “Tôi thở vô dài;”... “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

5. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài. Hay vị ấy sống quán tính sinh khởi trong thân; hay sống quán tính diệt tận trong thân; hay sống quán tính sinh và diệt trong thân. Hay nhận thức “có thân đây” được thiết lập nơi vị ấy với mức độ cần thiết để hiểu biết và ghi nhớ đầy đủ. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[2. Bốn oai nghi]

6. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu đi, biết: “Tôi đi;” hay đứng, biết: “Tôi đứng;” hay ngồi, biết: “Tôi ngồi;” hay nằm, biết: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.

7. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[3. Hiểu biết rõ ràng việc đang làm]

8. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi nhìn tới nhìn lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

9. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[4. Thân bất tịnh]

10. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Cũng như một bao chứa, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, tỳ-khưu quán sát thân này... chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: “Ðây là tóc, lông,... nước tiểu”.

11. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[5. Bốn đại]

12. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”. Như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể, giết một con bò, ngồi cắt chia từng phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu quán sát thân này, ở bất cứ vị trí hay oai nghi nào, chỉ gồm có các phần tử: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

13. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

[6-14. Chín pháp quán tử thi]

14. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

15. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

16. Lại nữa, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

17. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

18-24. Này các tỳ-khưu, lại nữa, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại... chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia – ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu – tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

25. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

26-30. Lại nữa này các tỳ-khưu, tỳ-khưu như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột, tỳ-khưu quán thân ấy như sau: “Thân này tính chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tính chất ấy”.

31. Như vậy, vị ấy sống quán thân như thân bên trong hay sống quán thân như thân bên ngoài; hay sống quán thân như thân bên trong và bên ngoài... Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các tỳ-khưu, như vậy là tỳ-khưu sống quán thân trên thân.

 

(...)

(MN 10, Kinh Lập niệm/Niệm xứ)

 

 

SATIPAṬṬHĀNA  SUTTA
Translated by Bhikkhu Ānalayo (2003)

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country  at  a  town   of  the   Kurus   named  Kammāsadhamma. There   he addressed the monks  thus:  “Monks.” “Venerable sir,” they  replied. The Blessed One  said this:

[DIRECT  PATH]
“Monks,  this  is the  direct  path  for the  purification of beings,  for the  sur- mounting of sorrow and  lamentation, for the disappearance of dukkha and discontent, for acquiring the  true  method, for the  realization of Nibbāna, namely, the four satipaṭṭhānas.

[DEFINITION]
“What are the four? Here, monks,  in regard to the body a monk  abides con- templating the body, diligent, clearly knowing, and  mindful, free from de- sires and  discontent in regard to the world.  In regard to feelings  he abides contemplating feelings,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free from desires  and  discontent in regard to the  world.  In regard to the  mind  he abides  contemplating the  mind,  diligent, clearly  knowing, and  mindful, free  from  desires   and   discontent  in  regard to  the  world.   In  regard to dhammas he abides  contemplating dhammas, diligent, clearly knowing, and mindful, free from desires  and  discontent in regard to the world.

[BREATHING]
"And how,  monks,  does  he in regard to the body  abide  contemplating the body? Here, gone to the forest, or to the root of a tree, or to an empty hut, he sits down; having folded  his legs crosswise,  set his body  erect,  and  estab- lished  mindfulness in front of him, mindful he breathes in, mindful he breathes out.

 “Breathing in long, he knows ‘I breathe in long,’ breathing out  long, he knows ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he knows ‘I breathe in short,’ breathing out short,  he knows ‘I breathe out short.’ He trains  thus:  ‘I shall breathe in experiencing the whole  body,’ he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole  body.’ He trains thus: ‘I shall breathe in calming the bodily formation,’ he trains thus: ‘I shall breathe out calming the bodily for- mation.’

 “Just  as  a skilled  turner or  his  apprentice, when making a long  turn, knows ‘I make  a long turn,’  or when making a short  turn knows ‘I make  a short  turn’  so too, breathing in long, he knows ‘I breathe in long,’… (con- tinue  as above).

[Refrain]
“In  this  way,  in  regard to  the  body  he  abides  contemplating the  body internally, or he abides contemplating the body externally, or he abides con- templating the body  both  internally and  externally. Or, he abides  contem- plating the  nature of arising  in the  body,  or he abides  contemplating the nature of passing away in the body, or he abides  contemplating the nature of both arising and passing away in the body. Or, mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not clinging  to any- thing  in the world.

 “That is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[POSTURES]
“Again, monks,  when walking, he knows ‘I am walking’; when standing, he knows ‘I am standing’; when sitting,  he knows ‘I am sitting’;  when lying down, he knows ‘I am lying down’;  or he knows accordingly however his body  is disposed.

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ACTIVITIES]
“Again, monks, when going forward and returning he acts clearly knowing; when looking  ahead and  looking  away he acts clearly knowing; when flex- ing  and  extending his  limbs  he  acts  clearly  knowing; when wearing his robes and  carrying his outer  robe and  bowl he acts clearly knowing; when eating,  drinking, consuming food,  and  tasting   he  acts  clearly  knowing; when defecating and  urinating he  acts  clearly  knowing; when walking, standing, sitting,  falling asleep,  waking up,  talking,  and  keeping silent  he acts clearly knowing.

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ANATOMICAL  PARTS]
“Again, monks,  he reviews this same body up from the soles of the feet and down from the top of the hair, enclosed by skin, as full of many  kinds of im- purity thus: ‘in this body there  are head-hairs, body-hairs, nails, teeth,  skin, flesh,   sinews,   bones,   bone-marrow,  kidneys,  heart,   liver, diaphragm, spleen, lungs,  bowels,  mesentery, contents of  the  stomach, faeces,  bile, phlegm, pus,  blood,  sweat,  fat, tears,  grease,  spittle,  snot,  oil of the  joints, and  urine.’

“Just as though there  were  a bag  with  an  opening at both  ends  full of many  sorts of grain, such as hill rice, red rice, beans, peas, millet, and  white rice, and a man with good eyes were to open it and review it thus: ‘this is hill rice, this is red rice, these are beans, these are peas, this is millet, this is white rice’; so too he reviews this same body.… (continue as above).

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[ELEMENTS]
“Again, monks,  he reviews this same  body,  however it is placed,  however disposed, as consisting of elements thus:  ‘in this body  there  are the  earth element, the water  element, the fire element, and  the air element’. 

“Just as though a skilled butcher or his apprentice had  killed a cow and was seated  at a crossroads with  it cut up into pieces; so too he reviews this same body.… (continue as above).

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

[CORPSE  IN  DECAY]
“Again, monks,  as though he were to see a corpse thrown aside in a charnel ground – one, two, or three  days dead,  bloated, livid, and  oozing  matter … being devoured by crows, hawks, vultures, dogs, jackals, or various kinds of worms  … a skeleton with  flesh and  blood,  held  together with  sinews  … a fleshless skeleton smeared with blood, held together with sinews … a skele- ton  without flesh  and  blood,  held  together with  sinews  … disconnected bones  scattered in  all directions … bones  bleached white,  the  colour  of shells … bones  heaped up, more than  a year old … bones  rotten and  crum- bling to dust  – he compares this same body  with  it thus:  ‘this body  too is of the same nature, it will be like that,  it is not exempt from that  fate.’

[Refrain]
“In this way, in regard to the body he abides  contemplating the body inter- nally … externally … both internally and externally. He abides contemplat- ing the nature of arising  … of passing away  … of both  arising  and  passing away in the body. Mindfulness that ‘there is a body’ is established in him to the extent  necessary for bare knowledge and continuous mindfulness. And he abides  independent, not  clinging  to anything in the  world.  That  too is how  in regard to the body  he abides  contemplating the body.

(...)

 

KINH NIỆM XỨ
Trung A-hàm 98
Tuệ sỹ dịch

(...)

[Quán thân]
Thế nào gọi là niệm xứ quán thân như thân?

“Tỳ-kheo khi đi thì biết mình đi, đứng thì biết mình đứng, ngồi thì biết mình ngồi, nằm thì biết mình nằm, ngủ thì biết mình ngủ, thức thì biết mình thức, ngủ say thì biết mình ngủ say. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo biết rõ chính xác khi vào lúc ra, khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng, nghi dung chững chạc, khéo khoác tăng-già-lê và cầm bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ chính xác. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện, liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như người thợ mộc hoặc học trò thợ mộc, kéo thẳng dây mực, búng lên thân cây rồi dùng búa bén mà đẽo cho thẳng. Cũng vậy, Tỳ-kheo khi sanh niệm ác bất thiện liền niệm điều thiện để đối trị, đoạn trừ. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ. Như hai lực sĩ bắt một người yếu mang đi khắp nơi, tự do đánh đập. Cũng vậy, Tỳ-kheo răng ngậm khít lại, lưỡi ấn lên khẩu cái, dùng tâm trị tâm, đối trị, đoạn trừ, tiêu diệt, tĩnh chỉ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo-niệm hơi thở vào thì biết niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra thì biết niệm hơi thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra dài thì biết thở ra dài. Thở vào ngắn thì biết thở vào ngắn, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn. Học toàn thân thở vào, học toàn thân thở ra. Học thân hành tĩnh chỉ thở vào, học khẩu hành tĩnh chỉ thở ra. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục, nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể hỷ lạc sanh do ly dục, không đâu không có. Như người hầu tắm, bỏ bột tắm đầy chậu, nước hòa thành bọt, nước thấm vào thân, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do ly dục nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc sanh do ly dục không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh, nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi, trong sạch không dơ, tràn đây, tràn ngập. Nước từ bốn phương chảy đến không sao đỏ đổ vào được, mà chính từ đáy suối, nước tự vọt lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ- kheo có hỷ lạc do định sanh thấm nhuần thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, hỷ lạc do định không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm vào thân, phổ biến sung mãn; khắp trong thân thể, lạc sanh do ly hỷ không đâu không có. Như các thứ sen xanh, hồng, đỏ, trắng sanh ra từ nước, lớn lên trong nước, ở dưới đáy nước, rễ, hoa, lá, cọng thảy đều thấm nhuần, phổ biến sung mãn, không đâu không có; cũng vậy, Tỳ-kheo có lạc do ly hỷ nhuần thấm vào thân, phổ biến sung mãn, khắp trong thân thể lạc do ly hỷ không đâu không có. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo nào quán thân như thân; Tỳ-kheo ở trong thân này được biến mãn với tâm ý thanh tịnh, tỏ rõ, thành tựu an trụ; ở trong thân này tâm thanh tịnh không đâu không biến mãn. Như có một người trùm một cái áo rộng bảy hoặc tám khuỷu tay, từ đầu đến chân, thì khắp cả thân đều được phủ kín. Cũng vậy, Tỳ-kheo ở trong thân này với tâm thanh tịnh, không đâu biến mãn. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; là Tỳ-kheo niệm quang minh tưởng, khéo thọ khéo trì, nhớ rõ điều niệm; như phía trước, phía sau cũng vậy; ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày; dưới cũng như trên, trên cũng như dưới. Như vậy tâm không điên đảo, tâm không bị ràng buộc, tâm tự quang minh, không khi nào còn bị bóng tối che lấp. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, như người ngồi quán sát kẻ nằm, rồi nằm quán sát kẻ ngồi. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu từ đầu đến chân quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh, ‘trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Như một cái bồn chứa đủ hạt giống, ai có mắt sáng thì thấy rõ ràng, ‘đây là hạt lúa, hạt gạo, kia là hạt cải, cỏ, rau’; cũng vậy, Tỳ-kheo tùy theo những chỗ trong thân, tùy theo tính chất tốt xấu, từ đầu đến chân, quán thấy thảy đều đầy dẫy bất tịnh: ‘Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán sát giới trong thân rằng: ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Như gã đồ tể mổ bò, lột hết bộ da, trải lên mặt đất, phân thành sáu đoạn; cũng vậy, Tỳ-kheo quán các giới trong thân rằng ‘Trong thân này của ta có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo quán xác chết, mới chết từ một hai ngày đến sáu bảy ngày, đang bị quạ diều bươi mổ, sài lang cấu xé, hoặc đã được hỏa thiêu, hay đã được chôn lấp, đang bị rửa nát hư hoại. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thân như thân; quán ngoại thân như thân; lập niệm tại thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, hài cốt xám xanh, rữa nát gần hết, xương vải khắp đất. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi,’ Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, da, thịt, máu, huyết tiêu cả, chỉ còn xương dính gân. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng trong nghĩa địa thấy xương rời từng đốt, tản mác khắp nơi, xương chân, xương đùi, xương đầu gối, xương bắp vế, xương sống, xương vai, xương cổ, xương sọ, mỗi thứ một nơi. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như thân; Tỳ-kheo như từng thấy trong nghĩa địa, xương trắng như vỏ ốc, xanh như lông chim bồ câu, đỏ như màu máu, mục nát bể vụn. Quán rồi tự so sánh: ‘Thân ta rồi cũng thế, đều có những trường hợp này, không sao tránh khỏi’. Tỳ-kheo khéo giữ tướng trạng tu quán, khéo nhớ điều niệm, cũng giống như vậy. Tỳ-kheo như vậy, quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; dựng niệm trên thân, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.

“Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán thân như thân như vậy, đó gọi là niệm xứ quán thân như thân.

(...)

 

Tăng nhất A-hàm 12.1
PHẨM NHẬP ĐẠO, KINH SỐ 1
Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

(...).

[Quán thân]
“Thế nào là Tỳ-kheo quán thân nơi nội thân mà tự an trú? Ở đây, Tỳ-kheo quán thân này tùy theo tánh hành của nó: từ đầu đến chân, từ chân đến đầu; quán trong thân này tất cả đều bất tịnh, không có gì đáng tham.

“Lại quán thân này có các thứ lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ cao, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận; thảy đều quán biết hết. Phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ, mật; đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy quán thân mà tự an trú, trừ bỏ niệm ác, không có sầu ưu.

“Lại nữa Tỳ-kheo lại quán thân này có đại chủng đất chăng? Có đại chủng nước, lửa, gió chăng? Tỳ-kheo quán sát thân này như vậy.

“Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này, phân biệt các giới; thân này có bốn đại chủng. Giống như người khéo mổ bò, hoặc học trò người mổ bò, xẻ con bò từng phần để tự xem xét: đây là chân, đây là tim, đây là đốt xương, đây là đầu. Cũng vậy, Tỳ-kheo kia phân biệt giới này mà tự quán sát: thân này có các đại chủng đất, nước, lửa, gió. Tỳ-kheo quán sát thân như vậy mà tự an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ rỉ chảy không sạch. Giống như người kia quán sát vườn trúc hay quán sát bụi lau. Cũng vậy Tỳ-kheo quán thân này có các lỗ chảy ra các thứ bất tịnh.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, hoặc chết đã một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, sáu ngày, bảy ngày; thân thể sình trướng, hôi thối không sạch. Tỳ- kheo lại tự quán thân mình cùng với thân kia không khác, thân ta không thoát khỏi hoạn này.

 “Hoặc Tỳ-kheo quán tử thi bị quạ, se sẻ, kên kên ăn nuốt, hoặc bị hổ lang, chó sói, các loài trùng thú trông thấy ăn thịt. Tỳ- kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi hoạn này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân mà an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi hoặc bị ăn một nửa, rơi vãi trên đất, hôi thối không sạch. Tỳ-kheo lại tự quán thân mình cùng kia không khác, thân ta không tránh khỏi pháp này.

 “Lại nữa, quán tử thi đã hết thịt, chỉ còn có xương bê bết máu. Tỳ-kheo lại đem thân mình quán sát như thân kia cũng không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, gân ràng rịt như bó củi. Tỳ-kheo lại quán thân mình cùng kia không khác. Tỳ-kheo quán thân này như vậy.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi, từng đốt xương phân tán rơi vãi khắp nơi. Hoặc xương tay, xương chân mỗi thứ một nơi, hoặc xương đùi, xương hông, hoặc xương cùng, hoặc xương tay, hoặc xương vai, hoặc xương sườn, hoặc xương sống, hoặc xương cổ, hoặc đầu lâu. Lại nữa, thân này cùng kia không khác. Ta không thoát khỏi pháp này. Thân ta cũng sẽ bại hoại. Như vậy Tỳ-kheo quán thân này mà tự an trú.

 “Lại nữa, Tỳ-kheo quán tử thi màu trắng, màu ngọc trắng. Tỳ- kheo lại tự quán thân cùng kia không khác, ta không lìa khỏi pháp này. Đó là Tỳ-kheo tự quán thân.

 “Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi, tưởng xương xanh bầm, không có gì đáng tham đắm, hoặc cùng màu tro đất không thể phân biệt. Như vậy, Tỳ-kheo tự quán thân, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo. Thân này vô thường, là pháp phân tán. Như vậy Tỳ-kheo quán nội tự thân, quán ngoại thân, quán nội ngoại thân, phân rã, không có gì.

(...)

[ Home ]

23-10-2016