Đàm luận Phật Pháp
- 106 -

Satipatthana (1) - Giới thiệu

01-book.jpg
01-book.jpg
1129 * 950
02-sati.jpg
02-sati.jpg
1181 * 791
03-structure.jpg
03-structure.jpg
968 * 1712
04-text.jpg
04-text.jpg
1341 * 952
05-ekayano.jpg
05-ekayano.jpg
1190 * 786
06-sammasati.jpg
06-sammasati.jpg
1299 * 882
07-refrain.jpg
07-refrain.jpg
1495 * 727
08-predict.jpg
08-predict.jpg
987 * 719

 

Trích: Những lời Phật dạy
Tỳ-khưu Bodhi, Bình Anson dịch (2016)

(...) Bài kinh giảng thường được xem bao gồm những hướng dẫn hành thiền đầy đủ nhất là Kinh Lập Niệm hay Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta). Có hai phiên bản bài kinh này, phiên bản dài trong Trường bộ, phiên bản trung bình ở Trung Bộ. Bản dài khác với bản trung bình ở phần phân tích mở rộng về Tứ Thánh Đế, có lẽ nguyên thủy là một chú giải sơ bộ được đưa vào bài kinh. Bản trung bình được đưa vào cuốn sách nầy. Toàn bộ một chương trong Tương ưng bộ – chương Tương ưng Lập niệm (Satipaṭṭhāna-saṃyutta), cũng dành cho hệ thống hành thiền này.

Bài kinh Lập Niệm không đề nghị một đề mục hành thiền duy nhất hay một pháp hành thiền duy nhất. Mục đích của bài kinh là giải thích làm thế nào để thiết lập một chế độ chiêm niệm cần thiết để thực chứng Niết-bàn. Khung tâm thức thích hợp được thiết lập, như ngụ ý trong tựa bài kinh, được gọi là “thành lập niệm”. Từ “satipaṭṭhāna” có lẽ nên hiểu như là một hợp từ của “sati”, niệm hay tỉnh thức và “upaṭṭhāna”, thành lập. Vì thế “thành lập niệm” có lẽ là cách dịch tốt nhất nắm bắt được ý nghĩa nguyên thủy.

Theo công thức tiêu chuẩn kèm theo mỗi bài tập, mỗi “satipaṭṭhāna” là một phương thức trú xứ (viharati). Phương thức trú xứ này có liên quan đến việc quan sát các đối tượng trong một khung tâm thức thích hợp. Khung tâm thức đó gồm có ba phẩm chất tích cực: nhiệt tâm (tinh cần, ātāpa), niệm (sati) và tỉnh giác (hiểu biết rõ ràng, sampajañña). Từ “sati” nguyên thủy có nghĩa là trí nhớ, nhưng trong ngữ cảnh này có nghĩa là ghi nhớ hiện tại, một sự nhận thức bền vững về những gì đang xảy ra cho ta và trong ta trong mỗi lần trực nghiệm. Niệm, trong những giai đoạn đầu tiên, có liên quan đến giữ tâm quán sát liên tục vào đối tượng, có nghĩa liên tục giữ đối tượng trong tâm. Niệm ngăn ngừa tâm tuột đi, lang thang đến nơi khác qua những ý tưởng ngẫu nhiên, tạo thành hý luận và quên lãng. Niệm thường được xem xảy ra kết hợp chặt chẽ với “tỉnh giác”, một sự hiểu biết rõ ràng về những gì hành giả đang trực nghiệm.

Công thức mở đầu của bài kinh nói rằng hành giả tham gia vào việc thực hành này sau khi “đã chế ngự tham dục và ưu sầu trên đời” (vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ). Cụm từ “đã chế ngự” không nhất thiết phải hiểu rằng hành giả trước tiên phải vượt qua ham muốn và ưu sầu – theo Chú giải, có nghĩa là dục tham và sân hận và từ đó đại diện cho năm triền cái – trước khi hành giả thực hành lập niệm. Cụm từ đó có thể hiểu là chính sự thực hành là phương tiện để chế ngự tham dục và ưu sầu. Như thế, trong khi chế ngự các ảnh hưởng ngăn che của tham lam và sân hận, hành giả làm khơi dậy các phẩm chất tích cực của nhiệt tâm, niệm và tỉnh giác và quán soi bốn lĩnh vực đối tượng: Cơ thể, các cảm thọ, các trạng thái tâm và các hiện tượng (thân, thọ, tâm, pháp).

Đây là bốn lĩnh vực đối tượng phân chia việc quan sát tỉnh thức thành bốn sự thành lập niệm.

Bốn lĩnh vực đối tượng này chia phần mô tả kinh Lập Niệm thành bốn đoạn chính. Hai trong số đoạn này, đoạn đầu và đoạn cuối, có nhiều phân đoạn. Khi tổng cộng các phân đoạn, chúng ta có được hai mươi mốt đề mục hành thiền. Nhiều đề mục này có thể dùng để phát triển an chỉ (samatha), nhưng toàn thể hệ thống lập niệm dường như đặc biệt được thiết kế để phát triển minh quán (vipassanā). Những đoạn chính trong cách phân chia này như sau:

1. Quán thân (kāyānupassanā). Gồm có mười bốn đề mục: quán niệm hơi thở; quán bốn oai nghi; quán thân hành; quán thân ô trược (qua quan sát các bộ phận của cơ thể); quán tứ đại; và chín đề mục quán tử thi – những pháp quán tử thi qua các giai đoạn hư thối.

2. Quán thọ (vedanānupassanā). Cảm thọ chia làm ba loại chính – lạc, khổ, không khổ không lạc – và mỗi loại thọ được phân biệt thêm về cảm thọ nơi thân xác hay ở tâm. Tuy nhiên, bởi vì chúng chỉ là cảm thọ, quán thọ được xem chung là một đề mục.

3. Quán tâm (cittānupassanā). Đây là một đề mục về tâm, phân biệt thành tám đôi trạng thái tâm đối nghịch.

4. Quán pháp (dhammānupassanā). Từ “pháp” (dhammā) ở đây có lẽ để chỉ các hiện tượng, được phân thành năm loại theo lời dạy của Đức Phật, là Giáo Pháp (Dhamma, Pháp). Như thế, “quán pháp” có ý nghĩa kép, là các pháp (dham-mas, hiện tượng) được quán bằng Giáo Pháp (Dhamma). Năm phân hạng là: năm triền cái, năm uẩn, sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, bảy giác chi và Tứ Thánh Đế.

Mặc dù không nói rõ trong bài kinh, một chuỗi tăng tiến dường như ngụ ý bằng các điều khoản mô tả mỗi pháp quán. Trong quán niệm hơi thở, hành giả tiến dần đến các mức độ an định vi tế; trong pháp quán thọ, hành giả tiến đến các cảm thọ phi cơ thể không lạc không khổ; trong pháp quán tâm, hành giả tiến đến trạng thái tâm tập trung và giải thoát. Những điều này cho thấy các diễn tiến trong ba pháp quán này giúp tăng cường mức định tâm. Trong pháp thứ tư – quán các pháp, tầm quan trọng chuyển hướng đến minh sát. Hành giả bắt đầu bằng cách quan sát và chế ngự năm triền cái. Chế ngự năm triền cái đánh dấu thành công trong định tâm. Với tâm định, hành giả quán năm uẫn và sáu xứ. Khi quán niệm có đà phát triển, bảy giác chi hiện rõ ra và phát triển bảy giác chi đưa đến đỉnh điểm về tri kiến Tứ Thánh Đế. Tri kiến Tứ Thánh Đế giải phóng tâm khỏi các lậu hoặc và như thế, đưa đến chứng đắc Niết-bàn. Do đó, hệ thống hành thiền này hoàn tất con đường trực tiếp hướng đến thực chứng Niết-bàn, như Đức Phật đã giảng dạy.

Mỗi bài tập quán niệm chính được bổ sung bằng một đoạn phụ trợ, một “điệp khúc” với bốn phân đoạn. Phân đoạn thứ nhất cho biết hành giả quán đề mục bên trong (bên trong kinh nghiệm của chính mình), bên ngoài (suy ngẫm như thể xảy ra với kinh nghiệm của người khác) và cả hai. Việc này đảm bảo hành giả có được một cái nhìn cân bằng và đầy đủ về đối tượng. Phân đoạn thứ hai cho biết hành giả quán đề mục vốn được sinh khởi, bị đoạn diệt, được sinh khởi lẫn bị đoạn diệt. Điều này soi sáng tính chất vô thường và từ đó, đưa đến tuệ minh về ba đặc tướng: vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anattā). Phân đoạn thứ ba dạy hành giả đơn thuần ghi nhận đối tượng với mức độ cần thiết cho niệm vững bền và tri kiến. Phân đoạn thứ tư chỉ rõ hành giả an trú vào trạng thái tâm hoàn toàn xả ly, không dính chấp vào bất cứ việc gì trên đời.

 

 

Tỳ-khưu Analayo 

From: Wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Bhikkhu_Analayo

Bhikkhu Anālayo is a bhikkhu (Buddhist monk), scholar and meditation teacher. He was born in Germany in 1962, and went forth in 1995 in Sri Lanka. He is best known for his comparative studies of early Buddhist texts as preserved by the various early Buddhist traditions.

Monastic life

Bhikkhu Anālayo temporarily ordained in 1990 in Thailand, after a meditation retreat at Wat Suan Mokkh, the monastery established by the influential 20th-century Thai monk Ajahn Buddhadasa. After two years as a bhikkhu, he left the robes and went back to Germany. In 1994 he went to Sri Lanka, where in 1995 he took pabbajja again under Balangoda Ananda Maitreya Thero. He received his upasampada in 2007 in the Sri Lankan Shwegyin Nikaya (belonging to the main Amarapura Nikaya), with Pemasiri Thera of Sumathipala Aranya as his ordination acariya. Bhikkhu Bodhi has been Bhikkhu Anālayo's main teacher.

Scholarly career and activity

Bhikkhu Anālayo completed a Ph.D. thesis on the Satipaṭṭhāna Sutta at the University of Peradeniya in 2000, which was later published as Satipaṭṭhāna, the Direct Path to Realization. During the course of that study, he had come to notice the interesting differences between the Pāli and Chinese Buddhist canon versions of this early Buddhist discourse. This led to his undertaking a habilitation research at the University of Marburg, completed in 2007, in which he compared the Majjhima Nikāya discourses with their Chinese, Buddhist Hybrid Sanskrit and Tibetan Buddhist canon counterparts. In 2014 Anālayo then published Perspectives on Satipaṭṭhāna, where he builds on his earlier work by comparing the parallel versions of the Satipaṭṭhāna-sutta and exploring the meditative perspective that emerges when emphasis is given to those instructions that are common ground among the extant canonical versions and thus can reasonably well be expected to be early.

Bhikkhu Anālayo has published extensively on early Buddhism. The textual study of early Buddhist discourses in comparative perspective is the basis of his ongoing interests and academic research. At present he is the chief editor and one of the translators of the first English translation of the Chinese Madhyama-āgama (Taishō 26), and has undertaken an integral English translation of the Chinese Saṃyukta-āgama (Taishō 99), parallel to the Pali Saṃyutta Nikāya collection.

Central to Anālayo’s academic activity remain theoretical and practical aspects of meditation. He has published several articles on insight and absorption meditation and related contemporary meditation traditions to their textual sources.

His comparative studies of early Buddhist texts have also led Anālayo to focus on historical developments of Buddhist thought, and to research the early roots and genesis of the bodhisattva ideal and the beginning of Abhidharma thought.

Bhikkhu Anālayo was a presenter at the International Congress on Buddhist Women's Role in the Sangha. Exploring attitudes towards bhikkhuni (female monastics) in early Buddhist texts and the story of the foundation of the bhikkhuni order has allowed him to be a supporter of bhikkhuni ordination, which is a matter of controversy in the Theravada and Tibetan traditions. Bhikkhu Anālayo is a Professor of the Centre for Buddhist Studies at the University of Hamburg, works as a researcher at Dharma Drum Buddhist College, Taiwan and is a core faculty member at the Barre Center for Buddhist Studies.

 

 

 

 

 

[ Home ]

25-09-2016