- 104 -

Vũ trụ quan Phật giáo (3)
Buddhist Cosmology

Tham khảo:

Đức Phật và Phật pháp, Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Chương 27.
Vi diệu pháp Toát yếu, Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Chương 4 &5.
Buddhist cosmology, Wikipedia,
http://en.wikipedia.org/wiki/Buddhist_cosmology 
Buddhist cosmos, R. Gethin, in The Foundations of Buddhism (1998)

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ:

 

00_canban.jpg
00_canban.jpg
1072 * 761
01_sky.jpg
01_sky.jpg
1200 * 800
02_batkha.jpg
02_batkha.jpg
1762 * 900
03_tamgioi.jpg
03_tamgioi.jpg
1016 * 713
04_vutrupg.jpg
04_vutrupg.jpg
1223 * 800
05_thegioi.jpg
05_thegioi.jpg
1155 * 772
06_caccoi.jpg
06_caccoi.jpg
1243 * 881
07_luanhoi.jpg
07_luanhoi.jpg
955 * 900
08_galaxy.jpg
08_galaxy.jpg
1200 * 800
09_milky.jpg
09_milky.jpg
732 * 800
10_universe.jpg
10_universe.jpg
763 * 900
11_solar.jpg
11_solar.jpg
1500 * 490
12_comp.jpg
12_comp.jpg
1171 * 800
13_thegioi.jpg
13_thegioi.jpg
1070 * 569

 

VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO 

Tăng Chi Bộ IV.77
Không Thể Nghĩ Ðược

– Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ-khưu, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

1- Phật giới của các đức Phật, này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

2- Thiền giới của người khi nhập Thiền, này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

3- Quả dị thục của nghiệp, này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

4- Tâm tư thế giới, này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ-khưu, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Anguttara Nikaya IV.77
Acintita Sutta (Unconjecturable)

"There are these four unconjecturables that are not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about them. Which four?

1. "The Buddha-range of the Buddhas [ie. the range of powers a Buddha develops as a result of becoming a Buddha] is an unconjecturable that is not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about it.

2. "The jhana-range of a person in jhana [ie. the range of powers that one may obtain while absorbed in jhana] is an unconjecturable that is not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about it.

3. "The [precise working out of the] results of kamma is an unconjecturable that is not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about it.

4. "Conjecture about [the origin, etc., of] the world is an unconjecturable that is not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about it.

"These are the four unconjecturables that are not to be conjectured about, that would bring madness & vexation to anyone who conjectured about them."

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

(English translation by Bhikkhu Thanissaro)

· conjecture: ước đoán, phỏng đoán

· A IV 77 Acinteyyasutta, bốn điều bất khả tư nghị (acinteyyāni): 1. cảnh giới Phật của chư Phật (buddhānaṃ buddhavisayo), 2. cảnh giới thiền của những người tu thiền (jhāyissa jhānavisayo), 3. dị thục của nghiệp (kammavipāko), 4. tư duy về thế giới (lokacintā) (– TT Tuệ Sỹ)

Bốn điều bất khả tư nghì (Acinteyya),
bốn điều không thể suy nghĩ đối với kẻ phàm phu:

1. Phật vức (Buddhavisayo), cảnh giới trí tuệ của Đức Phật, lãnh vực nhất thiết chủng trí của Đức Phật. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.

2. Thiền vức (Jhānavisayo), năng lực thiền định thần thông. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.

3. Nghiệp quả (Kammavipāko), quả dị thục của nghiệp dị thời. Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.

4. Vũ trụ quan hay thế giới tư duy (Lokacintā), các hiện tượng về vũ trụ như tinh tú, mặt trăng, mặt trời... tại sao có? Đây là điều bất khả tư nghì đối với phàm phu.

Bốn điều này, khả năng tư duy của phàm phu không thể hiểu thấu đáo, nếu cố gắng suy nghĩ sẽ sanh ra loạn trí. – (Kho tàng Pháp học, Tk Giác Giới)

 

LIỆT KÊ CÁC CÕI TRONG KINH TẠNG:

Tăng chi (4.123):

Tỳ khưu an trú Thiền thứ nhất, sống an trú với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên.

Tỳ khưu an trú Thiền thứ hai, sống an trú với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quang âm thiên.

Tỳ khưu an trú Thiền thứ ba, sống an trú với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả thiên.

Tỳ khưu an trú Thiền thứ tư, sống an trú với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh thiên.

 Trung bộ, 41 (Kinh Saleyyaka):

1) … Nếu một vị hành phi pháp, phi chánh đạo (… thập bất thiện nghiệp), … vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

2) … Nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo (… thập thiện nghiệp), … vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới:

… đại phú gia gia chủ, vương tộc Sát-đế-lị, hàng Bà-la-môn

… chư thiên Tứ thiên vương...  chư thiên cõi trời Ba mươi ba...  chư thiên Dạ ma...  chư thiên Ðâu-suất-đà...  chư thiên Hóa lạc...  chư thiên Tha hóa tự tại,.

… chư thiên Phạm chúng...  chư thiên Quang thiên...  chư thiên Thiểu Quang thiên...  chư thiên Vô lượng quang thiên...  chư thiên Quang âm thiên...  chư thiên Tịnh thiên...  chư thiên Thiểu tịnh thiên...  chư thiên Vô lượng tịnh thiên...  chư thiên Biến tịnh thiên...  chư thiên Quảng quả thiên...  chư thiên Vô phiền thiên...  chư thiên Vô nhiệt thiên...  chư thiên Thiện hiện thiên...  chư thiên Thiện kiến thiên...  chư thiên Sắc cứu kính thiên,

...  chư thiên Hư không vô biên xứ thiên...  chư thiên Thức Vô biên xứ thiên...  chư thiên Vô sở hữu xứ thiên...  chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên.

*

CÁC CÕI GIỚI

Tóm tắt về vũ trụ quan và thế giới quan thường gặp trong kinh điển và luận giải Phật giáo. Đây là quan điểm của người thời xưa – 2,500 năm trước, chung cho các đạo giáo, không nhất thiết chỉ có trong Phật giáo.

BUDDHIST COSMOLOGY - VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO

A. VÔ SẮC GIỚI (Formless World, Arūpa Loka)
 

31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)

B. SẮC GIỚI (World of Form, Rūpa Loka)

B4. Tứ thiền
27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas); Sudassā devā)
24. Vô phiền thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)

B3. Tam thiền
20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)

B2. Nhị thiền
17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)

B1. Sơ thiền
14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)

C. DỤC GIỚI (World of Sense-Desires, Kama Loka)

11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā)
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)
09. Ðâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā)
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā)
07. Ðao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatimsa devā)
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā)

05. Loài người (Human beings; Manussā)

04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā)
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā)
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā)

*

Mặt đất: Hình đĩa tròn, vành ngoài là 1 vòng đai rặng núi sắt, chứa đại dương. Ở chính giữa là núi Tu-di (Sineru, Meru). Có 4 đại lục (châu) ở 4 hướng:

- Đông: Phất-vu-đãi (Pubbavideha), Đông thắng thần châu. Hình bán nguyệt.
- Tây: Câu-đa-ni (Godaniya), Tây ngưu xa châu. Hình tròn.
- Nam: Diêm-phù-đề (Jampudipa), còn gọi là Nam thiện bộ châu, nơi chúng ta trú ngụ. Hình tam giác ngược, giống như hình bán đảo Ấn Độ.
- Bắc: Uất-đan-viết (Uttarakuru), Bắc câu lưu châu. Hình vuông.

Đĩa mặt đất này có 4 lớp: trên cùng là lớp đất xốp mà chúng ta đang ở. Bên dưới là 1 lớp đất cứng, cứng như vàng. Kế đến là 1 lớp chất lỏng, gọi là lớp nước. Dưới cùng là 1 lớp không khí có những cơn gió vận chuyển. Toàn bộ đĩa mặt đất nầy lơ lững trong chân không.

Núi Tu-di: Trên đỉnh núi là cõi trời Đao-lợi (Tavatimsa) – hay Tam thập tam (33). Thiên chủ là Đế-thích (Sakka).
Ở triền núi Tu-di là cõi trời Tứ đại thiên vương (Catummaharajika), kể cả các loài Cưu-bàn-trà (Kumbhanda) hay La-sát (Rakkhasa), Càn-thác-bà (Gandhabba), Rồng hay Rắn thần (Naga), Dạ-xoa (Yakkha), Kim xí điểu (Garuda, Đại bàng), Nhân điểu (Kinnara).

Có sách liệt kê La-sát, Càn-thác-bà, Rồng và Dạ-xoa là "á thần, á thiên" - chư thiên loại thấp, trong cõi Tứ đại thiên vương, do 4 thiên vương cai quản:

1) Thiên vương Dhatarattha, Trì Quốc Thiên – cửa Đông, cai quản loài Càn-thác-bà,
2) Thiên vương Virulhaka, Tăng Trưởng Thiên – ca Nam, cai quản loài La-sát,
3) Thiên vương Virupakkha, Quảng Mộc Thiên – ca Tây,  cai quản loài Rồng,
4) Thiên vương Kuvera, Đa Văn Thiên – ca Bắc,  cai quản loài Dạ-xoa.

Ở chân núi, các hang hố sâu, là nơi của loài A-tu-la (asura). Có sách phân biệt 2 loại: Atula thiên & Atula quỷ (địa ngục).

Mặt trăng – trú xứ của thiên tử Candima, và mặt trời – trú xứ của thiên tử Suriya – quay quanh núi Tu-di, được xem như thuộc về cõi trời Tứ đại thiên vương.

Loài người, thú vật, ngạ quỷ ở lẫn lộn, chung với nhau. Ngoài ra, cũng có các địa cư thiên (địa tiên) và các chúng sinh khác thuộc quyền cai quản của Tứ đại thiên vương.

Toàn thể hệ thống mặt đất nêu trên gọi là 1 Thế giới (world-system, sāhasra). Một ngàn thế giới như thế tạo thành 1 Tiểu thiên thế giới (sāhasra-cūḍika-lokadhātu). Một ngàn tiểu thiên thế giới như thế tạo thành 1 Trung thiên thế giới (dvisāhasra-madhyama-lokadhātu). Một ngàn trung thiên thế giới như thế tạo thành 1 Đại thiên thế giới (trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu).

Mặt đất là nơi cư trú của loài thú, ngạ quỷ, a-tu-la, loài người, chư thiên dục giới (Tứ thiên vương, Đao-lợi). Bên dưới mặt đất là địa ngục: ngục nóng (hỏa ngục) và ngục lạnh (hàn ngục). Bên trên mặt đất là các tầng trời, từ cõi 08 đến cõi 31:

a) 08-11: Dục giới
b) 12-27: Sắc giới
c) 28-31: Vô sắc giới

Tịnh cư thiên (Pure abodes, Sudavasa): 5 cõi trời cao nhất của cõi Vô sắc, số 23-27, là trú xứ của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anagami).

Brahmā: Phạm thiên

Vài vị Phạm thiên thường gặp trong kinh điển:
Sahampati: thường thân cận với Đức Phật, thỉnh cầu Ngài hoằng pháp sau khi Ngài thành đạo, và cũng hiện diện khi Ngài nhập diệt. Trong Tương ưng bộ có ghi các lời đối thoại của Phạm thiên Sahampati.
Baka: kinh Bakabrahma sutta (SN VI.04), và Brahmanimantanika sutta (MN 49)
Brahmayu: Brahmayu sutta (MN 91)
Sanankumāra: kinh Xa-ni-sa - Janavasabha sutta (DN.18)
Mahābrahmā – Đại phạm thiên: kinh Phạm Võng - Brahmajāla sutta (DN.1)

Xem Chương VI, Tương ưng Phạm thiên (SN VI).

*

Tham khảo:

1. Vi diệu pháp Toát yếu, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-ty/vdpty00.htm
2. Thắng pháp tập yếu luận, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-mc/vdpmc00.htm
 

THẾ GIỚI

Toàn thể hệ thống lục đạo luân hồi gọi là 1 Thế giới (world-system, lokadhātu). Một ngàn thế giới như thế tạo thành 1 Tiểu thiên thế giới (sāhasra-cūḍika-lokadhātu). Một ngàn tiểu thiên thế giới như thế tạo thành 1 Trung thiên thế giới (dvisāhasra-madhyama-lokadhātu). Một ngàn trung thiên thế giới như thế tạo thành 1 Đại thiên thế giới (trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu).

1 Tiểu thiên thế giới = 10**3 Thế giới
1 Trung thiên thế giới = 10**6 Thế giới
1 Đại thiên thế giới = 10**9 Thế giới

VÀI CON SỐ KÍCH THƯỚC VŨ TRỤ THEO KIẾN THỨC NGÀY NAY:

• Tốc độ ánh sáng (Light speed): 300,000 km/sec (299,792,458 m/sec)
• Quang niên, qn (Light-year, ly): Khoảng cách ánh sáng truyền đi trong 1 năm
• 1 qn = 1012 km (10 ngàn tỷ km – 9,460,730,472,580 km)

Khoảng cách:
• Trái đất (Earth) – Mặt trời (Sun): 150 x 106 km (8 min 19 sec)
• Mặt trời – Sao gần nhất (Proxima Centauri): 4.22 qn
• Dãy Ngân hà (Milky Way): 200-400 tỷ ngôi sao, đường kính 100,000 qn, dày 1,000 qn, khoảng cách từ trung tâm dãy ngân hà đến mặt trời: 26,000 qn
• Khoảng cách có thể đo được từ mặt trời đến viền ranh vũ trụ (universe): 46.5 x 109 qn
• Vũ trụ có thể quan sát được & đo được: hình ống, đường kính 92 x 109 qn, chiều dài vô tận,  số tuổi: 13.7 x 109 năm sau Big Bang (~ 1 thiên kiếp theo PG)

Hệ thống đo lường thời Ấn Độ cỗ xưa (tùy theo nguồn kinh thư, không thống nhất):

· Yojana: do-tuần, 6-15 km (4-9 miles)

· Hasta (hắc-ta): 45 cm; Angula: lóng tay, 1.2 cm (1 hasta = 24 angula)

· Thiên niên (celestial year) = 18,000 năm (1 ngày trời, thiên nhật = 50 năm nhân thế)

· Kiếp, thường kiếp (kappa / kalpa, kiếp-ba): 16 triệu năm – Thiên kiếp: 1,000 thường kiếp = 16 tỷ năm.

· Vô lượng kiếp (asankheyya-kappa, a-tăng-kỳ) = 20 thiên kiếp = 320 tỷ năm

· Đại kiếp (maha-kappa, đại a-tăng-kỳ) = 4 vô lượng kiếp = 1,280 tỷ năm

Nếu có một cái thùng bề cao một do tuần (yojana), bề ngang một do tuần, và bề dài một do tuần, đựng đầy hạt cải. Mỗi một trăm năm lấy ra một hạt. Thời gian một mahā-kappa dài hơn là thời gian mà người ta ra hết các hạt cải trong thùng (HT Narada, Thắng pháp tập yếu).

*

TẤT CẢ ĐỀU Ở NGAY NƠI THÂN NẦY

“Này Thiên tử Rohitassa, không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới mà nơi đó không có sinh, không có già, không có chết, không có suy diệt, không có tái hiện. Nhưng này hiền giả, trong tấm thân một sải này, với suy tưởng và hiểu biết của nó, Ta tuyên bố đây là thế giới, đây là tập khởi thế giới, đây là đoạn diệt thế giới, đây là con đường tu tập để đưa đến đoạn diệt thế giới”. – (Tăng chi 4.45, Tương ưng 2.26)

--ooOoo--

 

[ Home ]
26-08-2018