Đàm luận Phật Pháp
- 102 -

Vài thông tin về xá-lợi (sarīra)

 

00-xaloi.jpg
00-xaloi.jpg
887 * 687
01-xaloi.jpg
01-xaloi.jpg
1209 * 709
02-xaloi.jpg
02-xaloi.jpg
1178 * 800
03-xaloi.jpg
03-xaloi.jpg
1280 * 800
04-xaloi.jpg
04-xaloi.jpg
1200 * 708
05-xaloi.jpg
05-xaloi.jpg
958 * 800
06-xaloi.jpg
06-xaloi.jpg
1058 * 800
07-xaloi.jpg
07-xaloi.jpg
1169 * 800
08-xaloi.jpg
08-xaloi.jpg
781 * 588
09-xaloi.jpg
09-xaloi.jpg
875 * 800

 

Xá-lợi: Sarīra – Body, Bones, Relics (di tích, di vật) - 舍利สารีริกธาตุ (Xả-ri-riká-thát, Sārira-dhātu)
 
Theo Wikipedia:

In religion, a relic usually consists of the physical remains of a saint or the personal effects of the saint or venerated person preserved for purposes of veneration as a tangible memorial. Relics are an important aspect of some forms of Buddhism, Christianity, Hinduism, Shamanism, and many other religions. Relic derives from the Latin reliquiae, meaning "remains," and a form of the Latin verb relinquere, to "leave behind, or abandon."

Trong tôn giáo, di vật (relic) thường bao gồm các phần vật lý còn lại của một vị thánh hoặc các vật dụng cá nhân của vị ấy hoặc một vị đại nhân được bảo quản để tôn thờ như một sự tưởng niệm hiện thực. Di vật là một khía cạnh quan trọng qua nhiều dạng thức trong Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Saman giáo, và nhiều tôn giáo khác. “Relic” xuất phát từ tiếng La-tinh “reliquiae”, có nghĩa là "hài cốt, di vật", và từ một hình thức của động từ “relinquere”, có nghĩa là "để lại đằng sau, hoặc từ bỏ."

 
Sarira-dhatu
Dhamma Wiki (
http://www.dhammawiki.com/)

Sārira-dhātu (Pāli), is the special bodily relics found amongst the bone remains after the cremation of Buddha and most Arahants. The extreme heat of the fire usually causes the larger bone segments to disintegrate and break up, leaving many small, often porous and ashen white colored fragments. After a certain period, the physical elements in each piece of the bone fragments is believed to amalgamate into dense, hard, crystal-like pebbles of various hues of translucency and opacity. The crystal like sarira is believe to able to transform itself from a single pebble into multiple pebbles or from multiple pebbles fused into a single pebbles. Even the hair, which were collected when the Arahant shaved his head each month is believe able to undergone a transformation similar to the cremated bone fragments.

After the cremation of a revered monk, it is customary in Thailand to distribute the remains to monk representing the various province of the country (so that it can be placed in public shrines), the revered monk disciples, his lay follower and general public.

The transformation of the bone fragments into sarira is believed to be the cleansing effect an Arahant has on his physical body elements (khandhas). The process of investigating the dhamma in deep samadhi for the purpose gaining awakening is contributing to the cleansing of the physical body element. After the awakening the physical body elements of an Arahant will remain unpolluted by the mental defilement (greed, hatred and delusion), at the same time an intrinsic level of samadhi that steadily works to cleanse the physical body element is maintained throughout the Arahant daily activities. The duration between the day an Arahant gain awakening and the day the Arahant passes away will have an effect on whether his remain will transform into sarira, as the cleansing of his physical body elements is a slow process.

Xá-lợi tử là di vật cơ thể đặc biệt thể tìm thấy giữa các xương còn lại sau khi hỏa táng của Đức Phật và hầu hết các vị A-la-hán. Nhiệt độ cực lớn của ngọn lửa thường gây ra các phân đoạn xương lớn phân hủy và phá vỡ, để lại nhiều mảnh nhỏ, thường xốp và màu tái mét trắng. Sau một thời gian nào đó, các yếu tố vật lý trong mỗi mảnh xương mà người ta tin sẽ kết hợp lại thành những viên sỏi nhỏ đặc cứng giống tinh thể với màu sắc và độ mờ đục khác nhau. Người ta tin rằng các tinh thể như xá lợi có thể tự phân chia từ một viên sỏi duy nhất vào nhiều viên khác, hoặc từ nhiều viên kết dính lại thành một viên. Người ta cũng tin rằng ngay cả các sợi tóc thu thập khi vị A-la-hán cạo đầu mỗi tháng có thể trải qua một sự thay đổi tương tự như các mảnh xương được hỏa táng.

Sau khi hỏa táng một tu sĩ tôn kính, phong tục ở Thái Lan là phân phối phần phần tro cốt đến các vị tu sĩ đại diện cho các tỉnh thành khác nhau trong nước (để được đặt trong đền thờ công cộng), đến các vị tu sĩ môn đệ, các đệ tử cư sĩ và công chúng.

Người ta tin rằng sự biến đổi của các mảnh xương thành xá-lợi là do hiệu quả thanh lọc mà vị A-la-hán đó có trên các yếu tố cơ thể vật lý của mình (các uẩn). Quá trình trạch pháp trong thiền định thâm sâu để giác ngộ góp phần vào việc thanh lọc các yếu tố cơ thể vật lý. Sau khi giác ngộ, các yếu tố cơ thể vật lý của một vị A-la-hán sẽ vẫn không bị ô nhiễm bởi các phiền não (tham, sân, si), đồng thời mức độ nội tại của thiền định liên tục hoạt động để làm sạch các yếu tố cơ thể vật lý được duy trì trong suốt các hoạt động hàng ngày của vị A-la-hán. Thời gian từ ngày vị ấy giác ngộ và ngày vị ấy nhập diệt sẽ có ảnh hưởng đến việc tro cốt của vị ấy biến thành xá-lợi, bởi vì sự thanh lọc các yếu tố cơ thể vật lý của vị ấy là một quá trình chậm chạp.

XÁ-LỢI

Đây là quan điểm của riêng cá nhân tôi. Tôi phân chia xá-lợi Phật thành 3 nhóm:

1) Dựa theo các công tác khai quật, khảo cổ và tài liệu lịch sử: xá-lợi tìm được ở Piprahwa (Ấn Độ), tôn trí tại Viện Bảo Tàng Delhi.

2) Dựa theo truyền thuyết: xá-lợi răng ở Kandy (Sri Lanka) và xá-lợi tóc ở Yangon (Myanmar).

3) Dựa theo huyền thoại, lời đồn đoán: đa dạng đa sắc, càng ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi.

Mức độ tin cậy, linh thiêng như thế nào là tùy sự nhận định và lòng tin của mỗi người. Tôi hoàn toàn không có ý kiến phê phán.

 

Đại kinh Bát-niết bàn (Trường bộ 16)

(…)
10. – Bạch Thế Tôn, chúng con phải xử sự thân xá-lợi Như Lai như thế nào?

Này Ānanda, ông đừng có lo lắng về việc cung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ānanda, ông hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về mục đích cao cả nhất, hãy sống không phóng dật, cần mẫn hướng về mục đích cao cả nhất. Này Ānanda, có những hiền trí Sát-đế-lỵ, những hiền trí Bà-la-môn, những hiền trí gia chủ có tâm tín thành ở Như Lai, những vị này sẽ lo cho tang lễ của Như Lai.

11. – Nhưng bạch Thế Tôn, chúng con cần phải xử sự thân Như Lai như thế nào?

– Này Ānanda, xử sự thân Chuyển luân Thánh Vương như thế nào, hãy xử sự thân xá-lợi Như Lai như vậy.

– Bạch Thế Tôn, người ta xử sự thân chuyển luân Thánh vương như thế nào?

– Này Ānanda, thân của Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại được vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bện, lại vấn thêm với vải mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi thân được đặt vào trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Sau đó, một giàn hỏa gồm mọi loại hương được dựng lên, thân của vị Chuyển luân Thánh vương được đem thiêu trên giàn hỏa này và họ dựng lên một ngôi tháp tại ngã tư đường. Này Ānanda, đó là pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương.

Này Ānanda, pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem vòng hoa, hương, hay hương bột nhiều màu, đảnh lễ tháp với tâm hoan hỷ, thì những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúc lâu dài.

12. Này Ānanda, bốn hạng người sau đây xứng đáng được xây tháp. Thế nào là bốn? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xứng đáng được xây tháp. Ðộc Giác Phật xứng đáng được xây tháp. Ðệ tử Thanh văn của Như Lai xứng đáng được xây tháp. Chuyển luân Thánh vương xứng đáng được xây tháp.

Này Ānanda, vì lý do gì, những vị nầy xứng đáng được xây tháp? Này Ānanda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: "Ðây là tháp của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Ðây là tháp của Ðộc Giác Phật. Ðây là tháp của đệ tử Thanh văn của Như Lai. Ðây là tháp của Chuyển luân Thánh vương." Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, họ sẽ sanh lên thiện thú, cảnh giới chư thiên. Này Ānanda, vì lý do này, bốn hạng người ấy xứng đáng được xây tháp.

(…)

25. – Này tôn giả Bà-la-môn (Dona), ngài hãy phân chia xá lợi ra tám phần đồng đều.

– Xin vâng, các tôn giả.

Bà-la-môn Dona vâng lời hội chúng ấy, phân chia xá-lợi Thế Tôn thành tám phần đồng đều rồi thưa hội chúng:

– Các tôn giả, hãy cho tôi cái bình dùng để đong chia xá-lợi này. Tôi sẽ dựng tháp thờ cái bình ấy.

Và hội chúng ấy tặng Bà-la-môn Dona cái bình.

26. Và người Moriya ở Pipphalivana nghe tin Thế Tôn đã diệt độ liền gởi một sứ giả đến nói: "Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được hưởng một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp thờ xá-lợi Thế Tôn". – "Nay không còn phần xá-lợi Thế Tôn nào. Xá-lợi Thế Tôn đã được phân chia, hãy lấy tro còn lại". Rồi các vị nầy lấy than tro còn lại.

27. Và vua nước Magadha tên là Ajātasattu xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Vương Xá. Những người Licchavi ở Vesāli cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Vesāli. Những người Sakya ở Kapilavatthu cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Kapilavatthu. Những người Bulaya ở Allakappa cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Allakappa. Những người Koliya ở Rāmagāma cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Rāmagāma. Bà-la-môn ở Vethadīpaka cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Vethadīpa. Những người Malla ở Pāvā cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Pāvā. Những người Malla ở Kusinārā cũng xây tháp thờ xá-lợi Thế Tôn tại Kusinārā. Bà-la-môn Dona cũng xây tháp thờ bình đong chia xá-lợi. Và những người Moriya ở Pipphalivana cũng xây dựng tháp thờ than tro tại Pipphalavana.

Như vậy có tám tháp thờ xá-lợi, tháp thứ chín thờ bình dùng để đong chia xá-lợi và tháp thứ mười thờ than tro.

(...)

[ Home ]

21-08-2016