- 09 -

Bài kinh Tâm Từ
 

 Tham khảo:

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

kinh_0.jpg
kinh_0.jpg
1479 * 813
kinh_tamtu.jpg
kinh_tamtu.jpg
1385 * 1447
kinh_tamtu2.jpg
kinh_tamtu2.jpg
1071 * 775
kinh_tamtu3.jpg
kinh_tamtu3.jpg
1074 * 1325
kinh_tamtu4.jpg
kinh_tamtu4.jpg
1463 * 1552
 

Các bài kinh tụng (dạng âm thanh MP3):

 

 

metta_bodhi1.jpg
metta_bodhi1.jpg
1318 * 898
metta_bodhi2.jpg
metta_bodhi2.jpg
1335 * 852
metta_wish.jpg
metta_wish.jpg
1320 * 843
metta_spread.jpg
metta_spread.jpg
1332 * 761
metta_tientrinh.jpg
metta_tientrinh.jpg
1361 * 911

 

Dựa theo bài giảng của ngài Hòa thượng Narada:

Kinh Tâm Từ (Metta Sutta)
[1]

1.

Karaṇīyam-attha-kusalena
yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca,
Sakko ujū ca s
ūjū ca
suvaco cassa mudu anatimānī.

This is what should be done
by one who is skilled in goodness
and who knows the path of peace:
Let them be able and upright,
Straightforward and gentle in speech,
Humble and not conceited,

Hiền nhân cầu an lạc
Nên huân tu pháp lành
Có nghị lực chơn chất
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hoà, không kiêu mạn

Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái an bình [2] nên có hành động (như thế này): Người ấy phải có khả năng, phải chính trực, hoàn toàn chính trực [3].

2.

Santussako ca subharo ca
appakicco ca sallahuka-vutti,
Santindriyo ca nipako ca
appagabbho kulesu ananugiddho.

Contented and easily satisfied,
Not busy with duties, and frugal in their ways.
Peaceful and calm and wise and skillful,
Not proud and demanding in nature.

Sống dễ dàng tri túc
Thanh đạm không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Tự trọng, không quyến niệm

Tri túc, dễ nuôi (sống giản dị, để cho người thiện tín dễ dàng hộ trì), có ít nhiệm vụ (ít bị ràng buộc), sống dễ dàng (không nhiều nhu cầu), thu thúc lục căn, kín đáo, tế nhị, không luyến ái gia đình.

3.

Na ca khuddaṃ samācare kiñci
yena viññū pare upavadeyyuṃ.
Sukhi nov
ā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

Let them not do the slightest thing
That the wise would later reprove.
Wishing in gladness and in safety
May all beings be happy.

Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Người ấy không bất cứ vi phạm lỗi lầm nào – dù nhỏ bé, mà bậc thiện trí có thể khiển trách.

Ước mong tất cả chúng sanh được an vui và chu toàn!
Ước mong tất cả đều có tâm hoàn toàn trong sạch.

4-5.

Ye keci pāṇa-bhūtatthi
tasā vā thāvarā
anavasesā,
Dīghā vā yeva mahantā
majjhimā rassakāṇukathūlā,

Whatever living beings there may be,
Whether they are weak or strong, omitting none,
The great or the mighty,
medium, short or small,

Với muôn loài chúng sanh
Không phân phàm hay thánh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao hay dài ngắn
Tế thô không đồng đẳng

Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā
ye ca dūre vasanti avidūre,
Bhūtā vā sambhavesī vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

The seen and the unseen,
Those living near and far away,
Those born and to be born,
May all beings be happy.

Hữu hình hoặc vô hình
Ðã sanh hoặc chưa sanh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Bất luận chúng sanh ấy như thế nào: - yếu đuối hay khỏe mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu hình hay vô hình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa sanh - Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc.

6.

Na paro paraṃ nikubbetha
nātimaññetha katthaci naṃ kiñci,
Byārosanā paṭīgha-saññā
nāñña-maññassa dukkha-miccheyya.

Let none deceive another
or despise any being in any state.
Let none, through anger or ill-will
wish harm upon another.

Ðừng làm hại lẫn nhau
Chớ khinh rẻ người nào
Ở bất cứ nơi đâu
Ðừng vì niệm sân si
Hoặc hiềm hận trong lòng
Mà mong người đau khổ

Không ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dù người như thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác.

7.

Mātā yathā niyaṃ puttaṃ
āyusā eka-putta-manurakkhe,
Evampi sabba-bhūtesu
mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

Even as the mother protects with her life
her child, her only child ,
So with a boundless heart
should one cherish all living beings.

Hãy mở rộng tình thương
Hy sinh như từ mẫu
Suốt đời lo che chở
Ðứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Ðến tất cả sanh linh

Cũng như bà từ mẫu hết lòng bảo bọc đứa con duy nhất của bà dù có hiểm nguy đến tính mạng, cùng thế ấy người kia trau giồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh.

8.

Mettañca sabba-lokasmiṃ
mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ,
Uddhaṃ adho ca tiriyañca
asambādhaṃ avera
asapattaṃ.

Radiating kindness over the entire world:
Spreading upwards to the skies
and downwards to the depths,
Outwards and unbounded,
free from hatred and ill-will.

Từ bi gieo cùng khắp
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không hờn giận căm thù

Hãy để những tư tưởng từ ái vô biên bao trùm toàn thể thế gian: - bên trên, phía dưới, bốn phương tám hướng, không để cho điều gì làm trở ngại, không mảy may nóng giận, không chút hiềm thù.

9.

Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno vā
sayānon
yāvatassa vitamiddho,
Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya
brahmam-etaṃ vihāra
idhamāhu.

Whether standing or walking,
seated or lying down, free from drowsiness,
One should sustain this recollection.
This is said to be the sublime abiding.

Khi đi đứng ngồi nằm
Bao giờ còn tỉnh thức
An trú chánh niệm nầy
Phạm hạnh chính là đây

Dù người ấy đứng, đi, ngồi hay nằm, giây phút nào còn thức (không ngủ) thì nên phát triển tâm niệm. Đó là phúc lành cao thượng nhất. [4]

10.

Diṭṭhiñca anupagamma
sīlavā dassanena sampanno,
Kāmesu vineyya gedhaṃ,
Na hi jātu gabbha-seyya
punaretī-ti.

By not holding to false views,
The pure-hearted one, having clarity of vision,
Being freed from all sense desires,
Is not born again into this world.

Ai từ bỏ kiến chấp
Khéo nghiêm trì giới hạnh
Thành tựu được chánh trí
Không ái nhiễm dục trần
Không còn thai sanh nữa

 Không để rơi vào những lầm lạc [5], đức hạnh trong sạch và viên mãn giác ngộ [6], người ấy lánh xa mọi hình thức ái dục. Đúng như vậy, người ấy không còn trở lại vào bào thai [7].

 

Chú thích:

[1] Vào lúc ấy mùa mưa sắp đến, sau khi được Đức Phật ban dạy những đề mục hành thiền, một nhóm tỳ khưu ra đi, tìm nơi thích hợp để thực hành. Trong cuộc đi bất định ấy các Ngài đến một địa điểm vắng vẻ yên tĩnh và quyết định ở lại đó hành thiền nhằm mục tiêu giải thoát.

Các vị thọ thần sống trên cây cảm thấy bất tiện nên tìm cách làm cho chư tỳ khưu không còn ở được và phải ra đi. Đêm đêm các vị thọ thần làm đủ cách để phá khuấy không cho chư tăng ở yên hành thiền.

Chư vị tỳ khưu thấy khó mà an trụ tâm trong tình trạng như vậy nên trở về cbùa bạch lại tự sự với Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy chư Tăng bài Kinh Metta Sutta (kinh về tâm Từ) và khuyên các vị này trở lại ngay địa điểm trước rồi cùng đọc lên bài Kinh này khi vào rừng. Chư Tăng làm theo lời dạy.

Những tư tưởng Từ ái an lành được ban rải ra, thấm nhuần bầu không khí trong toàn khu rừng. Các vị thọ thần ở khắp nơi trong rừng nghe Kinh cảm thấy thanh bình an lạc, phát tâm kỉnh mộ chư Tăng, và kể từ đó thay vì khuấy nhiễu làm trở ngại, tận tình hộ trì và nâng đỡ chư Tăng.

Trong thời đại ba tháng an cư kiết hạ, Vassana, tất cả chư vị tỳ khưu trong nhóm đều chứng đắc Đạo Quả A La Hán.

Bài Kinh Metta Sutta này vừa có tánh cách bảo hộ, vừa là một đề mục hành thiền. Phần đầu bài Kinh mô tả những phẩm hạnh mà người mong tìm tình trạng an lành cho mình cần nên trau giồi, và phần sau là phương pháp thực hành tâm Từ, được giải thích cặn kẽ.

[2] Tức Niết-bàn.

[3] Uju và Suju. Chữ Uju hàm ý đặc tánh chánh trực trong lời nói và hành động - tức thân khẩu chánh trực. Chữ Suju là tâm chánh trực (Bản Chú Giải).

[4] Đó là thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma Vihara).

[5] "Lầm lạc" ở đây có nghĩa Sakkayaditthi (thân kiến).

[6] Tức nhoáng thấy Niết Bàn lần đầu tiên.

[7] Khi đã chứng đắc tầng Anagami (A-na-hàm) thì tái sanh vào cảnh giới Suddhavasa (Cảnh Giới Trong Sạch) và không cần tái sanh vào cảnh người.

*

Theo Hoà thượng Narada trong quyển Ðức Phật và Phật Pháp, bản Việt dịch của Phạm Kim Khánh, thì Phạn ngữ Metta dịch là "Tâm Từ", và Metta Sutta dịch là "Kinh Từ Bi". Metta là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là tâm trạng của một người bạn tốt, là lòng ước mong chân thành cho tất cả chúng sinh đều được sống an lành vui vẻ."

"So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong kinh Từ Bi, Ðức Phật không đề cập đến lòng trìu mến thương yêu (passionate love) ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Ðức Phật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành. Trìu mến thương yêu đem lại phiền não. Tâm từ chỉ tạo an lành hạnh phúc.

"Ðây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tâm Từ không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ.

"Tâm Từ (metta) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. Tình dục và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não.

"Tâm Từ cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có tâm từ không phân biệt người thân kẻ sơ.

"Tâm Từ không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta.

"Tâm Từ cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo.

"Tâm Từ êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tâm Từ không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tâm Từ không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tâm Từ mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rún.

"Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú.

"Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất. – (HT Narada, “Ðức Phật và Phật Pháp”, trang 584-588.)

*

Các lợi ích của tâm Từ (AN 11.15), Hòa thượng Narada giảng giải

Tâm Từ đem lại nhiều quả phúc:

1. Người có tâm Từ luôn luôn ngủ được an vui. Ngủ với tâm trạng thư thái, không giận hờn, không lo âu sợ sệt, tự nhiên giấc ngủ sẽ đến dễ dàng. Mỗi người đều có thể kinh nghiệm. Người có tâm Từ nhắm mắt là ngủ, và ngủ ngon lành.

2. Khi ngủ với tâm an lành, tự nhiên lúc tỉnh giấc, thức dậy với tâm an lành, với gương mặt vui vẻ.

3. Người có tâm Từ không có chiêm bao mộng mị, không thấy những điều xấu xa, ghê tợn. Dù có nằm mộng cũng thấy điều lành.

4. Người có tâm Từ đối với kẻ khác, tất nhiên sẽ gặt hái những tình cảm ưu ái của mọi người. Khi nhìn vào gương, nếu mặt ta vui vẻ hiền lành, phản ánh của nó sẽ hiền lành vui vẻ. Trái lại, nếu mặt ta cau có quạu quọ, phản ánh của nó ắt cũng cau có quạu quọ. Cùng thế ấy, thế gian bên ngoài là phản ánh của những hành vi, tư tưởng thiện hay ác của con người.

5. Người có tâm Từ chắc chắn là bạn thân của nhân loại mà cũng là bạn thân của tất cả chúng sanh. Loài cầm thú cũng lấy làm vui thích được sống gần những bậc hiền nhân đạo đức. Các vị tu sĩ sống đơn độc một mình ở chốn rừng sâu, giữa đám sài lang hổ bao, chỉ nhờ có tâm Từ để tự bảo vệ. Đức Phật có lần nói rằng:

"Như Lai sống trên một ngọn núi, giữa đám sư tử, cọp, beo, nai hươu, các thứ, giữa rừng rậm cỏ hoang. Không một con vật nào sợ Như Lai mà Như Lai cũng không sợ con vật nào. Chính nhờ oai lực của tâm Từ nâng đỡ, bảo vệ và giúp Như Lai sống yên ổn."

6. Khi thực hành đúng mức, tâm Từ có khả năng đổi dữ ra lành. Thuốc độc không hại được người có tâm Từ, ngoại trừ trường hợp người ấy phải trả một nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ. Tâm Từ giúp hành giả thêm sức khỏe và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu xa từ bên ngoài. Tư tưởng độc ác đầu độc con người. Tư tưởng trong sạch giúp con người trở nên lành mạnh.

Kinh sách có chép lại chuyện bà Suppiya, một tín nữ giàu lòng bi mẫn và có tâm đạo nhiệt thành. Bà Suppiya mang một vết thương nặng trên vế. Hôm nọ, Đức Phật đi bát đến trước nhà, được chồng bà cho biết rằng bà đang lâm bệnh không thể ra đảnh lễ Ngài. Đức Phật bảo cứ đưa bà ra. Bà cố gắng đi lần ra cửa. Vừa thấy mặt Đức Phật, vết thương bà bỗng dưng lành lại, bà trở nên khỏe mạnh như thường. Chính lòng thành kính trong sạch của bà khi được diện kiến Đức Phật, hợp với năng lực của tâm Từ mà Đức Phật rải đến, đã cứu bà khỏi bệnh.

Một đoạn kinh khác thuật rằng khi Đức Phật trở về quê nhà lần đầu tiên, con Ngài là Rahula (La Hầu La), lúc ấy vừa lên bảy, đến gần Ngài và bạch:

"Bạch đức Sa Môn, chỉ cái bóng của Ngài cũng đủ làm con mát mẽ lạ thường."

Tâm Từ của Đức Phật bao trùm lấy cậu bé Rahula và có một năng lực hấp dẫn mạnh mẽ làm cho cậu vô cùng cảm kích.

7. Người có tâm Từ luôn luôn được chư thiên hộ trì.

8. Tâm Từ được an trụ dễ dàng, vì không bị những tư tưởng trái ngược khuấy động. Với tâm thanh bình an lạc, người có tâm Từ sẽ sống ở cõi trời, và cõi trời ấy chính ta tạo ta. Chí đến những ai lân cận tiếp xúc với người có tâm Từ cũng chứng nghiệm được phước lành ấy.

Người có tâm Từ gương mặt tươi sáng vì gương mặt là phản ánh của nội tâm. Lúc giận, máu trong cơ thể chạy mau gấp đôi ba lần lúc bình thường, trở nên nóng, dồn lên làm đỏ mặt tía tai. Tâm Từ trái lại làm loại cho tinh thần vui vẻ, thân có cảm giác thoải mái an lành, máu được thanh lọc trong sạch và gương mặt hiền từ dễ mến. Kinh sách chép rằng sau khi Ngài Bồ Tát thành tựu Đạo Quả Phật, trong lúc ngồi tham thiền, suy luận về pháp Nhân Quả Tương Quan (Patthana), tâm hoàn toàn an trụ và máu trong cơ thể tuyệt đối thanh tịnh. Lúc ấy, từ bên trong pháp thân Ngài phát tủa ra những ánh hào quang xanh, vàng, đỏ, trắng, màu cam và màu chói sáng, bao phủ lấy Ngài.

10. Người có tâm Từ đến lúc lìa đời cũng được an vui, vì trong lòng không chứa chấp tư tưởng sân hận. Sau khi tắt thở, gương mặt tươi tỉnh ấy là phản ánh của sự ra đi vui vẻ an toàn.

11. Chết an vui, người có tâm Từ sẽ tái sinh vào cảnh giới nhàn lạc. Nếu đã đắc thiền-na (jhana), người ấy sẽ tái sinh vào cảnh giới của Phạm thiên.

*

TRÍCH LỤC

1) Tâm Từ (AN 11.15)

Này các tỳ-khưu, tâm Từ đưa đến giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự, thì được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

(1) Ngủ an lạc, (2) thức dậy an lạc, (3) ngủ không ác mộng, (4) được loài người ái mộ, (5) được phi nhân ái mộ, (6) chư thiên bảo hộ, (7) không bị lửa, thuốc độc, gươm đao xúc chạm, (8) tâm được định mau chóng, (9) sắc mặt trong sáng, (10) mệnh chung không hôn ám, (11) nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả) thì được sinh lên cõi trời Phạm thiên.

Này các tỳ-khưu, tâm Từ đưa đến giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự, thì được chờ đợi là mười một lợi ích.

*

2) Tâm Từ (AN 4:126)

Trong bài kinh nầy, Đức Phật dạy các tỳ-khưu tu tập một trong bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Từ đó, quán soi năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường, khổ, vô ngã. Nếu tu tập rốt ráo như thế, có thể đắc quả thánh Bất lai.

(1) Ở đây, này các tỳ-khưu, có người với tâm cùng khởi với Từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với Từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc tưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh cộng trú với chư thiên ở cõi trời Tịnh cư [*]. Này các tỳ-khưu, sự sinh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu.

(2) Cũng có người với tâm cùng khởi với Bi, …

(3) Cũng có người với tâm cùng khởi với Hỷ, …

(4) Cũng có người với tâm cùng khởi với Xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với Xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc tưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh cộng trú với chư thiên ở cõi trời Tịnh cư [*]. Này các tỳ-khưu, sự sinh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu.

[*] cõi trời Tịnh cư: cõi trời cao nhất của sắc giới, trú xứ của các vị thánh Bất Lai.

*

3) Tâm Từ trong Sáu pháp giải thoát (AN 6:13)

(Sáu pháp giải thoát: tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, tâm vô tướng, tâm không chấp ngã và ngã sở.)

“.. Ai tu tập tâm Từ, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, người ấy có khả năng giải thoát khỏi tâm Sân. Đó là tâm Từ đưa đến giải thoát".

*

4) Pháp Lược thuyết (Sankhitta Sutta - AN 8:63)

Trong bài kinh, Đức Phật dạy chúng ta phải biết nhiếp tâm, chế ngự các pháp bất thiện. Rồi tu tập tâm Từ, và đem tâm an trú vào bốn thiền-na (jhana). Tiếp tục tu tập tương tự với các tâm Bi, tâm Hỷ, và tâm Xả. Sau đó, tu tập bốn pháp quán niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và đem tâm an trú vào bốn thiền-na. Như thế, hành giả sẽ được an ổn trong bất cứ tình huống nào, và sẽ chứng được đạo quả giải thoát.

1. Rồi một tỳ-khưu đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tỳ-khưu ấy bạch Thế Tôn:

– Lành thay! bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

– Như vậy, ở đây, một số người ngu si, thỉnh cầu Ta, sau khi pháp được giảng, họ nghĩ Ta là người cần phải đi theo.

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt. Con có thể hiểu được ý nghĩa lời của Thế Tôn thuyết giảng. Con có thể trở thành kẻ thừa tự lời Thế Tôn thuyết giảng.

2.– Vậy này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập như sau:

"Nội tâm ta sẽ an trú, khéo vững trú. Các pháp ác, bất thiện sanh khởi không có xâm chiếm tâm và không có chân đứng". Như vậy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập.

3. Này tỳ-khưu, khi nào nội tâm của thầy được an trú, khéo vững trú, các pháp ác, bất thiện sanh khởi không có xâm chiếm tâm và không có có chân đứng, khi ấy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập như sau:

"Tâm Từ đưa đến giải thoát sẽ được ta tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành". Như vậy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập.

4. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này tỳ-khưu, thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập như sau:

"Tâm Bi đưa đến giải thoát sẽ được thầy tu tập ... Tâm Hỷ đưa đến giải thoát sẽ được thầy tu tập ... Tâm Xả đưa đến giải thoát sẽ được thầy tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành". Như vậy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập.

5. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này tỳ-khưu, thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập như sau:

"Ta sẽ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập.

6. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này tỳ-khưu, thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập như sau:

"Ta sẽ sống quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên các tâm ... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này tỳ-khưu, thầy cần phải học tập.

7. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này tỳ-khưu, thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này tỳ-khưu, khi nào định này của thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này tỳ-khưu, chỗ nào thầy đi, chỗ ấy thầy đi được an ổn; chỗ nào thầy đứng, chỗ ấy thầy đứng được an ổn; chỗ nào thầy ngồi, chỗ ấy thầy ngồi được an ổn; chỗ nào thầy nằm, chỗ ấy thầy nằm được an ổn.

8. Tỳ-khưu ấy, được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tỳ-khưu ấy sống một mình, thanh tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng đạt được mục đích mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðây là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành. Những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Tỳ-khưu ấy trở thành một vị A-la-hán.

*

 

 

 

Mettā Sutta
Bhikkhu Bodhi

Ia. The Practitioner and the Purpose of the Practice

1. The practitioner: one who is skilled in the good (Karaṇīya mattha kusalena)
2. The purpose: to realize that state of peace (yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca)

Ib. Prerequisites to the Practice of Mettā (Fifteen Qualities)

1. Sakko:  able, capable, in the spiritual life
2. Ujū: upright (not deceptive, not crooked)
3. Sūjū: honest (not hypocritical, not pretending to have virtues one doesn’t possess)
4. Suvaco: easy to speak to, amenable to correction
5. Mudu: gentle, soft
6. Anatimānī: not arrogant, not proud
7. Santussako: contented
8. Subharo: easy to support
9. Appakicco: not involved with many duties
10. Sallahukavuttī: light in one’s activities
11. Santindriyo: with calm sense faculties
12. Nipako: discreet, possessing pragmatic wisdom
13. Appagabbho: not impudent
14. Kulesu ananugiddho: not greedy when among families
15. Na ca khuddam samācare kiñci yena viññū pare upavadeyyuṃ: and he should not do anything even slight because of which other wise ones might reproach him.

(Note: Items 1-14 are morality as positive conduct (cāritta-sīla); item 15 is morality as restraint (vāritta-sīla))

II. The Meditative Development of Mettā

1. General statement: "May all beings be well (well in body, physical health); safe and secure (free from harm and danger). May all beings be happy!" (sukhino vā khemino hontu, sabbe sattā bhavantu sukhitattā)

2. The classes of beings (ye keci pāṇa bhūtatthi): dyads and triads

(a) the frail and the strong (tasā vā thāvarā vā anavasesā)
(b) long, middling, short (dīghā majjhimā rassakā)
(c) large, middling, small (mahantā majjhimā anukā)
(d) gross, middling, subtle (thūlā majjhimā anukā)
(e) the seen and unseen (ditthā vā ye vā aditthā)
(f) those dwelling far, those dwelling near (ye ca dūre vasanti avidūre)
(g) those that have come to be and those about to come to be (bhūtā vā sambhavesī vā)

3. Repeat generalization: "May all beings be happy (sabbe sattā bhavantu sukhitattā)!.

4. Mettā as the wish for peace and harmony among beings: "Let there be no deceit, contempt, or ill will between beings!" (na paro paraṃ nikubbetha nātimaññetha katthacina kañci, byārosanā paṭighasaññā nāññam aññassa dukkham iccheyya)

III. The Intensification and Expansion of Mettā

1. Intensification of mettā: "As a mother would, with all her life, protect her only child (mātā yathā niya putta āyusā ekaputtam anurakkhe), so one should develop a measureless mind towards all beings (evam pi sabbabhūtesu mānasam bhāvaye aparimānam."

2. Expansion: "Develop a measureless mind of mettā to all the world" (mettañ ca sabbalokasmi
mānasa bhāvaye aparimāna) – "above, below, and across, unconfined, without enmity, without hostility" (uddha adho ca tiriyam ca, asambādha avera asapatta)

3. "As long as one isn’t asleep, maintain the mindfulness of mettā in all postures (tiṭ
ha cara nisinno vā sayāno vā yāva tassa vigatamiddho,
eta
sati adhiheyya); this, they say, is the abode of brahmā  here (brahmam etam vihāra idha-māhu).

IV. Turning Mettā towards Wisdom

1. Not approaching views (dihiñ ca anupagamma)
2. Virtuous (sīlavā)
3. Endowed with vision (dassanena sampanno) (= three of the stream-enterer’s qualities)
4. Abandoning greed for sensual pleasures (kāmesu vineyya gedha)
5. One does not take rebirth in a womb (na hi jātu gabbhaseyya punaretī-ti) (= attaining the stage of a non-returner).

-ooOoo-

[ Home ]

03-12-2017